Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2018

Đã chọn được nhà tư vấn thiết kế nhà hát giao hưởng ở Thủ Thiêm; VNTB - Ông Nguyễn Thiện Nhân có hoang tưởng phát ngôn và tầm nhìn?


Trúc Giang (VNTB) 


Là người đứng đầu đảng cộng sản ở thành phố được đánh giá là có những hoạt động tài chính lớn nhất nước, song vài ngày gần đây dường như ông Nguyễn Thiện Nhân đã có những phát ngôn khiến người ta nghi ngờ trình độ văn hóa thật sự của ông.

Từ câu chuyện dự án nhà hát giao hưởng…

Ông Nguyễn Thiện Nhân đăng đàn để khẳng định dự án nhà hát giao hưởng tại khu đô thị mới Thủ Thiêm là đúng quy hoạch, là phải làm và số tiền đã có sẳn từ bán đấu giá trụ sở của công ty xổ số kiến thiết.

Thế nhưng trong chiều ngược lại, ông Phan Nguyễn Như Khuê, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM, nói với báo chí rằng khi thông tin về nhà hát giao hưởng tại Thủ Thiêm được công bố tại phiên họp bất thường của Hội đồng Nhân dân TP.HCM, ông vẫn chưa thấy được hình hài nhà hát và cũng không biết con số 1.500 tỷ đầu tư xây dựng đó dựa trên cơ sở nào?.
Bí thư Thành ủy Tp. HCM Nguyễn Thiện Nhân. Ảnh: Getty Images
Ông Nguyễn Phước Lộc, Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII, XIV, thuộc đoàn đại biểu TP.HCM, cũng yêu cầu cung cấp thông tin bằng văn bản về nhà hát cho đoàn đại biểu Quốc hội, bởi – ông Lộc nói: “khi đoàn khác hỏi chúng ta phải có chính kiến, phải phân công đại biểu giải trình về vấn đề này”.

Ông Bí thư Thành ủy TP.HCM có thật sự biết đến và đọc qua bản vẽ thuyết minh dự án nhà hát này hay chưa mà dám tuyên bố dự án nhà hát giao hưởng đặt ở Thủ Thiêm là lựa chọn hợp lý nhất?

Mãi cho đến sáng hôm 19-10, ông Phan Nguyễn Như Khuê mới nhận được báo cáo gửi Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM về các nội dung liên quan dự án Nhà hát Giao hưởng, nhạc và vũ kịch tại khu đô thị mới Thủ Thiêm từ Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM sau yêu cầu của Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM (như đã nói ở trên!)

…Đến độ tỉnh không ở bến Bạch Đằng

“Dự kiến xây dựng 2 cầu đi bộ nối quận 1 và Thủ Thiêm. Đó là chia sẻ của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân tại buổi tiếp xúc cử tri quận 4 chiều 18-10”. Báo Người Lao Động có bài viết với nội dung như vậy trong số phát hành lúc 17g30 ngày 18-10 [http://bit.ly/2pYhpwk]

Nối quận 1 với Thủ Thiêm bằng 2 cây cầu dành cho khách bộ hành, xem ra chỉ có thể nằm trong giới hạn khúc bờ tây sông Sài Gòn từ đoạn gần Ba Son cũ, kéo dài đến cột cờ Thủ Ngữ, cùng trên đường Tôn Đức Thắng. Nơi đây lâu nay xà lan container và tàu tải đường sông vẫn thường xuyên ra vào các cảng. Độ tỉnh không an toàn cho tàu bè qua lại đối với cầu bộ hành sẽ có chiều cao bao nhiêu, độ dốc bao nhiêu độ để người đi bộ không phải quá gắng sức? [Độ tỉnh không cầu Thủ Thiêm hiện nay là 10 mét]

“Sau này từ phố đi bộ Nguyễn Huệ có thể đi chuyển sang Thủ Thiêm bằng cầu đi bộ”. Báo Người Lao Động đã dẫn lời của ông Nguyễn Thiện Nhân. Như vậy, hàng cây cổ thụ trên đường Tôn Đức Thắng đã bị đốn sạch với lý do là để xây cầu nối quận 1 với Thủ Thiêm, sẽ phải như thế nào, khi ông Bí thư tính đấu thầu thêm cây cầu băng sông tính từ cuối đường Nguyễn Huệ sang Thủ Thiêm chỉ dành cho khách đi bộ? [Nguồn đã dẫn]

Tầm nhìn của Bí thư Thành ủy TP.HCM?

Hàng loạt câu hỏi xin gửi đến ông Bí thư Nguyễn Thiện Nhân: Một, trên thế giới có quốc gia nào làm cầu đi bộ để bắc qua sông lớn như TP.HCM để phục vụ mục đích thong dong thưởng ngoạn?.

Hai, các cầu bộ hành hiện tại ở TP.HCM chỉ dài tối đa khoảng vài chục mét, cao tầm 2 - 3 m mà đa phần người đi bộ đã lười sử dụng. Trong khi đó, với cầu vượt bộ hành băng sông dự kiến tĩnh không 10m, bằng với độ cao cầu Thủ Thiêm, chiều dài ít nhất cũng khoảng 400m; bởi chỉ riêng khoảng cách giữa hai bờ đông - tây sông Sài Gòn đoạn ngang quá bán đảo Thủ Thiêm đã là 350m.

Như vậy, liệu sẽ có bao nhiêu người chịu khó trèo lên độ cao này, rồi đi bộ hơn nửa cây số (bao gồm đường dẫn trên bộ ở hai đầu cầu) để qua sông Sài Gòn, nhất là ở Sài Gòn tiết trời chỉ dịu mát khi tắt nắng?

Ba, khu vực đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Hàm Nghi, Đồng Khởi của quận 1 hiện không có nơi giữ xe đủ đáp ứng nhu cầu khách đến làm việc. Để đi bộ qua cầu sang Thủ Thiêm, người dân phải gửi xe ở đâu? Lý thuyết đô thị học cho biết việc xây cầu đi bộ chỉ thu hút được người dân khi khoảng cách và thời gian đi bộ là ngắn nhất.

Bốn, vốn để xây dựng? Các hình thức BOT hay BT không thể gọi là xã hội hóa được, mà thực chất là huy động nguồn vốn khác ngoài vốn nhà nước. Đây thực chất là một dạng đổi đất lấy công trình. Chủ đầu tư sẽ tính đến cách này, cách nọ để thu hồi vốn; đó là chưa kể các khoản ‘lợi quả’ khi ký kết làm ăn, nghiệm thu công trình.

Lưu ý, đồng hồ nợ công của Việt Nam, tính đến lúc 11g ngày 19-10-2018, bình quân là 55.994.554 đồng/người [https://countrymeters.info/en/Vietnam/economy]

Một đồng nghiệp đã cảm thán với người viết về băn khoăn chuyện tầm nhìn Bí thư Thành ủy TP.HCM, rằng hãy mời ông Nguyễn Thiện Nhân chịu khó đi thang máy lên tầng cao của Landmark ngó xuống, sông Sài Gòn như chỉ tay lọt thỏm giữa các gò đồi của bàn tay thành phố, mà đường mạng đạo bị lấn xén từng ngày. Không giữ, không khơi nó bằng tâm sạch, khí trong, chất tốt, thì trường mạng sẽ biến thành đoản mạng, lúc đó có Hoa Đà, Biển Thước cũng không cứu nổi…

Đã chọn được nhà tư vấn thiết kế nhà hát giao hưởng ở Thủ Thiêm

Khu đô thị mới Thủ Thiêm. (Ảnh minh họa)
Khu đô thị mới Thủ Thiêm. (Ảnh minh họa)
 Screen Capture













Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM vào ngày 19/10 thông báo cho biết đã chọn được một đơn vị đến từ Đức để thiết kế cho công trình nhà hát Giao hưởng tại khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Truyền thông trong nước dẫn lời phát biểu của ông Phạm Thanh Nam, chánh văn phòng sở Văn hóa và Thể thao cho biết như vừa nêu.
Theo ông Phạm Thanh Nam, sở Văn hóa và Thể thao đã có báo cáo với các đại biểu quốc hội thành phố về dự án này. Lời của ông Nam được truyền thông trong nước trích dẫn là “Báo cáo đã nêu lên mong muốn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố về xây dựng một công trình văn hóa chuyên ngành có giá trị”.
Theo Sở VH-TT, đơn vị tư vấn thiết kế này đã từng thực hiện một số công trình tại Việt Nam như trung tâm Hội nghị Quốc gia, bảo tàng Hà Nội, tòa nhà Quốc hội, cảng Cái Mép…
Nhà hát giao hưởng tại khu đô thị mới Thủ Thiêm có quy mô 1.700 chỗ với 2 khán phòng. Tổng diện tích xây dựng khoảng hơn 20.000 m2 và dự kiến thời gian xây dựng nhà hát là từ năm 2018 – 2022, vốn đầu tư dự kiến là 1.500 tỷ đồng.
Hôm 8/10 vừa qua, cuộc họp bất thường của Hội đồng Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã thông qua dự án đầu tư xây dựng nhà hát Giao hưởng, nhạc và Vũ kịch tại khu đô thị Thủ Thiêm.
Ngay sau khi có tin về dự án này, nhiều người dân đã đưa ý kiến trên mạng và qua truyền thông phản đối dự án này vì cho rằng quá tốn phí trong khi thành phố cần phải ưu tiên đầu tư cho các công trình an sinh xã hội khác như bệnh viện chẳng hạn.
Bí thư thành phố là ông Nguyễn Thiện Nhân, hôm 16/10 đã lên tiếng bảo vệ việc xây dựng nhà hát vì cho rằng đây là kế hoạch đã được đưa ra từ 25 năm trước, trong khi số tiền đầu tư chỉ tương đương khoảng 4% tiền xây dựng bệnh viện và trường học trong 5 năm qua là 34.000 tỷ đồng. Ông Nhân cũng cho biết số tiền này được lấy từ việc bán đấu giá lô đất ở Quận 1dự định để xây dựng nhà hát trước đó.

Không có nhận xét nào: