Thứ Bảy, 14 tháng 10, 2017

Người dân Thanh Hóa lay lắt cảnh… “màn trời, chiếu đất”; Chủ trang trại kể lại cảnh 6.000 con lợn ‘kêu cứu’; Hà Nội: dân đập tường thành lỗ chui lấy lương thực

Nhìn đàn lợn bì bõm bơi trắng trong trang trại, kêu la ầm ĩ đến xé lòng nhưng ông chủ trại bất lực.
Ông Lê Ngọc Hùng chủ trang trại lợn ở xã Yên Giang, Yên Định (Thanh Hóa) chia sẻ với báo chí, ông vẫn chưa hết bàng hoàng khi hàng nghìn con lợn mất sạch chỉ sau hai giờ.
 “Đêm 12-10 là một đêm dài khủng khiếp với gia đình tôi, mất hết rồi không còn gì nữa, bao nhiêu vốn liếng của gia đình đã bị lũ cướp đi”, ông Hùng nói trên Pháp luật TP. HCM.
Theo ông Hùng, lũ lên cao quá nhanh khiến cho nhà cửa chìm sâu trong nước. Lúc đó, ông không kịp trở tay, chỉ vội tháo chuồng cứu được 200 con lợn, còn hơn 6.000 con đã không kịp thoát ra, mắc kẹt trong chuồng.
Trước tình hình đó, rất đông lực lượng địa phương được huy động băng qua lũ vào giúp dân nhưng không kịp vì lũ lên quá nhanh.


Lũ lên nhanh kinh hoàng đã khiến hơn 6.000 con heo chết chỉ trong thời gian ngắn (Ảnh Internet).

Ông Hùng kể lại: “Nghe tiếng kêu cứu của hàng ngàn con lợn, tôi đau đến xé lòng mà không thể làm được gì hơn. Rồi chúng cứ đuối dần, đuối dần và chết ngổn ngang nổi trắng xóa cả chuồng trại”.
Chủ trang trại cho biết, ông chưa bao giờ phải chứng kiến cảnh lũ lớn như đợt này, khiến cho tài sản hàng chục tỷ đồng của gia đình mất trắng sau một đêm.
Hiện, cơ quan chức năng của địa phương đang giúp đỡ gia đình ông Hùng di chuyển đàn lợn còn sống đến nơi an toàn. Đồng thời, thu gom đi tiêu hủy số lợn đã chết để đảm bảo môi trường.
Lý giải thêm về nguyên nhân khiến 6.000 con heo bị chết, trả lời báo Lao Động, Trung tá Trịnh Dũng Tiến – Đội trưởng Đội tham mưu, Trại giam số 5 cho hay, sở dĩ toàn trại bất lực mặc hàng nghìn con lợn chết vì lũ về quá nhanh và vượt dự báo, chỉ thời gian ngắn, phân trại 2 và 3 đã bị cô lập.
Trong tình huống đó, an toàn tính mạng cho 1.500 phạm nhân ở trại, việc đảm bảo không phạm nhân nào trốn trại và an toàn cho 250 cán bộ ở phân trại này là ưu tiên hàng đầu.
Tuấn Anh (TH)


Ảnh: Hà Nội chìm trong biển nước sau 5 ngày lũ về, dân đập tường thành lỗ chui lấy lương thực

Gia Chính | 
Ảnh: Hà Nội chìm trong biển nước sau 5 ngày lũ về, dân đập tường thành lỗ chui lấy lương thực

Do nước lũ rút chậm nên 5 ngày trôi qua, người dân tại nhiều xã của huyện ngoại thành Chương Mỹ (Hà Nội) vẫn đang sống trong biển nước.



Các xã Hoàng Văn Thụ, Nam Phương Tiến, Tân Tiến... của huyện Chương Mỹ (Hà Nội) đang phải sống trong những ngày mênh mông biển nước. Đã 5 ngày kể từ khi nước lũ tràn về đến thời điểm hiện tại, mặc dù mưa đã tạnh được hai ngày nhưng mực nước mới chỉ rút khoảng 10cm.
Ảnh: Hà Nội chìm trong biển nước sau 5 ngày lũ về, dân đập tường thành lỗ chui lấy lương thực - Ảnh 1.
Những con đường bê tông chạy dọc quanh làng giờ đây biến thành biển nước, ở nhiều chỗ cách duy nhất để di chuyển là đi thuyền. Nhu yếu phẩm chính quyền hỗ trợ được chuyển bằng các xe ôtô có gầm cao trước khi nhân dân bơi thuyền ra lấy.
Ảnh: Hà Nội chìm trong biển nước sau 5 ngày lũ về, dân đập tường thành lỗ chui lấy lương thực - Ảnh 2.
Những con đường bê tông trong xóm làng ngập nước.
Ghi nhận tại xã Nam Phương Tiến (Chương Mỹ, Hà Nội), nhà của các hộ dân tại thôn Nhân Lý, Nam Hài bị cô lập, đường vào nhà có chỗ sâu hơn 1,5m người đang sống trong cảnh thiếu thốn lương thực trầm trọng.
"Nhà tôi ở chỗ bị ngập nặng nhất, muốn đi ra ngoài đường lớn lấy hàng cứu trợ phải đi bằng thuyền. Đến tận sáng nay, tôi mới nhận được một thùng mỳ tôm", chú Hùng (Thôn Nam Hài, Nam Phương Tiến chia sẻ.
Lũ tràn về quá nhanh cuốn theo nhiều tài sản của người dân nơi đây. Nhiều hộ dân vay ngân hàng đầu tư nuôi đầm cá, vịt khi nước dâng đã cuốn theo cả gia tài của họ.
"Nhà tôi vay ngân hàng hơn 70 triệu để bắt mấy tạ cá giống, mấy trăm con vịt về nuôi. Lúc nước lên cao vịt chạy hết, cá cũng theo dòng bơi ra ngoài đồng. Bây giờ, tôi chưa biết trả khoản nợ trên như thế nào", bác Nguyễn Hữu Phán cho biết.
Ảnh: Hà Nội chìm trong biển nước sau 5 ngày lũ về, dân đập tường thành lỗ chui lấy lương thực - Ảnh 3.
Cả một vùng rộng lớn chìm trong biển nước.
Ảnh: Hà Nội chìm trong biển nước sau 5 ngày lũ về, dân đập tường thành lỗ chui lấy lương thực - Ảnh 4.
Nhà Văn hóa thôn Nam Hài nước ngập gần tới mái.
Ảnh: Hà Nội chìm trong biển nước sau 5 ngày lũ về, dân đập tường thành lỗ chui lấy lương thực - Ảnh 5.
Trường mầm non xã Nam Phương Tiến sau 5 ngày nước vẫn ngập lên tầng 2.
Ảnh: Hà Nội chìm trong biển nước sau 5 ngày lũ về, dân đập tường thành lỗ chui lấy lương thực - Ảnh 6.
"Lối chính vào nhà tôi bị ngập nặng, nhà tôi lại không có thuyền nên tôi phải đập một lỗ để ra ngoài lấy lương thực", bác Trịnh Văn Năm chia sẻ.
Ảnh: Hà Nội chìm trong biển nước sau 5 ngày lũ về, dân đập tường thành lỗ chui lấy lương thực - Ảnh 7.
Xe công nông được chính quyền địa phương sử dụng làm phương tiện phân phát như yếu phẩm đến các hộ dân.
Ảnh: Hà Nội chìm trong biển nước sau 5 ngày lũ về, dân đập tường thành lỗ chui lấy lương thực - Ảnh 8.
Cách để ra khỏi nhà là đi thuyền.
Ảnh: Hà Nội chìm trong biển nước sau 5 ngày lũ về, dân đập tường thành lỗ chui lấy lương thực - Ảnh 9.
Người dân nơi đây cho biết, phải mất tới hơn một tháng nước mới rút hoàn toàn.
theo Trí Thức Trẻ

Người dân Thanh Hóa lay lắt cảnh… “màn trời, chiếu đất”

Hoài Thu | 
Người dân Thanh Hóa lay lắt cảnh… “màn trời, chiếu đất”
Hàng ngày, mọi sinh hoạt của người dân vùng lũ huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa vẫn diễn ra trên bờ đê, hoặc những khu đất cao, trường học... (Ảnh: HT)

Những ngày qua, hàng nghìn ngôi nhà tại huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) bị chìm trong nước. Dù nước đã giảm nhưng hàng nghìn người dân vẫn lay lắt trong cảnh... “màn trời, chiếu đất”.

Anh Vũ Văn Tám (thôn Thạch Toàn, xã Thạch Định) bần thần nhìn ngôi nhà trong biển nước, nghẹn ngào nói: "Kể từ trận lũ lịch sử năm 2007, giờ mới xuất hiện trận lũ lớn như vậy. Từ 22h ngày 11.10 đến sáng 12.10, nước ngập lên cả mái nhà rồi.
Dù đã cố gắng huy động anh em đến giúp nhưng gia đình vẫn mất hơn chục con lợn, 150 con gà đông cảo, hơn 50 chục con vịt, 4 sào dưa hấu sắp đến thu hoạch, 2 sào mía, mấy sao ao cá… cũng bị dòng nước nuốt chửng".
Người dân Thanh Hóa lay lắt cảnh… “màn trời, chiếu đất” - Ảnh 1.
Người dân Thanh Hóa lay lắt cảnh… “màn trời, chiếu đất” - Ảnh 2.
Người dân Thanh Hóa lay lắt cảnh… “màn trời, chiếu đất” - Ảnh 3.
Người dân Thanh Hóa lay lắt cảnh… “màn trời, chiếu đất” - Ảnh 4.
Sau 3 ngày, ngôi nhà của gia đình anh Tám vẫn chìm trong nước lũ. (Ảnh: HT)
Chị Lưu Thị Đức, vợ anh Tám, cho biết: "Trời nắng còn đỡ, khổ nhất là mấy ngày vừa qua, dù mưa trắng trời mà vẫn phải nằm trên đê để trông coi đồ đạc.
Tài sản cũng chẳng có gì lớn ngoài cái tủ lạnh, bộ bàn ghế, cái giường… nhưng lại đáng giá nhất của gia đình. Chẳng biết khi nào chúng tôi mới thoát khỏi cảnh "màn trời chiếu đất" này nữa".
Dùng tay cào những vạt lúa trên đê, bà Ngô Thị Nghiệp (52 tuổi, thôn Thạch An, xã Thạch Định) nói: "Mặc dù khi thấy trời mưa và được chính quyền địa phương cảnh báo, gia đình cũng đã kê lúa lên nhưng vẫn bị ướt hết. Lúc đó không biết làm gì đành bỏ đó chạy lên tầng 2 thôi".
Mưa rất to đã làm ngập lụt toàn bộ xã Thạch Định và 165 thôn trên địa bàn 25 xã, thị trấn của huyện Thạch Thành.
Ông Phạm Lâm Đồng, Bí thư đảng ủy xã Thạch Định, cho biết: "Thạch Định là vùng rốn lũ của huyện, vì vậy đây là nơi ảnh hưởng nhiều nhất. Sau khi nước lũ dâng cao, chúng tôi đã cho di tản người dân đến các khu vực an toàn để tránh lũ. Lương thực chủ yếu vẫn người dân tự lo, một số thì do chính quyền hỗ trợ".
Được biết, sau khi nước sông Bưởi dâng cao, 3.600 nhân khẩu đã được di tản đến các vị trí cao để tránh lũ dữ. Trong đó, gần 1.000 người dân được di chuyển lên các đồi cao, trường học, khu vực trung tâm xã, số người dân này hoàn toàn cô lập với bên ngoài bởi bốn bề bao quanh là nước.
Chiều 13.10, mặc dù nước sông Bưởi đã giảm, nhưng cuộc sống của bà con nơi tâm lũ vẫn trong cảnh "màn trời chiếu đất".
Đây là một số hình ảnh mà PV LĐO ghi lại được tại tâm lũ huyện Thạch Thành:
Người dân Thanh Hóa lay lắt cảnh… “màn trời, chiếu đất” - Ảnh 5.
Người dân Thanh Hóa lay lắt cảnh… “màn trời, chiếu đất” - Ảnh 6.
Người dân Thanh Hóa lay lắt cảnh… “màn trời, chiếu đất” - Ảnh 7.
Người dân Thanh Hóa lay lắt cảnh… “màn trời, chiếu đất” - Ảnh 8.
Người dân Thanh Hóa lay lắt cảnh… “màn trời, chiếu đất” - Ảnh 9.
Người dân Thanh Hóa lay lắt cảnh… “màn trời, chiếu đất” - Ảnh 10.
Đến chiều 13.10, dù nước đã rút nhưng tuyến giao thông huyết mạch vẫn bị cô lập, hàng nghìn ngôi nhà ở đang chìm trong nước. (Ảnh: HT)
Người dân Thanh Hóa lay lắt cảnh… “màn trời, chiếu đất” - Ảnh 11.
Nước lên, bà con thi nhau bắt cá. (Ảnh: HT)
Người dân Thanh Hóa lay lắt cảnh… “màn trời, chiếu đất” - Ảnh 12.
Người dân Thanh Hóa lay lắt cảnh… “màn trời, chiếu đất” - Ảnh 13.
Người dân Thanh Hóa lay lắt cảnh… “màn trời, chiếu đất” - Ảnh 14.
Người dân Thanh Hóa lay lắt cảnh… “màn trời, chiếu đất” - Ảnh 15.
Người dân Thanh Hóa lay lắt cảnh… “màn trời, chiếu đất” - Ảnh 16.
Người dân Thanh Hóa lay lắt cảnh… “màn trời, chiếu đất” - Ảnh 17.
Mọi sinh hoạt của hàng nghìn người dân Thạch Thành vẫn đang trong cảnh "màn trời, chiếu đất". (Ảnh: HT)
theo Lao động
Xem thêm:

Không có nhận xét nào: