Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2016

Diễn biến cuộc thảm sát trên quảng trường Thiên An Môn 1989

 
 
Cách đây 26 năm vào ngày 4/6/1989 đã diễn ra cuộc đàn áp sinh viên tại quảng trường Thiên An Môn (Trung Quốc), quân đội đã dùng súng bắn vào sinh viên, dùng xe tăng nghiên nát tất cả những ai ngăn cản.
Dù sự kiện thảm sát trên quảng trường Thiên An Môn được cả thế giới biết đến, nhưng suốt 26 năm qua ĐCS Trung Quốc vẫn luôn phủ nhận cuộc đàn áp này.
Bối cảnh
Năm 1989 ở kinh tế Trung Quốc gặp khó khăn, lạm phát tăng cao, người dân đói khổ trong khi các quan chức ĐCS Trung Quốc tham nhũng không đếm xỉa gì người dân.  Tất cả các tiếng nói của giới trí thức hay sinh viên lúc đó đều bị dập tắt, dù xã hội có thế nào thì ĐCS vẫn luôn đánh bóng mình với ngôn từ “Đảng là quang vinh vĩ đại” và “không bao giờ sai”, điều này gây lên nhiều bất bình trong dân chúng.
Vì thế vào tháng 4/1989 khi cố Tổng bí thư Hồ Diệu Bang qua đời, dân chúng Trung Quốc xuống đường dự lễ tang của ông thương tiếc người luôn có xu hướng cải cách lúc đó, đồng thời cũng biểu tình phản đối nạn tham nhũng và độc đoán không dân chủ của chính quyền.
Diễn biến cuộc biểu tình
Cuộc biểu tình kéo dài kiến Bắc Kinh lúng túng, nhiều đảng viên cao cấp lại tỏ vẻ ủng hộ, thậm chí yểm trợ người dân biểu tình.
thien an mon 1
Lễ tang Hồ Diệu Bang đã biến thành cuộc biểu tình phản đối tham nhũng, yêu câu dân chủ. Ảnh: GEO Epoche
Các sinh viên của ĐH Bắc Kinh đã thành lập “liên hiệp sinh viên thống nhất”, với 7 lãnh đạo trẻ tuổi, trog đó có Vương Đan là một sinh viên khoa sử 20 tuổi.
vuong dan
Sinh viên Vương Đan nêu nguyện vọng của sinh viên. Ảnh: GEO Epoche.

Ngày 22/4/1989 ngày tang lễ cho Hồ Diệu Bang , khi bình minh chưa ló dạng , hơn 80.000 sinh viên của 20 trường đại học diễu hành, tiến đến Thiên An Môn.
Trong khi cuộc biểu tình của sinh viên chỉ muốn đề xuất chính kiến của mình, thế nhưng tờ “nhân dân nhật báo” và đài phát thanh  đã đăng bài quy kết các sinh viên biểu tình là các phần tử “bạo loạn” là “phản động” và “làm chính trị”. Thế là các sinh viên bỗng chốc trở thành các tội  phạm quốc gia, trở thành phần tử đối nghịch với với Đảng.
Ngày  27/4/1989 đoàn người biểu tình kéo đi khắp thành phố Bắc Kinh , những tấm biểu ngữ và tiếng hô “tự do dân chủ muôn năm ” vang lên khắp thành phố. Hàng trăm ngàn người đứng ngoài cũng hô to cổ vũ đoàn biểu tình, nhiều người còn cẩn thận nhắc nhở cảnh sát rằng “đừng đánh họ”.
Đoàn người sau khi diễu hành khắp thành phố lại tụ tập về quảng trường Thiên An Môn, lúc này đã có đến 150.000 người.
thien an mon 2
Ngủ qua đêm tại Thiên An Môn, biểu tình kéo dài khiến lãnh đạo sinh viên gặp khó khăn trong việc cung cấp thức ăn nước uống, và điều kiện sinh hoạt.  Ảnh: GEO Epoche
Lúc này nội bộ ĐCS Trung Quốc chia làm 2 phe rõ rệt, một phe theo Tổng bí thư Triệu Tử Dương muốn thương lượng với sinh viên, và một phe theo Thủ tướng Lý Bằng muốn dập tắt cuộc biểu tình nhưng chưa tìm được biện pháp mạnh nào.
Ngày 4/5/1989 là ngày kỷ niệm phong trào ngũ tứ (biểu tình phản đối việc giao tỉnh Sơn Đông cho Nhật Bản), có đến nửa triệu người tập trung ở quảng trường Thiên An Môn tưởng niệm cuộc biểu tình này.
Ngày 17/5/1989 một triệu người đổ về Thiên An Môn bằng các phương tiện khác nhau. Sinh viên, công nhân, trí thức, nhân viên nhà nước, nhà báo của tờ “Nhân dân Nhật báo” và của đài truyền hình nhà nước, cả cảnh sát trẻ tuổi nữa. Nhiều người giơ cao biểu ngữ. “Đặng, anh già rồi” hay ”Giá cả tăng, lương teo lại.”
Ngay từ sáng, Ủy ban Thường vụ của Bộ Chính trị đã nhận chỉ thị của Đặng Tiểu Bình về việc phải dẹp cuộc biểu tình. Đặng Tiểu Bình tuyên bố: “Đồng chí Tử Dương, bài diễn văn của đồng chí trong ngày 4 tháng 5 là một bước ngoặt. Từ lúc đấy, phong trào sinh viên ngày càng tồi tệ hơn. Sau khi suy nghĩ thật lâu, tôi đã đi đến quyết định, rằng chúng ta cần phải gọi Quân đội Giải phóng Nhân dân  vào Bắc Kinh và tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Mục đích là phải dứt khoát dẹp tan cuộc bạo loạn này.”
Triệu Tử Dương trả lời: “Đồng chí Tiểu Bình, tôi khó lòng mà thực hiện kế hoạch này được.”
Đặng Tiểu Bình: “Thiểu số phải phục tùng đa số!”
Triệu Tử Dương: “Tôi xin chịu kỷ luật Đảng.”
Triệu Tử Dương hoàn toàn không có ý định đàn áp sinh viên, những các vị lãnh đão lãnh thành muốn đàn áp. Đặng Tiểu Bình nói rằng, “Chúng ta sẽ giết 200 nghìn người để đổi lấy 20 năm ổn định”. Ý tưởng của Đặng Tiểu Bình phù hợp với mục đích căn bản của ĐCS Trung Quốc là nắm quyền cai trị độc tài, vì vậy nó đã được ĐCS Trung Quốc chấp thuận
Triệu Tử Dương muốn đàm phán với sinh viên, không đồng ý đàn áp, viêc này không phù hợp với mục đích của Đảng, vì vậy ông bị cách chức, bị cách ly giảm lỏng tại gia đến lúc chết.
Khi Triệu Tử Dương qua đời vào năm 2005, ĐCS Trung Quốc không dám thông báo cho dân chúng biết và hạn chế người dân đến chia buồn, vì sợ nhiều người thăm viếng ông sẽ kích động thành biểu tình. Chính quyền đề nghị mang tro cốt của ông tới một nghĩa trang do Đảng quản lý, nhưng gia đình ông không đồng ý vì biết rằng nếu chôn ở đấy thì gia đình và người thân sẽ không được tự do đến thăm viếng, vì thế mà  tro cốt của ông bị cấm không được chôn cất.
Mãi đến nay sau 10 năm, khi Tập Cận Bình tận diệt phe cánh Giang Trạch Dân qua chiêu bài chống tham nhũng, lúc này ông mới được phép chôn cất, nhưng gia đình phải ký một thỏa thuận nơi chôn cất với Đảng, hai bên đã phải thương thảo kéo dài đến vài tháng để thống nhất nơi chôn cất cho ông.
thien an mon 3
Biểu tình khắp Bắc Kinh. Ảnh: GEO Epoche
Diễn biến cuộc thảm sát
Ngày 20/5/1989 Lý Bằng huy động 22 sư đoàn với xe tăng và đại bác, tổng cộng 180.000 quân tiến vào thủ đô.
Các sinh viên trong doanh trại chỉ huy cuộc biểu tình tuyệt thực phân phát một tờ truyền đơn mà trong đó họ yêu cầu “chống lại cuộc tiến quân của quân đội”. Hơn 270 chiếc xe buýt được đẩy ra ngã tư và xì hơi lốp để làm chướng ngại vật.
thien an mon 4
Để chặn quân đội lại, tài xế xe buýt để xe của họ nằm ngang qua trên các đại lộ của Bắc Kinh và xì lốp xe. Ảnh: GEO Epoche
Đến lúc này vẫn còn 500 ngàn người tại quang trường Thiên An Môn, sinh viên vẫn đang kiểm soát quảng trường này
Ngày 29/5/1989 cuộc biểu tình kéo dài làm nhiều sinh viên kiệt sức, các cuộc biểu tình đã giảm hẳn xuống. Nhiều sinh viên cũng tin rằng mình đã chuyển tải được thông điệp đến các lãnh đạo Đảng và người dân toàn xã hội rồi.
Trong lúc tinh thần của sinh viên đang trùng xuống, thì lúc 22 giờ 30. Sinh viên của Học viện Nghệ thuật Trung ương đẩy “Nữ thần tự do” ra Thiên An Môn, đây là một bức tượng cao mười mét bằng thạch cao được tạo theo bức tượng Nữ thần Tự do ở New York, bức tượng được khai mạc vào sáng hôm sau đặt bên cạnh đài kỷ niệm của những người anh hùng. Điều này khiến cho tinh thần sinh viên phấn chấn hơn lên.
nu than tu do tren thien an mon
Thiên An Môn ngày 30/5/1989 sinh viên đưa tượng nữ thần tự do cao 10m. Đối với nhiều người hiện giờ đã kiệt sức thì đấy là một biểu tượng mới của hy vọng – thế nhưng đối với giới lãnh đạo nhà nước thì đấy là một sự khiêu khích ngay giữa Bắc Kinh. Ảnh: GEO Epoche.
Ngày 2/6/1989 Đặng Tiểu Bình nói “Tôi đề nghị để cho quân đội khẩn cấp thực hiện kế hoạch giải tỏa quảng trường vào tối nay và kết thúc trong vòng hai ngày.”
0 giờ ngày 3/6/1989 quân đội đang đóng ở ngoại ô được lệnh tiến vào thành phố. Những người lính này được nghe thông báo rằng ở Bắc kinh có một cuộc bạo động, nhiều người lính đã bị bắt cóc và giết chết. Quảng trường Thiên An Môn hiện đang bị chiếm giữ bởi những kẻ bạo loạn phản cách mạng và cần phải tiêu diệt chúng.
Sau này những người lính mới hiểu rằng đấy chỉ là thông tin bịa đặt, nhiều người vì điều này mà cho đến nay họ dẫn bị dằn vặt trong nước mắt.
Nhiệm vụ kiểm soát Thiên An Môn được giao cho sư đoàn 112 và 113, sư đoàn xe tăng số 6 của quân đoàn 38.
Quân lính mặc thường phục giả dạng người dân để dọn dẹp các chướng ngại trên đường phố cho xe quân sự và xe tăng tiến vào.
1 giờ sáng sinh viên nhận được tin quân đội đang tiến vào, thông tin được loan báo nhanh chóng đến quảng trường Thiên An Môn và các trường đại học, nhiều người đã tụ tập tại các ngã tư đường để cản xe quân đội
18h30 chính quyền thành phố Bắc Kinh ra thông báo:  “Đừng ra đường phố và đến Thiên An Môn. Tất cả các công nhân phải ở lại nơi làm việc và tất cả các công dân phải ở trong nhà để bảo vệ cho tính mạng của mình.”.
21 giờ 00. Nhiều sinh viên và người dân đã trở về nhà sau những lời cảnh báo, hay họ kéo đến các khu phố ngoại thành để chặn quân lính lại ở đấy. Đại lộ Trường An vắng vẻ, chỉ còn khoảng 1000 người biểu tình đứng ở đó. Nhưng vẫn còn vài chục ngàn người chiếm Thiên An Môn.
22 giờ 30: gần cầu Mộc Tê Địa (nơi đây ngày hôm trước  xảy ra vụ xe quân đội chạy nhanh lấn vào lề đường đâm chết mấy người dân mà không dừng lại), khoảng 10.000 người chặn một đoàn xe tải quân đội lại. Những chiếc xe tải dừng lại cách đám đông 20 hay 30 mét. “Phát xít! Quân giết người!”  tiếng người dân hô vang lên, người dân ném gạch đá và chai lọ vào binh lính.
Quân lính bất thình lình bắn vào đám đông, hàng trăm người dân và sinh viên đã nằm xuống trong vũng máu.
23 giờ xe tải chở quân đội tiến vào thành phố, để lại hàng trăm người chết và bị thương nằm la liệt, nhiều người dân cố gắng đẩy những chiếc xe buýt đang bị cháy lên cầu Mộc Tê Địa để chặn các đoàn xe chở quân tiếp theo.
Chủ nhật lúc 1 giờ sáng ngày 4/6/1989 quân đội được trang bị súng AK 47 cùng xe tải và xe tăng xông vào quảng trường Thiên An Môn từ mọi hướng. Những người lính đã bị lừa dối rằng trong quảng trường là lũ phản động, chống đối Đảng cần phải bị tiêu diệt.
xe tang thien an mon
Xe tăng tiến vào thiên an môn
4 giờ sáng bất thình lình trời tối sầm lại, đèn điện trong quảng trường Thiên An Môn bị tắt hết. Quân lính tiến vào quảng trường, người biểu tình không thấy do trời tối.
4h30 đèn điện lại vụt sáng trở lại, lúc này các sinh viên mới giật mình khi phát hiện mình đã bị quân lính bao vây chặt, gồm cả xe tăng cũng tiến vào.
doi mat
Đối mặt
tham sat thien an mon
Thảm sát
Tiếng súng nổ, nhiều người trúng đạn đổ vật xuống trong vũng máu, tiếng xe tăng gầm lên san bằng tất cả. Quảng trường Thiên An Môn ngập trong máu, hàng ngàn sinh viên đã bị giết hại.
Một số sinh viên chạy thoát được ra ngoài bị xe tăng bám theo. Phương Chính là một sinh viên của Đại học thể dục thể thao Bắc Kinh. Anh cũng có mặt ở Thiên An Môn lúc đó cho biết: “Khoảng 6 giờ ngày 4/6, chúng tôi rút khỏi quảng trường. Sau khi đi qua quảng trường, những chiếc xe tăng đã vòng lại lao về phía các sinh viên và bao vây họ, những người đang trên đường trở về trường của mình. Tôi là một trong những nạn nhân. Xe tăng đã cán qua chân tôi. Nhiều sinh viên của Đại học Bắc Kinh đã bị xe tăng cán chết. Một số thậm chí còn bị nghiền nát.”
Dòng nước mắt đã chảy đến khô cạn trên khuôn mặt của những bà mẹ có con trai bị giết chết, rất nhiều bà mẹ thậm chí còn không thể tìm được xác con do bị xe tăng nghiền nát đến biến dạng
Sau đó ĐCS Trung Quốc lập hồ sơ tất cả các sinh viên tham gia biểu tình với quy kết họ đã “làm chính trị”, một số sinh viên đã chạy trốn được ra nước ngoài và kể loại cuộc đàn áp đẫm máu của ĐCS Trung Quốc
Đến nay ĐCS Trung Quốc vẫn che dấu cuộc đàn áp này đối với người dân Trung Quốc, hàng năm cứ đến ngày 4/6, chính quyền lại kiểm soát chặt chẽ thông tn tưởng niệm cuộc biểu tình này, internet cũng được kiểm soát chặt.
Thế nhưng nhiều người dân Trung Quốc vẫn không quên ký ức Thiên An Môn này, những người mẹ có con bị giết chết đã thành lập “hội những người mẹ Thiên An Môn”. Hàng năm cứ đến ngày 4/6 cộng đồng người Hoa toàn thế giới đều có tưởng niệm những nạn nhân đã bị giết hại.
hong kong tuong niem thien an on
Chiều mùng 4/6/2014 ở công viên Victory, Hồng Kông, khoảng 180 nghìn người lặng lẽ thắp nến tưởng niệm các sinh viên thiệt mạng dưới bánh xe tăng trong vụ thảm sát đẫm máu năm 1989 ở Thiên An Môn.
Những người lính 26 năm trước từng giương súng bắn vào sinh viên, hay lái xe tăng nghiền nát thi thể họ, giờ đây họ đã nhận ra rằng mình đã bị lừa dối. Người mà họ giết chết không phải là những “kẻ phản động” hay “làm chính trị”, chống đối lại nhân dân, Mà đó toàn là những người vô tội.
Lý Hiểu Minh là một sỹ quan quân đội từng tham gia đàn áp sinh viên tại Thiên An Môn đã kể cho đài truyền hình NOW Hong Kong về sự kiện này: Chính quyền nói dối rằng nhiều binh lính của binh chủng giới nghiêm đã bị bắt cóc, giết hại; bị cướp vũ khí và một cuộc bạo loạn đã xảy ra ở Bắc Kinh. Vì thế họ cho rằng một cuộc bạo động phản đối cách mạng đã diễn ra.”
Không chỉ binh lính, mà ngày càng có nhiều người dân hơn biết về sự thật này, khi mà người dân ai cũng biết rõ sự thật, thì cũng là lúc ĐCS Trung Quốc sẽ phải trả lời người dân về tội ác Thiên An Môn 1989.
Ngọn Hải Đăng
Theo daikynguyenvn.com

1 nhận xét:

Nặc danh nói...

CS Tàu không từ thủ đoan.nào để giành và giữ chính quyền