Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2016

Nịnh thối ngoại cỡ: Đáng khâm phục hơn đồng chí xung phong ở lại..."chịu trận" nữa chứ ?!

“Khâm phục trách nhiệm của các Ủy viên Bộ Chính trị không tái cử“

VOV.VN - Bí thư Tỉnh uỷ Ninh Bình Nguyễn Thị Thanh chia sẻ khi cho biết nhiều Uỷ viên Bộ Chính trị không tái cử để tạo cơ hội cho lớp cán bộ kế cận.
Chia sẻ với báo chí bên lề Đại hội XII của Đảng, Uỷ viên dự khuyết BCH Trung ương, Bí thư Tỉnh uỷ Ninh Bình cho biết, lần đầu tiên các thành viên Bộ Chính trị không tái cử nhiều nhất. Điều đó thể hiện trách nhiệm trước đất nước và trong việc tạo cơ hội, đào tạo cán bộ kế cận.
Đại hội sẽ tạo ra thời kỳ mới cho Việt Nam phát triển
PV: Bà có thể chia sẻ về trách nhiệm và gánh nặng của các tân uỷ viên Trung ương trong thời gian tới?
Bà Nguyễn Thị Thanh: Vinh dự càng lớn thì trách nhiệm càng cao. Với tâm thế, tình cảm và trách nhiệm trước Đại hội, tôi tin các tân ủy viên Trung ương trong thời gian tới trách nhiệm nặng nề. Trách nhiệm gắn liền với vinh quang.
Các ủy viên phải ý thức trách nhiệm của mình, tự đổi mới, tự chỉnh đốn mình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4.
Hàng triệu nhân dân kỳ vọng và gửi gắm, tôi tin các tân ủy viên sẽ không phụ lòng tin gửi gắm của các đảng viên và nhân dân.
"kham phuc trach nhiem cua cac uy vien bo chinh tri khong tai cu" hinh 0
Uỷ viên dự khuyết BCH Trung ương, Bí thư Tỉnh uỷ Ninh Bình Nguyễn Thị Thanh trả lời báo chí ngày 21/1
PV: Đại hội XII sẽ bầu Ban Chấp hành Trung ương mới. Bà suy nghĩ gì về thế hệ lãnh đạo mới?
Bà Nguyễn Thị Thanh: Tham gia BCH Trung ương, tôi được biết đây là lần đầu tiên các thành viên Bộ Chính trị không tái cử nhiều nhất.
Chúng tôi rất khâm phục tình cảm, trách nhiệm của các Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI trước đất nước và trong việc tạo cơ hội, đào tạo cán bộ kế cận. Trung ương chỉ lựa chọn và đề xuất 1 đồng chí ở lại để có sự ổn định, kế thừa, tạo điều kiện cho các thành viên mới bắt nhịp.
Với sự bàn giao thế hệ trách nhiệm và tự tin như vậy, Đại hội sẽ tạo ra thời kỳ mới cho Việt Nam phát triển.
PV: Liên quan đến đào tạo đội ngũ kế cận, việc giảm số Ủy viên dự khuyết trong Trung ương khóa mới liệu có ảnh hưởng?
Bà Nguyễn Thị Thanh: Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã có tổng kết, rút kinh nghiệm từ các nhiệm kỳ trước một cách kỹ lưỡng, từ đó cân nhắc phương án 180 ủy viên Trung ương chính thức và 20 ủy viên dự khuyết.
Phương án ấy hợp lý và đảm bảo tính kế thừa, đào tạo. Ủy viên Trung ương chính thức khóa này dự kiến có nhiều người mới và trẻ, không chỉ ở ủy viên dự khuyết.
Phân bổ cơ cấu, độ tuổi trong Ủy viên Trung ương theo tôi đã hợp lý.
Tin tưởng có lãnh đạo nữ
PV: Bà đánh giá thế nào về công tác cán bộ nữ và làm thế nào để nâng cao vai trò của nữ cán bộ trong nhiệm kỳ tới?
Bà Nguyễn Thị Thanh: Công tác cán bộ nữ trong nhiệm kỳ vừa qua và cả thời gian gần đây, Đảng ta đã có nhiều chủ trương, việc làm cụ thể quan tâm đến đội ngũ cán bộ nữ.
Với sự phát triển mạnh mẽ của phong trào phụ nữ, kết quả công tác cán bộ nữ, tôi tin thời gian tới, công tác cán bộ nữ trong Đảng, Quốc hội và Chính quyền, tổ chức khác sẽ tốt hơn.
Bản thân lãnh đạo nữ sẽ có tâm thế vững vàng hơn, tự tin hơn để vượt qua rào cản đời thường, định kiến để cống hiến cho Đảng, Nhà nước và công tác phụ nữ.
Nếu được tin tưởng, trao trách nhiệm và cơ hội, chị em sẽ hết lòng cống hiến và phấn đấu.
"kham phuc trach nhiem cua cac uy vien bo chinh tri khong tai cu" hinh 1
Nữ đại biểu dự Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng 
PV: Cần cơ chế, chính sách gì để phụ nữ tham gia lãnh đạo, đặc biệt ở cấp cao, thưa bà?
Bà Nguyễn Thị Thanh: Giữa quan điểm, chủ trương và cơ chế, quy định phải đi liền với nhau. Có chủ trương mà thiếu cơ chế thì khó có thể đi vào cuộc sống. Cần các cơ chế, quy định cụ thể hơn buộc mọi cấp, mọi ngành có chính sách quan tâm cụ thể hơn với phụ nữ.
Đơn cử, quy định về tỷ lệ nữ trong các cơ quan lãnh đạo Đảng, dân cử, HĐND, chính sách về đào tạo, độ tuổi.
Phụ nữ một lúc làm hai vai, trong đó gia đình thì đương nhiên sẽ không thuận lợi như nam giới. Vì thế, cần có chính sách để phụ nữ có cơ hội bình đẳng phát triển. Đây không phải là ưu tiên mà thực tế là đảm bảo bình đẳng cơ hội xét từ đặc thù phụ nữ.
PV: Ở Việt Nam, thế hệ lãnh đạo nữ ở cấp cao mới thấy ở vị trí cấp phó. Theo bà, thời điểm để phụ nữ có thể đứng đầu cơ quan Trung ương đã chín muồi?
Bà Nguyễn Thị Thanh: Có sự kỳ vọng, tin tưởng và tôi tin việc này sẽ có khả năng trở thành hiện thực tại kỳ Đại hội này. Tôi tin vào nữ lãnh đạo và công tác cán bộ.
Hội nghị Trung ương 14 đã có phương án thống nhất trình Đại hội. Với tình cảm, trách nhiệm trong công tác cán bộ nữ, tôi tin phụ nữ có thể đứng ở vị trí là người đứng đầu.
PV: Xin cảm ơn bà./.
Ngọc Thành/VOV.VN






Toàn văn tham luận do đồng chí Nguyễn Đức Chung trình bày tại Đại hội Đảng XII

THAM LUẬN CỦA MỘT " CON VẸT" GIÁO ĐIỀU...



Sáng 22/1, tại Đại hội Đảng XII, đồng chí Nguyễn Đức Chung, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBNDTP Hà Nội trình bày tham luận "Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN trên địa bàn Thủ đô trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng"
Infonet xin trân trọng giới thiệu tới bạn đọc toàn văn tham luận:
Đồng chí Nguyễn Đức Chung, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội trình bày tham luận tại Đại hội XII. Ảnh: TTXVN
Kính thưa Đoàn Chủ tịch!
Kính thưa các Đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước!
Kính thưa toàn thể Đại hội!


Thay mặt Đoàn đại biểu Đảng bộ Thành phố Hà Nội, tôi xin trình bày tham luận với chủ đề “Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trên địa bàn Thủ đô trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng”.
Kính thưa Đại hội!
Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) là một nội dung lớn và quan trọng trong đường lối đổi mới của Đảng ta. Qua các kỳ đại hội, từ Đại hội VI đến Đại hội XI, quan điểm của Đảng về nền kinh tế thị trường định hướng XHCN không ngừng được phát triển, ngày càng hoàn thiện. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã đưa ra quan điểm về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đó là: "Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối", "Các yếu tố thị trường được tạo lập đồng bộ, các loại thị trường từng bước được xây dựng, phát triển, vừa tuân theo quy luật của kinh tế thị trường, vừa bảo đảm tính định hướng XHCN".
Để kinh tế thị trường định hướng XHCN đi vào cuộc sống, vấn đề mấu chốt là phải hoàn thiện thể chế, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và chịu tác động sâu sắc, nhiều chiều đến mọi mặt của đời sống xã hội. Chính vì vậy, Đại hội XI đã xác định “hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính” là một trong ba khâu đột phá chiến lược về kinh tế. Dự thảo Văn kiện Đại hội XII tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, vì vậy trong Dự thảo đã nêu rõ phương hướng hoàn thiện thể chế để phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN là nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ tới, trong đó nhấn mạnh việc tiếp tục thống nhất nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; có giá trị định hướng lâu dài trong suốt thời kỳ quá độ, cần tiếp tục cụ thể hoá phù hợp với từng giai đoạn phát triển.
Với vị thế là Thủ đô - trái tim của cả nước, có truyền thống ngàn năm văn hiến, Hà Nội được Đảng, Nhà nước quan tâm chỉ đạo, tập trung đầu tư về mọi mặt để phát triển thành trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế. Vì vậy, Hà Nội có trách nhiệm cao trong việc chủ động nhận thức, tiên phong thực hiện, vận dụng sáng tạo, từng bước tháo gỡ khó khăn vướng mắc, phát huy các tiềm năng thế mạnh, huy động các nguồn lực trong và ngoài nước để xây dựng thành công kinh tế thị trường định hướng XHCN trên địa bàn Thủ đô.
Trong suốt 30 năm thực hiện đường lối đổi mới của Trung ương Đảng, qua 6 nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ, thành phố Hà Nội ngày càng hoàn thiện nhận thức và tư duy đổi mới về kinh tế thị trường định hướng XHCN phù hợp với điều kiện đặc thù của Thủ đô. Trong đó, Đảng bộ Hà Nội xác định phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN vừa phải tuân theo những quy luật của kinh tế thị trường, vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội. Phát triển kinh tế phải dựa trên các thiết chế, công cụ và nguyên tắc vận hành kinh tế thị trường để giải phóng sức sản xuất, phát huy mọi nguồn lực để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá Thủ đô; nhưng đồng thời phải đi đôi với phát triển văn hoá, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội; hội nhập quốc tế phải gắn liền với độc lập dân tộc, giữ vững ổn định chính trị và quốc phòng an ninh, tất cả vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, Hà Nội đã vận dụng sáng tạo kinh tế thị trường thông qua việc thực hiện các giải pháp phát triển đồng bộ, vững chắc các loại thị trường, trong đó sớm hình thành một số thị trường mới như thị trường mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, thị trường mua bán nợ, thị trường ý tưởng mới và tri thức, thị trường khoa học và công nghệ… Chủ động đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng kết hợp hiệu quả giữa phát triển chiều rộng với chiều sâu, chú trọng phát triển chiều sâu, nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của kinh tế Thủ đô. Hà Nội cũng luôn đi đầu trong việc tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, phát triển kinh tế tri thức, nâng cao năng suất lao động, chất lượng nguồn nhân lực, phát huy tiềm năng, lợi thế và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững.
Bên cạnh việc tập trung phát triển, hoàn thiện đồng bộ các thiết chế, công cụ và nguyên tắc vận hành kinh tế thị trường, Hà Nội luôn ý thức sâu sắc tầm quan trọng và đặc biệt quan tâm tới việc giải quyết hài hòa giữa mục tiêu trước mắt và lâu dài; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội. Đây chính là đặc trưng và tính ưu việt của kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta. Vì vậy, Hà Nội đã chú trọng đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, phát triển y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, nhất là giảm nghèo, giải quyết việc làm, chăm sóc các đối tượng chính sách, trước hết là người có công với cách mạng, v.v. Những năm qua, Đảng bộ Thành phố cũng hết sức coi trọng việc giữ gìn các giá trị đặc sắc của Thủ đô, đó là xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch; bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống ngàn năm văn hiến.
Đặc biệt, thời gian qua, thành phố Hà Nội đã rất chú trọng tới việc đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo bước chuyển biến mạnh về kỷ luật, kỷ cương, ý thức, trách nhiệm, chất lượng phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức; cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư bảo đảm thông thoáng, minh bạch, bình đẳng, phù hợp tiến trình hội nhập quốc tế, thúc đẩy, nâng cao hiệu quả đầu tư và sản xuất kinh doanh trên địa bàn Thủ đô.
Nhờ sự vận dụng sáng tạo đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN phù hợp với đặc thù của Thủ đô, cơ cấu kinh tế của Hà Nội có sự chuyển biến tích cực, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được cải thiện đồng bộ và hiện đại hơn; GDP có sự tăng trưởng vượt bậc sau 30 năm đổi mới: GDP tăng từ 4,48% giai đoạn đầu đổi mới (1986-1990) lên 9,3% giai đoạn 2009-2015; GDP đầu người năm 2015 tăng gấp 6,4 lần so với năm 1990. Bên cạnh các chỉ tiêu về kinh tế, nhiều chỉ tiêu về văn hoá - xã hội, giáo dục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân… tiếp tục trong nhóm các địa phương đứng đầu cả nước. Công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị có nhiều tiến bộ, diện mạo Thủ đô ngày càng đổi mới, khang trang, văn minh, hiện đại. Tình hình chính trị xã hội ổn định, quốc phòng an ninh được củng cố, văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, đối với công cuộc đổi mới, đối với sự nghiệp xây dựng phát triển Thủ đô và đất nước được củng cố. Vị thế, uy tín Thủ đô ngày càng được nâng cao đối với nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế.
Tuy nhiên, nhìn lại quá trình phát triển có thể thấy rằng kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta là một mô hình kinh tế hoàn toàn mới, chưa có tiền lệ trong lịch sử và thời gian thực hiện chưa đầy 30 năm. Cho nên, trong quá trình phát triển, mặc dù rất chủ động, tích cực và vận dụng sáng tạo trong hoàn cảnh cụ thể nhưng Hà Nội nói chung, cả nước nói riêng gặp không ít trở ngại, khó khăn và cả thiếu sót. Việc nhận thức, đề ra cơ chế, chính sách và tổ chức thực hiện còn nhiều thách thức và rào cản. Xây dựng thể chế, thiết chế quản lý chưa bắt kịp những yêu cầu và đòi hỏi của công cuộc đổi mới toàn diện và hội nhập quốc tế. Các yếu tố thị trường và các loại thị trường mới phát triển chậm, manh mún, thiếu đồng bộ, vận hành chưa thông suốt. Nhiều nguồn lực, nhất là tài nguyên, lao động và vốn chưa được quản lý, sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả. Tăng trưởng kinh tế chưa vững chắc, chất lượng tăng trưởng, năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh chưa cao. Mô hình kinh tế thị trường chưa được cụ thể hóa đầy đủ trong điều kiện đô thị lớn và đặc thù như Thủ đô Hà Nội…
Bên cạnh đó, bối cảnh hội nhập quốc tế đặt ra yêu cầu phải điều chỉnh thể chế, chính sách và pháp luật một cách tổng thể, toàn diện để không chỉ phù hợp với các cam kết quốc tế, với chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam mà còn phải phát huy được lợi thế của Hà Nội là thủ đô của đất nước. Khi Việt Nam đã chính thức tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN và chuẩn bị tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) thì những điều chỉnh chính sách sẽ không chỉ giới hạn trong những vấn đề truyền thống của hội nhập như chính sách xuất nhập khẩu, chính sách đầu tư nước ngoài, mà còn động chạm đến những vấn đề mà Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng chưa có nhiều kinh nghiệm xử lý như vấn đề về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ môi trường, lao động, hỗ trợ và bảo vệ doanh nghiệp bằng những biện pháp phù hợp với cam kết…
Để phát triển thành công kinh tế thị trường định hướng XHCN trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc hoàn thiện thể chế là điều kiện tiên quyết, hết sức quan trọng. Để làm được điều này, Hà Nội cho rằng, thời gian tới cần tập trung thực hiện tốt một số nội dung sau:
Thứ nhất, rà soát lại mô hình tổng quát phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của nước ta cho phù hợp với yêu cầu hội nhập sâu rộng của đất nước trong thời gian tới. Trong quá trình rà soát, cần xác định những đặc trưng mang tính phổ biến của nền kinh tế thị trường hiện đại để tham chiếu, vận dụng trong quản lý, điều hành nền kinh tế nước ta. Bên cạnh đó, cần xác lập cụ thể hơn vai trò chủ thể của Nhà nước theo hướng Nhà nước đề ra những thể chế kiến tạo sự phát triển, nhất là kiến tạo phát triển thị trường, tạo lập môi trường thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển và cạnh tranh bình đẳng, đồng thời đề ra các công cụ điều tiết và kiểm soát thị trường hiệu quả, đảm bảo nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững, đảm bảo công bằng xã hội. Hà Nội sẽ chủ động rà soát lại mô hình phát triển, trong đó sẽ chú trọng phát triển theo chiều sâu, nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của kinh tế Thủ đô, đồng thời đảm bảo an sinh và công bằng xã hội.
Thứ hai, tiến hành rà soát và có lộ trình điều chỉnh, bổ sung các chính sách, pháp luật và văn bản hướng dẫn có liên quan về phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, nhất là về chế độ sở hữu, phân phối và lưu thông hàng hoá, đảm bảo tính đồng bộ, không chồng chéo, phù hợp các quy định của Hiến pháp, các văn bản pháp luật và điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, tham gia. Trong đó, Hà Nội sẽ chủ động rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách để thực hiện hiệu quả Luật Thủ đô và các văn bản pháp luật có liên quan, nhất là trong lĩnh vực đầu tư, tài chính, quy hoạch, đất đai, quản lý đô thị… nhằm tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, hiệu quả, phù hợp với thông lệ quốc tế.
Thứ ba, bên cạnh việc vận dụng thống nhất, đồng bộ và hiệu quả thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN trong cả nước, cần tính đến các đặc thù của từng vùng, từng địa phương. Hà Nội sẽ nghiên cứu để thực hiện trong thẩm quyền hoặc đề xuất với Trung ương cho phép triển khai một số cơ chế, chính sách đặc thù trong tái cơ cấu kinh tế, thu hút đầu tư, đẩy mạnh xuất khẩu, phát triển giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ, trọng dụng và đãi ngộ nhân tài, thực hiện an sinh xã hội… nhằm tiên phong thực hiện thành công mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN trên địa bàn Thủ đô.
Trên đây là một số ý kiến tham luận của Đoàn đại biểu Đảng bộ Thành phố Hà Nội về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trên địa bàn Thủ đô trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.




Đã vô hiệu hóa nhiều phần tử nội gián





Đây là một trong những nội dung đáng chú ý của Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành T.Ư Đảng khóa XI do Thường trực Ban Bí thư T.Ư Lê Hồng Anh trình bày tại Đại hội sáng nay.
dai-hoi
Toàn cảnh Đại hội phiên khai mạc Đại hội XII - Ảnh: Lưu Quang Phổ
Theo đó, tại nội dung Báo cáo về việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác quốc phòng, an ninh, đối ngoại, ông Lê Hồng Anh cho biết, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết T.Ư về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội; công an; nâng cao chất lượng tổng hợp, sức chiến đấu của Quân đội, trang bị vũ khí, phương tiện hiện đại cho các quân, binh chủng, trước hết là hải quân, phòng không, không quân…
Ngoài ra, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã chỉ đạo xây dựng và ban hành Đề án tổng thể về Biển Đông, xử lý những vấn đề cụ thể phát sinh trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo; giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước, giữ được quan hệ hợp tác hữu nghị Việt - Trung.
“Khi xảy ra một số vụ việc kích động, biểu tình, gây rối tại doanh nghiệp đầu tư nước ngoài ở một số địa phương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã kịp thời chỉ đạo nhanh chóng ổn định tình hình, khắc phục hậu quả, lấy lại niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài”, ông Lê Hồng Anh báo cáo.
KÉO XUỐNG ĐỂ

2 nhận xét:

Nặc danh nói...

Bài tham luận cũ rích cứng tỏ trình độ vịt của ông CT Hà Nôi.

Nặc danh nói...

-Doc kinh ne`: kinh-te thi-truong dinh-huong' xa-hoi chu-nghia, kinh-te thi-truong dinh-huong xa-hoi chu-nghia, kinh-te thi-truong dinh-huong xa-hoi chu-nghia. kinh-te thi-truong dinh-huong xa-hoi chu-nghia, kinh-te thi-truong dinh-huong xa-hoi chu-nghia, kinh-te thi-truong dinh-huong xa-hoi chu-nghia, kinh-te thi-truong dinh-huong xa-hoi chu-nghia, kinh-te...met. qua'...