Tống Mỹ Linh vợ của Tưởng Giới Thạch, người đứng đầu Quốc Dân đảng cùng với Giang Thanh vợ của Mao Trạch Đông lãnh đạo đảng Cộng Sản Trung Quốc, hai con người, hai bên chiến tuyến nhưng cũng là hai tính cách, xuất thân và phẩm hạnh đạo đức khác nhau.
- Sữa nước và sữa tiệt trùng Dutch Lady cung cấp dưỡng chất cho cả nhà
- Xem chuyên mục chuyện lạ có thật
Từng có lần tiếp xúc và trò chuyện với hai người phụ nữ này, Tổng thống Mỹ Nixon mến mộ sự đoan trang quyến rũ của Tống Mỹ Linh, nhưng ông lại cho rằng Giang Thanh làm cho người khác cảm thấy phản cảm.
Tống Mỹ Linh và Giang Thanh, một người là đệ nhất phu nhân của Quốc Dân đảng, một bên là đệ nhất phu nhân của ĐCSTQ, đều có ảnh hưởng nhất định đối với tiến trình lịch sử của Trung Quốc, được xem là “nữ cường nhân”. Tuy nhiên, hai vị “đệ nhất phu nhân” này lại khác nhau một trời một vực.
Tống Mỹ Linh là cô tiểu thư của đô thị Thượng Hải, xuất thân trong gia đình danh môn vọng tộc, quả thực là con nhà quyền quý. Từ nhỏ bà đã thụ nhận nền giáo dục văn hóa chính thống, từng du học ở Mỹ 10 năm, biết 6 loại ngoại ngữ.
Trong khi đó, Giang Thanh là cô gái miền quê Sơn Đông, xuất thân nghèo khổ, người cha Lý Đức Văn là một thợ mộc, mẹ là vợ bé. Lúc nhỏ bà chỉ được đi học hết cấp một. Nhìn khía cạnh này, con đường mà Giang Thanh từ một cô gái nhà nông nghèo khổ vươn đến ngôi vị “đệ nhất phu nhân” quả thật vô cùng khó khăn.
Tống Mỹ Linh là người vợ thứ tư của Tưởng Giới Thạch, trước khi Tống Mỹ Linh được gả cho Tưởng thì chưa từng kết hôn. Tuy nhiên một cách khách quan mà nói, sự kết hợp của Tưởng và Tống trên thực tế là hôn nhân mang tính chính trị.
Điều mà Tưởng Giới Thạch vừa ý chính là mối quan hệ mật thiết giữa nhà họ Tống với phía Hoa Kỳ, đồng thời chị gái của bà là Tống Khánh Linh cũng là vợ của Tôn Trung Sơn. Tống Mỹ Linh khá là vừa ý với địa vị và quyền thế của Tưởng Giới Thạch.
Còn Giang Thanh là vợ thứ ba của Mao Trạch Đông, trước khi Giang Thanh kết hôn với Mao, bà từng trải qua ba cuộc hôn nhân, từng là nhân vật “phong hoa tuyết nguyệt” làm mưa làm gió trên các trang báo nhỏ của Thượng Hải.
Tống Mỹ Linh rất biết thời thế, sau khi Tưởng Giới Thạch qua đời không lâu, bà đã mượn cớ có bệnh. Ngày 17/9/1975 bà đến Mỹ điều trị, từ đó sống luôn ở Mỹ. Tống Mỹ Linh khôn khéo hơn Giang Thanh, bà chủ động thoát khỏi những rắc rối trong chuyện đấu đá tranh giành quyền lực. Ở trên đảo Long Island với phong cảnh tươi đẹp, bình yên sống hết quảng đời còn lại của mình.
Còn Giang Thanh, sau khi Mao Trạch Đông chết, bà với tham vọng quyền lực của mình, không thể chờ đợi thêm được nữa, đã cùng với “đồng bọn” mưu đồ đoạt lấy quyền lực cao nhất trong bộ máy chính trị.
Cuối cùng “kế sách như ý” của bà đã tan vỡ. Ngày 6/10/1976, bà cùng với ba “đồng bọn” bị bắt giữ. Từ đó, Giang Thanh sống hết quãng đời còn lại trong lồng sắt, mãi đến ngày 4/5/1991 thì tự sát, khi chết hưởng thọ 77 tuổi.
Tưởng Giới Thạch mắc bệnh viêm tuyến tiền liệt. Tháng 3/1972, ông đã làm phẫu thuật. nhưng từ đó đã chuyển thành viêm tiền liệt tuyến mãn tính, rồi liên tục chịu giày vò vì căn bệnh. Tình trạng sức khỏe ngày một đi xuống. Tuy nhiên, những năm tháng cuối đời của Tưởng bên cạnh luôn có Tống Mỹ Linh tận tình chăm sóc, con cháu quây quần, gia tộc hòa thuận.
Giang Thanh mang dã tâm chính trị quá lớn, sau khi không còn sống chung với Mao Trạch Đông, bà bận rộn với việc tranh đoạt quyền lực trong chính quyền Đảng.
Năm 1953, Nixon từng có cuộc trò chuyện với với Tưởng Giới Thạch ở Đài Bắc, lúc đó chính là do Tống Mỹ Linh đảm nhận phiên dịch. Trong ấn tượng của Nixon: “Tưởng phu nhân không chỉ đơn thuần là phiên dịch của chồng bà, tôi cho rằng với trí tuệ, sức thuyết phục, dũng khí cùng đạo nghĩa, chỉ riêng những điều này thôi đã đủ để cho bà trở thành một nhân vật lãnh đạo, bà ấy quyến rũ đoan trang, như vậy ít nhiều đã làm mờ đi hình tượng lạnh lùng đó của Tưởng”.
Năm 1972, Nixon với cương vị Tổng thống Mỹ, ông đến Trung Quốc gặp gỡ Mao Trạch Đông và có dịp gặp Giang Thanh. Nixon nói về vị đệ nhất phu nhân này:
“Bà ấy đã sắp xếp một tiết mục tuyên truyền văn hóa trong chuyến viếng thăm của tôi, chúng tôi ngồi cùng nhau. Bà ấy tỏ ra rất căng thẳng, đến nỗi trên tay trên trán đổ cả mồ hôi hột. Lời nói đầu tiên có chứa đầy sự thô lỗ, biểu hiện ra thái độ khiêu khích của bà, khiến người khác phản cảm. Bà ta hỏi tôi: ‘Sao ông mãi cho đến bây giờ mới đến Trung Quốc?’”.
Cùng là một địa vi, đứng ở hai đầu chiến tuyến, hai người ai hơn ai kém đã thể hiện rõ. “Cái nết đánh chết cái đẹp“, Tống Mỹ Linh được sống và giáo dục bởi văn hóa truyền thống tốt đẹp, lại được tiếp thụ văn minh của nhân loại tiến bộ, thể hiện ra một người phụ nữ đoan trang, chung thủy, hiền thục yêu thương chồng con.
Ngược lại Giang Thanh, do bản thân ham mê quyền lực, tin theo học thuyết đấu tranh vô thần luận của chồng mình, dần dần biến chất. Đến rồi cuối cùng mất hết nhân tính, không còn giữ được chút phẩm hạnh đạo đức nào, kết quả chết thảm trong ngục tù.
Tiểu Thiên dịch từ secretchina.com
Bí ẩn lời nguyền chết chóc trong thanh bảo kiếm của Càn Long
Từng có 4 người tiếp xúc với thanh Cửu Long bảo kiếm, được trộm từ mộ của vua Càn Long, đều có kết cục bi thảm khiến người ta không khỏi tin rằng có một lời nguyền chết chóc tồn tại trong thanh bảo kiếm này.
- Sữa nước và sữa tiệt trùng Dutch Lady cung cấp dưỡng chất cho cả nhà
- Xem chuyên mục chuyện lạ có thật
Được giới trộm mộ nhắc đến như một đại nhân vật, Tôn Điện Anh chính là người đã “viếng thăm” và lấy đi không ít trâu báu từ nơi an nghỉ của Hoàng đế Càn Long và Từ Hy Thái hậu.
Nhân vật này từng khiến cho vị vua cuối cùng của nhà Thanh là Phổ Nghi tức giận đến mức suýt thổ huyết, còn thề sẽ không bỏ qua cho Tôn Điện Anh.
Những vật báu quý giá chính là mục tiêu hàng đầu của những “mộ tặc”, bởi giá trị của một món bảo bối cũng đủ để phát tài. Nhưng trên thực tế, không phải ai cũng có may mắn đào được những thứ đồ quý giá như vậy.
Bên trong nơi an nghỉ của cổ nhân thường chứa đựng một số thứ thuộc về “tà môn”. Cửu Long bảo kiếm chính là một minh chứng cho điều này.
Đây là thứ binh khí được Tôn Điện Anh đào lên từ lăng mộ của Hoàng đế Càn Long vào năm 1928. Kiếm chế tác phỏng theo hơi hướng của kiếm Mông Cổ nên có lưỡi cong sắc bén.
Vỏ kiếm được làm từ da cá mập, phía trên khảm đầy ngọc bích và kim cương. Trên thân kiếm chạm khắc hình chín con rồng uốn lượn, tượng trưng cho hàm ý “cửu cửu quy nhất”.
Theo quan niệm của Đạo gia, “cửu cửu quy nhất” biểu thị cho sự luân hồi. Hoàng đế Càn Long cho rằng giống như kiếp người, triều đại cũng có thể luân hồi, nên mới hạ lệnh làm ra thanh kiếm với ước nguyện vương triều Đại Thanh mãi mãi trường tồn.
Tương truyền rằng, Cửu Long bảo kiếm mang nhiều âm khí tựa như có oan hồn trú ngụ. Xung quanh thân kiếm luôn tỏa ra sương mù, chín con rồng khắc trên đó luôn uốn lượn vần vũ.
Lai lịch của Cửu Long bảo kiếm cho tới nay vẫn còn nhiều điều bí ẩn. Nhưng điều khiến cho hậu thế không khỏi khiếp sợ chính là lời nguyền chết chóc ẩn giấu bên trong thanh kiếm này.
Năm xưa, Tôn Điện Anh vì muốn tiêu trừ tang chứng để chạy tội, liền nghĩ ra cách đem đồ trân bảo trộm được tặng cho các nhân vật chủ chốt trong Quốc Dân Đảng.
Viên bảo thạch trong miệng Từ Hy Thái hậu được họ Tôn này tặng cho Tống Mỹ Linh, còn Cửu Long bảo kiếm được giao cho Đới Lạp để chuyển tới tay Tưởng Giới Thạch. Đây cũng là khởi điểm cho lời nguyền “ai chạm qua đều chết” ứng nghiệm trên thanh kiếm.
Đới Lạp có trong tay bảo vật nhưng lại sợ bị mất nên giao cho Mã Hán Tam (khi ấy là Chủ nhiệm Văn phòng Quân thống cục Bình Tân) cất giữ. Họ Mã có trong tay bảo vật liền nổi dã tâm, một mực muốn biến Cửu Long bảo kiếm thành của riêng.
Tuy nhiên vào năm 1940, Hán Tam bị rơi vào tay quân Nhật. Để bảo toàn tính mạng, họ Mã đã cắn răng tặng thanh kiếm này cho Sở Mật vụ Nhật Bản. Cửu Long bảo kiếm sau đó về tay của nữ điệp viên người Nhật là Kawashima.
Sau này, Kawashima rơi vào tay Quốc Dân Đảng. Khi bị Đới Lạp tra khảo, nữ điệp viên này có nhắc tới việc Mã Hán Tam giao nộp Cửu Long bảo kiếm. Mã Hán Tam quả thực khai nhận hành vi này. Cửu Long bảo kiếm lần thứ hai trở về tay họ Đới.
Như vậy, từ khi rời khỏi lăng mộ Càn Long, bảo kiếm này đã qua tay bốn người: Tôn Điện Anh, Đới Lạp, Mã Hán Tam và Kawashima. Điều khiến hậu thế không khỏi rùng mình là cả bốn người trên đều phải chịu những kết cục thảm khốc.
Ngày 17/3/1946, Đới Lạp mang theo Cửu Long bảo kiếm lên chuyến máy bay khởi hành tới Nam Kinh để gặp Tưởng Giới Thạch. Nhưng do thời tiết đột ngột trở xấu, máy bay đâm vào đỉnh núi Giang Ninh và bốc cháy dữ dội.
Khi nông dân trong vùng tìm đến nơi, thanh bảo kiếm đã cháy không còn ra hình thù. Mọi người đều nghĩ là di vật của người quá cố nên an táng trong quan tài cùng thi thể của Đới Lạp.
Vì làm nhiều điều xấu, mộ của họ Đới sau đó bị san bằng. Tung tích thanh kiếm cũng biệt tăm từ đó, nhưng lời nguyền của nó vẫn liên tục ứng nghiệm.
Nữ điệp viên Kawashima bị xử án tử hình. Mã Hán Tam chết do trúng đạn trên đường chạy trốn. Tôn Điện Anh, người mang thanh kiếm tới dương thế cũng chết trong một trại tù binh của quân giải phóng.
Mang hàm ý của sự luân hồi, nhưng Cửu Long bảo kiếm không hoàn thành ước nguyện chấn hưng vương triều của Càn Long, mà lại bị cháy thành một mảnh sắt vụn để rồi biến mất cùng “nạn nhân” của mình.
Mặc dù chỉ là những câu chuyện được truyền tai nhau trong những lúc “trà dư tửu hậu”, nhưng giai thoại về lời nguyền của thanh bảo kiếm trong mộ Càn Long này vẫn khiến người đời không khỏi rùng mình mỗi khi nhắc đến.
Theo Thegioitre
10 đại trí tuệ của cổ nhân xưa
Thượng thiện nhược thủy
(Thiện cũng giống như dòng nước)
Lão Tử giảng: “Thượng thiện nhược thủy, thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh, xử chúng nhân chi sở ác, cố cơ ư đạo.” (Người thiện ví như dòng nước, nước làm lợi cho vạn vật mà không tranh giành, chịu ở nơi mọi người ghét, nên gần với Đạo).
Ý nói rằng, cảnh giới tối cao của thiện cũng giống như phẩm chất của nước, tưới mát cho vạn vật mà không tranh không giành, ở những nơi mà mọi người không để ý tới, vì thế mà tiếp cận gần với Đạo.
Đặc tính của nước là “chí thiện chí nhu”, vô cùng lương thiện vô cùng ôn nhu; lại “miên miên mật mật”, liên tục không ngừng; khi thì nhỏ nhẹ lặng lẽ, lúc lại cuộn trào mãnh liệt; không tranh với người mà dung nạp vạn vật. Đạo của cuộc sống chính là như vậy.
Đại trí nhược ngu
(Tài trí giả ngu dốt)
Trung Quốc cổ đại có câu thành ngữ “đại trí nhược ngu”. Câu thành ngữ này xuất phát từ “Hạ Âu Dương thiếu suất trí sĩ khải” của Tô Đông Pha đời Tống: “Đại dũng nhược khiếp, đại trí nhược ngu” (Kẻ dũng mãnh giả như khiếp sợ, kẻ tài trí giả như ngu dốt). Ý nói kẻ có tài trí rất cao nhưng không để lộ tài năng, biểu hiện ra giống như ngu dốt. Ý tứ tương tự còn có câu: “Đại xảo nhược chuyết” (Khéo léo mà giả như vụng về).
Đạm bạc minh chí
(Đạm bạc thì chí sáng suốt)
Câu này nguyên là xuất phát từ “Hoài Nam tử: Chủ thuật huấn” của Hoài Nam vương Lưu An vào những năm đầu thời Tây Hán. Trong “Giới tử thư” của Gia Cát Lượng có đoạn: “Phi đạm bạc vô dĩ minh chí, phi ninh tĩnh vô dĩ trí viễn” (Không đạm bạc thì không thể sáng cái chí, không yên tĩnh thì không thể nghĩ được xa). Lão Tử cũng giảng: “Điềm đạm vi thượng, thắng nhi bất mỹ” (Điềm đạm là thượng sỹ, thắng cũng không đắc ý). Không “thanh tâm quả dục”(tâm thanh tĩnh, ít ham muốn) thì không thể có chí hướng rõ ràng kiên định; không an định thì không thể thực hiện được lý tưởng, cũng không chịu khó chịu khổ để học tập được.
Tích thủy xuyên thạch
(Nước chảy đá mòn)
Câu này có nguồn gốc từ cuốn “Hạc lâm ngọc lộ” của La Đại Kinh thời Tống: “Nhất nhật nhất tiễn, thiên nhật thiên tiễn, thằng cứ mộc đoạn, thủy tích thạch xuyên” (Một ngày một đồng, nghìn ngày nghìn đồng, thừng cưa gỗ đứt, nước chảy đá mòn).
Trương Quai Nhai là người thời Tống, làm huyện lệnh huyện Sùng Dương. Lúc bấy giờ, đời sống xã hội trong huyện vô cùng bất ổn, trộm cướp hoành hành, ngay cả kho tiền của huyện cũng thường xuyên bị mất trộm. Trương Quai Nhai quyết tâm phải xử lý việc này đến nơi đến chốn.
Một ngày nọ, Trương Quai Nhai trông thấy một tiểu lại lật đật đi ra từ kho tiền, trên chiếc khăn đội đầu còn giấu một đồng tiền. Ngay lập tức ông liền hạ lệnh tra khảo. Tiểu lại không phục, nói: “Một đồng tiền thì có là gì đâu? Ông có thể đánh tôi nhưng không thể giết tôi!” Trương Quai Nhai giận dữ đáp: “Một ngày một đồng, nghìn ngày nghìn đồng, thừng cưa gỗ đứt, nước chảy đá mòn. Phải chém!”
Từ đó về sau, “tích thủy xuyên thạch” (nước chảy đá mòn) trở thành một câu thành ngữ để nói về sự kiên trì bền bỉ không ngừng, nhiều lực lượng nhỏ bé tích tụ lại cũng có thể làm nên thành quả vô cùng to lớn.
Hậu tích bạc phát
(Tích lũy nhiều, dùng ít một)
Đây là một câu trong “Giá thuyết tống Trương Hổ” của Tô Đông Pha: “Bác quan nhi ước thủ, hậu tích nhi bạc phát” (Đọc nhiều mà giữ lại ít, tích lũy nhiều mà dùng ít một). Ý nói rằng, đọc sách nhiều đến đâu cũng chỉ có thể chắt lọc tinh hoa mà giữ lại, tích lũy nhiều đến đâu cũng chỉ có thể dùng từ từ từng chút một.
Nhất nặc thiên kim
(Lời hứa nghìn vàng)
Câu này xuất hiện trong “Quý Bố, Loan Bố liệt truyện”: “Đắc hoàng kim bách cân, bất như đắc Quý Bố nhất nặc” (Được trăm cân vàng, không bằng được một lời vâng của Quý Bố). Ở nước Sở có một người tên là Quý Bố, tính tình cương trực trượng nghĩa. Chỉ cần là việc đã đồng ý làm thì bất kể khó khăn đến mấy anh ta cũng nghĩ cách làm cho bằng được, vì thế mà ai ai cũng đều nể trọng. Người ta nói: “Một lời hứa của Quý Bố còn đáng giá hơn nghìn vàng.” Nói lời giữ lời, sẽ có được tín nhiệm của thiên hạ.
Thái nhi bất kiêu
(Thư thái mà không kiêu căng)
Trong “Luận ngữ” của Khổng Tử có đoạn vua Nghiêu nói”: “Quân tử huệ nhi bất phí, lao nhi bất oán, dục nhi bất tham, thái nhi bất kiêu, uy nhi bất mãnh” (Người quân tử ban ơn mà không hao tổn, khổ cực mà không oán hận, mong muốn mà không tham lam, thư thái mà không kiêu căng, uy nghiêm mà không dữ tợn); “Khoan tắc đắc chúng, tín tắc dân nhiệm” (Khoan dung thì được lòng dân, tạo niềm tin thì được dân tín nhiệm); “Hưng diệt quốc, kế tuyệt thế, cử dật dân”(Phục hưng những nước chư hầu đã bị diệt, cho người kế tiếp các dòng họ đã bị tuyệt, tiến cử những người ẩn dật có tài đức). Ở đây chủ yếu bàn về những yêu cầu cơ bản đối với việc trị quốc mà Khổng Tử đề xuất, đồng thời nói đến giai đoạn lịch sử của ba vị “Tam hoàng”, khi vua Nghiêu truyền ngôi cho vua Thuấn, vua Thuấn truyền ngôi cho vua Vũ.
Vô dục tắc cương
(Không cầu tự được)
Trong “Luận ngữ – Công dã tràng đệ ngũ” có đoạn:
Khổng Tử nói: “Ta chưa từng thấy người nào kiên cường”. Có người đáp: “Thân Trành là người như vậy”. Khổng Tử nói: “Thân Trành nhiều dục vọng, sao có thể gọi là kiên cường?”
Truyện kể lại rằng, một ngày nọ Khổng Tử đang thuyết giảng đạo lý cho các môn sinh, không kiềm lòng được bèn cảm thán: “Ta chưa từng gặp người nào thực sự kiên cường bất khuất”. Các đệ tử đều cảm thấy rất kỳ lạ, họ cho rằng người như vậy giống như Tử Lộ, ngoài ra còn có Thân Trành, đều là những người hết sức kiên cường bất khuất. Nhất là Thân Trành, tuy rằng trẻ tuổi nhưng mỗi lần tranh luận cùng người khác thì không bao giờ dễ dàng nhượng bộ. Cho dù là đối với trưởng bối hay sư huynh thì cũng không kiêng nể chút nào, thái độ lúc nào cũng vô cùng cứng rắn cương quyết. Mọi người đối với anh ta đều ba phần nhượng bộ.
Cho nên các môn sinh khi nghe Khổng Tử cảm thán rằng chưa từng gặp qua người nào kiên cường thì không hẹn mà cùng nói: “Nếu nói về kiên cường thì Thân Trành là hoàn toàn xứng đáng thưa Thầy!”
Khổng Tử nói: “Thân Trành nhiều dục vọng, sao có thể gọi là kiên cường?”
Một đệ tử hỏi: “Thân Trành không tham lam tiền tài, vậy sao Thầy lại nói anh ta nhiều dục vọng?”
Khổng Tử trả lời: “Thực ra, cái gọi là dục vọng không phải chỉ nói về tham lam tiền tài. Nói một cách đơn giản, phàm là chưa rõ phải trái trắng đen liền tranh cãi với người khác thì cái tâm đó còn hơn cả tư tâm tư lợi, đó chính là ‘dục’. Thân Trành tuy rằng tính cách chính trực nhưng lại cậy mạnh tranh thắng, thường hành sự theo cảm tính, đây chính là một loại ‘dục’. Người như vậy làm sao có thể gọi là cương cường bất khuất?”
Khổng Tử lại nói: “ ‘Cương’ cũng không phải là hiếu thắng khoe sức khoe tài, mà là một loại công phu tự khắc chế chính mình. Có thể khắc chế dục vọng của bản thân mình thì bất kể là ở hoàn cảnh nào cũng không đi ngược lại thiên lý, hơn nữa còn kiên định trước sau như một, không dễ dàng thay đổi, lúc này mới đúng là ‘Cương’ chân chính”.
Hải nạp bách xuyên, hữu dung nãi đại
(Biển nạp trăm sông, có thể dung chứa nên thành to lớn)
Câu này nguyên là từ “Tam quốc danh thần tự tán” của Viên Hoành mà ra: “Hình khí bất tồn, phương thốn hải nạp”. Lý Chu Hàn chú giải: “Lòng người phải giống như biển tiếp nạp trăm sông, ý nói là bao la rộng lớn, khoan dung độ lượng”. Biển rộng có thể dung chứa nước của trăm sông, có thể dung chứa nên mới thành ra to lớn, “Hải nạp bách xuyên, hữu dung nãi đại”. Có thể khoan dung độ lượng, rộng rãi phóng khoáng, đây cũng chính là biểu hiện của một người có tu dưỡng.
Tinh thành sở chí, kim thạch vi khai
(Thành tâm thành ý, vàng đá cũng tan)
Vào thời Tây Hán, có một võ tướng trứ danh tên là Lý Nghiễm, giỏi cưỡi ngựa bắn tên, ra trận vô cùng dũng cảm, nên được gọi là “Phi tướng quân”.
Có một lần, Lý Nghiễm đi săn ở chân núi Sơn Nam, chợt phát hiện trong bụi cỏ có một con mãnh hổ. Lý Nghiễm vội vàng giương cung lắp tên, toàn thần chăm chú, dùng hết sức lực bắn ra một mũi tên. Vốn có tài bắn cung rất giỏi, Lý Nghiễm cho rằng con hổ nhất định đã bị trúng tên mà chết nên đến gần để xem, không ngờ bắn vào là một tảng đá có hình dạng giống con hổ. Mũi tên không những cắm vào tảng đá mà gần như toàn bộ mũi tên còn đâm xuyên qua đó. Lý Nghiễm vô cùng sửng sốt, không tin mình có thể có khí lực lớn đến vậy nên ngay sau đó liền thử lại một lần nữa. Anh ta lùi lại mấy bước, giương cung lắp tên, lấy hết sức hướng về phía tảng đá mà bắn. Nhưng liên tiếp mấy mũi tên đều không cắm được vào tảng đá, cái thì bị vỡ nát, cái thì bị gãy đôi, trong khi tảng đá chẳng hề hấn chút nào.
Mọi người đối với chuyện này thì vô cùng kinh ngạc, đều nghi ngờ không giải thích được, ngay sau đó họ liền đến thỉnh giáo học giả Dương Hùng. Dương Hùng đáp: “Nếu như thành tâm thành ý, thì sắt đá cũng phải cảm động”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét