Thứ Bảy, 2 tháng 1, 2016

Trang "mạo danh" Nguyễn Tấn Dũng gọi nhà nước Trung Quốc là... Chí Phèo

Liệu Chí Phèo sẽ làm được những gì nếu hắn nắm quyền lực và sức mạnh trong tay? Câu trả lời là “bất cứ điều gì” và Trung Quốc chính là minh chứng rõ ràng nhất.
(An Ninh Quốc Phòng) - Việt Nam vừa chính thức đáp trả công hàm của Trung Quốc gửi Liên Hợp Quốc về tình hình Biển Đông số CML/79/2015 ngày 11/12/2015. Theo đó, trong công hàm số 344/HC-2015 đề ngày 29/12/2015, phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc khẳng định “Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo Công ước Liên Hợp Quốc và luật Biển 1982”.

Năm 2014, Trung Quốc lần đầu tiên di chuyển giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trong hơn 2 tháng với mục đích thăm dò dư luận, xem phản ứng của Việt Nam và các nước trước hành động xâm lấn chủ quyền ngang ngược như thế nào. Thế nhưng, ẩn giấu sau đó là ý đồ nguy hiểm hơn: hướng sự chú ý của thế giới vào giàn khoan HD981 để che giấu tiến trình bồi đắp đảo nhân tạo trái phép trên đảo Đá Chữ Thập trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Cộng đồng Người Việt tại Sydney phản đối Trung Quốc – Kêu gọi hoà bình trên Biển Đông

Cộng đồng người Việt tại Sydney biểu tình phản đối Trung Quốc
Khi Việt Nam cùng cả thế giới công khai chỉ trích giàn khoan “mồi nhử” kia, Trung Quốc ngày đêm tăng tốc bồi đắp đảo đá trong vùng biển Việt Nam. Tháng 07/2014, Trung Quốc kéo giàn khoan HD981 trở về, Việt Nam và cả khu vực chưa kịp vui mừng khi nghĩ rằng Trung Quốc đã thất bại trước làn sóng phản ứng của quốc tế, thì một mưu đồ nguy hiểm hơn lại xuất hiện:Trung Quốc muốn quân sự hóa biển Đông trên chính lãnh thổ Việt Nam – đảo Đá Chữ Thập.
Liệu Chí Phèo sẽ làm được những gì nếu hắn nắm quyền lực và sức mạnh trong tay? Câu trả lời là “bất cứ điều gì” và Trung Quốc chính là minh chứng rõ ràng nhất.
Người hàng xóm của Việt Nam một lần nữa cậy sức mạnh trong khu vực để tha hồ lấn chiếm một loạt đảo đá, cải tạo bồi đắp xây dựng thành các cứ điểm quân sự bất chấp dư luận quốc tế gay gắt “chỉ mặt điểm tên” phản đối. Sau khi độc chiếm cụm đảo Hoàng Sa bằng vũ lực, Trung Quốc tiến sâu về phía Nam chiếm tiếp 7 đảo đá trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam bồi đắp thành các “pháo đài quân sự” bao vây các lực lượng bảo vệ chủ quyền của Việt Nam vốn có mặt từ rất lâu trước đó trong vùng biển này.
Từ một đảo đá lúc chỉ trơ trọi duy nhất một tảng đá cao 1m lúc chìm lúc nổi, Trung Quốc đã cải tạo mở rộng đảo Đá Chữ Thập thành đảo nhân tạo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa có diện tích 2,74 km2 (tính đến tháng 07/2015) với kinh phí hơn 73 tỉ nhân dân tệ (gần 12 tỉ USD) Trung Quốc xây dựng trên Đá Chữ Thập 9 cầu tàu, 2 bãi đáp trực thăng, 10 ăng ten liên lạc qua vệ tinh và một trạm radar. Đặc biệt là việc xây dựng một đường băng dài 3.125m và rộng 60m là đường băng duy nhất đủ lớn cho máy bay ném bom chiến lược tại Trường Sa, cho phép không quân Trung Quốc bao quát hiện diện trên không phận Tây Thái Bình Dương gồm cả đảo Guam (nơi có các căn cứ hải quân lớn nhất của Mỹ).
Công trình đường băng do Trung Quốc xây dựng phi pháp trên Đá Chữ Thập thuộc Trường Sa. Ảnh: Reuters
Công trình đường băng do Trung Quốc xây dựng phi pháp trên Đá Chữ Thập thuộc Trường Sa. Ảnh: Reuters
Trong năm 2015, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có 22 lần trao đổi với đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, trao 9 công hàm phản đối những hành động xâm chiếm trái phép của Trung Quốc trên Biển Đông nhưng đến nay đều chưa có hiệu quả thiết thực. Trung Quốc ngày càng hung hăng và bất chấp pháp luật hơn.
Đã đến lúc, chúng ta không thể tiếp tục nhân nhượng, quyết “không đánh đổi chủ quyền lãnh thổ để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó”. Ngay lúc này đây, Chính phủ Việt Nam đã bắt đầu hành động. Công hàm ngày 29/11/2015 của phái đoàn Việt Nam gửi lên Liên Hợp Quốc không chỉ nhằm phản đối hành động “bất chấp luật pháp quốc tế” của Trung Quốc mà còn là lời tuyên bố đanh thép dành cho người hàng xóm khổng lồ rằng“Việt Nam sẽ có hành động đáp trả xứng đáng”.

Hợp sức
Không thể chần chừ nữa! Đã đến lúc Việt Nam thể hiện cứng rắn lập trường, bảo vệ chủ quyền biển đảo, chúng ta càng nhân nhượng thì Trung Quốc càng lấn tới. “Gã hàng xóm đã vào đất nhà mình ngang nhiên đào xới”. Là quốc gia yêu chuộng hòa bình và không thích đánh nhau, nhưng chắn chắn Việt Nam không “cúi đầu” mà sẵn sàng đáp trả bằng các hành động văn minh.
Toàn dân đồng lòng, chung một chí hướng với Chính phủ. Thủ tướng đã kiên quyết hành động thì chắc chắn cả nước sẽ một lòng ủng hộ, chúng ta phải đấu tranh để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích chính đáng của mình, “không thể có bạn kiểu nhà tôi là nhà anh, của tôi là của anh được” – như Thủ tướng từng khẳng định.
Thùy Linh


(Quốc tế) - Chính sách dân số của Trung Quốc sẽ có những thay đổi cơ bản. Từ 01/01/2016 nguyên tắc “mỗi gia đình sẽ có một con” sẽ được bãi bỏ.

Lời nói đầu: Không hiểu sao trong những ngày cuối năm cũ, đầu năm mới này (cụ thể là ngày 30/12) tờ “Russkaia Planeta” (Nga) lại cho đăng một bài có nội dung “u ám” như vậy của tác giả Xergey Aksyonov về triển vọng mối quan hệ Nga- Trung liên quan đến một chính sách của Trung Quốc bắt đầu có hiệu lực từ 01/01/2016.
Nhưng dù sao đọc cũng thấy thú vị và có nhiều liên tưởng nên xin phép dịch lại và giới thiệu cùng bạn đọc. (Ảnh của bài trên “Russkaia Planeta”).
Trung Quốc bỏ chính sách “mỗi gia đình chỉ có một con” – mối nguy hiểm đối với Nga
Chính sách dân số của Trung Quốc sẽ có những thay đổi cơ bản. Từ 01/01/2016 nguyên tắc “mỗi gia đình sẽ có một con” sẽ được bãi bỏ. Đất nước này sẽ có tốc độ tăng dân số nhanh hơn, còn các nước láng giềng sẽ phải đau đầu trước người khổng lồ đang tăng trưởng nhanh và mạnh hơn này.
Những lợi ích của Nga với đối tác chiến lược là Trung Quốc sau khi “xoay trục” sang hướng Đông sẽ bị thiệt hại. Sự hợp tác vô hạn độ và thiếu suy nghĩ (của Nga) với Trung Quốc sẽ có nguy cơ biến thành sự đối đầu căng thẳng trong tương lai.
Trung Quốc đã thực hiện chính sách kiềm chế tốc độ tăng trưởng dân số bằng cách này hay cách khác suốt từ sau chiến tranh đến nay. Nhưng Chương trình “mỗi gia đình chỉ có một con” được áp dụng từ năm 1979 là thành công nhất. Nguyên nhân buộc (Trung Quốc) phải hạn chế tốc độ tăng dân số là do thiếu nghiêm trọng nguồn tài nguyên đất đai canh tác, nguồn nước và năng lượng.
Moi de doa moi tu Trung Quoc Nền kinh tế Trung Quốc không đủ khả năng nuôi tất cả công dân của mình. Trẻ em trên thực tế là “một cái miệng ăn theo”, và tốt nhất là không nên có nhiều những “miệng ăn theo” như vậy. Chính sách hạn chế sinh đẻ được thực hiện chủ yếu bằng các biện pháp kinh tế: nếu vi phạm nguyên tắc này, gia đình khổ chủ phải đóng một khoản tiền phạt tương đương với thu nhập trong mấy năm liền.
Chương trình được áp dụng tương đối linh hoạt và có nhiều ngoại lệ. Ví dụ, cư dân nông thôn (có hàng trăm triệu người) không thuộc diện điều chỉnh của chương trình này. Dân cư Bắc Kinh cũng có thể có 2 con nếu như cả bố và mẹ đều là con duy nhất trong gia đình của mình.
Tuy nhiên, nhờ thực hiện chương trình này mà tỷ lệ sinh trung bình của một phụ nữ đã giảm từ 5,8 con xuống còn 1,8 con. Kết quả là đến năm 2000, Trung Quốc đã duy trì được mức dân số khoảng 1,2 tỷ người. Vấn đề “các miệng ăn theo” đã được giải quyết.
Còn bây giờ thì chính sách hạn chế cứng rắn trên sẽ được bãi bỏ và, không còn nghi ngờ gì nữa, sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng dân số. Trong năm 2014 Trung Quốc đã có thêm 17 triệu trẻ em – tương đương với dân số của cả một nước Châu Âu.
Sau khi mỗi gia đình được phép sinh hai con, khả năng mỗi năm sẽ có thêm 3 triệu trẻ em mới sinh nữa (cộng với con số 17 triệu). Nguyên nhân dẫn tới quyết định tăng tỷ lệ sinh, cũng như nguyên nhân dẫn đến việc hạn chế – đó là các nguyên nhân xã hội- chính trị: dân tộc Trung Quốc đang già đi, giới trẻ Trung Quốc đang ở lứa tuổi lao động đã không thể đảm bảo cho lớp người cao tuổi.
Một nhân tố khác không kém phần quan trọng – đó là những thay đổi trong nền kinh tế Trung Quốc trong các thập niên vừa qua. Nền kinh tế này tăng trưởng với tốc độ ấn tượng – trung bình 9,5%/ năm. Theo số liệu của Liên Hợp Quốc, tổng GDP của Trung Quốc đã tăng từ 263 tỷ đô la năm 1979 (đứng thứ 8 trên thế giới) lên 7.200 tỷ như hiện nay (thứ 2 thế giới).
Những chỉ số về số lượng cũng cho thấy sự khác nhau về chất lượng giữa Trung Quốc năm 1979 và Trung Quốc hiện nay. Nếu như 36 năm trước đây mỗi một người Trung Quốc “thừa” là một “ miệng ăn theo” theo đúng nghĩa đen của từ này, thì hiện nay người đó là công nhân, nhà sản xuất, là những người bằng sức lao động của mình đóng góp vào sự tăng trưởng sức mạnh kinh tế Trung Quốc.
Kế hoạch của Đặng Tiểu Bình và đường lối cứng rắn của ĐCS Trung Quốc trấn áp sự thâm nhập “dân chủ” trong xã hội nước này đã thành công. Trong thời gian đầu, Bắc Kinh sao chép những thành tựu của nước ngoài, mua công nghệ và chỉ là “xưởng lắp ráp” của thế giới.
Nhưng sau đó Trung Quốc đã giáo dục cả một thế hệ cán bộ có trình độ cao và điều đó cho phép nước này bắt đầu chuyển từ sao chép sang tự sản xuất. Nói thêm, chính Nhật Bản cũng hành động như vậy trong thời kỳ sau chiến tranh.
Cùng với việc giải quyết vấn đề cán bộ, Trung Quốc đồng thời giải quyết vấn đề thiếu hụt tài nguyên. Để làm được điều này, Trung Quốc đã “đột nhập” vào Châu Phi theo nghĩa bóng, tích cực mua các hợp đồng nhượng quyền và cuối cùng đã thành nhà đầu tư chủ chốt trên lục địa này.
Kim ngạch thương mại của Trung Quốc với các nước Châu Phi gấp 2,5 lần con số tương tự của Mỹ. Trong khi Lục địa cũ (Châu Âu) hoài niệm và tự dày vò mình về quá khứ thuộc địa và chủ yếu làm công tác nhân đạo, Trung Quốc miệt mài chiếm lĩnh những không gian sống mới cho mình. Và đã thành công.
Và như vậy, đến thời điểm hiện tại Thiên Triều đã có một đội ngũ cán bộ nòng cốt, cơ sở tài nguyên tối thiểu và một điều không kém phần quan trọng nữa, là một cơ sở hạ tầng công nghiệp và vận tải được xây dựng gần hoàn chỉnh trong nhiều năm.
Những nền tảng cho sức mạnh tương lai đã được chuẩn bị xong. Chính đây là lúc bắt tay vào việc tăng cường tiềm lực con người – chúng ta có thể thấy rõ qua việc bãi bỏ chính sách “mỗi gia đình chỉ có một con”.
Đối tác nguy hiểm
Mặc dù công nghệ – công nghệ dân sự và quân sự,- có ý nghĩa rất quan trọng, nhưng sự vượt trội về dân số vẫn có rất nhiều ưu thế. Rất có thể, còn có ưu thế nhiều hơn trước kia. Chỉ cần xem lại một số cảnh quay cách đây không lâu về hàng trăm nghìn người tỵ nạn tràn vào lãnh thổ Châu Âu.
Mặc dù có ưu thế vượt trội về công nghệ những EU đã không thể bảo vệ được mình. Không thể bắn vào những người tỵ nạn vì những giá trị mà chính Châu Âu đã tuyên truyền phổ biến trong một thời gian dài và không thể từ bỏ các giá trị đó trong phút chốc.
Trong tương lai, những cảnh tượng tương tự như vậy có thể lặp lại, ví dụ , như ở biên giới Nga – Trung.
Điều gì sẽ xảy ra, nếu như hàng triệu người dân lỉnh kỉnh đồ đạc tiến về hướng Sibiri? Liệu Nga có đủ quyết tâm để tấn công họ bằng “Grad” như đã từng làm ở Đảo Damanski ? Và sau đó sẽ là gì, nếu như sau lưng những người dân thường Trung Quốc là một quân đội siêu hiện đại?
Tiện đây cũng xin bổ sung, một “cách làm” như vậy đã từng được M. Gaddafi thử thực hiện khi khiêu khích Ai cập bằng cách cho hàng triệu người “Lybia mong muốn ôm những người anh em đồng đạo trong vòng tay thân ái của mình”. Cairo khi đó phải rất vất vả mới xử lý được thách thức này.

M. Gaddafi Ảnh: HAMZA TURKIA/ТАSS
Mối đe dọa Trung Quốc thường được mô tả giống như một con ngáo ộp nào đó. Trong thời gian gần đây, chỉ những kẻ lười mới không nói đến mối đe dọa này. Nhưng chính các sự kiện có tính tận thế đã từng xảy ra trong lịch sử theo đúng kiểu như vậy.
Ngày hôm qua còn không có vấn đề gì , nhưng ngày mai thì đã không thể còn ngăn được thảm họa nữa. Nếu nước Nga không muốn có một lúc nào đó lầm vào một tình thế không thể sửa chữa được, thì phải áp dụng các biện pháp ngay từ hôm nay.
Trước hết, cần phải đánh giá đúng những gì đang xảy ra. Việc bãi bỏ những hạn chế tỷ lệ tăng dân số (của Trung Quốc) – đó là một tín hiệu báo nguy hiểm chắc chắn. Trước tín hiệu này thì mọi lợi lộc có thể có từ quan hệ đối tác kinh tế đều trở nên mờ nhạt. Hơn nữa, khi mà quan hệ đối tác này mang tính chất bành trướng rõ rệt.
Cho thuê đất ở Sibiri, xây dựng các xí nghiệp Trung Quốc ở Viễn Đông, mời các nhà đầu tư Trung Quốc tham gia vào các dự án hạ tầng bên trong nước Nga như sửa chữa tuyến đường xuyên Sibiri hay xây dựng tuyến đường cao tốc “Matxcova- Kazan” –tất cả những cái đó đều có nghĩa là giao nộp không gian sống của chính mình, của chính nước Nga (cho Trung Quốc).
Các quan chức địa phương “ hồ hởi” tham gia vào tất cả các dự án xuyên biên giới cùng có lợi các kiểu, vì biết chắc chắn phần mình sẽ được lót tay.
Các quan chức lớn cấp Liên Bang cũng luôn ‘vui mừng” hành xử theo tình thần “đường lối chung”, dù đó là là xây dựng chủ nghĩa tư bản tự do hay chương trình thay thế hàng nhập khẩu được thực hiện trong liên minh với Trung Quốc mà không ai biết lý do tại sao.
Tuy nhiên, khi kẻ mạnh và kẻ yếu xích lại gần nhau (kinh tế và dân số Trung Quốc gấp Nga hàng chục lần) thì bao giờ kẻ mạnh cũng thắng. Trong trường hợp với Trung Quốc thì những lợi ích ngắn hạn sớm hay muộn cũng biến thành sự cưỡng ép cứng rắn, dù có những cam kết yêu hòa bình mới đây của đồng chí Tập (nguyên văn) đi chăng nữa.
Sẽ có ngày đẹp trời nào đó những người khác lên thay đồng chí Tập, và họ sẽ không bị trói buộc bởi những cam kết của người tiền nhiệm. Chính vì thế mà đường lối duy nhất đúng của Nga chỉ có thể là dựa vào chính sức mình.
Danh mục nổi tiếng trong lịch sử về “những đồng minh” – tức quân đội và hạm đội – cần phải được bổ sung thêm: một nền kinh tế thực sự mạnh của chính mình và một chính sách dân số thích hợp.
Không có một nước Phương Tây cũng như Phương Đông nào có thể làm thay công việc của người Nga. Đã đến lúc phải chấm dứt việc mê mẩn những thành tựu của kẻ khác, kể cả đó là của những người Trung Quốc.
Rất không lâu nữa, dân số của họ sẽ là 1,5 tỷ người.
(Theo Đất Việt)

(Quốc tế) - Hầu hết các chuyên gia đều dự báo 2016 sẽ là năm đầy bất ổn với nhiều cuộc chiến tranh và xung đột tại khắp các châu lục. Vậy những vấn đề nào sẽ tiếp tục chi phối thế giới trong năm tới?

ai se lam chu the gioi nam 2016
Tranh chấp ở Biển Đông
Năm 2016 sẽ không chỉ chứng kiến những biến động lớn ở Trung Đông. Ở châu Á – Thái Bình Dương, sự căng thẳng sẽ tiếp tục leo thang. Vấn đề an ninh đáng lo ngại nhất tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương là cuộc khủng hoảng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng trên Biển Đông và biển Hoa Đông. Tại Biển Đông, hãng Stratfor dự báo Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện các “đòi hỏi chủ quyền” vô lý, tăng cường quân sự hóa các đảo nhân tạo đã xây dựng trái phép.
Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia quốc phòng Australia, đã nêu ra 5 vấn đề quan trọng, đáng quan tâm và chú ý nhất về tình hình Biển Đông năm 2016. 1) phán quyết của Tòa án Trọng tài thường trực tại La Haye, dự kiến sẽ được đưa ra trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6/2016 và phản ứng của Trung Quốc cùng các quốc gia khác có đòi hỏi chủ quyền trên Biển Đông về phán quyết này. 2) Mỹ sẽ tiếp tục các chiến dịch tuần tra khẳng định quyền tự do hàng hải và hàng không. Các chiến dịch tuần tra này dự kiến sẽ diễn ra ít nhất mỗi quý một lần, bắt đầu từ tháng 1/2016. Tuy nhiên, liệu Mỹ có thể sẽ tiến hành những chiến dịch tuần tra mạnh, quyết đoán hơn hay không sẽ là điều cần quan sát. Trung Quốc sẽ phản ứng như thế nào về những hoạt động này? 3) Khả năng các bên liên quan hoàn tất một Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông với Trung Quốc. 4) Trung Quốc sẽ hoàn tất việc xây dựng và củng cố các cơ sở hạ tầng trên 7 hòn đảo nhân tạo mà họ bồi đắp trái phép ở Biển Đông. Hành động tiếp theo đó sẽ là gì ? Ai sẽ định cư trên các thực thể được bồi đắp (phi pháp) đó? Thiết bị nào sẽ được bố trí trên đó? Loại máy bay hay tàu biển nào sẽ đồn trú ở đó? Liệu Trung Quốc có đặt căn cứ của lực lượng Hải quân của họ ở đó và sẽ hung hăng hơn trong việc khẳng định quyền tài phán đối với Philippines và Việt Nam hay không? 5) Bầu cử ở Đài Loan và Philippines sẽ ảnh hưởng ra sao đến các động lực chính trị-ngoại giao đối với những tranh chấp hàng hải ở Biển Đông? Tại Đài Loan, đảng Dân Tiến liệu có nhấn mạnh hơn trong việc đòi hỏi chủ quyền và tách xa hơn khỏi Trung Quốc hay không? Một Tổng thống mới của Philippines liệu có hòa hoãn hơn với Trung Quốc so với đương kim Tổng thống Aquino hay không?
ai se lam chu the gioi nam 2016
Cuộc nội chiến ở Syria
Với những gì đã diễn ra trong năm 2015, các chuyên gia cho rằng cuộc nội chiến tại Syria sẽ tiếp tục diễn ra dai dẳng, không lối thoát. Nhiều nhà quan sát cho rằng bàn cờ Syria với quá nhiều kỳ thủ nước ngoài nhúng tay là chưa từng thấy trong lịch sử gần đây. Trên thực tế, đang có tới ba liên minh nước ngoài chống khủng bố ở Syria, bao gồm Nga – Iran ủng hộ chính quyền Syria, liên quân do Mỹ lãnh đạo và liên minh do Saudi Arabia dẫn đầu. Do mâu thuẫn sâu sắc về số phận của Tổng thống Syria Bashar al-Assad, sẽ rất khó để các bên đạt được một giải pháp hòa bình ở Syria.
Hãng Global Research nhận định tương lai của Syria sau xung đột phụ thuộc vào “cuộc đua đến Raqqa”. Thành phố này là “thủ đô” của IS ở Syria. Global Research cho rằng liên minh nào đẩy được IS ra khỏi Syria thì sẽ nắm ưu thế trong việc xác định đường hướng tương lai của Syria. Chuyên gia Chris Doyle, giám đốc Hội đồng Tăng cường hiểu biết Arab – Anh (CAABU) đánh giá tiến trình hòa bình Vienna thời gian qua chưa tìm được câu trả lời cho những thách thức ở Syria. Bởi một thỏa thuận ngừng bắn toàn quốc ở Syria sẽ đòi hỏi hàng chục thỏa thuận ngừng bắn ở các địa phương.
ai se lam chu the gioi nam 2016
Làn sóng người di cư
Chiến tranh Syria là một trong những nguyên nhân lớn châm ngòi cuộc khủng hoảng di cư và tị nạn châu Âu. Chỉ trong năm 2015, hơn 1 triệu người di cư và tị nạn từ Trung Đông và châu Phi đã đổ vào các nước Liên minh châu Âu (EU). Một con số tương tự được dự báo cũng sẽ đến châu Âu trong năm 2016. Nhà khoa học chính trị George Friedman cho rằng gánh nặng di cư và tị nạn đang đè lên đôi vai EU sẽ càng trở nên nặng nề hơn bao giờ hết.
“Giải pháp duy nhất là EU ra một chính sách tị nạn chung và thành lập lực lượng chung kiểm soát biên giới EU. Nhưng sẽ có rất nhiều nước thành viên không muốn tham gia sáng kiến này. Và tình trạng này sẽ khiến EU càng thêm chia rẽ. Các nước thành viên sẽ tăng cường sự độc lập và quyền lực của EU sẽ suy giảm mạnh”, chuyên gia Friedman nhấn mạnh. Hãng Stratfor dự báo việc tăng cường kiểm soát biên giới sẽ càng làm suy yếu cơ chế đi lại tự do của châu Âu, đồng thời tiếp tục tạo ra “nút cổ chai” ở Tây Balkan, nơi người di cư và tị nạn bị dồn ứ.
Khủng hoảng tị nạn cũng sẽ tiếp tục tiếp lửa cho các phong trào chính trị cực hữu, bài ngoại ở châu Âu, đặc biệt nếu lại xảy ra tấn công khủng bố có sự tham gia của những kẻ cực đoan trà trộn vào dòng người tìm cuộc sống mới ở châu Âu. Ngoài khủng hoảng tị nạn, một vấn đề lớn khác mà châu Âu vẫn phải đối mặt trong năm 2016 là khủng hoảng tài chính. Theo chuyên gia Friedman, “tâm chấn” của khủng hoảng có thể chuyển từ Hy Lạp sang Italia, nền kinh tế đang vật vã đối phó với tình trạng nợ chất chồng và tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt.
ai se lam chu the gioi nam 2016
IS sẽ ra sao trong năm 2016?
Năm 2015 chứng kiến IS đánh mất một số vùng lãnh thổ đã chiếm được ở Iraq như thành phố Ramadi, thị trấn Tikrit, thị trấn Sinjar hay nhà máy lọc dầu Baiji. Theo hãng phân tích tình báo Stratfor, IS sẽ tiếp tục suy yếu và đánh mất dần quyền kiểm soát các vùng lãnh thổ khác ở Syria và Iraq.
Tuy nhiên, IS có sẵn “kế hoạch B” là đại bản doanh mới ở Libya, quốc gia đang chìm trong hỗn loạn. Libya có vị trí địa lý đặc biệt là tâm điểm của các tuyến đường buôn lậu lớn tại châu Phi, đồng thời có thể trở thành cơ sở nền tảng để IS mở các cuộc tấn công khủng bố tại châu Âu ở khoảng cách rất gần. Stratfor và nhà khoa học chính trị Mỹ George Friedman cũng cảnh báo trong năm 2016, IS sẽ mở rộng hoạt động tại Saudi Arabia, Ai Cập, Yemen, Libya, vùng hạ Sahara và Tây Nam Á.
IS cũng sẽ tăng cường tổ chức các cuộc tấn công khủng bố theo mô hình cuộc tắm máu Paris đêm 13/11. Tham vọng lớn nhất của IS chắc chắn là một cuộc tấn công quy mô lớn tại Mỹ.
ai se lam chu the gioi nam 2016
Ukraina tiếp tục gây đau đầu cho Nga và phương Tây
Tình hình xung đột ở miền đông Ukraina giữa phe ly khai thân Nga và quân đội Ukraina được dự báo tiếp tục căng thẳng và kéo dài trong năm 2016. Liên Hiệp Quốc ước tính trên 9.000 người – đa số là thường dân – đã thiệt mạng kể từ khi xung đột bắt đầu vào tháng 4/2014.
Kiev cáo buộc có khoảng 40.000 tay súng phe ly khai ở miền đông Ukraina. Chính phủ Ukraina và phe ly khai đã đạt được thỏa thuận ngừng bắn, có hiệu lực vào giữa đêm 22/12/2015. Tuy nhiên, ngay sau đó hai bên vẫn tiếp tục cáo buộc lẫn nhau vi phạm thỏa thuận ngừng bắn 22/12 và các thỏa thuận trước kia.
Ngày 1/1/2016, thỏa thuận liên kết Ukraina-EU chính thức có hiệu lực, cũng bắt đầu từ ngày này, Nga tuyên bố ngưng hiệp ước thương mại tự do với Ukraina.
(Theo Petrotimes)

(An Ninh Quốc Phòng) - Trước nanh vuốt của “kẻ hám ăn” luôn chừng chực lè lưỡi nuốt trọn cả phần “thức ăn thuộc chủ quyền” của nước khác, Việt Nam đã mạnh mẽ đứng lên chống lại yêu sách chủ quyền của TQ (Đường Lưỡi bò mà TQ tự vẽ ra) mà không phải núp dưới bóng của bất kỳ “đồng minh lớn” nào. 

Trong thời điểm cả nước đang chào đón Tết dương lịch 2016, Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc đã gửi Công hàm số 344/HC-2015 ghi ngày 29/12/2015 lên Liên Hiệp Quốc, mạnh mẽ lên tiếng khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo Công ước Liên Hợp quốc và luật Biển năm 1982. Đặc biệt, Công hàm của Chính phủ VN cương quyết bác bỏ những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo ở Biển Đông, đồng thời mạnh mẽ phản đối những hoạt động tôn tạo, xây dựng mà Bắc Kinh đang thực hiện đối với các đảo trong Biển Đông.
Đồng hành cùng Chính phủ phản đối Trung Quốc xâm lược
Đồng hành cùng Chính phủ phản đối Trung Quốc xâm lược
Chính sách xâm chiếm Biển Đông của TQ rõ ràng là âm mưu toan tính lâu dài. Việc tăng cường sự duy trì hiện diện liên tục tại các vùng biển không tranh chấp để dần biến thành có tranh chấp đang được Bắc Kinh quyết tâm theo đuổi. Sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 là một minh chứng điển hình. Theo đó, Trung Quốc sử dụng giàn khoan Hải Dương 981 như một “mốc chủ quyền di động”, hoán chuyển các vùng biển từ “không có tranh chấp” thành “có tranh chấp”. Song song với các động thái đó, việc Trung Quốc củng cố và mở rộng các hoạt động xây dựng chuỗi đảo nhân tạo đã cho thấy những tính toán chiến lược dài hạn hơn của họ trên biển Đông. Trong khi đó, dù diễn ra rất chậm chạp và khó nhận biết, nhưng chiến lược đảo nhân tạo lại nguy hiểm hơn rất nhiều vì giá trị chiến lược và khả năng thay đổi cục diện mà chuỗi đảo sẽ mang lại cho Trung Quốc khi được phát triển đầy đủ. Tướng Nguyễn Quốc Thước từng nhận xét “Việc biến các bãi đá thành pháo đài quân sự của Trung Quốc còn có tính chất nguy hiểm hơn, căng thẳng hơn, quyết liệt hơn so với sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 trước đây”.
Điều chúng ta nắm rõ được đó là Trung Quốc sẽ không bao giờ từ bỏ yêu sách chủ quyền, nhắm đến mục tiêu cuối cùng là chiếm quyền kiểm soát toàn bộ Biển Đông từ Việt Nam. Nhưng điều mà chúng ta không thể nắm rõ chính là những mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể mà mỗi ban ngành đơn lẻ của Trung Quốc sẽ thực hiện. Do đó, để không bị TQ tiếp tục tung hỏa mù dư luận, điều Việt Nam cần làm đó là đưa ra các phản ứng chủ động, giành lại ưu thế trên cả thực địa lẫn bàn đàm phán. Sự chủ động của Việt Nam chắc chắn sẽ giành được sự ủng hộ của các nước lớn, vì hiện nay, Mỹ, Úc, Nhật cũng đã có thái độ cứn rắng phản đối hành động xây dựng trái phép của TQ bằng cách tổ chức tuần tra trong vùng 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo xây dựng trái phép của nước này.
Đá Chữ Thập phóng to cho thấy công trình vẫn đang được xây dựng
Đá Chữ Thập phóng to cho thấy công trình vẫn đang được xây dựng
Việt Nam là quốc gia yêu chuộng hòa bình, độc lập, tự do. Tuy nhiên, “hòa bình” không phải là chấp nhận cúi đầu trước kẻ mạnh sử dụng vũ lực, hay hèn yếu để hàng xóm đục khoét và làm tổn hại vùng biển “thuộc về Việt Nam”. Hòa bình thực sự đó chính là vì chính nghĩa đứng lên chống lại kẻ thù âm mưu xâm lược, là mạnh mẽ giành lại quyền và lợi ích chính đáng của dân tộc.
Trong bối cảnh các nước lớn đều tỏ thái độ cứng rắn chống lại TQ, vùng biển quốc gia bị xâm hại nặng nề, Công hàm được đưa ra thời điểm này, chẳng khác gì “chiếc búa” đập tan xiềng xích của “hòa bình viễn vông” để giành lấy độc lập, tự do cho cả dân tộc. Tuy nhiên, với sự ngang ngược và bản tính hiếu thắng, liệu Trung Quốc sẽ có hành động đáp trả gì và lãnh đạo Chính phủ của Việt Nam sẽ còn đưa ra đối sách lớn nào để kìm hãm sự ngông cuồng của Trung Quốc? Điều đó không thể dự đoán được, nhưng chắc chắn Chính phủ VN sẽ cùng cả dân tộc đoàn kết để đối phó với các hành động “trước sau bất nhất” và cực kỳ nguy hiểm của Trung Quốc.
Mai Phạm
Công hàm phản đối TQ: Sách lược thông minh chống xâm lược

Công hàm phản đối TQ: Sách lược thông minh chống xâm lược

Trước nanh vuốt của “kẻ hám ăn” luôn chừng chực lè lưỡi nuốt trọn cả phần “thức ăn thuộc chủ quyền” của nước khác, Việt Nam đã mạnh mẽ đứng lên chống lại yêu sách chủ quyền...
Số phận biển đảo quê hương VN đang nằm trong tay ai?

Số phận biển đảo quê hương VN đang nằm trong tay ai?

Những ngày qua, truyền thông TQ đã đưa lên mạng internet những hình ảnh mới nhất cho thấy đường băng quân sự bất hợp pháp mà TQ nối dài trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa (Đà Nẵng, VN) và biến Đá Chữ...

2 nhận xét:

Nặc danh nói...

"Trang "mạo danh" Nguyễn Tấn Dũng gọi nhà nước Trung Quốc là... Chí Phèo"

Thế thì đúng là "mạo danh" rồi .

Nặc danh nói...

Có Bá Kiến mới sinh ra Chí phèo.

Nhưng AQ đã nói:
Nếu TQ đánh VN thì khác nào tự mình Răng cắn vào Môi,
Sợ đau nên nó không đánh đâu mà sẽ Ru ngủ rồi ăn thịt như Cáo ăn thịt Gà ấy.