Thứ Năm, 13 tháng 10, 2016

Người Kỳ Anh: Giải đoán một câu Sấm Trạng Trình liên quan tới tương lai chính trị của ông Nguyễn Phú Trọng

GIẢI SẤM TRẠNG TRÌNH: FORMOSA, CÁ CHẾT VÀ BƯỚC NGOẶT CỦA LỊCH SỬ VIỆT NAM

Người Kỳ Anh - Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491–1585), là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam trong thế kỷ 16. Ông được biết đến nhiều vì tư cách đạo đức, tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ Nam-Bắc triều (Lê-Mạc phân tranh) cũng như tài tiên tri các tiến triển của lịch sử Việt Nam. Sau khi đậu Trạng nguyên khoa thi Ất Mùi (1535) và làm quan dưới triều Mạc, ông được phong tước Trình Tuyền Hầu rồi thăng tới Trình Quốc Công mà dân gian quen gọi ông là Trạng Trình. Người đời coi ông là nhà tiên tri số một trong lịch sử Việt Nam đồng thời lưu truyền nhiều câu sấm ký được cho là bắt nguồn từ ông và gọi chung là Sấm Trạng Trình.

Sấm ký Nguyễn Bỉnh Khiêm, còn gọi là "Sấm Trạng Trình" là những lời tiên tri của Nguyễn Bỉnh Khiêm về các biến cố chính của dân tộc Việt trong khoảng 500 năm (từ năm 1509 đến khoảng năm 2019). Đây là những dự báo thiên tài, hợp lý, tùy thời, tự cường, hướng thiện và lạc quan theo lẽ tự nhiên “thuận thời thì an nhàn, trái thời thì vất vả”. “Trạng Trình đã nắm được huyền cơ của tạo hóa” (lời Nguyễn Thiếp – danh sĩ thời Lê mạt). “An Nam lý học hữu Trình Tuyền” (lời Chu Xán- sứ giả của triều Thanh). Sấm ký, giai thoại và giải đoán chứa đựng nhiều thú vị về một trí tuệ bậc Thầy kỳ tài muôn thuở, nặng lòng yêu nước thương dân và sâu sắc hiếm thấy.Khi theo học Bảng nhãn Lương Đắc Bằng, ông được truyền cho quyển Thái Ất thần kinh từ đó ông tinh thông về lý học, tướng số... Sau này, dù Nguyễn Bỉnh Khiêm không còn làm quan nhưng vua Mạc Hiến Tông (Mạc Phúc Hải) vẫn phong cho ông tước Trình Tuyền hầu vào năm Giáp Thìn (1544), ngụ ý đề cao ông có công khơi nguồn ngành lý học, giống như Trình Y Xuyên, Trình Minh Đạo bên Trung Hoa. Sau đó được thăng chức Thượng thư bộ Lại tước hiệu Trình Quốc công. Nhờ học tính theo Thái Ất, ông tiên đoán được biến cố xảy ra đến 500 năm sau, được dân gian truyền tụng và suy tôn là "nhà tiên tri" số một của Việt Nam.

Sấm ký ở bản A có 262 câu, gồm 14 câu “cảm đề” và 248 câu “sấm ký”. Đây là bản trích ở bộ “Thành ngữ, điển tích, danh nhân từ điển” (tập 2) của Trịnh Văn Thanh – Sài Gòn – 1966. Ngoài bản A còn có ít nhất ba dị bản về sấm Trạng Trình. Tài liệu liên quan hiện có 20 văn bản, trong đó 7 bản là tiếng Hán Nôm lưu tại Thư viện Khoa học Xã hội (trước đây là Viện Viễn Đông Bác Cổ) và Thư viện Quốc gia Hà Nội và 13 tựa sách quốc ngữ về sấm Trạng Trình xuất bản từ năm 1948 đến nay. Bản tiếng quốc ngữ phát hiện sớm nhất có lẽ là Bạch Vân Am thi văn tập in trong Quốc Học Tùng Thư năm 1930 mà hiện nay vẫn chưa tìm được.

Sấm ký gắn với những giai thoại và sự thật lịch sử. Nhiều nội dung trong sấm ký hiện đã được giải mã, chứng minh tính đúng đắn của những quy luật- dự đoán học trong Kinh Dịch và Thái Ất thần kinh”. Đến nay đã có 36 giai thoại và sự thật lịch sử về Sấm Trạng Trình đã được giải mã.

Trong bài này chúng tôi mang đến quý độc giả điều kì diệu của Sấm Trạng Trình từ một người đặc biệt, anh Trần Huỳnh Duy Thức (xem tiểu sử cá nhân và thông tin trên Wikipedia) và Lê Việt Kỳ Nhi (tác giả cuốn sách ''Ước mơ của Thủy'') qua 8 câu sấm nói về thời điểm hiện tại, Formosa, Cá chết và bước ngoặt của lịch sử Việt Nam:

Khỉ hú trời Nam cá hóa rồng
Gà kêu Nam Bắc hội hoa long
Lần tay đếm lại năm ba chín
Sớm thấy điềm may giống Lạc Hồng
Chăm chỉ chờ ngày sang mậu ngũ
Ước ao được thấy buổi Canh Thân
Cho hay nổi sóng ba đào dậy
Cù rống rền vang giống Lạc Hồng

Trong Bính Thân 2016 khơi nguồn trào lưu mềm “quyền con người” và trào lưu cứng “năng lượng xanh” – (Thư 57C) từ trại giam Xuyên Mộc, 20/12/2015  anh Trần Huỳnh Duy Thức viết: ''Câu 1 ý là vận hội VN hóa rồng vào năm Thân. Nhưng là năm Thân nào? Câu 3 và câu 6 sẽ cho ta câu trả lời xác định. “Lần tay đếm” gợi cho ta hình ảnh các thầy bấm ngón tay tính lịch ngày xưa theo Thiên can và Địa chi. Để dễ hình dung, ta thay các đốt ngón tay bằng các điểm trên hai vòng tròn sau:



Đếm xuôi là theo chiều kim đồng hồ, đếm ngược là “đếm lại”. “Lần tay đếm lại năm ba chín” ngụ ý bắt đầu từ vị trí số 5 đếm ngược lại 3 nấc trên vòng tròn Thiên can, 9 nấc trên vòng tròn Địa chi (tại vị trí 5 đếm 1 nấc). Theo hình vẽ ta sẽ gặp Bính trên vòng tròn Thiên can và gặp Thân trên vòng tròn Địa chi. Như vậy câu 3 cho ta biết năm khỉ của câu 1 là năm Bính Thân. Nhưng là Bính Thân nào vì cứ 60 năm sẽ lặp lại một Bính Thân.

 Câu 6 cho ta lời giải: “ước ao được thấy buổi Canh Thân”. Mấy anh chị lật cuốn lịch bỏ túi 2016, xem ngày đầu tiên của năm Bính Thân – tức là ngày Tết Nguyên đán sắp tới là ngày gì theo Thiên can – Địa chi? Đó chính là ngày Canh Thân – ngày mùng 1 tháng Giêng Bính Thân 2016 . Anh Năm thử mở lịch vạn niên trên máy tính và cố tìm xem có bao nhiêu năm Bính Thân bắt đầu bằng ngày Canh Thân? Anh sẽ không tìm thấy năm nào khác ngoài Bính Thân 2016 đâu.

Như vậy đoạn sấm này khẳng định vận hội hóa rồng của dân tộc Lạc Hồng bắt đầu từ năm sau. Bản thân từ “canh thân” cũng có một ý nghĩa như vậy. Canh là cải cách, thay đổi; canh tân là đổi mới. Thân là tự chủ, tự mình đủ sức. Ngày xưa một ông vua tiếp nhận quyền lực nhà nước từ người nhiếp chính hoặc lấy lại quyền của mình bị người khác tiếm thì gọi là “thân chính”. Canh thân mang ý nghĩa trong vận hội này là đất nước ta sẽ đổi mới dẫn đến tự cường vững mạnh.

Ngày đầu tiên của năm Bính Thân là ngày Canh Thân, sẽ không có năm Bính Thân thứ hai nào như vậy

Bắt đầu vận hội chuyển mình vĩ đại là năm khỉ 2016. Bước qua năm gà Đinh Dậu 2017 nhân tài sẽ tụ hội khắp đất nước – hình ảnh của hội hoa long (câu 2). Công cuộc canh tân, kiến thiết quốc gia sẽ bùng lên nhờ vậy.

Câu 5 diễn giải hơi dài vì liên quan đến thuật ngữ lạ là “Mậu ngũ”. Dịp khác em sẽ viết. Nhưng chung quy đó là một thời điểm tốt đẹp khác được xác định. Mậu cũng có nghĩa là tốt đẹp. Khi thời điểm này đến thì em về thôi🙂.

Câu 7 là nói về Dòng chảy sẽ cuộn trào mãnh liệt ở VN và lan truyền ra thế giới. Các anh chị tìm hiểu nghĩa “sóng ba đào” thì hiểu rõ thôi. Câu 8 thì dễ hiểu rồi, dân tộc Lạc Hồng sẽ rất vẻ vang và có tiếng nói ảnh hưởng mạnh mẽ trên thế giới – tức là “Ngoại quốc lân bang kính phục giao”. Từ Lạc Hồng cũng chứa đựng ý nghĩa của dòng chảy mạnh mẽ dẫn đến an lạc như em đã giải thích trong thư 27A. Tên dân tộc mình được gửi gắm một sứ mạng đặc biệt trong vận hội này đối với nhân loại. Rảnh thì đọc lại thư 26A em viết cho mấy anh chị tháng 8 năm ngoái, cả nhà sẽ thấy những gì em phân tích về Dòng chảy so với bây giờ như thế nào.

Nhìn vào thời cuộc cũng đủ thấy những sự thay đổi to lớn sắp tới. Một khi chân lý phát triển đã bừng sáng trong con người rồi thì chẳng có gì ngăn cản nổi sự chuyển mình của dân tộc. Gieo những hạt giống đầu tiên trong bão táp đầy khó khăn còn không ngăn nổi. Giờ hàng triệu mầm chồi đã nảy và đang lớn nhanh thành những rừng tùng bách. Những ánh lửa được truyền giữa trời đêm bão bùng giờ trở thành nguồn sáng cho những hạt mầm trồi lên. Đất nước mình sẽ sáng bừng và xanh ngắt thôi. Khi ta hiểu được quy luật phát triển của Trời Đất thì nhìn rõ được tiến trình tất yếu, không quá phức tạp. Ta biết phải làm gì để phát triển, không phải quá vất vả, hao tổn.''

Nói về ngày mậu ngũ, ngày 20/3/2016 tác giả  Lê Việt Kỳ Nhi viết:

Ngày "mậu ngũ" là gì?
Mậu ngũ nói theo thiên can địa chi âm dương ngũ hành, mậu ngũ thuộc dương thổ và dương hoả. Hoả sinh thổ - Cái ác bị đốt huỷ xuống thành đất cho muôn vật sinh trưởng
Trong năm 2016 có 6 ngày mậu ngũ, sau đó phải đến 80 năm sau mới có lại cùng những ngày này. Và không phải năm nào cũng có ngày mậu ngũ.

Năm nay ngày thứ nhất đã qua và rơi vào 6 tháng 2 DL nhưng ÂL lại thuộc 28 tháng chạp Ất mùi (2015) nên nếu tính đúng thì chỉ có 5 ngày mậu ngũ của năm Bính thân (lại số 5)
5 ngày còn lại là sẽ vào DL tháng 4, tháng 6, tháng 8, 10 và 12. Trong năm ngày này có một ngày là sinh nhật của nhi. Mậu ngũ tháng 12 không tính nữa. Đối chiếu với Sấm Trạng - Phá điền là từ đầu khỉ và tới cuối thu, chỉ 4 giai đoạn mậu ngũ thôi vì tháng 10 DL là tháng chín ÂL tức cuối mùa thu. Anh Trần Huỳnh Duy Thức trở về vào ngày mậu ngũ nào chưa biết, nhưng nếu đúng mậu ngũ sinh nhật của nhi thì sẽ rất vui :)

Trong 5 lần mậu ngũ này những cái thuộc thể chế hiện tại sẽ chia ra và bị huỷ diệt dần chuẩn bị cho sự hồi sinh của đất nước. Mỗi lần mậu ngũ sẽ đánh dấu một chuyển biến lớn.
Chúng ta hãy mạnh dạn cùng tranh đấu cho sự thay đổi. Cùng nắm tay nhau vun lại dải đất quê hương được sớm ngày nở hoa. Ngày mậu ngũ gần nhất là đầu tháng tư. Xin tất cả hãy chờ đón xem.

Ngày 06.04, là ngày mậu ngũ thứ 2 trong năm bính thân. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bị miễn nhiệm, sự lãnh đạo tham nhũng của ông kết thúc và bước qua một giai đoạn mới. Giai đoạn mới này là giai đoạn "vượn nọ leo cành cho sỉ bóng" (Sấm Trạng Trình câu 404) - Năm nay vừa là năm Bính Thân, ông Trọng lại tuổi Giáp Thân, trong câu này "vượn nọ" là nói cho ông, "leo cành" là lên chức Tổng bí thư, "sỉ bóng" là cách nói khác của sảy bóng, sảy là rớt, là hư. Vậy ông có lên thì cũng sẽ xuống.


Thứ Ba | 11/10/2016 16:17



Theo giáo sư Oliver Hart vừa đoạt giải Nobel Kinh tế 2016, khi khủng hoảng ngân hàng xảy ra thì chính phủ nên tập trung cứu người dân thay vì ngân hàng
Hôm 10-10 vừa qua, giải Nobel Kinh tế 2016 đã được trao cho 2 vị giáo sư là Oliver Hart của Đại học Harvard và Bengt Holmstrom của Đại học Công nghệ Massachusetts (MIT).
Với các công trình xây dựng nền tảng cho lý thuyết hợp đồng (contract theory), Hart và Holmstrom không chỉ giúp chúng ta giải đáp câu hỏi về việc nên thiết kế hợp đồng kinh doanh thế nào cho hợp lý, mà còn cả những câu hỏi thú vị hơn: Khi nào nên trả lương cứng, khi nào nên trả lương dựa theo hiệu quả công việc? Nên trả lương ra sao để giáo viên không chạy theo thành tích điểm số của học sinh? Khi nào thì doanh nghiệp nên tự làm một công đoạn nào đó trong nội bộ thay vì khoán ra đối tác bên ngoài? Dịch vụ công cộng nào nên được tư nhân hóa thay vì giao cho nhà nước?
Tuy là một chuyên gia hàng đầu về kinh tế vi mô, Oliver Hart cũng thường xuyên đưa ra khá nhiều bình luận về tình hình kinh tế vĩ mô. Trong đó, ông dành ra khá nhiều bút mực về việc chính phủ nên can thiệp như thế nào vào nền kinh tế. Năm 2008, cùng với một đồng nghiệp là giáo sư Luigi Zingales tại Đại học Chicago, Hart đã có một bài xã luận trên báo Wall Street Journal về tình hình cuộc khủng hoảng tài chính đang xảy ra năm đó.
Theo đó, họ cho rằng chính phủ phải xem xét việc can thiệp dựa trên 2 nguyên tắc: (1) chỉ nên can thiệp khi thị trường rõ ràng đã thất bại, và (2) càng tốn ít tiền thuế của dân càng tốt. Hart và Zingales nhắc nhở: “Nếu thiếu nguyên tắc, các nhà hoạch định chính sách chắn chắn sẽ mắc phải sai lầm và chịu thua áp lực từ các nhóm vận động hành lang”.
Từ đó, họ chỉ trích phản ứng giải cứu các tập đoàn ngân hàng và bảo hiểm của chính phủ Mỹ, và cho rằng điều chính phủ nên làm là đứng ra bảo đảm những cam kết những tập đoàn này đã ký với các khách hàng của họ. Tương tự, với cuộc khủng hoảng bất động sản, Hart và Zingales cho rằng không có lý do gì để chính phủ phải tìm cách nâng giá nhà lên, mà thay vào đó là nên trợ giúp những người gặp khó khăn trong việc thanh toán tiền vay thế chấp nhà (mortgage).
Đến năm 2014, 2 giáo sư này cho công bố một nghiên cứu về khủng hoảng tài chính và vai trò của ngân hàng. Theo đó, Hart và Zingales cho rằng bản chất của ngân hàng thực ra là nơi giữ tài sản an toàn cho những người cần thanh khoản để giao dịch. Vì thế, khi có khủng hoảng xảy ra, chính phủ nên trợ giúp trực tiếp cho những người dân gặp vấn đề về thanh khoản, thay vì giải cứu ngân hàng. Nhìn lại đợt khủng hoảng 2008-2009, họ cho rằng một giải pháp tốt là xóa đi hoặc đàm phán lại các khoản vay thế chấp mua nhà bị định giá cao hơn giá trị thực của căn nhà (underwater mortgage). Tư duy này được rút gọn trong 4 chữ: “help people, not banks” (cứu người dân, đừng cứu ngân hàng).
Trong một bài báo khác đăng trên National Affairs năm 2010, Hart và Zingales cũng kiến nghị rằng chính phủ nên đưa ra các biện pháp hạn chế việc các ngân hàng chạy theo những khoản đầu tư rủi ro. Họ nhắc nhở: “Cách kiếm tiền dễ nhất ở Wall Street vẫn là đi vay thật nhiều và chạy theo những rủi ro cực độ… Tại sao các ông lớn tài chính lại phải bận tâm tới việc kiểm soát rủi ro nếu họ biết rằng chính phủ sẽ ra tay giải cứu các con bạc thua bài?”.
Tuấn Minh


Chuyên gia Nguyễn Xuân Thành: Người Việt chưa giàu đã già, lại còn nợ nần chồng chất

78

Việt Nam bắt đầu bước sang giai đoạn dân số già từ năm 2015 với mức thu nhập xấp xỉ 2.110 USD nhưng mỗi người dân Việt Nam đã phải gánh hơn 1.300 USD nợ công, tương đương 62,2% thu nhập.

Chuyên gia Nguyễn Xuân Thành: Người Việt chưa giàu đã già, lại còn nợ nần chồng chất

Hàn Quốc bước vào ngưỡng già hóa dân số khi thu nhập người Hàn ở mức 12.197 USD, nợ công/người ở mức 8,8% thu nhập. Thái Lan già hóa khi thu nhập người Thái ở mức 2.500 USD, nợ công 24,6%. Còn người Việt, thu nhập 2015 mới ở mức 2.110 USD, nhưng mỗi người đang chịu mức nợ công lên tới 62,2% thu nhập bình quân.
Việt Nam bắt đầu bước sang giai đoạn dân số già từ năm 2015 với mức thu nhập xấp xỉ 2.110 USD nhưng mỗi người dân Việt Nam đã phải gánh hơn 1.300 USD nợ công, tương đương 62,2% thu nhập.
“Ở “độ tuổi” của Việt Nam, lẽ ra người dân đã phải đạt thu nhập tương đương Malaysia, tức khoảng xấp xỉ 10.000 USD/người/năm. Tuy nhiên, thực tế Việt Nam mới chỉ đạt mức thu nhập bằng 1/5 của Malaysia”, TS. Nguyễn Xuân Thành – Giám đốc Chương trình giảng dạy Kinh tế Fullbright – cho biết tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2016 sáng 12/10.
Hơn nữa, người dân Việt Nam hiện đã gánh số nợ công lên đến trên 62% thu nhập trong khi người dân Malaysia, giàu gấp 5 lần người Việt, chỉ gánh số nợ công chưa tới 52% thu nhập của họ.
Với tình trạng người dân chưa giàu đã già, nợ nần chồng chất hiện tại, nhìn xuống, Việt Nam đang già hơn các nước có thu nhập thấp hơn mình như Ấn Độ, Lào, Campuchia, trong khi người dân các nước này không phải “gánh” nợ công quá nhiều.
Nhìn lên, rất nhiều nước có thu nhập cao hơn nhiều so với Việt Nam như Brunei, Malaysia, Indonesia, Philippines nhưng lại có cơ cấu dân số trẻ hơn Việt Nam.
Thử so sánh con số nợ công/thu nhập của một vài nước:
- Thái Lan bắt đầu già hóa dân số từ năm 2001, tức trước Việt Nam gần 10 năm. Vào thời điểm đó, thu nhập bình quân đầu người của Thái Lan là 1.897 USD, tương đương 2.538 USD theo thời giá 2015. Mỗi người dân Thái Lan khi đó cũng chỉ gánh số nợ công xấp xỉ 466 USD, tức tương đương 24,6% thu nhập của họ.
- Singapore già hóa dân số sớm hơn, từ năm 1998 nhưng vào thời điểm đó, thu nhập bình quân đầu người của người dân Singapore đã lên đến 21.824 USD và mỗi người dân Singapore gánh hơn 18.000 USD nợ công, tương đương 82,5% thu nhập người dân. Nhưng Singapore có tài sản đảm bảo để vay nợ.
- Hàn Quốc đạt mức thu nhập bình quân đầu người 12.197 USD vào năm bắt đầu già hóa dân số 1997, trong bối cảnh tỷ lệ nợ công lý tưởng ở mức 8,8% thu nhập.
Theo số liệu dự báo của Quỹ Dân số Liên hợp Quốc (UNFPA), đến năm 2033, tỷ lệ dân số trên 60 tuổi ở Việt Nam sẽ hơn 20%. Điều này có nghĩa là Việt Nam sẽ ở vào giai đoạn dân số già trong vòng 17 năm nữa.
Trong khi năng suất lao động người Việt đang thuộc nhóm thấp nhất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, thấp hơn Singapore 15 lần, Hàn Quốc 10 lần, Thái Lan 2,5 lần, việc già hóa nhanh chóng dấy lên nguy cơ thiếu hụt lực lượng lao động, đặc biệt là lao động có năng suất cao để có thể bứt phá ra khỏi bẩy thu nhập trung bình.
Thực trạng này cho thấy thách thức Việt Nam chưa giàu đã già lại nợ nần nhiều đang rất hiện hữu. Câu hỏi đặt ra là bao giờ người Việt mới được hưởng thành quả của tăng trưởng và có được một cuộc sống không có nợ nần?”, TS. Thành đặt dấu hỏi.
Bảo Bảo
Theo Trí Thức Trẻ

Không có nhận xét nào: