Thứ Năm, 13 tháng 10, 2016

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói hay về trách nhiệm của công chức, quan chức...với DÂN

ttg-phat-bieu-chi-dao-tai-hoi-nghi-ve-kntc-4

Có trường hợp thách đố dân “giỏi thì lên trung ương mà kiện”

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói như vậy khi kết luận hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại – tố cáo ngày 7-10.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo – Ảnh: TTXVN
Ông bày tỏ bức xúc trước tình trạng lãnh đạo các cấp không bố trí tiếp dân, thậm chí có trường hợp thách đố dân “giỏi thì lên trung ương mà kiện”.
Trước khoảng 3.000 người là lãnh đạo bộ, ngành cơ quan chức năng của trung ương, lãnh đạo các tỉnh, TP tham dự hội nghị, Thủ tướng nhấn mạnh phải coi việc giải quyết khiếu nại tố cáo trong thời gian tới là nhiệm vụ chính trị quan trọng, đột xuất, phải tập trung và quyết tâm.
Thủ tướng yêu cầu các địa phương “trong thời gian tới phải coi việc giải quyết khiếu nại – tố cáo là nhiệm vụ chính trị quan trọng, chứ không thể vô cảm.
Coi đây là chỉ tiêu xét thưởng thi đua, chỉ tiêu hoàn thành nhiệm vụ. Nhiệm vụ anh không thể hoàn thành tốt được nếu địa phương anh có khiếu kiện đông người”.
“Thấy dân mà lên xe chạy thì không ổn rồi”
Thủ tướng nhận định công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo trong nhiều trường hợp người đứng đầu cơ quan có trách nhiệm chưa quan tâm đúng mức, chỉ đạo không quyết liệt, giải quyết chậm, thậm chí có sai sót.
Nhiều chủ tịch huyện, xã và cả tỉnh nữa, không bố trí tiếp dân, chưa dành thời gian thỏa đáng cho giải quyết khiếu nại tố cáo.
Đặc biệt là chưa đối thoại trực tiếp với dân, nhiều cán bộ ngại đối thoại với dân. Một số nơi có tiếp nhưng tiếp qua loa, chưa trực tiếp chỉ đạo giải quyết đến cuối cùng.
Có những trường hợp chưa quan tâm thích đáng đến quyền lợi, lợi ích của dân. “Thấy dân mà lên xe chạy thì không ổn rồi” – Thủ tướng nói.
Thủ tướng cho biết có tình trạng một số địa phương dựa vào việc hết thời hiệu để không xem xét giải quyết, dù công dân đã cung cấp thêm thông tin, tài liệu chứng minh việc tranh chấp, khiếu nại là có cơ sở.
“Hồi tôi làm trưởng ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng dự án quốc lộ 1, có trường hợp tôi hỏi tại sao bác chưa đi, người ta trả lời rằng “tôi ở đây 40 năm rồi, từ sau giải phóng đến nay, nhưng các anh chị nói chúng tôi không có giấy tờ”. Người ta ở ổn định hơn 40 năm rồi còn đòi giấy tờ gì nữa. Rồi vin nhiều lý do khác nhau để từ chối giải quyết” – Thủ tướng dẫn chứng.
Cho rằng để xảy ra tình trạng khiếu kiện kéo dài, phức tạp thì nguyên nhân chủ quan là chính, đặc biệt là người đứng đầu thiếu trách nhiệm, thiếu tích cực, Thủ tướng yêu cầu: “Bí thư, chủ tịch, nhất là ở cấp huyện, xã phải biết trong địa phương mình còn bao nhiêu trường hợp bức xúc. Phải trực tiếp gặp dân để đối thoại, giải quyết.
Nếu cứ né tránh, để lâu thì người dân sẽ khiếu kiện vượt cấp. Phải tôn trọng, lắng nghe dân, giải quyết phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn. Tôi đề nghị hệ thống tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo cần phải đặt mình vào vị trí bức xúc của người dân để nêu cao tinh thần trách nhiệm trong quá trình giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo”.
Khiếu kiện đất đai vẫn phức tạp
Điểm lại tình hình, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết tuy giảm về số vụ, số lượt khiếu nại – tố cáo nhưng lại tăng về số vụ việc khiếu nại tố cáo đông người. 70% khiếu nại hành chính vẫn thuộc lĩnh vực đất đai, trong số này có 40% là thu hồi đất tái định cư.
“Có phải thu hồi đất tái định cư là mấu chốt để giải quyết khiếu kiện đông người hiện nay không?” – Thủ tướng đặt vấn đề.
Theo Thủ tướng, Luật đất đai 2013 ra đời, những khiếu nại về quyết định thu hồi đất, trình tự thu hồi đất có giảm hơn nhưng khiếu nại về giá đền bù vẫn phức tạp. “Chúng ta cứ nói rằng tái định cư phải có cuộc sống bằng hoặc hơn nơi ở cũ, chúng ta có thực hiện được điều này không?
Chúng ta có nhận thức được vấn đề này không? Tôi lấy một ví dụ một tỉnh bắc miền Trung, làm dự án lớn không công bố cho dân, chủ động ào ào bắt dân nhận tiền đền bù trong khi giá rất thấp. Có đúng quy trình không? Làm như vậy sao được?” – Thủ tướng nêu.
Thủ tướng còn nhấn mạnh: “Hôm nay tôi muốn nói rằng các đồng chí lãnh đạo phải thấm vấn đề này. Chúng ta không thể ép dân, không thể hi sinh môi trường, hi sinh quyền lợi cần thiết, tối thiểu của người dân để làm kinh tế”.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trăn trở: “Mình nói rằng xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, tiến lên CNXH mà ra đường người dân chặn đường, lăn vào xe của mình như vậy thì mình có đau lòng không? Tôi đề nghị khi xảy ra vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp thì chủ tịch UBND phải trực tiếp gặp dân để đối thoại, giải quyết.
Trường hợp người dân tập trung khiếu kiện đông người đến các cơ quan trung ương thì trực tiếp chủ tịch UBND cấp tỉnh phải phối hợp với các cơ quan của trung ương gặp gỡ, thuyết phục, đối thoại, giải quyết kịp thời”.
Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng khiếu nại tố cáo để xúi giục, kích động nhân dân làm những việc trái pháp luật, gây rối an ninh trật tự xã hội. Có biện pháp bảo vệ cán bộ giải quyết khiếu nại tố cáo trước những hành vi quá khích.


Thủ tướng: Cán bộ, công chức phải gần dân, tôn trọng dân, phục vụ dân

VOV.VN - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong muốn các cơ quan Nhà nước phải nâng cao hiệu quả công tác, cán bộ, công chức phải gần dân, trọng dân và phục vụ dân.
Chiều 11/10, tại Trụ sở Chính phủ, Ban Dân vận Trung ương và Ban Cán sự đảng Chính phủ đã ký Chương trình phối hợp công tác dân vận giai đoạn 2016-2021. Tham dự có Bí thư Ban Cán sự đảng Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban dân vận Trung ương Trương Thị Mai, cùng các thành viên Ban Cán sự đảng Chính phủ; lãnh đạo Ban Dân vận Trung ương.
thu tuong can bo cong chuc phai gan dan trong dan va hoc dan hinh 1
Bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai ký Chương trình phối hợp giữa Ban Dân vận Trung ương và Ban Cán sự Đảng Chính phủ về công tác dân vận giai đoạn 2016-2020. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Mục đích của chương trình phối hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác dân vận của cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức về công tác dân vận thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, nâng cao trách nhiệm phục vụ nhân dân. Qua đó, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, góp phần xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, gần dân, củng cố vững chắc lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước. 
Tại buổi lễ, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai khẳng định, việc thực hiện chương trình phối hợp sẽ củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân với Đảng, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc và mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân; tập hợp, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy sức mạnh to lớn của nhân dân, tạo thành phong trào cách mạng rộng lớn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
thu tuong can bo cong chuc phai gan dan trong dan va hoc dan hinh 2
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Việc ký kết công tác dân vận giữa hai cơ quan rất quan trọng, nhưng tổ chức thực hiện tốt càng quan trọng hơn. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, vai trò của công tác dân vận đã được khẳng định trong sự nghiệp cách mạng đất nước và cũng đã được Đại hội lần thứ XII của Đảng xác định rõ. Đặc biệt trong giai đoạn mới, công tác dân vận có vị trí vô cùng quan trọng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo đồng thuận xã hội, tạo sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, đặc biệt là tập hợp, thu hút các tầng lớp nhân dân.
Thủ tướng nêu rõ, việc ký kết này quan trọng nhưng việc tổ chức thực hiện tốt công tác dân vận còn quan trọng hơn. Do đó, Thủ tướng đề nghị các cơ quan hành chính nhà nước phải nâng cao hiệu quả công tác dân vận từ phương thức hoạt động đến phong cách của cán bộ, công chức theo hướng gần dân, tôn trọng dân, phục vụ nhân dân. Những chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước khi ban hành đều gắn với quyền lợi của nhân dân, phải lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân./.
PV/VOV.VN

Có trường hợp thách đố dân “giỏi thì lên trung ương mà kiện”

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói như vậy khi kết luận hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại – tố cáo ngày 7-10.
ttg-phat-bieu-chi-dao-tai-hoi-nghi-ve-kntc-4Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo – Ảnh: TTXVN
Ông bày tỏ bức xúc trước tình trạng lãnh đạo các cấp không bố trí tiếp dân, thậm chí có trường hợp thách đố dân “giỏi thì lên trung ương mà kiện”.
Trước khoảng 3.000 người là lãnh đạo bộ, ngành cơ quan chức năng của trung ương, lãnh đạo các tỉnh, TP tham dự hội nghị, Thủ tướng nhấn mạnh phải coi việc giải quyết khiếu nại tố cáo trong thời gian tới là nhiệm vụ chính trị quan trọng, đột xuất, phải tập trung và quyết tâm.
Thủ tướng yêu cầu các địa phương “trong thời gian tới phải coi việc giải quyết khiếu nại – tố cáo là nhiệm vụ chính trị quan trọng, chứ không thể vô cảm.
Coi đây là chỉ tiêu xét thưởng thi đua, chỉ tiêu hoàn thành nhiệm vụ. Nhiệm vụ anh không thể hoàn thành tốt được nếu địa phương anh có khiếu kiện đông người”.
“Thấy dân mà lên xe chạy thì không ổn rồi”
Thủ tướng nhận định công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo trong nhiều trường hợp người đứng đầu cơ quan có trách nhiệm chưa quan tâm đúng mức, chỉ đạo không quyết liệt, giải quyết chậm, thậm chí có sai sót.
Nhiều chủ tịch huyện, xã và cả tỉnh nữa, không bố trí tiếp dân, chưa dành thời gian thỏa đáng cho giải quyết khiếu nại tố cáo.
Đặc biệt là chưa đối thoại trực tiếp với dân, nhiều cán bộ ngại đối thoại với dân. Một số nơi có tiếp nhưng tiếp qua loa, chưa trực tiếp chỉ đạo giải quyết đến cuối cùng.
Có những trường hợp chưa quan tâm thích đáng đến quyền lợi, lợi ích của dân. “Thấy dân mà lên xe chạy thì không ổn rồi” – Thủ tướng nói.
Thủ tướng cho biết có tình trạng một số địa phương dựa vào việc hết thời hiệu để không xem xét giải quyết, dù công dân đã cung cấp thêm thông tin, tài liệu chứng minh việc tranh chấp, khiếu nại là có cơ sở.
“Hồi tôi làm trưởng ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng dự án quốc lộ 1, có trường hợp tôi hỏi tại sao bác chưa đi, người ta trả lời rằng “tôi ở đây 40 năm rồi, từ sau giải phóng đến nay, nhưng các anh chị nói chúng tôi không có giấy tờ”. Người ta ở ổn định hơn 40 năm rồi còn đòi giấy tờ gì nữa. Rồi vin nhiều lý do khác nhau để từ chối giải quyết” – Thủ tướng dẫn chứng.
Cho rằng để xảy ra tình trạng khiếu kiện kéo dài, phức tạp thì nguyên nhân chủ quan là chính, đặc biệt là người đứng đầu thiếu trách nhiệm, thiếu tích cực, Thủ tướng yêu cầu: “Bí thư, chủ tịch, nhất là ở cấp huyện, xã phải biết trong địa phương mình còn bao nhiêu trường hợp bức xúc. Phải trực tiếp gặp dân để đối thoại, giải quyết.
Nếu cứ né tránh, để lâu thì người dân sẽ khiếu kiện vượt cấp. Phải tôn trọng, lắng nghe dân, giải quyết phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn. Tôi đề nghị hệ thống tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo cần phải đặt mình vào vị trí bức xúc của người dân để nêu cao tinh thần trách nhiệm trong quá trình giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo”.
Khiếu kiện đất đai vẫn phức tạp
Điểm lại tình hình, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết tuy giảm về số vụ, số lượt khiếu nại – tố cáo nhưng lại tăng về số vụ việc khiếu nại tố cáo đông người. 70% khiếu nại hành chính vẫn thuộc lĩnh vực đất đai, trong số này có 40% là thu hồi đất tái định cư.
“Có phải thu hồi đất tái định cư là mấu chốt để giải quyết khiếu kiện đông người hiện nay không?” – Thủ tướng đặt vấn đề.
Theo Thủ tướng, Luật đất đai 2013 ra đời, những khiếu nại về quyết định thu hồi đất, trình tự thu hồi đất có giảm hơn nhưng khiếu nại về giá đền bù vẫn phức tạp. “Chúng ta cứ nói rằng tái định cư phải có cuộc sống bằng hoặc hơn nơi ở cũ, chúng ta có thực hiện được điều này không?
Chúng ta có nhận thức được vấn đề này không? Tôi lấy một ví dụ một tỉnh bắc miền Trung, làm dự án lớn không công bố cho dân, chủ động ào ào bắt dân nhận tiền đền bù trong khi giá rất thấp. Có đúng quy trình không? Làm như vậy sao được?” – Thủ tướng nêu.
Thủ tướng còn nhấn mạnh: “Hôm nay tôi muốn nói rằng các đồng chí lãnh đạo phải thấm vấn đề này. Chúng ta không thể ép dân, không thể hi sinh môi trường, hi sinh quyền lợi cần thiết, tối thiểu của người dân để làm kinh tế”.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trăn trở: “Mình nói rằng xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, tiến lên CNXH mà ra đường người dân chặn đường, lăn vào xe của mình như vậy thì mình có đau lòng không? Tôi đề nghị khi xảy ra vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp thì chủ tịch UBND phải trực tiếp gặp dân để đối thoại, giải quyết.
Trường hợp người dân tập trung khiếu kiện đông người đến các cơ quan trung ương thì trực tiếp chủ tịch UBND cấp tỉnh phải phối hợp với các cơ quan của trung ương gặp gỡ, thuyết phục, đối thoại, giải quyết kịp thời”.

Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng khiếu nại tố cáo để xúi giục, kích động nhân dân làm những việc trái pháp luật, gây rối an ninh trật tự xã hội. Có biện pháp bảo vệ cán bộ giải quyết khiếu nại tố cáo trước những hành vi quá khích.

Không có nhận xét nào: