Thứ Ba, 1 tháng 11, 2016

Bài 4: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhầm lần giữa “lợi thế” với “thế mạnh” trong cơ cấu kinh tế…; Ông Vũ Khoan: “Chủ trương nhiều rồi, giờ hãy làm, làm và làm...”; Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương: Mới 'bắn chỉ thiên' các dự án làm tiêu tan nghìn tỷ

Phạm Viết Đào.

Bài liên quan:

Phát biểu tại diễn đàn Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu ra 3 ví dụ về thế mạnh trong cơ cấu của nền kinh tế Việt Nam; Theo thủ tướng: muốn thúc đẩy tạo đột phá thì phải dựa vào các thế mạnh để tái cơ cấu; 3 thế mạnh đó là:
“Thủ tướng lưu ý việc tập trung vào một số thế mạnh của Việt Nam để tái cơ cấu. “Vậy thế mạnh là cái gì?”, Thủ tướng nêu câu hỏi và cho biết sẽ đề xuất với Quốc hội có chính thế mạnh về nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp chất lượng cao. Thế mạnh này gần như địa phương nào trên toàn quốc cũng có. Ví dụ của Cà Mau là nơi nuôi tôm lớn nhất Việt Nam, với quy mô lên đến 1 tỷ USD. Vậy phải tập trung giải quyết các vấn đề về chất lượng giống, môi trường, thâm canh…
“Thế mạnh tiếp theo chính là du lịch. Tuy nhiên, lượng khách quốc tế hằng năm đến Việt Nam còn khiêm tốn. “Ta hiện có 6-7 triệu khách, trong khi Hong Kong 7,3 triệu dân có 60 triệu khách, Thái Lan 60 triệu khách, Singapore 30 triệu khách”, Thủ tướng nêu số liệu và cho rằng cùng với thu hút khách du lịch quốc tế thì phải chú ý thúc đẩy thị trường nội địa. “Đã có bao nhiêu người dân trong nước đi đến mũi Cà Mau? Bao nhiêu phong cảnh đẹp trải dài trên đất nước ta mà bà con chưa biết hết. Đây chính là thị trường tiềm năng cho du lịch”, Thủ tướng nói.
Thế mạnh thứ ba được Thủ tướng nêu lên là nắm bắt được cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư - nền kinh tế số. “Người Việt thông minh, sáng tạo. Cần đẩy mạnh phát triển công nghệ thông tin, nếu không đề cập đến vấn đề này thì chúng ta sẽ lạc hậu”, ông nói…”
3 ngành kinh tế mà Thủ tướng cho là thế mạnh, theo người viết bài này thì đó là 3 ngành có lợi thế cạnh tranh của Việt Nam…Thế mạnh của nền kinh tế là cái thế do chủ quan con người chủ động kiến tạo ra; còn “lợi thế” là do những yếu tố khách quan…
Theo thông tin báo chí gần đây, trong 9 tháng đầu năm, có 2 ngành có lượng xuất khẩu lớn đó là điện thoại và dệt may. Nếu nhìn kỹ, ngành lắp ráp điện tử, điện thoại, dệt may, da giầy mở ra thị trường lớn chủ yếu dựa vào giá nhân công rẻ…
Hàn Quốc và một số doanh nghiệp nước ngoài chọn Việt Nam mà không đầu tư vào các địa bàn khác là do Việt Nam có lợi thế: nhân công rẻ người lao động Việt khéo tay; chưa kể có yếu tố chính trị do quan hệ Nam-Bắc Triều Tiên và Trung Quốc nên doanh nghiệp Hàn Quốc chọn Việt Nam…Một ngành kinh tế thực sự được coi là mạnh không thể dựa vào lợi thế kiểu đó…
Ngành nông nghiệp, trồng cây công nghiệp, ăn quả và nuôi trồng thủy sản hàng năm xuất khẩu thu được nhiều ngoại tệ chủ yếu vẫn dựa vào lợi thế: do thời tiết, môi trường khí hậu, thổ nhưỡng…chứ bản thân các doanh nghiệp Việt Nam chưa hoàn toàn làm chủ được “ sân chơi” này vì còn lệ thuộc nước ngoài thị trường, giống, nguồn phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật…
Hàng năm, các ngành này vẫn báo cáo số lượng ngoại tệ thu được do xuất khẩu cao nhưng thực chất lợi nhuận lại không cao vì phụ thuộc nhiều yếu tố nước ngoài…
Nếu các dữ liệu nêu trên có sự trái gió trở trời, một quốc gia nào đó tăng thuế nhập khẩu, hạn chế số lượng nhập khẩu thì lập tức các ngành đó của Việt Nam lao đao…
Hay như ngành du lịch, Việt Nam hàng năm thu hút được 6-7 triệu khách, là ngành tạo được nhiều công ăn việc làm; Du lịch Việt Nam chưa thể coi là thế mạnh của nền kinh tế; Lào chỉ có 6-7 triệu dân mà hang năm thu hút được trên 3 triệu khách du lịch mặc dù sản phẩm du lịch của Lào không phong phú hơn Việt Nam…Việt Nam còn kém hơn Lào chưa nói gì đến Thái Lan Malaixia thì sao lại coi là mạnh được…
Muốn cơ cấu lại nền kinh tế để tạo những mũi đột phá, những bùng nổ, kiến tạo ra được các đầu tàu kinh tế thì phải nhận định, đánh giá sát đúng thế mạnh, lợi thế và mặt non yếu của nền kinh tế, cua cơ cấu tổ chức, bộ máy, guồng máy thì mới thành công…
Theo người viết bài này: phát huy lợi thế để thúc đẩy kinh tế thì Chính phủ đã và đang làm và chủ yếu là bằng các chính sách đầu tư, vốn cho vay ưu đãi và hỗ trợ tìm thị trường xuất khẩu cho hàng truyền thống của Việt Nam…Việc này vẫn là công việc cơm bữa của giới doanh nhân; không anh ( Chính phủ) thì chợ vẫn bằng mọi phiên… Hiện nay Chính phủ chỉ hỗ trợ chủ yếu là gạt bỏ ách tắc, cản trở do chính người của bộ máy hành chính của chính phủ ăn không ngồi rồi gây ra…
Đã có lúc Chính phủ dồn vốn liếng cho một số ngành coi là mũi nhọn nhưng đã thất bại; mô hình tạp các quả đấm thép, những tập đoàn kinh tế mạnh kiểu các chaebon Hàn Quốc của Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng về cơ bản đã thất bại và để lại nhiều hệ lụy đến nay chưa gỡ ra hết do những món nợ không lồ…
Rút kinh nghiệm về sự thua bại của chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Chính phủ mới không nên sa đà vào các dự án đầu tư viển vông, đẹp mã, hoành tráng, kiểu đại…đại…đại; Chính phủ nên quan triệt phương châm; mèo nhỏ mắt chuột nhỏ; Năng nhặt chặt bị; Buôn tàu không giàu bằng hà tiện, tiết kiệm chi tiêu hợp lý…Phương châm này Chính phủ Phan Văn Khải đã làm được; Thời ông Phan Văn Khải Chính phủ đã có của ăn của để, đã có tích lũy mặc dù chưa phát tan hoang như bây giờ: bóc ngắn cắn dài…
Hiện nay theo người viết bài này, trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam chưa có ngành kinh tế nào, tập đoàn kinh tế nào mà Chính phủ có thể tin cậy, dốc hầu bao vào cho nó để biến nó thành đầu tàu xốc dậy nền kinh tế. Ai nói có và cố chứng minh là có thì chỉ là những kẻ nói phét, những tên đại bịp…
Khi Chính phủ chưa tìm, đóng mới được “đầu tàu” như ý thì tốt nhất là hãy chỉnh đốn, kiến tạo lại toa tàu và đuôi tàu những thứ đang dùng, đang mang lại hiệu quả mà nâng cấp nó lên; xem những chỗ nào yếu kém nhất thì dỡ ra, kiến tạo lại…Những công việc này chắc khoogn tốn nhiều tiền...
Người viết bài này không tán thành ý kiến, quan điểm sau đây của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về việc tái cơ cấu lại ngành ngân hàng:“Nếu không đủ quyết tâm sẽ vẫn cách làm cũ, không ăn thua. Ngoài ra, cần bộ máy triển khai công việc này. Có đề xuất là phải thành lập đội đặc nhiệm tái cơ cấu, dám cắt bỏ những gì bất hợp lý” “Thủ tướng nêu rõ cần phải có nguồn lực để thực hiện các công việc này. Đơn cử nợ xấu đang rất lớn, muốn giải quyết thì “phải bỏ tiền bạc ra, theo quy luật biện chứng thì vật chất giải quyết vật chất, không chỉ nói miệng là được”. ..
Trong làm ăn kinh tế không thể nóng vội, lấy nhiệt tình, quyết tâm chính trị thay cho kiến thức, kỹ năng; Không nên thành lập các đội đặc nhiệm giống như ngành công an thành lập các đội SBC ( săn bắt cướp) có những sĩ quan hình sự tài ba, đột nhập vào các hang ổ tệ nạn để trong đánh ra, ngoài áp vào theo lối tay không bắt giặc…
Về vấn đề nợ xấu thì người viết bài này tán thành quan điểm của Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, phải dẹp bớt những ngân hàng làm ăn không hiệu quả; không ôm với nhau để chết cả lũ như khi bị ngập lũ; không thể anh còng làm cho anh ngay phè phỡn trên lưng…
Tất nhiên khi cho phá sản một số ngân hàng sẽ kéo theo nhiều hệ lụy nhưng phải tìm cách thích ứng và hóa giải những hệ lụy đó như là sản phẩm tất yếu của cơ chế thị trường…

( Còn nữa… )


Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương: Mới 'bắn chỉ thiên' các dự án làm tiêu tan nghìn tỷ

Tình trạng nợ công tăng cao trong khi nhiều dự án đầu tư lãng phí, thất thoát lớn tiếp tục là mối quan ngại của các đại biểu Quốc hội.

dai-bieu-nguyen-ngoc-phuong-moi-ban-chi-thien-cac-du-an-lam-tieu-tan-nghin-ty
Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình. Ảnh: Giang Huy
Thảo luận ở hội trường về kế hoạch tài chính 5 năm, nợ công và đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương cho rằng báo cáo của Chính phủ, thẩm tra của Uỷ ban Tài chính Ngân sách đã chỉ ra những nét khái quát cơ bản về tình hình, như: nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ cao; bố trí vốn đầu tư công còn dàn trải, chưa khắc phục được tình trạng dự án chuẩn bị sơ sài, hình thức để được ghi vốn rồi điều chỉnh nhiều lần…
Tuy nhiên, theo ông Phương, các báo cáo chưa nêu được hiệu quả đầu tư thực tế của các dự án, bao nhiêu dự án thua lỗ, bao nhiêu dự án cần xem xét đề nghị điều tra, truy tố; nguyên nhân và giải pháp. "Có như thế mới xác định được trách nhiệm của tổ chức, cá nhân để xử lý, làm bài học cho tổ chức, quản lý, hy vọng ngăn chặn được tình trạng thất thoát vốn đầu tư lâu nay", ông Phương nhấn mạnh.
Điểm lại một số dự án "khủng" như Xơ sợi Đình Vũ, Gang thép Thái Nguyên (giai đoạn 2), nhà máy bột giấy Phương Nam, nhà máy Đạm Ninh Bình, nhà máy nhiên liệu sinh học Dung Quất..., đã làm "tiêu tan" trên 30.000 tỷ đồng vốn đầu tư, ông Phương bày tỏ quan điểm: “Cách báo cáo, thẩm tra hiện mới "bắn chỉ thiên", nêu ra cái chung chứ không truy được trách nhiệm, không tạo ra đột phá làm chuyển biến nhận thức về vốn đầu tư, nhất là chống tham nhũng, lãng phí”.
Đồng tình với Chính phủ về việc thắt chặt chi tiêu, xử lý bội chi, nhưng vị đại biểu tỉnh Quảng Bình đề nghị Bộ trưởng Tài chính giải trình, làm rõ nguyên nhân, áp lực nợ công và khả năng trả nợ của Chính phủ. “Người xưa có câu “thứ nhất nhà dột, thứ hai nợ đòi’, tâm lý người dân Việt Nam rất lo nợ và trả nợ càng nhiều thì càng lo, vì vậy Bộ trưởng Tài chính phải nói rõ để người dân được biết”, ông Phương phát biểu.
dai-bieu-nguyen-ngoc-phuong-moi-ban-chi-thien-cac-du-an-lam-tieu-tan-nghin-ty-1
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kiên Giang. 
Đại biểu Phùng Đức Tiến bày tỏ lo lắng khi nợ công đã lên đến 64,98%, gần "chạm trần" 65%; nợ Chính phủ 53,1% GDP, trong khi ngưỡng chi phép là 50%. Trường hợp tăng trưởng năm 2016 không đạt mục tiêu đề ra (6,7%) thì các tỷ lệ này sẽ còn cao hơn. 
"Chi trả nợ giai đoạn 2011-2015 tăng gấp 1,6 lần so với giai đoạn 2006-2010, dự báo chi trả nợ sẽ tăng cao hơn giai đoạn tới", ông Tiến nói và cảnh báo nếu tiếp tục đầu tư như cách làm như thời gian, không ngăn chặn dàn trải, thất thoát, lãng phí, tham nhũng thì hệ quả sẽ ngày càng lớn.
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé (Kiên Giang) bày tỏ đồng tình việc Chính phủ xác định ưu tiên đầu tiên các công trình dự án trọng điểm, cấp bách; hạn chế cơ chế xin cho.
Theo bà Kim Bé, đồng bằng sông Cửu Long đang chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, vụ mùa bị hạn mặn vừa qua có nơi 80% thanh niên bỏ quê đi vì đất không còn sản xuất được. Do vậy, Chính phủ cần tập trung đầu tư đồng bộ hạ tầng thuỷ lợi để "cứu đồng bằng sông Cửu Long", để vùng đất này hoàn thành sứ mệnh đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. 
Đại biểu Phạm Phú Quốc (TP HCM) dẫn lại loạt chỉ tiêu kế hoạch tài chính – ngân sách 5 năm tới: tổng thu ngân sách hơn 6,6 triệu tỷ đồng, chi 8,02 triệu tỷ đồng. GDP dự kiến bình quân 6,5-7%; nợ công 65% GDP, bội chi 3,9% GDP thể hiện sự quyết liệt trong điều hành.
Dự kiến chi đầu tư cho phát triển khoảng 25-26%, chi thường xuyên, trả nợ và tài trợ 72% có sự chuyển dịch cơ cấu chi tích cực trong 5 năm tới.
Theo ông Quốc, bối cảnh ngân sách hạn hẹp, nguồn thu thuần của Việt Nam dựa phần nhiều vào tài nguyên nước, dầu thô… và nhu cầu chi cao thì Chính phủ không còn cách nào khác là phải nuôi dưỡng, tìm nguồn thu mới và giảm chi.
“Chính phủ phải tìm cách để khơi thông nguồn lực xã hội; để doanh nghiệp, người dân mạnh dạn tham gia đầu tư vốn, thay vì gửi tiết kiệm, giữ tiền trong két sắt”, đại biểu Phạm Phú Quốc nhấn mạnh.
Vị đại biểu TP HCM cũng cho rằng, bên cạnh chương trình khởi nghiệp đang được Chính phủ đẩy mạnh, cũng cần khuyến khích thành lập những tập đoàn mang thương hiệu quốc gia với doanh thu, lợi nhuận lớn hơn GDP quốc gia. Theo ông Quốc, chính số doanh nghiệp lớn này sẽ dẫn dắt cộng đồng doanh nghiệp trong nước phát triển, tạo ra nguồn thu cho ngân sách.
Cải thiện nguồn thu cũng cần tính tới các sắc thuế mới, như đánh thuế nhà. Ông Quốc dẫn dụ, khi ngân sách bỏ tiền đầu tư vào hạ tầng, giá nhà tại các khu vực này tăng lên thì chủ đầu tư cũng phải có trách nhiệm chia sẻ lợi nhuận, nộp một phần số lời thu được vào ngân sách để lấy tiền tái đầu tư cho các dự án hạ tầng khác….
“Ngân sách phải là nguồn vốn mồi, tạo động lực, đòn bẩy để phát triển”, ông Quốc nói.
Ngoài ra, ông lưu ý, thu hút vốn ODA cần tỉnh táo tránh rơi vào bẫy nợ nần, hay thu hút FDI cũng cần chọn lọc, tránh trả giá môi trường sau này. Chính quyền địa phương cũng cần siết chặt kỷ cương, tài chính ngân sách, xoá xin - cho….
Hoài Thu - Võ Thành


Các "siêu dự án" lãng phí, thất thoát: Không thể cứ "bắn chỉ thiên" mãi

Dân trí Đặt vấn đề trong bối cảnh nguồn lực ngân sách hạn hẹp, khó khăn nhưng vẫn còn tình trạng nhiều dự án nghìn tỷ, hoạt động không hiệu quả rồi "đắp chiếu", bỏ hoang, đại biểu Quốc hội cho rằng, phải nêu được đích danh dự án, quy được trách nhiệm cụ thể cho các cá nhân chứ không thể chỉ nêu chung chung theo kiểu "bắn chỉ thiên".
 >> Nợ công tăng nhanh gấp 3 lần GDP lên 2,6 triệu tỷ đồng
 >> Tiền Nhà nước còn phải lo cho dân, không thể đổ thêm vào các “siêu dự án” thua lỗ
 >> Siêu dự án thép 10 tỷ USD: Không nên sử dụng công nghệ Trung Quốc


Sáng nay (1/11), Quốc hội thảo luận ở hội trường về kế hoạch tài chính 5 năm, mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (ảnh: Quochoi.vn)
Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (ảnh: Quochoi.vn)
"Thứ nhất nhà dột, thứ hai nợ đòi"
Theo báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách (TC-NS) về đầu tư công trong giai đoạn vừa qua: "Hiệu quả đầu tư chưa cao, chưa tương xứng với nguồn lực đầu tư. Vẫn còn tình trạng bố trí vốn cho dự án chưa đủ điều kiện; phê duyệt dự án khi chưa cân đối đủ vốn, đủ nguồn lực; bố trí vốn dàn trải, thiếu tập trung, chậm trễ, dẫn đến nhiều mục tiêu trọng tâm chưa hoàn thành, nhiều công trình dở dang, phải đình, giãn, hoãn tiến độ, lãng phí nguồn lực".
Trong khi đó, "bội chi tăng cao trong nhiều năm, không đạt mục tiêu Quốc hội đề ra; nợ công tăng nhanh, mặc dù vẫn trong giới hạn cho phép nhưng bắt đầu có dấu hiệu rất khó khăn về trả nợ trong ngắn hạn và có biểu hiện không an toàn trong dài hạn".
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Phương (tỉnh Quảng Bình) cho rằng, đây là những đánh giá thẳng thắn, "nhìn thẳng vào sự thật" của Ủy ban TC-NS, dù vậy vẫn chưa đầy đủ. Theo đại biểu này, báo cáo của Ủy ban cần phải chỉ ra được những địa chỉ rõ ràng gắn liền với trách nhiệm tập thể, cá nhân.
Theo đó, phải chỉ ra được trên thực tế có bao nhiêu dự án hoạt động không hiệu quả, bao nhiêu dự án sử dụng vốn Nhà nước bị thua lỗ, bao nhiêu dự án gây thất thoát, lãng phí, bao nhiêu dự án cần đề nghị điều tra, truy tố... Có như vậy thì mới quy được trách nhiệm và khắc phục được vấn đề không lặp lại trong tương lai.
Ông Phương điểm danh 5 dự án lớn có tổng vốn đầu tư 30.000 tỷ đồng hoạt động thua lỗ, đứng trước nguy cơ phá sản và cần phải chỉ rõ được trách nhiệm. Trong đó, dự án Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 đội vốn gấp đôi từ gần 4.000 tỷ đồng lên 8.100 tỷ đồng, Nhà máy bột giấy Phương Nam đầu tư với số vốn 3.000 tỷ đồng sau 10 năm phải bỏ hoang vì không thể sản xuất được do công nghệ không phù hợp...
Báo cáo một cách chung chung định hướng theo ông Phương vẫn chỉ là "bắn chỉ thiên", không quy được trách nhiệm cá nhân.
Ngoài ra, đại biểu tỉnh Quảng Bình cũng đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính làm rõ nguyên nhân vì sao nợ công tăng cao và cho biết phương án khắc phục, làm an lòng đại biểu và nhân dân. Bởi theo ông Phương, tâm lý của người dân vẫn luôn canh cánh nỗi lo nợ công trong bối cảnh chỉ tiêu này càng ngày càng gia tăng mạnh. "Thứ nhất nhà dột, thứ hai nợ đòi", ông Phương bày tỏ.
Vị đại biểu cũng nêu quan điểm, với những địa phương có số thu lớn, thường xuyên vượt thu như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng cần chung sức cùng Chính phủ để giải quyết khó khăn với những địa phương khác trong cả nước. Điển hình như Quảng Bình, với tình hình lũ lụt, thiên tai thường xuyên, đời sống sản xuất kinh doanh ngập chìm khó khăn, nếu không có sự hỗ trợ của ngân sách Trung ương thì sẽ "phá sản".
Đại biểu Phạm Phú Quốc (ảnh: Quochoi.vn)
Đại biểu Phạm Phú Quốc (ảnh: Quochoi.vn)
Đề xuất mở thêm nguồn thu thừ thuế nhà, thuế cải thiện
Đại biểu Phùng Đức Tiến (Hà Nam) bày tỏ quan ngại trước tình hình GDP năm nay khó đạt mục tiêu 5,1 triệu tỷ đồng, có khả năng chỉ đạt 4,6 triệu tỷ đồng, thậm chí chỉ đạt 4,1 triệu tỷ đồng nếu tốc độ tăng trưởng có thể chỉ ở mức 6,3% chứ không đạt 6,7% như dự kiến.
Việc số tuyệt đối GDP thu hẹp sẽ ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu vĩ mô khác đặc biệt là tỉ lệ bội chi/GDP, nợ công/GDP nhiều khả năng vượt trần cho phép.
Ông Tiến chỉ ra một loạt những sai lầm trong việc sử dụng nguồn vốn vay trong thời gian qua, như vay ngắn hạn nhiều hơn vay dài hạn, lãi suất cao song lại phục vụ cho những công trình thu hồi vốn dài. Điều này dẫn đến việc hiện tại phải tăng vay để đảo nợ, vay năm sau cao hơn năm trước..
"Nếu chúng ta cứ tiếp tục đầu tư như cách làm thời gian qua, lãng phí, thất thoát nguồn lực nhà nước thì sẽ không chỉ gây rủi ro cho cán cân tài chính ngân sách, rủi ro nợ công mà còn góp phần gây nên sự bất ổn định vĩ mô", vị đại biểu Hà Nam cảnh báo. Do vậy, Chính phủ cần phải có chiến lược vay, trả nợ rõ ràng, chi tiêu tiết kiệm, nhấn mạnh vai trò trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong việc quản lý chi tiêu công.
Nói về mục tiêu tổng tu ngân sách giai đoạn 2016-2020 đặt ra là hơn 6,6 triệu tỷ đồng, tổng chi hơn 8 triệu tỷ đồng, GDP tăng trưởng bình quân 5 năm là 6,5-7%, nợ công dưới trần 65% GDP, bội chi dưới trần 3,9% GDP, đại biểu Phạm Phú Quốc (TPHCM) đánh giá, đây là những con số thể hiện sự quyết liệt trong vấn đề điều hành.
Tuy nhiên, trước bối cảnh biến động giá dầu và triển vọng kinh tế khó khăn, thu từ nhập khẩu thu hẹp, vị đại biểu TPHCM nhận xét "mục tiêu tăng thu là rất khó đạt được, chỉ có thể giảm chi".
Dù vậy, đại biểu Quốc cũng đưa ra những góp ý, cho rằng, Việt Nam cần tính toán nuôi dưỡng nguồn thu, tạo hành lang thông thoáng để các doanh nghiệp hoạt động, khuyến khích người dân bỏ vốn vào tham gia phát triển kinh tế.
Bên cạnh đó, cũng có thể tính toán đến một số nguồn thu mới mà các nước phát triển trên thế giới đã áp dụng như thuế cải thiện, phí tác động, thuế nhà... "Chẳng hạn như khi ngân sách bỏ ra làm hạ tầng, một số dự án được tăng giá trị (nhà trong hẻm thành nhà mặt tiền, chung cư tăng giá bán) như vậy cũng phải chia lại phần lợi nhuận này cho ngân sách để ngân sách có thêm nguồn thực hiện các nhiệm vụ, dự án khác", ông Quốc nêu ví dụ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tận thu.
Ngoài ra, đại biểu Quốc cũng khuyến nghị, bên cạnh hỗ trợ khởi nghiệp, cần khuyến khích thành lập các tập đoàn kinh tế lớn, có tầm cỡ quốc gia và khu vực để mang lại nguồn thu lớn, dẫn dắt khối doanh nghiệp phát triển. Trong vay vốn ODA, cần tỉnh táo để tránh bẫy nợ nần, thu hút FDI phải theo định hướng chứ không thu hút tràn làn, để lại hậu quả môi trường rồi lại phải đi giải quyết.
Bích Diệp


Ông Vũ Khoan: “Chủ trương nhiều rồi, giờ hãy làm, làm và làm...”


VOV.VN-Theo Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan, Trung ương đặt ra nhiệm vụ tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng là đúng đắn rồi, giờ làm, làm và làm đi.


Đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế là vấn đề có ý nghĩa chiến lược và tầm quan trọng đặc biệt, quyết định sự thành công của sự nghiệp đổi mới. Tại Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII (họp từ ngày 9/10 đến 14/10/2016, tại Thủ đô Hà Nội) đã đặt ra nhiệm vụ cho toàn hệ thống chính trị trong thời gian tới là phải tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế, coi đây là nhiệm vụ cơ bản, trọng yếu trong giai đoạn hiện nay.
VOV.VN có cuộc phỏng vấn ông Vũ Khoan, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ cơ bản và trọng yếu này.
Tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng là hợp lý…
PV: Thưa ông, Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII có đặt ra nhiệm vụ cơ bản và trọng yếu là phải tiếp tục chuyển đổi mô hình tăng trưởng của Việt Nam. Ông bình luận gì về nhiệm vụ này?
nguyen pho thu tuong vu khoan noi ve viet nam chuyen doi mo hinh tang truong va tai co cau kinh te viet nam  hinh 1
Ông Vũ Khoan (bên phải) trả lời phỏng vấn của phóng viên VOV (Ảnh: Bình Minh/VOV.VN)

Ông Vũ Khoan: Thực ra, vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng cũng đã được đặt ra từ lâu rồi, từ Đại hội XI, chứ không phải vấn đề mới. Nhưng vấn đề là trong 5 năm qua, chúng ta vẫn còn vướng víu với rất nhiều vấn đề trước mắt, thành ra việc thực hiện chủ trương đó chưa được suôn sẻ, chưa đem lại kết quả rõ rệt. Do đó, Hội nghị Trung ương lần này có đặt vấn đề lại và nhấn mạnh hơn nhiệm vụ này thì đó cũng là một điều hợp lý.
Vấn đề đặt ra là vì sao phải tái cấu trúc? Cấu trúc của nền kinh tế cũng giống như cấu trúc của một ngôi nhà, lâu dần, nếu nền tảng mà không vững thì nó có thể nứt, dột, sụt, lún. Nền kinh tế cũng vậy, có những nhân tố bất ổn thì nền kinh tế kém hiệu quả. Từ đó, phải thay đổi lại, đó chính là tái cấu trúc.
Câu hỏi đặt ra là ngôi nhà kinh tế của chúng ta nứt, lún chỗ nào? Tôi thấy nó lún ở mấy chỗ: Thứ nhất, nền kinh tế tăng trưởng dựa vào chiều rộng, nghĩa là đầu vào sử dụng chủ yếu là lao động rẻ, tài nguyên và đồng vốn, còn năng suất, hiệu quả thì rất thấp. Mà năng suất quyết định sự tiến bộ của nền kinh tế.
Thứ hai, nền kinh tế phát triển không bền vững, đặc biệt là phát triển đi đôi với xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường. Thực tế cho thấy vấn đề về môi trường ở nước ta là vấn đề lớn hơn rất nhiều so với tưởng tượng. Chúng ta đã không chú trọng đúng mức đến vấn đề này nên để lại những hậu quả rất nghiêm trọng.
Thứ ba, hiệu quả sử dụng đồng vốn thấp. Lẽ ra 1 đồng vốn bỏ ra có thể thu về 6 đến 7 đồng, nhưng chúng ta chỉ thu được khoảng 3 đồng. Như thế thì làm sao có thể cạnh tranh với các nước khác được, làm sao mà không tụt hậu?
Thứ tư, tôi đặc biệt nhấn mạnh, cơ cấu kinh tế của chúng ta quá nhiều bất ổn. Chúng ta chuyển dịch dần dần, chuyển dịch 3 khu vực lớn là nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ thì cũng có chuyển dịch nhưng đi sâu vào mỗi lịch vực đó thì quá lạc hậu. Ví dụ, nông nghiệp chủ yếu nuôi trồng và gặt hái, sản phẩm chủ yếu bán bao, chưa chế biến, thành ra giá trị gia tăng rất thấp. Công nghiệp thì chiếm tỷ trọng cũng khá cao (khoảng 38%), nhưng tỷ trọng công nghiệp chế biến chế tạo còn ít, chủ yếu gia công, mà công nghiệp chế biến chế tạo cũng chủ yếu của doanh nghiệp nước ngoài; dịch vụ thì cũng không có chuyển dịch gì đáng kể, những dịch vụ cao cấp ta không nắm được mà chủ yếu mới có nắm dịch vụ thấp cấp.
Còn cơ cấu về thành phần thì còn nổi lên vấn đề là thành phần kinh tế nhà nước còn chiếm tỷ trọng quá cao và hiệu quả rất thấp, doanh nghiệp nước ngoài thì chiếm tỷ trọng ngày càng cao. Ví dụ, chúng ta khoe rất nhiều là tăng trưởng xuất khẩu rất nhanh nhưng doanh nghiệp FDI chiếm khoảng xấp xỉ 70%, thì đây không phải là của Việt Nam.
Thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế, vừa rồi chúng ta ưu tiên tập trung vào 3 khâu: tái cấu trúc đầu tư công, tái cấu trúc ngân hàng và tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước. Chúng ta cũng đã làm được một số việc, nhưng mà cũng còn ngổn ngang lắm, nhất là cơ cấu lại đầu tư công và doanh nghiệp nhà nước.
Tất cả những câu chuyện đó đặt ra vấn đề đòi hỏi chúng ta phải cơ cấu lại nền kinh tế nếu không sẽ tụt hậu rất ghê gớm và thực chất đang tụt hậu rồi.
“Tôi chưa rõ mô hình tăng trưởng mới thế nào”
PV: Thưa ông, khi Trung ương đặt vấn đề thay đổi mô hình tăng trưởng thì nhiều người cũng băn khoăn là chưa rõ mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ như thế nào?
Ông Vũ Khoan: Tôi cũng thấy vậy. Tôi theo dõi mà chưa hình dung ra được mô hình mà mình định chuyển sang nó thế nào, là mô hình gì. Ở đây có mấy câu hỏi:Mô hình gì? Làm cách nào? Ai làm? Trong đó, mô hình thì chưa rõ. Còn ai làm thì cảm giác như là nhà nước làm còn các doanh nghiệp và thị trường vẫn đứng ngoài. Và làm thế nào thì cũng chưa rõ. Cho nên, bây giờ tung ra con số cần đến gần 10 triệu tỷ đồng để tái cấu trúc kinh tế thì không biết là ta lấy đâu ra, nhất là trong điều kiện ngân sách như hiện nay. Rõ ràng, câu hỏi vẫn còn nhiều hơn câu trả lời.
PV: Như ông vừa nêu, chúng ta còn 3 câu hỏi lớn cần trả lời cho việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng là: Mô hình gì? Ai làm? Làm như thế nào? Vậy theo ông, ai là người phải trả lời những câu hỏi này?
Ông Vũ Khoan: Những câu hỏi này, dĩ nhiên là, các cơ quan của Đảng và Nhà nước phải trả lời chứ người dân làm sao trả lời được.
Chậm đổi mới vì cả khách quan và chủ quan
PV: Câu chuyện chuyển đổi mô hình tăng trưởng không phải đây là lần đầu tiên được đặt ra mà đã được đặt ra từ Đại hội XI của Đảng rồi. Vậy tại sao sau nhiều năm, nay ta lại phải đặt ra và tiếp tục nhắc phải quyết liệt thực hiện, thưa ông?
nguyen pho thu tuong vu khoan noi ve viet nam chuyen doi mo hinh tang truong va tai co cau kinh te viet nam  hinh 2
Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan: Chậm đổi mới mô hình tăng trưởng do cả nguyên nhân chủ quan và khách quan (Ảnh: Bình Minh/VOV.VN).

Ông Vũ Khoan: Tôi thấy có thể có mấy nguyên nhân: Thứ nhất là vừa rồi chúng ta còn bộn bề những công việc trước mắt. Những hậu quả của khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 dội vào nước ta, rồi nước ta lại có những yếu kém về quản lý nên hậu quả nó cũng rất nặng, đến nay vẫn chưa giải quyết hết được. Nói là ổn định vĩ mô, nhưng mà nợ công cũng còn rất cao, ngân sách thì bội chi rất lớn, đến hôm nay vẫn là vấn đề nóng.
Thứ hai là chúng ta phải đối mặt với những nhân tố bất thường, không lường được như biến đổi khí hậu, môi trường, thiên tai… đặt chúng ta vào thế rất bị động. Rồi cả những vấn đề chính trị, an ninh, Biển Đông… có bước phát triển mới mà ta không lường trước được.
Thứ ba, gốc gác của vấn đề ở chỗ là những câu hỏi vừa đặt ra ở trên là: Chuyển đổi sang mô hình nào? Ai làm? Làm như thế nào? Tức là có lý do khách quan và cả lý do chủ quan đẩy chúng ta đến tình trạng làm chưa đến nơi đến chốn, chưa đem lại được gì để cho cảm nhận rõ rệt.
Cần chính sách cụ thể để “đột phá”
PV: Để thực hiện thay đổi mô hình tăng trưởng hiệu quả, trong các nhiệm vụ và giải pháp, Trung ương đề ra cần đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện 3 đột phá chiến lược về: đổi mới, hoàn thiện thể chế; phát triển giáo dục đào tạo để để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ. Vậy theo ông, 3 đột phá chiến lược này có đặt ra được cơ sở nền tảng nào cho chúng ta thực hiện hay không?
Ông Vũ Khoan: Tôi thấy đặt ra 3 đột phá đó cũng đúng, nhưng chưa đủ. Về thể chế thì chúng ta cũng đang làm, nhưng nó cũng như bài nhạc còn đang ngập ngừng, nhưng mà thôi thì cũng đang có những chuyển dịch. Giáo dục thì cũng đã có hẳn một nghị quyết về đổi mới cơ bản, toàn diện giáo dục rồi, còn đang làm như thế nào thì mọi người đều đang chứng kiến cả, năm nào cũng thay đổi, lúc nào cũng căng thẳng, chưa đem lại kết quả gì trực tiếp.
Cho nên, nói cần 3 đột phá chiến lược đó thì cũng đúng thôi. Nhưng theo cá nhân tôi, cái cơ bản để chuyển đổi mô hình tăng trưởng là phải thay đổi cơ cấu, trong đó khâu then chốt là khoa học công nghệ. Muốn nâng cao hiệu quả, chỉ có con đường đưa khoa học công nghệ vào và thể chế làm sao để thúc đẩy tính hiệu quả, chất lượng. Tức là những đòn bẩy kinh tế mới là quan trọng chứ không phải tiền là quan trọng.
Vậy những chính sách nào để buộc các doanh nghiệp (doanh nghiệp làm chứ không phải nhà nước làm) đi theo con đường hiệu quả, chất lượng, đưa công nghệ mới vào, đưa quản lý hiện đại vào. Những việc này đều là doanh nghiệp làm. Muốn doanh nghiệp làm thì nhà nước phải đưa ra bảng chỉ đường, hoặc những khâu then chốt để thúc đẩy người ta làm. Tôi chưa thấy điều đó. Còn tiền thì cũng quan trọng, không phải thay đổi thì không cần tiền, nhưng tiền đó do doanh nghiệp bỏ ra, còn ngân sách chỉ bỏ ra làm một số cái tập trung vào hạ tầng cơ sở, giáo dục đào tạo, phát triển khoa học (mà khoa học thì nhà nước cũng chỉ 1 phần thôi còn các doanh nghiệp, các cơ sở phải làm). Tôi vẫn chưa thấy những đòn bẩy cơ bản đó nằm ở đâu, như thế nào?
Chủ trương nhiều rồi, giờ hãy làm, làm và làm…
PV: Thưa ông, quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng không thể tách rời quá trình hội nhập quốc tế. Hội nghị Trung ương nói rằng, hội nhập kinh tế là sự nghiệp của toàn dân, không phải của riêng ai, trong đó đặc biệt đặt doanh nghiệp và đội ngũ trí thức là lực lượng đi tiên phong. Ông thấy quan điểm này thế nào?
Ông Vũ Khoan: Tôi nghĩ quan điểm này cũng đúng thôi, nhưng cần phải phân vai cho rõ ràng. Còn nói khẩu hiệu chung chung thế thì ai làm gì vẫn không rõ. Vậy các tổ chức Đảng làm gì? Các doanh nghiệp thì rõ rồi, sống chết là phải lao vào thôi. Còn bộ máy nhà nước làm gì và làm thế nào? Các đoàn thể quần chúng làm thế nào? Các hiệp hội thế nào?
Đúng là việc hội nhập này liên quan toàn dân thật, nhưng vấn đề là ai làm gì và làm thế nào thì chưa có lời đáp. Ngay như tại phường tôi đang ở đây, liên quan đến hội nhập thì Đảng ủy họ làm gì, Mặt trận làm gì, tôi hỏi, họ cũng không rõ. Chứng tỏ, hội nhập mới dừng ở cấp trung ương và ở khẩu hiệu thôi. Tức là phải phân vai ra, chỉ việc rõ ràng ra chứ nếu không thì khẩu hiệu vẫn là khẩu hiệu thôi.
PV: Rõ ràng bây giờ chúng ta cần gọi tên cụ thể, chỉ đích danh những ai gắn với nhiệm vụ gì, trách nhiệm cụ thể ra sao, thưa ông?
Ông Vũ Khoan: Vấn đề đó thì Trung ương cũng nêu rồi. Vấn đề tôi chờ đợi là làm thế nào. Còn nói thì nói mãi rồi, có phải cái gì mới đâu. Về trách nhiệm người đứng đầu cũng nói cả vạn lần rồi. Nhưng những xảy ra trong hệ thống đó, người đứng đầu có làm sao đâu.
PV: Vậy ông kỳ vọng gì?
Ông Vũ Khoan: Tôi kỳ vọng đơn giản thôi, khẩu hiệu nhiều rồi, chủ trương nhiều rồi, giờ làm, làm và làm. Làm một việc nhỏ thôi cũng được, nhưng mà làm.
PV: Xin trân trọng cảm ơn ông! 

Xuân Thân/VOV.VNThực hiện

Làm gì để giảm chi tiêu công, tránh lãng phí?

LĐ - 256 LAN HƯƠNG - XUÂN HẢI

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP. Hồ Chí Minh)
LTS: Hình ảnh Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dùng máy bay thương mại thay vì chuyên cơ khi đi công cán nước ngoài là một hình ảnh đẹp. Sự kiện này còn mang đến thông điệp: Muốn tiết giảm chi tiêu công thì bên cạnh những chiến lược vĩ mô thì mỗi cán bộ cho tới người đứng đầu Chính phủ cũng cần có những thay đổi từ những việc cụ thể, đóng góp vào nỗ lực giảm gánh nặng lên ngân sách. Qua sự kiện này, báo Lao Động đã thực hiện trao đổi với một số chuyên gia, cũng như ghi nhận các ý kiến đại biểu Quốc hội trong các phiên thảo luận ngày hôm qua (31.10).  

Đánh giá của các ông về hành động của Thủ tướng khi từ chối chuyên cơ để dùng máy bay thương mại khi đi công tác. Cụ thể là chuyến công cán tại Thái Lan vừa qua?
- Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP. Hồ Chí Minh):
Tôi rất hoan nghênh việc này. Thủ tướng đã bớt sử dụng chuyên cơ đi công tác để giảm lãng phí, điều đó không những giảm lãng phí mà nhân dân nhìn vào cũng rất hoan nghênh. Điều này cũng khiến khoảng cách giữa lãnh đạo và người dân trở nên gần gũi, hòa đồng hơn. Nhiều lãnh đạo ở các quốc gia khác cũng từng làm như vậy, cũng đi bộ, đi xe đạp, cũng sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.
Tuy vậy, cũng đặt ra yêu cầu là những ngành dịch vụ công phải làm sao để đảm bảo an toàn cho các lãnh đạo cao cấp, điều này cũng có nghĩa là đảm bảo tốt hơn, an toàn cho nhân dân.
- TS Cao Sỹ Kiêm - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam - Nguyên Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Làm gì để giảm chi tiêu công, tránh lãng phí? ảnh 1
 Ông Cao Sỹ Kiêm.
Hành động này của Thủ tướng là thể hiện nói đi đôi với làm. Trước đây, các bộ, ban, ngành cũng hô hào tiết kiệm nhưng chỉ là chung chung. Việc Thủ tướng đi máy bay thương mại mang ý nghĩa thông điệp là ông ấy nói được thì sẽ làm được và là tấm gương cho các cấp Trung ương, địa phương, bộ, ban, ngành phải tự suy nghĩ. Mà hơn thế, hành động của Thủ tướng thể hiện việc làm tiết kiệm không cần đao to búa lớn mà chỉ cần bắt đầu từ việc nhỏ nhất đến việc lớn”.
- Đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà (Hà Nội):
Làm gì để giảm chi tiêu công, tránh lãng phí? ảnh 2
Ông Đỗ Đức Hồng Hà. 
Trước hết, tôi thấy việc làm của Thủ tướng đúng là một tấm gương cho tất cả cán bộ công chức của chúng ta noi theo học tập.
Người đứng đầu của Chính phủ làm gương cho tất cả mọi người thì tất cả mọi cán bộ, công chức cũng sẽ tiết kiệm. Các cụ mình cũng dặn, “Buôn tàu buôn bè không bằng ăn dè, hà tiện”, cho nên là nếu chúng ta chú trọng đến tiết kiệm sẽ giúp nền kinh tế, xã hội phát triển, giảm nợ công, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Khi đó, mục tiêu về xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh sẽ sớm thành công.
Việc Thủ tướng khi mới nhậm chức đã không mua xe mới mà vẫn dùng xe cũ đến việc đi máy bay thương mại là thể hiện trách nhiệm, đạo đức, tầm nhìn xa của người đứng đầu Chính phủ.
Tôi không những ủng hộ bằng lời nói mà còn bằng việc làm cụ thể là tôi cũng không nhận xe ôtô công khi về làm việc ở Ủy ban Tư pháp Quốc hội.
Một trong những vấn đề nóng hiện nay là tình trạng lãng phí trong sử dụng tài sản công như xe công, nhà công vụ thời gia qua. Vậy, cần có những giải pháp nào để ngăn chặn, hạn chế tình trạng này?
- Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP. Hồ Chí Minh):
Việc lãng phí là do chưa tách bạch rõ chi phí từ nguồn ngân sách, nên một số tài sản công lại được sử dụng để phục vụ cho lợi ích cá nhân. Ngược lại, cũng có một số người phải sử dụng một phần lương của mình để trang trải cho công việc.
Do đó, để giải quyết cơ bản chi phí cho các cá nhân là cán bộ công chức thì phải giải quyết đồng bộ với cơ cấu tiền lương, thu nhập cho hợp lý. Khi đã giải quyết được “phần gốc” này thì sẽ trả lời được những câu hỏi, như cán bộ đi làm bằng phương tiện gì, điện thoại sử dụng thế nào, nhà ở dành cho cá nhân hay cho cả gia đình v.v...
Có những quốc gia chi trả tất cả vào lương thì khi anh đi thuê nhà như thế nào đó là việc của anh. Trong cơ cấu tiền lương đã tính đến tất cả các chi phí đó rồi. Giải quyết được vấn đề tiền lương trên cơ sở như vậy thì mới hợp lý. Chứ bây giờ lương 10 triệu mà khoán chi phí đến mấy chục triệu, gấp mấy lần lương thì rõ ràng khó giải thích, nhân dân nghe cũng không thể nào chấp nhận được.
Để giải quyết vấn đề này, ông Nghĩa cho biết: Không nên tách chi phí công ra khỏi lương. Theo ông Nghĩa, có thể thí điểm trước ở một số trường hợp, nhưng để giải quyết tận gốc vấn đề thì phải có giải pháp tổng thể, đi từ vấn đề thu nhập, tiền lương của cán bộ, công chức.
- TS Lưu Bích Hồ - Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Làm gì để giảm chi tiêu công, tránh lãng phí? ảnh 3
Ông Lưu Bích Hồ.
Từ những việc làm cụ thể, Thủ tướng đều thể hiện quan điểm là Chính phủ kiến tạo, liêm khiết. Đó là việc tốt. Việc đi máy bay thương mại sẽ tiết kiệm được số tiền rất nhiều. Tôi nghĩ thời gian tới nên khuyến khích các bộ trưởng, thứ trưởng nên đi máy bay hạng vé economy để tiết kiệm chi phí. Thậm chí các trợ lý của bộ trưởng, thứ trưởng đi theo cùng đoàn cũng nên đi vé hạng economy thôi. Tôi từng đi công tác ở New Zealand, Phần Lan… và thấy nền hành chính của họ minh bạch, công khai và tiết kiệm, các công sở từ cấp bộ trở xuống không đi xe ôtô riêng, chỉ đi xe ôtô dịch vụ. Chỉ có Thủ tướng và vài vị lãnh đạo cao cấp có xe riêng.
- Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng
Làm gì để giảm chi tiêu công, tránh lãng phí? ảnh 4
Ông Đinh Tiến Dũng.
Hiện quy trình đầu tư, mua sắm, xử lý tài sản nhà nước bị phân tán do nhiều cơ quan, đơn vị cùng làm, tính chuyên nghiệp thấp, còn nặng về hành chính, bao cấp; chưa tách bạch giữa nhiệm vụ quản lý về tài sản nhà nước và cung cấp dịch vụ công trong quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
Hiệu lực, hiệu quả quản lý chưa cao, vai trò điều tiết của các cơ quan quản lý tài sản công hạn chế nên còn tình trạng nơi thừa, nơi thiếu tài sản, việc sử dụng tài sản sai công năng, sai mục đích gây lãng phí, thất thoát vẫn diễn ra.
- TS Cao Sỹ Kiêm - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam - Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Tôi đưa ra mấy giải pháp thế này: Thứ nhất, việc đi máy bay thương mại của Thủ tướng chỉ có tính nêu gương, việc làm nhỏ mà ý nghĩa lớn. Người dân đang trông chờ vào việc lớn hơn liên quan đến lợi ích quốc gia, từ đó chúng ta cần triển khai tiết kiệm ở nhiều lĩnh vực lớn khác để mang lợi ích quốc gia lớn hơn.
Thứ hai, qua việc làm này ta thấy tính tự giác là tốt nhưng chúng ta cần hoàn chỉnh cơ chế, kỷ cương. Ví dụ, căn cứ vào tiêu chí, tiêu chuẩn và chế tài cụ thể để xử lý vi phạm. Việc làm tốt dù nhỏ, mình cũng phải tuyên truyền, nhưng bên cạnh đó, các vi phạm dù nhỏ cũng phải xử lý nghiêm để làm gương, đặc biệt là các vụ việc lớn liên quan lợi ích quốc gia.
Thứ ba, việc đi máy bay thương mại của Thủ tướng không chỉ giải quyết chi phí, đầu tư công, tiết kiệm thời gian, chi phí nguyên liệu mà nên rộng rãi trên các lĩnh vực thì tác dụng lớn hơn. Thêm vào đó, cần tạo đội ngũ cán bộ từ dưới lên trên thống nhất về suy nghĩ, hành động, quản lý và xử lý được ăn khớp, nhịp nhàng để biến hành động nhỏ nhưng ý nghĩa lớn của Thủ tướng được nhân rộng ý nghĩa tiết kiệm ở mọi lĩnh vực, tạo động lực thúc đẩy đất nước, để chính sách tiết kiệm thực sự tạo nên phát triển biền vững.

Tin bài n

Không có nhận xét nào: