Thứ Năm, 23 tháng 3, 2017

Bộ tộc hiếu chiến nhất thế giới, hàng trăm năm sống tách biệt, thấy người lạ là giương cung bắn; Phải chăng người cổ đại đã góp phần tạo nên sa mạc Sahara?; Đến với 2 vùng đất khó tiếp cận nhất trên Trái đất này

Được mệnh danh là “bộ tộc Đồ Đá”, Sentinel là một dân tộc bản địa cô lập sinh sống ở đảo Bắc Sentinel, thuộc quần đảo Andaman trong vịnh Bengal, Ấn Độ.
Cộng đồng người Sentinel luôn luôn chống lại mọi nỗ lực liên lạc từ thế giới bên ngoài. Họ duy trì đời sống nguyên thủy, từ chối xã hội văn minh hiện đại và không muốn tiếp xúc với những người không phải cư dân trên hòn đảo của họ.
Từ trên cao nhìn xuống, hòn đảo phía Bắc Sentinel thật vô cùng thơ mộng với những bãi biển xanh thẳm và khu rừng tươi mát, bí ẩn, thu hút sự tò mò của nhiều người.
Tuy nhiên, đó không phải là nơi dành cho khách du lịch hay những ai muốn khám phá. Nơi này chỉ dành riêng cho những cư dân trên đảo, những người bí ẩn nhất thế giới. Họ mãi mãi sẽ không cho những người khác cơ hội được tìm hiểu về mảnh đất này.
Người dân trên hòn đảo Bắc Sentinel được gọi chung là Sentinelese. Họ duy trì thói quen săn bắn, hái lượm và sống bầy đàn. Họ đi săn thú rừng, đánh cá, hái lượm các loại quả trong rừng và không biết làm nông nghiệp. Họ sống trong những túp lều lá, chủ yếu chỉ để che nắng mưa, và ngủ ngay trên sàn trải bằng lá cây, lá cọ. Mỗi túp lều là nơi ở của một gia đình, từ 3 đến 4 thành viên. Ngôn ngữ của họ rất khác những cư dân còn lại trên quần đảo Andaman, và họ hầu như không liên lạc với những cư dân của bộ tộc khác suốt hàng ngàn năm nay.
Không kỳ bí như những bộ lạc ẩn giấu dưới những tán rừng Amazon rộng lớn, bạt ngàn và rất khó tìm ra tung tích, sự tồn tại của Sentinelese đã được biết đến qua hàng thế kỷ, nhưng chưa ai có cơ hội được tiếp xúc với họ. Họ từ chối tất cả mọi đề nghị từ thế giới bên ngoài. Những người cố chấp, không tôn trọng những thông điệp mà họ phát đi sẽ nhận được những cơn mưa mũi tên phóng ra vun vút và thậm chí phải bỏ mạng.
Năm 2006, người Sentinelese đã từng giết chết hai ngư dân đánh cá, tấn công máy bay trực thăng khảo sát bằng cách bắn mũi tên lửa và ném đá. Họ kịch liệt từ chối, phản đối một nhóm các thành viên đến từ nhiều quốc gia, những nhà thám hiểm, những đội an ninh muốn tìm hiểu họ, khám phá vùng đất của họ. Chính bởi thế, hiếm có bức ảnh nào chụp cận cảnh họ, và những bức ảnh và video ghi lại đều có chất lượng rất thấp, phần lớn quay từ trên máy bay với khoảng cách rất xa hoặc từ bên bờ kia biển.
Mặc dù nằm trong quần đảo Andaman nhưng hòn đảo Bắc Sentinel lại vô cùng hẻo lánh. Và cũng khác với cư dân ở phần đảo khác của Andaman, có sự giao lưu với xã hội hiện đại, những người Setinelese coi những người đến từ nơi khác là đối tượng thù địch. Chính phủ Ấn Độ đã từng khởi động một chương trình với mục đích thiết lập mối liên hệ với những người dân ở đây, nhưng kết quả thu được không được như mong muốn và vẫn chỉ là thiện ý một chiều từ phía chính phủ.
Theo ước tính, cư dân trên đảo này vào khoảng vài chục đến vài trăm người. Người ta cũng không biết chính xác cơn sóng thần hồi năm 2004 ở chuỗi quần đảo Andaman ảnh hưởng đến họ như thế nào. Tuy nhiên, trong số hàng chục triệu người bị ảnh hưởng bởi thảm họa, chỉ có người Sentinelese là không cần ai giúp đỡ. Họ đã tìm đến những vùng đất cao trước khi cơn bão ập đến và tàn phá mọi thứ.
Những người Sentinelese có lý do của họ, và mặc dù họ không hề biết tới lối sống và suy nghĩ của con người hiện đại, nhưng họ biết những phong tục tập quán, môi trường sống, lối suy nghĩ của họ không cần sự hiện đại thay đổi.
Họ muốn sống cùng trời, cùng đất, cùng tự nhiên, sống hồn nhiên như cỏ cây của núi rừng và suy nghĩ giản đơn, không phiền toái, không tính toán. Sự tồn tại của Sentinelese và thái độ cương quyết của họ với thế giới bên ngoài như những thông điệp muốn nhắn gửi tới con người hiện đại chúng ta: Hãy tôn trọng quá khứ, tôn trọng những thứ nguyên thủy còn sót lại.
Ảnh dẫn qua: Genk
Thủy Linh (tổng hợp)


Phải chăng người cổ đại đã góp phần tạo nên sa mạc Sahara?



Các nhà nghiên cứu từ Đại học Quốc gia Seoul cho rằng sa mạc Sahara từng là đồng cỏ xanh màu mỡ, và chính con người đã góp phần sa mạc hóa nơi này.
Khi chúng ta quan sát những triền cát trải dài ngút tầm mắt của sa mạc Sahara ngày nay, có vẻ như nó đã như vậy từ bao đời rồi. Nhưng trong một giai đoạn ngắn vào khoảng 10.000 năm trước, nơi đây từng là một đồng cỏ xanh tươi, màu mỡ bao phủ trong những con hồ. Một nghiên cứu mới đây nhận định con người có thể là nhân tố then chốt trong quá trình chuyển dịch to lớn từ thảm cỏ xanh tươi màu mỡ sang sa mạc nóng bức khô cằn.

(Ảnh: Internet)
Đây là nghiên cứu mới của các nhà khảo cổ và sinh thái học từ Đại học Quốc gia Seoul (Hàn Quốc). Trong đó, họ phân tích vai trò của hoạt động con người trong quá trình sa mạc hóa Sahara. Quá trình này bắt đầu khi các cộng đồng dân cư từ thời kỳ đồ đá mới ở Châu Phi thử nghiệm nền nông nghiệp chăn nuôi gần sông Nin vào khoảng 8.000 năm trước, một kỹ thuật đã dần len lỏi sang phương Tây. Khi cộng đồng dân cư trải dài và mở rộng, ngày càng có nhiều gia súc được chăn thả, nên đồng cỏ xanh màu mỡ dần dần “vơi đi” theo thời gian.
Quá trình “gặt cây” đã khiến thảm cỏ xanh trở thành bụi rậm. Và khi không được che chắn trước ánh sáng Mặt Trời, lượng ánh sáng phản chiếu khỏi bề mặt Trái Đất gia tăng, từ đó ảnh hưởng đến tình trạng bầu khí quyển. Điều này châm ngòi cho sự sụt giảm lượng mưa gió mùa, thúc đẩy mạnh hơn nữa quá trình sa mạc hóa và thu nhỏ diện tích thảm thực vật. Vòng tuần hoàn ác tính này rốt cục đã lan rộng, biến một khu vực gần rộng bằng nước Mỹ thành một sa mạc khô cằn như ngày nay.

Quá trình “gặt cây” đã khiến thảm cỏ xanh trở thành bụi rậm. (Ảnh: Internet)
Phát hiện mới đã thách thức các nghiên cứu trước đây, vốn cho rằng sự chuyển dịch này được gây nên do sự thay đổi quỹ đạo Trái Đất hay sự thay đổi tự nhiên của thảm thực vật. Tuy nhiên, hoạt động của con người thời kỳ đồ đá mới được cho là đã thúc đẩy sự thay đổi sinh thái tại nhiều khu vực ở Châu Âu, Đông Á, và Châu Mỹ. Lấy ví dụ, một số phỏng đoán đảo Madagascar đã được định hình bởi con người thông qua việc đốt rừng quy mô lớn vào khoảng 1.000 năm trước. Không nói quá khi cho rằng điều tương tự có thể đã xảy đến với Sahara.
Tuy nhiên, cần tiến hành thêm nhiều nghiên cứu để xác thực giả thuyết này. Các nhà nghiên cứu hy vọng trở lại Sahara để kiểm chứng ý tưởng này bằng cách quan sát xem cái gì nằm bên dưới lớp cát.
sa mạc sahara
(Ảnh: Internet)
Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Frontiers in Earth Science.“Vào thời điểm này ở Sahara có hồ ở khắp mọi nơi, và chúng chính là hồ sơ ghi nhận sự thay đổi của thảm thực vật. Chúng tôi cần đào sâu xuống những lòng hồ nguyên gốc này để thu thập hồ sơ thảm thực vật, tiến hành quan sát khảo cổ để xem người xưa từng làm gì ở đó. Rất khó để lập mô hình các tác động của thảm thực vật lên hệ thống khí hậu. Trong vai trò nhà khảo cổ và nhà sinh thái, công việc của chúng tôi là đi ra ngoài kia và thu thập số liệu, để tạo nên những mô hình chi tiết hơn”.
Quý Khải


Đây chính là 2 vùng đất khó tiếp cận nhất trên Trái đất này

Phương Mai | 
Đây chính là 2 vùng đất khó tiếp cận nhất trên Trái đất này
Kerguelen là một trong những vùng đất cô độc và khó tiếp cận nhất trên Trái Đất.

Loài người chúng ta vẫn chưa thể khám phá và chinh phục hết hành tinh của mình và đây là 2 trong số đó.



Ai trong chúng ta cũng tin rằng, chỉ cần vi vu trên những chuyến bay, con người có thể ghé chân đến mọi vùng đất trên thế giới. Thậm chí, con người còn mang tham vọng về việc di cư lên sao Hỏa hay tìm ra Trái đất thứ 2 tồn tại sự sống.
Nhưng mới đây, dựa trên dấu tích của các dạng sinh vật sống kỳ lạ và sự phân bố lại của lục địa Zealandia, chúng ta đã thực sự bị choáng ngợp bởi một sự thật.
Đó là vẫn còn những địa danh mà chưa từng có một ai đặt chân đến bởi chúng cực hẻo lánh, và khó đến nhất trên hành tinh.
Đầu tiên phải kể đến quần đảo Pitcairn - địa hạt nước Anh nằm giữa Thái Bình Dương. Nơi đây là vùng đất sinh sống của vỏn vẹn 49 cư dân.
Đây chính là 2 vùng đất khó tiếp cận nhất trên Trái đất này - Ảnh 1.
Hòn đảo Pitcairn xinh đẹp
Pitcairn không chỉ là một hòn đảo với dân số thưa thớt đến kinh ngạc, mà nó còn nằm cách xa hòn đảo có tồn tại sự sống gần nhất đến hàng trăm cây số.
Trên thiên đường nhiệt đới xinh đẹp này, chúng ta cũng không thể tìm thấy một sân bay nào. Do vậy, cách di chuyển duy nhất cho những ai muốn ghé thăm nơi đây chính là di chuyển bằng thuyền. Trớ trêu rằng, những chiếc thuyền cũng hiếm khi ghé tới hòn đảo này.
Bạn có biết rằng "điên khùng" hơn cả, trước khi bạn lên tàu, bạn sẽ phải trải qua khoảng 24 giờ bay đến một hòn đảo nằm ở Polynesia, nước Pháp có tên là Mangereva. Và lịch trình bay đến đây chỉ có 1 chuyến/tuần mà thôi.
Sau đó, bạn cần phải vượt 531km bằng thuyền và lênh đênh hơn 32 giờ đồng hồ để đến quần đảo Pitcairn. Cần phải khuyến cáo với các bạn rằng thuyền chỉ di chuyển đến đảo một lần trong vòng ba tháng mà thôi?
Đây chính là 2 vùng đất khó tiếp cận nhất trên Trái đất này - Ảnh 2.
Tuy nhiên, nếu xét về độ hẻo lánh thì Pitcairn cũng còn thua xa quần đảo Kerguelen ở Ấn Độ Dương.
Bởi nơi đây cách các trung tâm dân cư ở Madagasca tới 3.300 km. Vì vậy, người ta đặt tên cho Kerguelen là quần đảo "cô độc".
Tin được không, quần đảo này là nơi cư trú của vài nhà nghiên cứu khoa học mà thôi. Giống như Pitcairn, Kerguelen không có sân bay vì thế bạn buộc phải đi thuyền.
Và điều mà khiến bạn sẽ phải mắt chữ "A" mồm chữ "O" đó chính là thuyền chỉ ghé thăm nơi đây 4 lần một năm thôi. Bạn sẽ phải lênh đênh trên biển 6 ngày để đến được vùng đất này.
Đây chính là 2 vùng đất khó tiếp cận nhất trên Trái đất này - Ảnh 3.
Kerguelen trên bản đồ.
Nhưng nếu đến được đây, bạn sẽ có cơ hội chinh phục thử thách "có 1-0-2" không bao giờ quên.
Bao quanh những quần đảo này là dãy nũi Sidley dài 1,8km - đây chính là ngọn núi lửa không hoạt động cao nhất ở Nam Cực và cũng nằm ở phần xa nhất của Nam Cực.
Đây chính là 2 vùng đất khó tiếp cận nhất trên Trái đất này - Ảnh 4.
Ngọn núi Sidley kỳ vĩ.
Trong vài thập kỷ qua, chỉ có ba người nói rằng họ đã đặt chân được lên đỉnh núi. Vì vậy, nếu bạn muốn khoe khoang với cả thế giới về những chiến tích của mình, núi Sidley có thể giúp bạn đạt được mong muốn đó.
NguồnSciencealert
theo Trí Thức Trẻ
Xem thêm:

Xem thêm:

Không có nhận xét nào: