Thứ Năm, 23 tháng 3, 2017

Những chính sách tích cực từ chính phủ Việt Nam?; Phạt nhạc cấm: Khởi đầu của ‘Cách mạng Văn hóa’ ở Việt Nam?

Bùi Nguyên

  • 5 giờ trước

Ban lãnh đạo mới của Việt Nam sau Đại hội Đảng XII năm 2016Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionBan lãnh đạo mới của Việt Nam sau Đại hội Đảng XII năm 2016

Có hai luồng quan điểm về những hành động tích cực gần đây của chính quyền Cộng Sản Việt Nam sau Đại Hội 12.
Thứ nhất là nhóm cho rằng những hành động đó chẳng qua là sự sắp xếp lại nhóm lợi ích và mị dân, chứ thực chất rồi sẽ như cũ: tham nhũng tràn lan, con ông cháu cha, nhóm lợi ích và nhượng bộ Trung Quốc. Nhóm này thường có xu hướng chống Cộng Sản, và đấu tranh dân chủ đa đảng quyết liệt.
Thứ hai là nhóm lạc quan, họ cho rằng chính quyền mới phải làm để lấy làm niềm tin trong dân, tránh nguy cơ bất mãn cao trong quần chúng. Nhóm này thường tin rằng ông Nguyễn Phú Trọng là người liêm khiết và sau khi ông được tái cử và có quyền lực lớn hơn đã lên những bước đi thay đổi. Nhóm này muốn sự ổn định chính trị để yên bình làm ăn, họ mong sao nhà nước giảm tham nhũng, thúc đẩy kinh tế, tăng lương. Nhóm này gồm nhiều người làm việc trong nhà nước, người trẻ được hưởng lợi từ sự tăng trưởng kinh tế, và có vẻ đang tăng lên khi thấy động thái của chính quyền.
Hãy thử cùng phân tích.

Phản ứng nhanh với các bức xúc của dân cư mạng

Chính phủ của ông Nguyễn Xuân Phúc có vẻ theo sát báo chí để giám sát hoạt động của chính quyền địa phương, các bức xúc trong xã hội để đưa ra những phản ứng kịp thời. Tất nhiên có sự hỗ trợ về mặt đảng qua Ban Tuyên Giáo, thả cho báo chí điều tra nhiều vụ ở địa phương và một số ở Trung Ương.
Nếu google các cụm từ: "Thủ Tướng Yêu cầu", "Thủ tướng chỉ đạo", hay "Thủ tướng đề nghị" trên VnExpress tính thời gian trong một năm quá, sẽ thấy rằng chính phủ ông Phúc rất biết lấy lòng dân khi phản ứng khá nhanh với bức xúc của dân trên mạng và báo chí.


Có thể thấy một số chỉ đạo như: Xem xét vụ quán Xin Chào; Rà soát bãi bỏ giấy phép con cho doanh nghiệp; Xem xét lại đào tạo tiến sĩ; Rà soát giảm phí BOT; Điều tra vụ Formosa và hỗ trợ ngư dân; Chỉ đạo đảm bảo cuộc sống cho người Việt tạm cư ở Campuchia trở về; Chỉ đạo truy tìm hung thủ vụ giết 4 bà cháu ở Quảng Ninh; Yêu cầu làm rõ nguyên nhân mùi hôi thối ở phía nam TpHCM; Yêu cầu bỏ điều 292 bỏ tù người kinh doanh qua mạng; Lập đội phản ứng nhanh về An Toàn Thực Phẩm; Yêu cầu làm rõ vụ nước mắm công nghiệp chứa arsen; Chỉ đạo làm rõ thông tin bổ nhiệm người nhà; Yêu cầu thanh tra một sở có 44 cán bộ quản lý; Tinh giảm biên chế nhà nước. Yêu cầu xác định trách nhiệm xả lũ sai; Chỉ đạo khoán xe công; Chỉ đạo vụ xây nhà cao tầng, chung cư ở Hà Nội; Yêu cầu xử lý lấn làm xe buýt nhanh; Chỉ đạo cắt giảm biên chế nhà nước; Vạch ra vấn đề con ông cháu cha tại các tỉnh; Cấm công chức chúc Tết lãnh đạo và dùng xe công đi lễ chùa.
Những yêu cầu của ông Phúc có vẻ không chỉ mang tính PR mà cũng có thực chất giải quyết vụ việc một cách đâu vào đó. Như vụ quán Xin Chào, hay bỏ điều 292 trong việc kinh doanh trên mạng.
Ông Phúc cũng học Barack Obama để PR cho chính mình bằng việc đi kiểm tra chợ đầu mối Long Biên lúc 4h sáng, ăn phở uống café bình dân ở Sài Gòn tạo hình ảnh thân thiện với người dân. Dù vậy một số phát biểu thể hiện ông kém tiếng Anh như Ma Dê in Việt Nam, và Cờ Lờ Mờ Vờ, bị dân cư mạng chế nhạo.
Vụ dọn dẹp vỉa hè của ông Đoàn Ngọc Hải ở Quận 1, TpHCM sau Tết rồi lan ra khắp cả nước và bài phát biểu của Chủ tịch thành phố Hà Nội về trật tự vỉa hè Hà Nội mới đây đang được người dân ở hai thành phố này ủng hộ mạnh mẽ. Tiếp theo của việc đánh tham nhũng vào quan, là việc đánh vào dân gian. Gian lận từ phía người dân cũng rất nhiều. Từ lấn chiếm vỉa hè, trốn thuế, đến buôn lậu qua kiểu hang xách tay. Chính quyền đang từng bước thực hiện nhà nước pháp quyền, mạnh mẽ

Chính phủ kiến tạo của doanh nghiệp và phong trào khởi nghiệp


Hình minh họaBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES

Cụm từ "chính phủ kiến tạo" cũng rất hot trong gần một năm qua sau khi ông Phúc lên nắm ghế thủ tướng. Cụm từ này thường được dùng để ám chỉ chính phủ sẽ thúc đẩy, hỗ trợ hoạt động của các doanh nghiệp, khích lệ khởi nghiệp. Lý Quang Diệu cũng dùng cụm từ Entrepreneurial Spirit cho chính phủ của ông khi phát biểu trước quốc hội Singapore. Các bộ trưởng chính là những người có tinh thần khởi nghiệp tốt nhất, với nhiều dự án thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động kinh doanh, thương mại của Singapore.
Chính phủ của ông Phúc đã có những hoạt động và chính sách tích cực với doanh nghiệp. Đó là việc ông Thủ Tướng đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp vào tháng 4/2016, ra soát và bãi bỏ hàng nghìn giấy phép con, nghị quyết 19, nghị quyết 35 để cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Năm 2016 số lượng Doanh Nghiệp phá sản, dừng hoạt động giảm so với năm trước, trong khi có hơn 100 nghìn doanh nghiệp thành lập mới. Chính phủ của ông Phúc cũng phát động chương trình khởi nghiệp để kích thích kinh doanh theo hướng đổi mới sáng tạo khiến cho giới trẻ khởi nghiệp cũng cảm thấy khích lệ hơn. Ông Phúc cũng thúc đẩy mạnh việc cổ phần hoá và bán vốn nhà nước tại các công ty nhà nước đã cổ phần hoá như Sabeco, Habeco, Vietnam Airlines hay Vinamilk.

Thực chất hay giả tạo?

Báo chí hiện nay được phanh phui nhiều vụ ở chính quyền tỉnh và đã phanh phui khá nhiều vụ như đã nêu. Sau đại hội 12, có vẻ như việc "nhốt quyền lực" trong cơ chế đảng của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang phát huy. Nếu báo chí, mạng xã hội lên tiếng và lan truyền, lập tức chính phủ có chỉ thị và đảng có hành động rồi công an vào cuộc. Vậy là tốt, chính quyền ở từng phường, xã, thấy trung ương làm mạnh qua nghị quyết Trung Ương 4, nên cũng không dám hà hiếp nhân dân như trước. Họ sợ bị đưa lên Facebook, rồi lan truyền gây dự luận, thì lại sợ "Thủ tướng ra chỉ thị".
Còn vấn đề nhóm lợi ích kiểu tư bản đỏ, đi theo đó là hệ thống ngân hàng, bất động sản và người lao động. Vấn đề cũng phức tạp. Chính phủ chắc đang cân nhắc đánh con chuột nào để không gây hỗn độn trong kinh tế. Có thể cũng có sự sắp xếp lại nhóm lợi ích tư bản đỏ dính dáng đến các nhân vật quyền lực. Tuy nhiên chính phủ chỉ cần ra các quy định chặt hơn để giảm dần ảnh hưởng của họ là được. Nhóm lợi ích thì ở Mỹ cũng rất nhiều, nhìn việc đóng góp tiền trong tranh cử tổng thống Mỹ là rõ.
Về mặt kinh tế thì không khí đang năng động hơn, đặc biệt là lĩnh vực tư nhân và giới trẻ khởi nghiệp. Việt Nam đang tăng trưởng vào nhóm nhanh nhất khu vực, và nhiều nhà đầu tư cho khởi nghiệp công nghệ, du lịch, nông nghiệp,… đang đổ vào Việt Nam. Đặc biệt là từ Nhật Bản và Hàn Quốc.
Đầu tư nước ngoài không còn chỉ tập trung vào sản xuất công nghiệp, giới trẻ chiếm ba phần tư dân số Việt Nam đang có thu nhập ngày càng tăng và nhu cầu tiêu dùng, y tế, du lịch, mua sắm, giáo dục ngày càng lớn.
Các chuỗi cửa hàng ăn uống, các shop thời trang, phòng gym thay nhau mọc lên ở Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng, Vinh, Nha Trang hay Cần Thơ. Các Co-Working Space (chỗ làm việc chung) ở Hà Nội, Sài Gòn luôn sôi nổi, đầy năng lượng, với sự tham gia đông của các bạn trẻ nước ngoài vào Việt Nam khởi nghiệp.
Khởi nghiệp Internet tại Việt Nam tương đối rẻ, lại có thị trường lớn và chi tiêu mạnh.
Tóm lại, sau đại hội 12, tôi thấy nhiều điều đang tốt dần lên nhờ những hành động của chính phủ. Và điều đó đang diễn ra hàng ngày, tác động thiết thực đến đời sống của người dân.
Bài phản ánh văn phong và quan điểm riêng của người viết.


Phạt nhạc cấm: Khởi đầu của ‘Cách mạng Văn hóa’ ở Việt Nam?


Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành Nghị định 28, xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo.
Theo nghị định này thì ‘bán, cho thuê, lưu hành ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu chưa được cấp phép; tàng trữ, phổ biến trái phép tác phẩm chưa được phép phổ biến sẽ bị phạt từ 10 đến 15 triệu đồng.” Mức phạt tăng đến 25 triệu đồng cho “hành vi nhân bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu bị cấm lưu hành.”
Nghị định 28 được ký ngày 20/3/2017 và sẽ có hiệu lực từ ngày 5/5/2017.
Được biết nhiều tác phẩm âm nhạc sáng tác trước 1975 đang được công chúng Việt Nam yêu thích cho đến nay vẫn chưa được cấp phép.
Nghị định này đang gây nhiều tranh cãi, đặc biệt chỉ hơn một tuần sau khi Cục Nghệ thuật Biểu diễn thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra quyết định tạm dừng lưu hành 5 ca khúc sáng tác trước năm 1975.
Anh Nguyễn Bắc Truyển, nhà hoạt động nhân quyền tại thành phố Hồ Chí Minh nhận xét về nghị định này như sau:
“Họ ra một văn bản hướng dẫn phạt người phổ biến các bài hát bị cấm, và các vấn đề cấm khác nữa. Tôi cho rằng họ truy cùng diệt tận. Họ muốn tiếp theo việc tạm ngưng các tác phẩm về nghệ thuật thì phạt những người không tuân thủ. Tuy nhiên, họ nhắm vào các show tổ chức là chính, còn trong dân chúng thì chúng tôi thấy người ta vẫn hát và hát nhiều lắm. Những quán nhỏ hát cho nhau nghe, họ vẫn còn hát. Và hình như họ phớt lờ lệnh cấm này. Tôi cho rằng người ta sẽ tiếp tục hát, vì trên 40 năm qua, các bài hát dù bị cấm nhưng vẫn tồn tại. Nó có một sức sống mà càng ngày giới trẻ càng yêu thích.”
Anh Nguyễn Bắc Truyển
Anh Nguyễn Bắc Truyển
Vì sao công chúng yêu mến ca khúc trước 1975?
Nhiều nhạc sĩ cho rằng kiểm duyệt ca từ và dừng lưu hành 5 ca khúc là không cần thiết. Đồng thời có ý kiến cho rằng sự trở lại của dòng nhạc xưa này cho thấy nền âm nhạc Việt Nam đang có “nhiều vấn đề” vì cơ chế quản lý của nhà nước rất xa vời với thị hiếu nghe nhạc của công chúng.
Từ thành phố Hồ Chí Minh, nhạc sĩ Lê Minh nhận định về sự trở lại của dòng nhạc sáng tác trước năm 1975:
“Hiện nay công chúng lưu ý đến các tác phẩm trước 1975 nhiều hơn. Các tác phẩm sau 1975 có nhiều bài có ngôn từ rất nhếch nhác và không bao giờ bị thỏi còi về vấn đề đó. Bây giờ nó tạp nham lắm mà không thấy nói, mà chỉ soi và mổ xẻ mấy chuyện xa xưa.”
Trước đó Cục Nghệ thuật biểu diễn ra quyết định tạm thời dừng lưu hành 5 ca khúc Cánh thiệp đầu xuân (Lê Dinh - Minh Kỳ), Rừng xưa (Lam Phương), Chuyện buồn ngày xuân (Lam Phương), Đừng gọi anh bằng chú (Diên An), Con đường xưa em đi (Châu Kỳ - Hồ Đình Phương).
Nhạc bolero mà có người gọi là “nhạc vàng”, hay “nhạc sến” là dòng nhạc thịnh hành và được hâm mộ trước năm 1975. Nhưng gần đây bolero bỗng trở thành một “món ăn” tinh thần thời thượng của khán giả, nhất là sau sự quay trở về của rất nhiều nghệ sỹ hải ngoại thành danh với dòng nhạc này, như tờ An ninh Thủ đô nhận định.
Dòng nhạc bolero từ khi ra đời đến nay luôn tồn tại song song với dòng chảy âm nhạc Việt, cho dù xuất hiện nhiều xu hướng âm nhạc mới khi hội nhập với âm nhạc thế giới nhưng bolero vẫn có chỗ đứng riêng biệt trong lòng khán thính giả, đặc biệt ở lớp người cao tuổi, những người có tuổi trẻ gắn liền với dòng nhạc này.
Phát biểu trên VOV hôm 17/3, nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha, người từng làm công tác tuyên huấn, công nhận có một sự bùng nổ của dòng nhạc bolero trong mấy năm gần đây, nhưng ông nói thêm rằng “đây là một hiện tượng bình thường”. Theo nhạc sĩ Thụy Kha, nhạc bolero “là dòng nhạc bình dân, phù hợp với nhiều đối tượng khán giả. …Sự bùng nổ này không làm ảnh hưởng gì đến nền âm nhạc Việt Nam, cũng không khẳng định một điều gì. Sự xuất hiện của chúng là lẽ tự nhiên bởi đó là những phản ánh chân thực về thời cuộc. Bởi vậy cần để chúng tồn tại.”
Tuy nhiên, hôm 16/3, nhà phê bình âm nhạc Nguyễn Lưu phát biểu trên trang VTC.vn rằng 5 bài hát này "có rất nhiều vấn đề về mặt tư tưởng”. Ông Lưu nói thêm với VTC như sau: “Những bài hát viết về người lính Cộng hòa sẽ khiến cho một bộ phận giới trẻ phân tâm, lo lắng. Họ sẽ đặt ra câu hỏi, liệu con đường mình đang bước đi có đúng không, hay cái kia mới đúng.”
Anh Nguyễn Bắc Truyển nhận xét về dòng nhạc xưa như sau:
“Nó nói lên cái tình, cái tấm lòng của người lính trong thời chiến tranh. Họ không có gì là hận thù, là sắt máu cả. Đó là tình cảm của họ trong thời chiến. Đó là tình yêu lứa đôi dành cho nhau. Vậy thôi.”
Nhạc sĩ Lê Minh nhận định rằng, khi công chúng, trong đó giới trẻ, không thấy cái mới hay thì họ quay về cái cũ:
“Thật ra khi cái mới không đáp ứng đủ nhu cầu, cái mới không hay hơn, không có cái gì đặc biệt hơn thì người ta quay về cái cũ. Vấn đề là có cung thì có cầu. Đó là vấn đề phát triển theo xu hướng của xã hội."
Thật ra khi cái mới không đáp ứng đủ nhu cầu, cái mới không hay hơn, không có cái gì đặc biệt hơn thì người ta quay về cái cũ. Vấn đề là có cung thì có cầu. Đó là vấn đề phát triển theo xu hướng của xã hội
Ngoài ra, nhạc sĩ Lê Minh cho biết thêm thực tế tình hình âm nhạc Việt Nam rất khác với những gì báo chí Việt Nam nêu. Ông chia sẻ những điều ông từng quan sát tại Việt Nam:
“Nếu ở Việt Nam khi nghe các chương trình Hát với nhau hay tại các tụ điểm karaoke thì người ta hát cái gì? Người ta không hát nhạc ‘đang thời trang’ đâu, có chăng là một số ca khúc dân ca mới, bolero mới, còn đa số ‘sang’ thì họ hát nhạc của Ngô Thụy Miên, Từ Công Phụng, Vũ Thành An, Phạm Duy, Trịnh Công Sơn…mà còn ‘bình thường’ thì người hát nhạc Trúc Phương, Lam Phương. Đa số là như vậy. Mình đi tới đó mình mới thấy rõ như vậy. Còn mình coi trên các phương tiện truyền thông thì có khi nó không phải như vậy. Tôi ủng hộ xu hướng sáng tác bằng tâm hồn, sáng tác không định kiến. Và để người nghe có quyền lựa chọn.”
Nhạc bolero tồn tại và giữ được giá trị là chính bởi tính “bình dân” của nó, bởi "giai điệu và ca từ của hầu hết các ca khúc thường là những câu chuyện về tình yêu, về cảm nhận xã hội, tâm tư tình cảm của con người," trang Vietnammoi.vn nhận xét.
CD nhạc và sách của Khánh Ly đã được phát hành tại Việt Nam (ảnh Bùi Văn Phú)
CD nhạc và sách của Khánh Ly đã được phát hành tại Việt Nam (ảnh Bùi Văn Phú)

Ngoài các chương trình băng đĩa và công diễn, sự bùng phát những game show ca nhạc trên sóng truyền hình thời gian gần đây đã làm cho nhu cầu sử dụng các ca khúc xưa ngày càng trở nên bức thiết.
Báo Người Lao động nhận định về hiện tượng công chúng Việt Nam đam mê ca khúc xưa như sau: “Khi các ca khúc mới không đáp ứng được nhu cầu về nội dung lẫn nghệ thuật, nhiều ca sĩ trình diễn, nhà sản xuất chương trình lại tìm kiếm các ca khúc xưa. Sự bùng nổ của các chương trình boléro hiện nay là một minh chứng.”
Càng cấm đoán, người ta càng rủ nhau hát nhiều hơn, vì tài sản lớn nhất của con người là văn hóa chứ không là cường quyền.
Một cuộc cách mạng văn hóa ở Việt Nam?
Trả lời câu hỏi rằng liệu đây có phải là khởi đầu cho một ‘cuộc Cách mạng Văn hóa’ ở Việt Nam, anh Nguyễn Bắc Truyển cho biết:
“Tôi nghĩ là khó trong thời điểm này lắm. Ngày xưa thì có những vụ án như ‘Nhân văn Giai phẩm’ hay thời kỳ văn hóa của Trung Cộng. Đối với tình hình hiện nay thì khác biệt rồi: đó là truyền thông Internet. Trước đây hoàn toàn không có. Nhà nước có thể dùng quy định hành chánh để đàn áp, cấm đoán, nhưng người dân có một kênh riêng để phổ biến. Hơn nữa, hàng ngày người ta đi hát dạo trên đường phố vào buổi tối. Họ hát những bài nhà cầm quyền không cho phổ biến. Nhưng họ vẫn hát, vẫn ca, vẫn trình diễn trên đường phố. Tôi nghĩ rằng nếu nói có một vụ ‘Nhân văn Giai phẩm’ hay một cuộc ‘Cách mạng Văn hóa’ giống như Trung Cộng thì khó xảy ra lắm.”
Phải chăng chính quyền Việt Nam đang lo lắng vì không ngăn được những giá trị văn hóa trước năm 1975 của chính quyền Sài Gòn nay bùng phát trở lại miền Nam và nhiều nơi khác, khởi đầu bằng âm nhạc? Ông Nguyễn Bắc Truyển cho VOA biết rằng “càng cấm đoán, người ta càng rủ nhau hát nhiều hơn, vì tài sản lớn nhất của con người là văn hóa chứ không là cường quyền.”

Không có nhận xét nào: