Thứ Năm, 23 tháng 3, 2017

Quy hoạch hai bờ sông Hồng: Giới chuyên môn Việt đứng ngoài?; Quy hoạch hai bờ sông Hồng nên rút kinh nghiệm từ đường sắt trên cao!

22/03/2017  09:11 GMT+7

-“Trong khi Hà Nội có viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội, chưa kể ta còn có các viên quy hoạch của Bộ Xây dựng. Hà Nội có rất nhiều kiến trúc sư giỏi hãy để kiến trúc sư Hà Nội thể hiện tâm huyết tài năng của mình đóng góp cho thủ đô. Tại sao việc của chúng ta chúng ta lại đứng ngoài? Bài toán về đô thị sông Hồng còn nhiều tranh luận. Chúng ta nên kêu gọi nhiều tổ chức tư vấn có tiếng trên thế giới và Việt Nam nên tham gia bởi đó là lòng tự trọng” – KTS Phạm Thanh Tùng, Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam nêu ý kiến.
Mời tư vấn Trung Quốc vì có sự tương đồng?
Liên quan đến việc nghiên cứu lập đồ án quy hoạch hai bên sông Hồng, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội (Geleximco) đã chủ động mời Viện Thiết kế và Quy hoạch TP Hàng Châu (Trung Quốc) tham gia nghiên cứu và lập quy hoạch 1/5000 cho đô thị hai bên sông Hồng. Công ty đã có văn bản đề nghị về việc cung cấp hồ sơ, tài liệu, số liệu để nghiên cứu lập đồ án quy hoạch hai bên bờ sông Hồng.
quy hoạch 2 bên sông Hồng, chuyên gia Trung Quốc, quy hoạch Thủ đô
 Hà Nội hiện chưa chọn đơn vị tư vấn nào để chính thức giao lập quy hoạch hai bên bờ sông Hồng (Ảnh TTX)
Trao đổi với VietNamNet về việc chủ động mời một đơn vị tư vấn Trung Quốc tham gia quy hoạch hai bên bờ sông Hồng, đại diện Geleximco cho biết, việc lựa chọn phải phù hợp với cảnh quan vị trí, điều kiện văn hóa. Vấn đề là cập nhật những gì hay để thực hiện.
“Làm theo kiểu châu Âu có thể rất hay nhưng cũng cần phải xem xét Châu Âu có phù hợp với điều kiện của Việt Nam không, Châu Á thì phù hợp những gì nếu mình làm thì chưa chắc đã được. Hiện tại chúng tôi mới giới thiệu đơn vị tư vấn lên UBND TP còn việc lựa chọn hay không còn phải xem xét rất nhiều. Làm quy hoạch không thể một sớm một chiều. Từ quy hoạch 1/5000, quy hoạch 1/2000 rồi 1/500 còn rất nhiều bước” – đại diện Geleximco nói.
Cũng theo vị đại diện này, phía công ty và Viện Thiết kế và Quy hoạch TP Hàng Châu đã khảo sát thực địa dọc hai bên bờ sông Hồng đưa ra đầu bài và yêu cầu đưa ra ý tưởng. Đơn vị thiết kế muốn đưa ra đề xuất ý tưởng thì phải biết yêu cầu đối với các khu vực nơi nào nên đề nghị về việc cung cấp hồ sơ, tài liệu, số liệu để nghiên cứu.
Cần công khai chọn nhà thầu
Dù mới trong quá trình đề xuất tuyển lựa, sự xuất hiện của Viện Thiết kế và quy hoạch TP.Hàng Châu (Trung Quốc) tham gia quy hoạch hai bên bờ sông Hồng đang nhận nhiều ý kiến trái chiều từ người dân lẫn giới chuyên gia.
Nêu ý kiến về vấn đề này, KTS Phạm Thanh Tùng, Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho biết, về nguyên tắc khi chúng ta mời gọi một đối tác nào đó lập một dự án thì việc cung cấp số liệu cho họ là điều đương nhiên. Cũng giống như một kiến trúc sư muốn thiết kế một ngôi nhà thì chủ nhà phải cung cấp yêu cầu mục đích sử dụng... đó là điều bình thường. Nhưng vấn đề cung cấp số liệu bao nhiêu, như thế nào là có quy định của pháp luật. Cái này có hết và phải theo luật pháp tức là cấp nào được đến đâu bởi còn liên quan đến an ninh kinh tế, an ninh quốc phòng. Dù là đơn vị thiết kế Trung Quốc hay nước nào đi nữa cũng phải tuân thủ theo những nguyên tắc, đảm bảo an ninh kinh tế, an ninh quốc phòng.
“Khi nhắc đến đơn vị tư vấn của Trung Quốc chúng ta có e ngại. Đó cũng có lý do của nó. Bởi vì rất nhiều lần họ bất nhất và có lẽ bây giờ thấy rõ nhất là dự án đường sắt trên cao. Từ vài lần chậm tiến độ dự án đã đội vốn lên tới 900 triệu USD. Theo tôi, chúng ta nên mời gọi nhiều đơn vị tư vấn và cần có một sự thi tuyển quốc tế” – vị Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam nhấn mạnh.
Theo tìm hiểu của VietNamNet, ngoài Viện Thiết kế và quy hoạch thành phố Hàng Châu (Trung Quốc) được Geleximco mời tham gia tư vấn lập quy hoạch, hiện Tập đoàn thiết kế Arcadis (Hà Lan) cũng tham gia tư vấn lập quy hoạch hai bên bờ sông Hồng.
“Dù làm gì cũng phải giữ bản sắc của con sông bên lở, bên bồi. Chúng ta kè cứng mất vị thế bên lở bên bồi đó là đi ngược với tự nhiên. Chính từ sự lở bồi ấy đã tạo nên vùng châu thổ sông Hồng và từ đó đẻ ra nền văn minh lúa nước, văn hóa sông Hồng. Từ văn hóa đó chúng ta phải làm sao để xây dựng tạo nên nét văn hóa vẫn rất riêng của nền văn hóa Việt. Bản sắc văn hóa phải có trong cả kiến trúc xây dựng” – ông Tùng phân tích.
Cùng với những suy nghĩ về bản sắc văn hóa trong kiến trúc xây dựng, vị Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam cũng nêu lên trăn trở: “Trong khi Hà Nội có viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội, chưa kể ta còn có các viên quy hoạch của Bộ Xây dựng. Nếu không tham gia vào đây là điều rất đáng tiếc.
Hà Nội có rất nhiều kiến trúc sư giỏi hãy để kiến trúc sư Hà Nội thể hiện tâm huyết tài năng của mình đóng góp cho thủ đô. Tại sao việc của chúng ta chúng ta lại đứng ngoài? Bài toán về đô thị sông Hồng còn nhiều tranh luận. Chúng ta nên kêu gọi nhiều tổ chức tư vấn có tiếng trên thế giới và Việt Nam nên tham gia bởi đó là lòng tự trọng”.
“Chúng ta lập quy hoạch trong lúc kinh tế còn rất khó khăn, biến đổi khí hậu đang có nhiều thay đổi cùng với những tình thế mới về an ninh mọi việc cần được xem xét một cách thấu đáo” – KTS Phạm Thanh Tùng đặt vấn đề.
Hà Nội chưa chọn đơn vị tư vấn nước ngoài nào
Chiều 21/3, tại giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội, ông Phạm Quý Tiên, Chánh văn phòng UBND thành Hà Nội khẳng định, Hà Nội chưa đồng ý cho đơn vị tư vấn nước ngoài nào lập quy hoạch hai bên bờ sông Hồng. Ông Tiên cũng cho biết UBND TP đã chỉ đạo Sở Quy hoạch - kiến trúc tập hợp toàn bộ các tài liệu, thông tin liên quan phục vụ cho công tác nghiên cứu, lập đồ án quy hoạch hai bờ sông Hồng gồm các hồ sơ thiết kế quy hoạch, kiến trúc, xây dựng của các đơn vị tư vấn trước đây đã nghiên cứu.
Theo ông Tiên, thông tin về chỉ số thủy văn, chiều dài đê-đường, thực trạng cơ sở hạ tầng, dân số hai bên bờ sông Hồng đều là tài liệu công khai, được công bố rộng rãi tại các đề tài nghiên cứu, tài liệu chuyên ngành và phương tiện thông tin đại chúng, không liên quan đến lĩnh vực an ninh, quốc phòng.
Toàn bộ hệ thống tài liệu, thông tin nêu trên sẽ được sử dụng để phục vụ cho các nhà tư vấn nghiên cứu, đưa ra ý tưởng thực hiện đồ án quy hoạch.
“Đến thời điểm hiện tại, TP chưa quyết định lựa chọn đơn vị tư vấn nước ngoài nào tham gia thực hiện lập đồ án quy hoạch dọc 2 bên bờ sông Hồng”, ông Tiên nhấn mạnh
Tại hội nghị, phóng viên các báo đã đặt câu hỏi việc “số phận” những nghiên cứu của các đơn vị từ Singapore, Hàn Quốc về hai bên bờ sông Hồng trước đây đã được sử dụng thế nào, có bao nhiêu đơn vị tư vấn tham gia nghiên cứu lập quy hoạch hai bờ sông Hồng hiện nay...
Hồng Khanh

Quy hoạch hai bờ sông Hồng nên rút kinh nghiệm từ đường sắt trên cao!

NHƯ HẢI

(GDVN) - “Hà Nội có sông Hồng là kiến trúc cảnh quan, dòng sông này mang yếu tố lịch sử, nên lựa chọn phương án quy hoạch là rất quan trọng”.
Cần mời gọi thêm các đơn vị vào thiết kế, lập quy hoạch
Sông Hồng luôn giữ vị trí đặc biệt quan trọng với thủ đô cũng như vùng đồng bằng Bắc Bộ. Do đó, khi thông tin Viện Thiết kế và Quy hoạch thành phố Hàng Châu (Trung Quốc) là đơn vị được mời làm tư vấn lập quy hoạch hai bên bờ sông Hồng  nhiều người dân cảm thấy bất ngờ.
Để có cái nhìn sâu sắc hơn về vấn đề trên, Phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với  Đại biểu Quốc hội khóa XIII, Kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Bảo – một người am tường về kiến trúc và quy hoạch đô thị.
Nguyên Đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Bảo (ảnh: nguồn giaoduc.net.vn).
Theo nguyên Đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Bảo: “Nói về quy hoạch thì Trung Quốc là một đất nước rất là lớn. Quy hoạch đô thị của Trung Quốc phát triển đi trước chúng ta. Do đó, việc mời Viện Thiết kế và Quy hoạch thành phố Hàng Châu làm tư vấn quy hoạch hai bên bờ sông Hồng là chuyện bình thường.
Ở góc độ chuyên môn tôi thấy điều này rất đơn giản, và dễ hiểu. Tôi cũng cho rằng, ý kiến của nhà tư vấn chỉ là ý kiến để tham khảo, còn lựa chọn phương án hay không cuối cùng vẫn là quyết định của nhà đầu tư.
Tôi cũng cho rằng, trong quy hoạch kiến trúc của các đô thị thì việc mời các nước tham gia là điều nên làm. Bởi, các nước người ta có quy hoạch đô thị tốt hơn mình và có kinh nghiệm hơn.
Vấn đề chúng ta quan tâm hiện nay, đơn vị mình thuê để làm tư vấn thiết kế, người ta có quy hoạch cho mình tốt hay không”.
Trong quy hoạch kiến trúc đô thị, việc thuê đơn vị tư vấn là chuyện rất bình thường. Vấn đề quyết định quan trọng là chủ đầu tư chọn lựa phương án thiết kế nào. Do đó, không nên quá phụ thuộc vào một đơn vị tư vấn mà cần thiết nên mời nhiều đơn vị tư vấn để có nhiều phương án lựa chọn.

Khẩn trương hoàn thành hai dự án đường sắt trên cao tại Hà Nội

Nguyên Đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Bảo cho rằng: “Ngoài đơn vị đến từ Trung Quốc, có thể mời các công ty ở Mỹ, Úc và các nước khác cùng tham gia tư vấn.
Ở góc độ chuyên môn, việc quy hoạch hai bờ sông Hồng chả khác việc quy hoạch đường sắt trên cao ở Hà Nội.
Cái sai lầm của quy hoạch đường sắt trên cao là lựa chọn phương án thiết kế không chuẩn, không phù hợp đã dẫn đến tình trạng thi công kéo dài, thi công không tốt.
Do đó, việc quan trọng cần quan tâm không phải nằm ở nhà tư vấn thiết kế là ai mà chính là phương án được lựa chon. Điều chúng ta nên quan tâm là việc chủ đầu tư lựa chọn phương án nào phù hợp với điều kiện Việt Nam, Hà Nội.”
Chọn phương án phải xin ý kiến người dân
Cũng theo ông Nguyễn Ngọc Bảo:“Thời buổi hội nhập, xu thế phát triển, Trung Quốc là đất nước phát triển hơn nước mình rất nhiều, quản lý đô thị của Trung Quốc rất tốt.
Mình mời người ta tham gia phương án thì tốt chứ không có vấn đề gì”.
Sông Hồng giữ vị trí đặc biệt quan trọng đối với cảnh quan Hà Nội (ảnh nguồn Tiền Phong).
Đánh giá về tầm quan trọng của quy hoạch hai bờ sông Hồng, ông Nguyễn Ngọc Bảo cho biết: “Quy hoạch hai bờ sông Hồng đó là quy hoạch quan trọng nhất của Hà Nội. Xu hướng của Hà Nội sẽ phát triển ra phía Bắc. Tức là sang phía Đông Anh. Tương lai, một nữa thủ đô sẽ phát triển về hướng ấy.
Hà Nội có sông Hồng là kiến trúc cảnh qua rất đẹp. Sông Hồng mang yếu tố lịch sử, là nguồn sữa nuôi đồng bằng Bắc Bộ.
 Dòng sông Hồng đã góp phần tạo dựng nên một nền văn hóa lúa nước. Văn hóa, đồng bằng Bắc Bộ là của sông Hồng.
Do đó, Sông Hồng rất quan trọng và đặc biệt có ý nghĩa với thủ đô Hà Nội. Vì thế, cần có sự lựa chọn phương án tối ưu. Trong quá trình lựa chon phương án nên công bố cho người dân.
Nên xin kiến người dân về các phương án quy hoạch, mọi việc nên công khai để người dân biết”.
Được biết, ngày 14/ 3, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã có văn bản yêu cầu các Sở Quy hoạch và Kiến trúc, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội cung cấp hồ sơ, số liệu cho đơn vị tư vấn để nghiên cứu quy hoạch hai nên sông Hồng.
Những số liệu được Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đồng ý để các cơ quan của thành phố cung cấp cho Viện Thiết kế và Quy hoạch thành phố Hàng Châu (Trung Quốc) gồm: số liệu thủy văn, lưu lượng nước, mặt cắt ngang đê, số liệu quan trắc, khí tượng thủy văn... và các tài liệu liên quan.
Trước đó, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội đã chủ động mời Viện Thiết kế và Quy hoạch thành phố Hàng Châu (Trung Quốc) tham gia nghiên cứu và lập quy hoạch 1/5000 cho đô thị hai bên sông Hồng.
Đầu tháng 2, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội cùng Viện Thiêt kế và Quy hoạch thành phố Hàng Châu đã tiến hành khảo sát thực địa dọc hai bên bờ sông Hồng.

Như Hải

Lập Hội đồng thẩm định quy hoạch khai thác nguồn nước sông Hồng

Lập Hội đồng thẩm định quy hoạch khai thác nguồn nước sông Hồng



Lập Hội đồng thẩm định nhằm đưa ra những đánh giá tổng thể về hiện trạng dòng chảy, để khai thác tài nguyên nước sông Hồng.
Điều còn bỏ ngỏ sau vụ siêu dự án trên sông Hồng

Điều còn bỏ ngỏ sau vụ siêu dự án trên sông Hồng

Được ủng hộ về mặt chủ trương đầu tư chỉ trong 5-6 tháng, áp dụng hình thức BOO, sở hữu vĩnh viễn cho DN và dự kiến, không có lãi... là những điều lạ lùng, không bình thường trong câu chuyện đầu tư ở siêu dự án trên sông Hồng.
Không ai được phép độc chiếm sông Hồng

Không ai được phép độc chiếm sông Hồng

Việc trình một đề án siêu khủng, siêu tưởng, có nguy cơ hủy diệt môi trường như dự án thủy lộ, thủy điện của công ty Xuân Thiện là thiếu trách nhiệm xã hội.
Siêu dự án dọc sông Hồng: Dân hay ai hưởng lợi?

Siêu dự án dọc sông Hồng: Dân hay ai hưởng lợi?

Đây là dự án “lợi bất cập hại”. Lợi thì trước hết cho chủ đầu tư và các “cổ đông” nhưng cái hại thì toàn dân phải gánh chịu.
Siêu dự án dọc sông Hồng: Đừng bắt dân gánh rủi ro

Siêu dự án dọc sông Hồng: Đừng bắt dân gánh rủi ro

Điều mà công luận đang đứng ngồi không yên là siêu dự án này liệu có góp phần "băm nát sông Hồng"...

Không có nhận xét nào: