Thứ Sáu, 10 tháng 11, 2017

Ông Hồ Cẩm Đào từng bị tâm phúc phe Giang Trạch Dân ám sát; “Thái tử Đảng” La Vũ kêu gọi Tập Cận Bình lập án điều tra Giang Trạch Dân

Sau khi ông Hồ Cẩm Đào nhậm chức vào năm 2002, ông Giang Trạch Dân đã lợi dụng những tâm phúc của mình để khống chế quyền lực của ông Hồ, thậm chí còn có tin đồn ông Giang nhiều lần cử người ám sát ông Hồ Cẩm Đào.

hồ cẩm đào, Giang Trạch Dân, am sat,
Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân. (Ảnh: Secretchina)
Mới đây việc ông Tập Cận Bình trao quân hàm thượng tướng cho Ủy viên Quân ủy Trung ương Trương Thăng Dân, truyền thông Trung Quốc cũng lập tức nhắc lại sự kiện ông Hồ Cẩm Đào từng trao quân hàm thượng tướng cho ông Trương Định Phát. Điều này khiến ngoại giới không khỏi nhớ đến vụ việc nguyên Tư lệnh viên Hải quân Trương Định Phát từng bị cáo buộc có liên quan đến âm mưu ám sát ông Hồ Cẩm Đào.
Truyền thông Trung Quốc ngày 4/11 đưa tin, thông thường nghi thức phong hàm của quân đội Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) diễn ra trước ngày 1/8, nhưng cũng có ngoại lệ, chẳng hạn như ngày 2/11 vừa qua, ông Tập Cận Bình đã đơn độc tấn phong cho Phó Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, Ủy viên Quân ủy Trung ương Trương Thăng Dân lên quân hàm thượng tướng.
Trước đó ngày 23/11/2012, ông Tập Cận Bình cũng đơn độc tấn phong cho ông Ngụy Phượng Hòa, Ủy viên Quân ủy Trung ương lên quân hàm thượng tướng.
Bài báo còn đưa ra một ví dụ khác, chính là ngày 25/9/2004, ông Hồ Cẩm Đào từng tấn phong quân hàm thượng tướng cho Ủy viên Quân ủy, Tư lệnh viên Hải quân Trương Định Phát và Tư lệnh viên Pháo binh số 2 Tĩnh Chí Viễn. Những buổi lễ phong hàm này đều diễn ra sau ngày 1/8.
hồ cẩm đào, Giang Trạch Dân, am sat,
Phó Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, Ủy viên Quân ủy Trung ương Trương Thăng Dân được phong quân hàm thượng tướng. (Ảnh: Kaixian)
Ngày 19/9/2004 diễn ra phiên họp toàn thể Đại hội 16, hai ông Trương Định Phát, Tĩnh Chí Viễn đều được tấn thăng lên làm Ủy viên Quân ủy, đồng thời ông Hồ Cẩm Đào cũng nhậm chức Chủ tịch Quân ủy Trung ương, thay thế cho ông Giang Trạch Dân. Ông Từ Tài Hậu, tâm phúc của ông Giang lên làm Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương.
Bài báo viết, Trương Thăng Dân, Ngụy Phượng Hòa, Trương Định Phát, Tĩnh Chí Viễn khi mới bước chân vào Ủy viên Quân ủy Trung ương đều đang giữ quân hàm trung tướng, và không lâu sau đó, họ đã được chính quyền tấn phong quân hàm thượng tướng.
Được biết, Ủy viên Quân ủy Trung ương ĐCSTQ phải do thượng tướng đảm nhận. Chính vì vậy, kênh truyền thông Trung Quốc bình luận, không có gì đáng ngạc nhiên khi những nhân vật này đang ở cấp bậc trung tướng mà trở thành Ủy viên Quân ủy Trung ương, chính quyền sẽ sớm tấn phong cho họ quân hàm thượng tướng tương ứng.
Điều này khiến cho ngoại giới một lần nữa chú ý đến việc ông Hồ Cẩm Đào đơn độc tấn phong quân hàm thượng tướng cho nguyên Tư lệnh viên Hải quân Trương Định Phát vào tháng 9/2004. Mặc dù ông Trương Định Phát là thượng tướng do ông Hồ Cẩm Đào tấn phong, nhưng truyền thông tiết lộ, ông Trương là tâm phúc thuộc phe Giang Trạch Dân, ông này bị tình nghi chính là nhân vật phe Giang tham gia vào hành động ám sát ông Hồ Cẩm Đào.
Giám đốc Tân Tử Lăng của Nhà xuất bản Học viện Quân sự của ĐCSTQ từng phát biểu: “Thời kỳ ông Hồ Cẩm Đào nắm quyền, chỉ có thiếu tướng là ông Hồ khống chế được. Trung tướng và thượng tướng các cấp cao hơn thì trái lại thao túng toàn bộ cục diện. Nói thẳng ra là ông ấy không có thực quyền”.
Kênh truyền thông “Tế Nam Hotline” ngày 13/11/2014 xuất bản bài viết “Bản án ám sát của Trương Định Phát ở Hoàng Hải”, đã tường thuật chi tiết quá trình ông Hồ Cẩm Đào gặp phải âm mưu ám sát khi đến thị sát hạm đội Bắc Hải vào năm 2006.
Lúc đó, ông Hồ Cẩm Đào có chuyến thị sát tới biển Hoàng Hải để thẩm định một hạm đội. Trong lúc ông Hồ đang thị sát trên một con tàu có chức năng phá hủy hỏa tiễn bằng điều khiển thì bỗng nhiên nhiều loạt súng máy bắn xối xả tới từ hai tàu chiến bên cạnh, 5 binh sĩ hải quân trên tàu đã bị bắt chết. Chiếc tàu khu trục này quay lại, đã phóng hết tốc lực để ra khỏi khu vực diễn tập của hạm đội, tránh khỏi nguy hiểm.
Để tránh những âm mưu ám sát khác, ông Hồ Cẩm Đảo đáp máy bay trực thăng đến thẳng Vân Nam, không quay về căn cứ ở Thanh Đảo mà cũng không trở về Bắc Kinh. Một tuần sau đó, khi mọi sự đã sắp xếp ổn thỏa, ông mới quay trở lại Bắc Kinh và bắt tay vào việc củng cố quyền kiểm soát quân sự của mình.
Bài viết còn nói, ông Trương Định Phát là tâm phúc trung thành của Giang Trạch Dân, do vậy ngoại giới không khỏi nghi ngờ ông này có liên quan đến vụ việc ám sát tại Hoàng Hải.
Sau khi truyền thông Hong Kong tiết lộ vụ việc ám sát ông Hồ Cẩm Đào tại Hoàng Hải, kênh truyền thông Trung Quốc cũng đưa tin về sự kiện này, nội dung cơ bản là giống nhau.
Hạm đội Bắc Hải là địa bàn hoạt động của ông Trương Định Phát, ông ta từ năm 1985 đã nhậm chức trợ lý Tham mưu trưởng Hạm đội Bắc Hải, sau đó lên làm Tham mưu trưởng Hạm đội Bắc Hải, Phó tư lệnh viên hạm đội Bắc Hải, Tư lệnh viên Hạm đội Bắc Hải kiêm Phó Tư lệnh viên Quân khu Tế Nam. Đến năm 2000, ông Trương thăng chức Phó Tư lệnh viên Hải quân. Tháng 6/2003, ông Giang Trạch Dân mượn “Sự cố tàu ngầm 361” triệt tiêu Thạch Vân Sinh, để cho Trương Định Phát lên làm Tư lệnh viên Hải quân.
Kênh truyền thông hải ngoại từng tiết lộ, sau vụ ám sát, các quan chức hải quân bị bắt đã thú nhận rằng, chính ông Giang Trạch Dân là người ban hành lệnh ám sát, ông ta hạ lệnh cho Tư lệnh viên Hải quân Trương Định Phát chỉ huy cấp dưới tiến hành ám sát. Để đảm bảo tránh sai sót, Trương Định Phát yêu cầu khi tấn công Hồ Cẩm Đào phải có 2 tàu khu trục đồng thời bắn súng, và hứa hẹn sẽ cho những ai tham gia trực tiếp ám sát nhiều lợi ích về tiền tài và chức vị.
Ngay sau khi ông Hồ Cẩm Đào trở về Bắc Kinh đã tìm cách đánh trả. Bảy tháng sau sự kiện ám sát ngày 14/12/2006, ông Trương Định Phát qua đời tại bệnh viện Quân y số 3 Bắc Kinh, khi đó 63 tuổi. Trương Định Phát chết mà không tổ chức truy điệu, không có điếu văn, kênh truyền thông của ĐCSTQ cũng không đưa tin công bố chính thức. Chỉ có tờ báo tin tức hải quân của ĐCSTQ đăng một tin vô cùng vắn tắt.
Theo ngoại giới phân tích, một trong những nguyên nhân ông Giang Trạch Dân tiến hành ám sát ông Hồ Cẩm Đào ở vùng biển Hoàng Hải là vì tội ác “mổ cướp nội tạng những người tập Pháp Luân Công trên quy mô lớn” của phe cánh Giang Trạch Dân bị phanh phui ở hải ngoại vào tháng 3/2006. Hai ông Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo vốn không ủng hộ cuộc đàn áp khiến ông Giang Trạch Dân phẫn uất mà quyết định hạ lệnh ám sát.
Theo Trithucvn

“Thái tử Đảng” La Vũ kêu gọi Tập Cận Bình lập án điều tra Giang Trạch Dân

Sau Đại hội 19, “Thái tử Đảng” La Vũ lại một lần nữa kêu gọi ông Tập Cận Bình trừng trị tội ác bức hại Pháp Luân Công của Giang Trạch Dân, và nhấn mạnh rằng phải làm được như vậy mới thật sự là trị quốc theo pháp luật.

Thiên an môn, thái tử đảng, Tap Can Binh, la vũ,
“Thái tử Đảng” La Vũ kêu gọi Tập Cận Bình lập án điều tra Giang Trạch Dân. (Ảnh: VOA)
Ngày 07/11, trang Apple Daily (Hong Kong) đã đăng bài viết thứ 24 trong loạt bài “Thương thảo với chú em Tập Cận Bình” của ông La Vũ. Bài viết cho biết, ông Tập Cận Bình đã tương đối hài lòng với bố cục nhân sự cấp cao sau Đại hội 19, điều mọi người đang chờ đợi chính là Tập Cận Bình sẽ làm gì sau Đại hội 19.
“Điều đầu tiên mọi người quan sát chính là liệu Tập Cận Bình có thật sự trị quốc theo pháp luật không. Nếu quả thật là trị quốc theo pháp luật, thì cần phải thừa nhận việc Đặng Tiểu Bình “nổ súng thảm sát” trong sự kiện Lục Tứ (thảm sát Thiên An Môn ngày 04/06/1989) là trái pháp luật, phải một lần nữa đáng giá lại cuộc vận động dân chủ này.
Nếu muốn thật sự trị quốc theo pháp luật, thì phải làm rõ việc Giang Trạch Dân đàn áp Pháp Luân Công. Mổ cướp nội tạng sống có phải là trái pháp luật? Vì sao đã có hơn 200.000 người khởi kiện Giang Trạch Dân mà vẫn không lập án?”. Trong bài viết, ông La Vũ cho rằng, Tập Cận Bình phải giải quyết những sự việc này thì nhân dân Trung quốc mới tin tưởng ông Tập thật sự trị quốc theo pháp luật.
Đầu tháng 05/2015, các học viên Pháp Luân Công và người thân liên tục gửi đơn lên Tòa án Nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Trung Quốc để khởi kiện Giang Trạch Dân, tổng cộng đã có hơn 200.000 người khởi kiện Giang.

Ngày 20/07/2017 là tròn 18 năm các học viên Pháp Luân Công phản bức hại. Trong ngày hôm đó, ông La Vũ tiếp nhận phỏng vấn của Epoch Times đã nói: “Bức hại Pháp Luân Công, bất luận là theo công ước quốc tế hay pháp luật Trung Quốc đều là hành vi phạm tội, phản Hiến pháp, phản nhân loại, mang đến họa nạn cho dân tộc Trung Hoa”.

Thiên an môn, thái tử đảng, Tap Can Binh, la vũ,
Giang Trạch Dân cầm đầu trong chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công. (Ảnh: ĐKN)
Tháng 03/2017, ông La Vũ trong bài viết thứ 17 có đề cập: “Giang Trạch Dân đàn áp những người tu luyện theo nguyên lý ‘Chân, Thiện, Nhẫn’ là vi phạm Hiến pháp một cách hiển nhiên. Mổ cướp nội tạng sống càng là tội ác chưa từng xuất hiện trên tinh cầu này. Tập Cận Bình nếu không trừng trị hệ thống tội ác quốc gia này của Giang Trạch Dân, thì sẽ không đứng vững được trong lịch sử. Nhất định không thể bảo hộ người đã thực hiện tội ác phản nhân loại”.
Tháng 01/2017, khi ông La Vũ tiếp nhận phỏng vấn của Epoch Times đã nói: “Tập Cận Bình phải mau chóng bắt Giang Trạch Dân. Một là Giang Trạch Dân đã phạm tội ác tày trời, hai là thời chín muồi đã đến, ba là bắt Giang Trạch Dân mới có thể giải quyết loạn cục”.
Ông La Vũ cho rằng, Giang Trạch Dân hại nước hại dân bắt nguồn từ sai lầm phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công, đâm lao phải theo lao, vì bảo hộ tư lợi bản thân đã liên tục đoạt quyền, thậm chí còn phát động đảo chính, làm cho tư pháp Trung Quốc đi thụt lùi, chính trị thối nát, quân đội và quan trường hủ bại, dân chúng tầng lớp lầm than.
La Vũ từng giữ chức Cục trưởng Cục Trang bị Không quân Bộ Tổng tham mưu Quân ủy Trung ương Trung Quốc, mang quân hàm đại tá. Cha ông là cố đại tướng La Thụy Khanh, từng là cộng sự của ông Tập Trong Huân, cha ông Tập Cận Bình. Hai nhà có quan hệ rất thân thiết và thường xuyên qua lại.
Ông La Vũ sau sự kiện thảm sát Thiên An Môn ngày 04/06/1989 đã thoát ly khỏi chính quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc, ra nước ngoài sinh sống. Năm 2015, ông xuất bản hồi ức “Cáo biệt Bộ Tổng tham mưu”, cũng liên tục gửi thư ngỏ đến ông Tập Cận Bình, kêu gọi ông Tập bỏ chế độ chuyên chế, xét xử tội ác thảm sát Thiên An Môn 1989 và tội ác đàn áp Pháp Luân Công vẫn còn kéo dài cho đến ngày nay, hy vọng ông Tập thuận theo trào lưu của thế giới, đưa Trung Quốc đi theo con đường tự do dân chủ.

Lê Hiếu

Không có nhận xét nào: