Thứ Tư, 31 tháng 1, 2018

PHAN KHÔI: PHÊ BÌNH “TRUYỆN KIỀU CHÚ GIẢI” CỦA LÊ VĂN HÒE

PHAN KHÔI VIẾT VỀ NGUYỄN DU VÀ “TRUYỆN KIỀU” (1955): PHÊ BÌNH “TRUYỆN KIỀU CHÚ GIẢI” CỦA LÊ VĂN HÒE

START HERE

PHÊ BÌNH TRUYỆN KIỀU CHÚ GIẢI
CỦA LÊ VĂN HÒE


Ông Lê Văn Hòe có xuất bản cuốn Truyện Kiều chú giải ở Hà Nội từ năm 1953, sách khổ lớn, dày 772 trang, là một cuốn sách viết rất có công phu, kỹ càng và đầy đủ, so với loại sách ấy đã ra từ trước đến giờ. Muốn viết bài phê bình nó, tôi phải đọc đi đọc lại nhiều lần mới dám hạ bút, tức là bài này. Với sự thận trọng ấy, tưởng cũng đủ tỏ một độc giả là tôi, biết quý chuộng và không phụ công lao của tác giả.
Nhan sách là Truyện Kiều chú giải, nhưng mở đầu ra, người chú giải có đánh giá Truyện Kiều. Phần đánh giá chỉ có 2 trang mà thôi, nhưng tôi, tôi lại coi phần ấy là trọng yếu còn hơn 770 trang chú giải kia. Tôi chưa có thì giờ để thảo luận tỉ mỉ về phần chú giải vì nó khí bề bộn quá, cho nên trong bài phê bình này tôi chỉ mới nói trước về phần đánh giá.
***
Dưới cái phó đề Truyện Kiều ở đầu sách, ông Hòe nói Truyện Kiều lấy sự tích ở Phong tình lục, một tiểu thuyết Trung Hoa “chẳng có giá trị gì mấy”, mà nhờ “ngọn bút tài tình của cụ Nguyễn Du đã biến hóa … thành một áng văn chương kiệt tác”.

NHÀ BÁO XUÂN BA TIẾT LỘ: ĐINH LA THĂNG BỊ BẮT TRÊN ĐƯỜNG RA CÁT BÀ ĐỂ VƯỢT BIÊN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN ?

“Câu chuyện vẻ rời rạc vì cả chủ lẫn khách tuy là chỗ quen biết nhưng dường như đều không muốn nói gì nhiều. Người bạn hỏi chuyện đã xảy ra với ông Thăng như thế nào. Thì ra buổi sáng thứ Sáu ngày mồng 8/12, vợ chồng Thăng, chị Lê dự định cùng xuống Cát Bà họp lớp. Ông chồng có điện việc gì đó đã vuột đi. Chị Lê vẫn giữ liên lạc.  Lịch giờ đi Cát Bà đã qua. Chiều, ông Thăng vẫn chưa về. Ông Thăng vẫn hẹn về ăn cơm. Đến hơn 6 giờ chiều thì điện thoại chỉ còn tò te tí…”

Chiều lạnh ghé nhà một người vừa nằm xuống

TP - Dãy nhà bạt dã chiến nho nhỏ đã được thiết lập ngay chỗ đất trống đầu hồi nhà CT4 kèm tấm biển cáo phó báo tang thân phụ ông Đinh La Thăng, cụ Đinh Văn Nhu mới mất.
Nhớ bữa phiên tòa xử ông Thăng mở vài hôm có người bạn trong Nam vốn là chỗ quen thân với ông Đinh La Thăng ghé Hà thành hối tôi dẫn đến nhà để làm cái việc thăm hỏi.
Nhảy lên taxi của một hãng quen, ông bạn buông thõng câu đến CT4 Sông Đà… Chưa dứt lời cậu lái xe nhanh nhảu các chú đến nhà ông Đinh La Thăng ạ?
Giật cả mình. Sao chú chàng này lại biết nơi chúng tôi định đến nhỉ?

Hà Nội chỉ có không khí sạch 38 ngày trong trọn năm 2017

Hà Nội chỉ có không khí sạch 38 ngày trong trọn năm 2017

ẢNh: Channel NewsAsia
Thủ đô của nước Việt Nam cộng sản, Hà Nội, chỉ hưởng được 38 ngày có không khí trong lành trong trọn năm 2017.
Đó là theo những số liệu sơ khởi từ một báo cáo mới do Trung Tâm Phát Triển Sáng Tạo Xanh, GreenID, một tổ chức bất vụ lợi có trụ sở tại Hà Nội. Theo đó, mức độ ô nhiễm không khí tại Hà Nội tăng gần ngang với Bắc Kinh và đã vượt qua Jakarta. Mức độ ô nhiễm trung bình hàng năm tại Hà Nội trong năm 2017 cũng cao gấp bốn lần mức độ được Tổ Chức Y Tế Thế Giới xem là chấp nhận được trong các hướng dẫn về phẩm chất không khí.

Tự hào: Đại học Mỹ trao bằng Tiến sỹ danh dự cho 1 nông dân VN

Nông dân được Đại học nổi tiếng của Mỹ trao bằng Tiến sỹ danh dự là ông Đoàn Văn Khanh, một nông dân ở xã Song Thuận, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Trong không khí cả nước đang hân hoan chào đón các cầu thủ U23 Việt Nam trở về, thì việc 1 nông dân Việt Nam được Trường đại học Mỹ trao bằng Tiến sỹ danh dự cũng là niềm tự hào Việt Nam...

 
Đây là học vị ghi nhận các công trình nghiên cứu về lĩnh vực y học cổ truyền của ông Đoàn Văn Khanh đã được ứng dụng có hiệu quả.
Trường Đại học Florida (Mỹ) vừa phối hợp với Viện Quản lý tri thức về Công nghệ, thuộc Sở Khoa học- Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh  tổ chức lễ trao bằng Tiến sĩ danh dự cho ông Đoàn Văn Khanh, một nông dân ở xã Song Thuận, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.
 tu hao: dai hoc my trao bang tien sy danh du cho 1 nong dan vn hinh anh 1
Nông dân "chân đất"  Đoàn Văn Khanh nhận bằng tiến sĩ danh dự do Hiệu trưởng Trường Trường Đại học Florida (Mỹ) cấp.

Cuộc đối đầu lịch sử Tết Mậu Thân năm 1968; Đại tướng Phạm Văn Trà: 'Chiến dịch Mậu Thân là một quyết định táo bạo';Tướng Lê Mã Lương: Khí thế vào trận Tết Mậu Thân rất hùng tráng

Thứ 7, 06:25, 27/01/2018

VOV.VN -Sự kiện Tết Mậu Thân năm 1968 là sự đấu trí cao nhất về tư duy chỉ đạo “nghệ thuật quân sự” giữa Mỹ và Đảng ta ở chiến trường miền Nam Việt Nam.
Điểm sáng lịch sử
Ôn lại lịch sử, hiểu biết hiện tại và hướng đến tương lai là rất cần thiết đối với tiếp nối lịch sử oai hùng của dân tộc. Trong lịch sử chiến tranh cách mạng và chiến tranh giải phóng dân tộc có nhiều điểm sáng đáng trân trọng, ghi nhớ và suy ngẫm để vừa định hướng, vừa tạo động lực tinh thần cho các thế hệ hôm nay. Và một trong những điểm sáng ấy là cuộc “Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968”.
Trong chiến tranh luôn bắt buộc mỗi bên phải liên tục cố gắng để thực hiện mục đích chính trị, mục tiêu chiến tranh. Với chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, Mỹ và chính quyền Sài Gòn không còn hí hửng, khuếch trương về sức mạnh quân sự nữa. Chúng buộc phải thay đổi bằng chiến lược “chiến tranh cục bộ” vào năm 1967 để cứu vãn tình thế.
cuoc doi dau lich su tet mau than nam 1968 hinh 1
Máy bay vận tải C.119 của Mỹ ở Sân bay Tân Sơn Nhất bị quân Giải phóng phá hủy (2/1968). Ảnh: Tư liệu TTXGP

Siêu ủy ban nhằm kiểm soát vốn trong DNNN: liệu có thoát trộm cướp ?

Chức năng Siêu ủy ban trong quản lý vốn nhà nước. Ảnh: VNTB
Chức năng Siêu ủy ban trong quản lý vốn nhà nước. Ảnh: VNTB
- Quảng Cáo -
Nhiều quan điểm cho hay, chiến dịch chống tham nhũng Việt Nam đang đi theo một nhận thức chung như cách mà Trung Quốc đang tiến hành. Quả thực, sự học hỏi này là có! Nhưng liệu chống tham nhũng có giống như việc, ‘trà Trung Quốc ngon hơn trà Việt Nam’?
Mới đây nhất, một Siêu ủy ban được lên kế hoạch nhằm quản lý vốn có hiệu quả hơn (với trị giá lên đến 5 triệu tỷ đồng), nó được đánh giá sẽ tước bỏ lợi ích nhóm của các bộ ngành thông qua việc giảm bớt sự can thiệp tùy tiện của các cơ quan nhà nước vào trong DNNN. Một Nghị quyết về thành lập ủy ban sẽ được ra đời trong cuộc họp Chính phủ ngày 2/2 tới, dưới sự chủ trì của PTT Vương Đình Huệ. TS. Lê Đăng Doanh – một chuyên gia kinh tế có tiếng nói phản biện cũng thể hiện sự ‘kỳ vọng’, và coi đây như một cách để đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng, cải cách tốt hơn.
Điều này cũng đồng nghĩa, Siêu ủy ban về quản lý vốn sẽ là bước tiếp theo trong kiểm soát chống tham nhũng.
- Quảng Cáo -
Vấn đề đặt ra là, trong một hệ thống nhà nước mà chương trình phát triển kinh tế được tiến hành bằng chỉ đạo (thông qua nghị quyết), cấu trúc nhà nước được đan xen bởi trục dọc và trục ngang thì liệu Siêu ủy ban có được như kỳ vọng?
Khó: từ chính trị gia đến minh bạch
Chuyên gia kinh tế và là nhà phản biện độc lập - bà Phạm Chi Lan.
Chuyên gia kinh tế và là nhà phản biện độc lập – bà Phạm Chi Lan.

3 triết lý ‘nuôi quân’ đặc biệt của HLV Park Hang Seo

3 triết lý ‘nuôi quân’ đặc biệt của HLV Park Hang Seo, ai có con cũng đều nên tham khảo

Cả Việt Nam sôi động sau những kỳ tích của đội tuyển U23 Việt Nam. Và rất nhiều người đã nể phục cách cầm quân của HLV Park Hang Seo, khiến cho phong độ của các cầu thủ tiến nhanh như gió.
1. Quân lệnh như sơn: Ăn ngủ đúng giờ, “cấm chỉ” điện thoại
Tính kỷ luật, tập thể là điều mà HLV Park Hang Seo đặt lên hàng đầu ngay trong những ngày đầu cầm quân của mình ở đội tuyển Việt Nam. Dù là các thành viên ban huấn luyện đến các cầu thủ, tất cả đều phải tuân thủ quy định đề ra.

Kỷ nguyên ‘ẩn mình chờ thời’ của Trung Quốc đã kết thúc

quân đội
Binh lính của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc chuẩn bị cho một cuộc diễu hành quân sự. (Ảnh: China Daily)
“Trung Quốc là một quốc gia lớn và bạn là những quốc gia nhỏ. Đó là một thực tế”, ông Yang Jiechi cho biết.
Cái tên “Yang Jiechi” không phải là tất cả những gì mà người Úc biết, theo ABC.
Ông Yang là người tạo dựng hình ảnh của Trung Quốc trên toàn thế giới. Ông là cựu Bộ trưởng Ngoại giao, hiện là một trong những người đứng đầu trong nhóm lãnh đạo đối ngoại của Trung Quốc.

Thứ trưởng Bộ Công an: Tiếp tục làm rõ dấu hiệu lợi ích nhóm tại nhiều dự án BT, BOT

LĐO | 

Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo 138 sáng 29.1, Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an cho biết, những sai phạm, tiêu cực, dấu hiệu lợi ích nhóm tại nhiều dự án BT, BOT giao thông tiếp tục được xác minh làm rõ.
Sáng 29.1, tại Hà Nội, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm của Chính phủ (Ban Chỉ đạo 138/CP), Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389) chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai nhiệm vụ năm 2018 của 2 Ban Chỉ đạo quan trọng này.

Sẽ lập tổ đặc biệt chống tội phạm từ ‘bên trong’

Thứ Ba, ngày 30/1/2018 - 07:10

Sẽ lập tổ đặc biệt chống tội phạm từ ‘bên trong’
(PL)- Các tổ kiểm tra, giám sát này sẽ được trao thẩm quyền đặc biệt để phát hiện tội phạm ngay trong chính các cơ quan phòng, chống tội phạm.
“Phải phòng, chống tội phạm trong chính cơ quan phòng, chống tội phạm” và tới đây sẽ thành lập các tổ kiểm tra, giám sát, kể cả hoạt động bí mật, đối với những cán bộ thiếu trách nhiệm trong công tác, có hành vi câu kết, bao che tội phạm. Đây là chỉ đạo rất đáng chú ý của ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm của Chính phủ (Ban Chỉ đạo 138/CP), Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia) tại hội nghị triển khai nhiệm vụ 2018 của hai ban chỉ đạo này sáng 29-1.

Ô nhiễm không khí ở Hà Nội, TPHCM 'báo động'

Ô nhiễm môi trường ở hai thành phố lớn đã đến mức báo độngBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionÔ nhiễm môi trường ở hai thành phố lớn đã đến mức báo động
Ô nhiễm không khí đang ngày trang trầm trọng ở hai thành phố lớn của Việt Nam, theo các báo cáo mới.
Reuters đăng bài hôm 30/1 cho hay cả năm 2017, thủ đô Hà Nội chỉ có đúng 38 ngày có không khí sạch.

Thật chán khi xem chống tham nhũng ở Trung Quốc

Vũ Bồi Vân

Trần Quốc Việt dịch
Dịch giả gửi tới Dân Luận
Một bài viết đáng đọc. Hình như tác giả không chỉ đánh giá về tình hình chống tham nhũng của TQ.
Trong bài này có mấy nhân vật tác giả nhắc đến như các “điển tích” nhưng không ghi chú có lẽ vì dân TQ ai cũng biết cả rồi. Đối với người đọc VN thì có lẽ không phải ai cũng biết, ngoại trừ ông Đại thần Hòa Thân.
Lưu Thanh Sơn (1916) là một khai quốc công thần của Mao, còn Trương Tử Thiện (1914) cũng là người tham gia trước cướp chính quyền.
8/1949, Lưu được bổ nhiệm làm Bí thư và Trương làm Phó Bí thư khu Thiên Tân (tỉnh Hà Bắc). Từ đó, 2 ông này lo vơ vét và ăn chơi trác táng. Đây là 2 quan chức (cũng là công thần) làm nên vụ đại án tham nhũng đầu tiên và chấn động TQ lúc nhà nước CHNDTH mới thành lập. Vì thế, 1951, Mao Trạch Đông đã chỉ thị “xử tử”.
Còn Chu Nguyên Chương là ai và ông ta chống tham nhũng thế nào?
Chu Nguyên Chương chính là Minh Thái tổ. (Ông vua này ngoài tội xâm lược nước ta, còn mang một món nợ lớn đối với dân tộc VN, đó là tội hủy diệt văn hóa Việt bằng chủ trương cướp sạch, đốt sạch tất cả các loại giấy tờ có chữ, ngoại trừ các kinh Thi, Thư, Lão, Phật, một cách tàn bạo nhất). Vào một ngày tháng 6 năm Minh Hồng võ thứ 30 (1390), vào lúc nửa đêm, Hoàng đế Chu Nguyên Chương lâm triều và truyền Âu Dương Luân lên điện. Âu là con rể của Chu Nguyên Chưong, xuất thân là Tiến sĩ, được phong chức Phò Mã Đô úy rất được Chu Nguyên Chương yêu quý.
Khi Âu lên điện bái kiến, Chu hỏi: “Buôn chè tư phạm tội gì?”. Âu Dương Luân hiểu ra vấn đề bèn quỳ xin được tha tội. Vốn đây là thời kỳ đầu triều Minh, kinh tế tiêu điều, ngân khố trống rỗng, Chu Nguyên Chương phải áp dụng nhiều biện pháp cứng rắn để tập trung nguồn lực cho quốc gia, trong đó có việc cấm tư nhân buôn lậu chè khô. Âu Dương Luân đã dựa vào quyền thế Hoàng thân quốc thích để mưu lợi riêng rất lớn. Kết cục là Âu bị các quan địa phương mật tấu về triều.
Đem ngay ra Ngọ môn chém”. Chu Nguyên Chương nói xong, đứng dậy bãi triều! Tin dữ đến với nàng công chúa thứ 3 An Khánh, nàng bèn khóc lóc chạy đến xin cha tha tội chết cho chồng. Phụ vương nói: “Đây là luật Đại Minh” còn phát ra kèm theo “Đại lệnh”, dân chúng trong thiên hạ đều có mỗi nhà một quyển, các quan địa phương đã đi giảng giải cho người dân hiểu và thi hành nghiêm pháp luật. Nếu ta không giết nó thì làm sao thuyết phục nổi người trong thiên hạ?”. Ba khắc sau giờ Ngọ, Âu Dương Cơ, con rể vua Minh Thái tổ bị hành quyết.
Ngày nay, liệu có ông vua nào dám làm thế không nhỉ?
Nguyễn Thái Nguyên
Tôi kính trọng Vương Kỳ Sơn[1]. Tôi kính trọng nhân cách cùng ý thức trách nhiệm của ông với tư cách quan chức chính quyền, và tôi tin ông thật sự đã làm được nhiều việc tốt. Tuy nhiên, tôi hoàn toàn không quan tâm đến chiến dịch chống tham những hiện nay. Tôi thấy chiến dịch này khó làm cho tôi phấn khởi hay mang đến cho tôi chút vui thú nào, bất luận họ có thể bắt bao nhiêu quan tham đi nữa.
Tại sao?
Một vài lý do:
1. Cho dù chiến dịch chống tham nhũng dữ dội đến mấy, nó cũng sẽ chỉ giải quyết bề nổi của núi băng

Bộ Giáo dục không hiểu chức năng của môn Lịch sử?

Hà Văn Thùy (VNTB)

Ngay khi đưa ra chủ trương “tích hợp” môn Sử, ý tưởng của Bộ Giáo dục bị xã hội phản ứng mãnh liệt. Tuy nhiên, những ý kiến phản biện, dù nhiều, dù kiên quyết dường như cũng chưa đủ thuyết phục. Sở dĩ có chuyện này là do cả Bộ Giáo dục cũng như người phản biện chưa hiểu chức năng của môn sử.
Ngày trước, các cụ quen gọi việc đi học của học trò là học chữ. Nhưng từ năm 1954, khi chính quyền về tay công nông thì việc học được gọi là học văn hóa. Cùng với nó là mục khai trình độ văn hóa trong lý lịch.

Chuyên gia Trung Quốc : Việt Nam và Mỹ không nên vượt lằn ranh đỏ tại Biển Đông


Thùy Dương


mediaHoạt động của Hải quân Mỹ trên chiếc USS Carl Vinson trong lúc công tác ở vùng biển của Hàn Quốc. Ảnh tháng 3/2017.REUTERS/Erik De Castro
Mỹ và Việt Nam không nên vượt lằn ranh đỏ để khiêu khích Trung Quốc về vấn đề Biển Đông và Bắc Kinh có khả năng chống lại bất kỳ động thái gây hấn nào. Trên đây là đe dọa của các chuyên gia Trung Quốc được đăng trên Hoàn Cầu Thời Báo, trong bối cảnh hàng không mẫu hạm Mỹ USS Carl Vinson dự kiến sẽ tới Việt Nam vào tháng 03/2018.




Lý Khiết (Li Jie), một chuyên gia hải quân của Bắc Kinh ngày 29/01/2018 phát biểu với Hoàn Cầu Thời Báo: «So với các quốc gia có tranh chấp với Trung Quốc trong khu vực, Việt Nam là nước có khả năng quân sự tốt nhất. Hoa Kỳ mong muốn Việt Nam trở thành lực lượng mạnh nhất mà Washington có thể tin cậy để chống lại Trung Quốc trên Biển Đông».