Thứ Tư, 8 tháng 8, 2018

BỘ CÔNG AN XÓA CÂP TỔNG CỤC ĐỂ LOẠI NGUY CƠ TẠO PHẢN CỦA ĐÀN EM BA DŨNG;

FB Phạm Viết Đào
4-4-18

XÓA CẤP TỔNG CỤC BỘ CÔNG AN-PHÁ NGUY CƠ TẠO PHẢN CỦA “ĐÀN EM” BA DŨNG

Dư luận đang bàn tán xôn giao về chủ trương cái cách lại bộ máy tổ chức của Bộ Công an, xóa cơ cấu tổ chức bộ máy cấp tổng cục. Để hiểu được sâu xa về sự cải tổ quyết liệt cơ cấu cái bội má của cái đội quân vẫn được coi là “ còn đảng còn mình ấy’, chúng ta nên tìm hiểu ai là “cha đẻ” của cái bộ máy “ cấp tổng cục” ở cái Bộ vẫn xưng danh “thanh kiếm và lá chắn “ của chế độ, của Đảng ?
Xin dẫn một số thông tin đáng lưu ý:
” Ngày 15 tháng 9 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ ký Nghị định số 77/2009/NĐ-CP, Quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an. Theo đó, 6 Tổng cục hiện tại của Bộ Công an (An ninh nhân dân, Cảnh sát nhân dân, Xây dựng Lực lượng, Hậu cần, Tình báo, Kỹ thuật) được tách, sát nhập và đổi tên thành 8 Tổng cục đó là (An ninh 1, An ninh 2, Xây dựng Lực lượng, Hậu cần-Kỹ thuật, Tình báo, Cảnh sát Phòng-chống Tội phạm, Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội, Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp).
Ngày 17 tháng 11 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ ký Nghị định số 106/2014/NĐ-CP, Quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an và có hiệu lực từ 01/01/2015. Theo đó, 8 Tổng cục (An ninh 1, An ninh 2, Xây dựng Lực lượng, Hậu cần Kỹ thuật, Tình báo, Cảnh sát Phòng chống tội phạm, Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội, Cảnh sát Thi hành án và hỗ trợ tư pháp) được sát nhập lại thành 6 Tổng cục (An ninh, Chính trị, Hậu cần-Kỹ thuật, Tình báo, Cảnh sát và Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp). Cũng theo đó, Tổng cục Xây dựng Lực lượng được đổi tên thành Tổng cục Chính trị Công an nhân dân”…
( WikiPedia)
Như vậy, mô hình cấp tổng cục Bộ Công an chính thức được củng cố, tăng cường dưới thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Bộ trưởng Lê Hồng Anh. Đây là cái Bộ luôn trương cái khẩu hiệu “ còn Đảng còn mình ấy” nhưng về bản chất sâu xa lại là bộ máy được sử dụng để gác cửa cho Chính phủ theo Nghị định số 77/2009/NĐ-CP và Nghị định số 106/2014/NĐ-CP. Những người được bổ nhiệm đứng đầu các cơ quan này do Thủ tướng ký bổ nhiệm, kinh phí hoạt động hàng năm cũng với các chế độ đãi ngộ chìm nổi mọi thứ ẩn sủng đều do Thủ tướng ký cấp…

Danh nghĩa cấp tổng cục, đứng đầu thường là sĩ quan đeo lon trung tướng nhưng thực quyền trong không ít trường hợp trực tiếp, to hơn hơn các vị thứ trưởng của Bộ Công an.
Có ý kiến cho rằng đây là sáng kiến của Tướng Lê Hồng Anh, một anh đương là binh bét nhảy lên đeo lon đại tướng, để yên lòng quân, để chúng đỡ tâm tư nên đã bày ra “thế trận-bộ máy tổ chức cấp tổng cục” để xếp ghế cho quân, mỗi vị có một sân chơi, một góc trời, vương quốc riêng…
Suy nghĩ như thế là thô thiển-thô sơ, kiểu ” suy bụng ta ra bụng bò”? Vậy ai là người bày cái mô hình cấp Tổng cục ở Bộ Công an, một cơ quan-tổ chức có đặc quyền thống lĩnh quân trong cả nước trong lĩnh vực quân quản của mình?
Theo người viết bài này, mô hình tổ chức cấp tổng cục Bộ Công an là mô hình-thế trận “công an trị” được các bậc thầy như Beria (Liên Xô), Mao Trạch Đông- Khang Sinh ( Trung Quốc), Ceausescu ( Romania) thích dụng…Người bày đường chỉ lối cho Ba Dũng sắp xếp cái Bộ Công an theo mô hình-thế trận cấp Tổng cục, để Thủ tướng đích thân nắm trực tiếp, không ai khác chính là Tướng Lê Đức Anh, học trò yêu của Lê Đức Thọ, người cha đỡ đầu cho Ba Dũng…
Chính nhờ biết dùng “thanh kiếm và lá chắn” đúng lúc, đúng chỗ đội quân đặc nhiệm nên Tướng Lê Đức Anh đã dành được chiếc ghế Bộ trưởng Bộ Quốc phòng 1986. Trước chiếc ghế quyền lực này, một loạt tướng lĩnh đàn anh của Lê Đức Anh đã ngã khụyu khi mon men sờ mó, đó là các tướng Hoàng Văn Thái, Lê Trọng Tấn. Cả 2 viên tướng này đều được dự kiến sắp xếp nắm chiếc ghế BT Bộ Quốc phòng nhưng đều đã bị đột tử…
Khi Ba Dũng nắm chắc được chiếc ghế Thủ tướng, việc đầu tiên của Ba Dũng đó là việc tìm cơ chế để trực tiếp nắm chắc bộ máy Bộ Công an, sử dụng nó làm lá chắn cho quyền lực thủ tướng của mình. Thử hình dung, với cái bộ nắm quyền sinh quyền sát này, Ba Dũng có một “bộ sậu đàn em” trên dưới 15 ông tướng, nắm quyền lực, quyền lợi ngang cơ thứ trưởng, quyền lực trực tiếp hơn cả thứ trưởng thì yên tâm quá còn gì.
Cùng với chủ trương ký ban hành Nghị định 101/2009/NĐ-CP thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động các Tập đoàn kinh tế trọng điểm, các quả đấm thép năm 2009, Ba Dũng đã có thể nắm trong tay quyền sinh quyền sát toàn bộ yết hầu của cái quyền sinh, quyền sát của đất nước này từ đồng tiền hạt gạo đến sung ống, đạn dược…
Còn nhờ vụ binh biến năm 2015, dư luận mạng đưa tin rầm rộ về việc Tướng Phùng Quang Thanh, dựa hơi Trung Quốc, định sử dụng Quân khu 9 và Quân khu Thủ đô lật Nguyễn Tấn Dũng.
Người viết bài này đã được một ông bạn có nhà cạnh Hồ Tây rỉ tai: đêm qua, một cái đêm tháng 5/2015 ấy, ông ta không ngủ được vì thấy cảnh sát cơ động tuần suốt đêm dọc tuyến đường ven Hồ Tây…Dọc tuyến đường này có một số tư dinh của các sĩ quan cap cấp Quân khu Thủ đô và có cả doanh trại dành cho sĩ quan cao cấp Bộ Quốc phòng tá túc trên trục đường này.
Như vậy, trước thềm Đại hội XII lực lượng công an đã được sử dụng làm hậu thuẫn, bảo vệ vòng trong của Đại hội. Trước khi Đại hội diễn ra, Tướng Trần Đại Quang đã tổ chức diễu binh công an tại sân vận động Mỹ Đình, khoe trương những vũ khí chống khủng bố hiện đại nhất mới được nhập về…
Như vậy, cùng với mũi ra quân tấn công vào vụ đánh bạc hàng ngàn tỷ liên quan tới các sĩ quan cao cấp của tổng cục cảnh sát, phát pháo hiệu mở màn giống như trận Him Lam 1954, Buôn Ma Thuột 1975 nhằm xóa thế cờ có nguy cơ dẫn tới sự tạo phản.
Có ý kiến cho rằng, với cái cách xóa cấp tổng cục này sẽ tạo thuận lợi cho phong trào đòi nhân quyền, dân chủ…Đừng mơ, đây là thao tác nghiệp vụ nhằm nắm lại thanh kiếm công an sẽ vào tay ai mà thôi.
Với động thái quyền lợi của nhóm lợi ích quân đội được lờ đi không bị đụng chạm trong vụ sân golf Tân Sơn Nhất cho thấy: Lực lượng này đang được trọng dụng để giúp cải tổ ngành công an, đề phòng các ông tướng công an. Và cuộc cải tổ này, một viên tướng hồi hưu, tướng Lê Văn Cương đã hô lên với báo chỉ: cải tổ công an cần bàn tay sạch…Không rõ ông tướng này phát ngôn cho nhóm lợi ích nào, chắc không phải đại diện cho tiếng nói của dân đen…
Công luận và vỉa hè đang chờ xem công cuộc cải tổ huyết mạch này mang lại lợi ích cho ai! Người dân có được hưởng chút thành quả nào không chắc là còn phải chờ. Trong khi đó Thủ Chính phủ thì lại đang hô hào dân cùng đồng cam cộng khổ. Giá xăng dầu lại sắp lên kịch trần vị được cộng thêm thuế, phí bảo vệ môi trường!
P.V.Đ.


Bộ Công an xóa 6 tổng cục, hơn 60 cục nghiệp vụ


 Từ 6/8, Bộ Công an chính thức xóa bỏ cấp trung gian gồm 6 tổng cục. Ngoài ra, hơn 60 đơn vị cấp cục được tinh giảm khi thực hiện sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy.


Bộ Công an tinh gọn bộ máy, không còn cấp tổng cục Bộ Công an không tổ chức cấp tổng cục, sắp xếp, tinh gọn các đơn vị trực thuộc Bộ theo nguyên tắc sáp nhập đơn vị tương đồng hoặc không rõ nhiệm vụ.

Chiều 7/8, Bộ Công an tổ chức họp báo thông tin về việc triển khai Nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy công an. Thiếu tướng Lương Tam Quang, Chánh văn phòng Bộ Công an, đã chia sẻ những điểm đổi mới trong chức năng, quyền hạn, tổ chức bộ máy của ngành.
Thiếu tướng Lương Tam Quang cho biết sau khi Bộ Chính trị ban hành nghị quyết về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy Bộ Công an, ngày 6/8, Thủ tướng đã ký nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Bộ.
Theo nghị định này, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Công an cơ bản không thay đổi, còn tổ chức bộ máy sẽ tập trung, thống nhất, chuyên sâu, tinh gọn theo hướng "Bộ tinh, tỉnh mạnh, huyện toàn diện, xã bám cơ sở".
Bo Cong an xoa 6 tong cuc, hon 60 cuc nghiep vu hinh anh 1
Thiếu tướng Lương Tam Quang, Chánh văn phòng Bộ Công an. Ảnh: Hoàng Lam.
Ông Quang cho hay Bộ Công an sẽ không tổ chức cấp tổng cục, sắp xếp, tinh gọn các đơn vị trực thuộc Bộ Công an theo cấp cục theo nguyên tắc sáp nhập các đơn vị tương đồng hoặc không rõ nhiệm vụ, bảo đảm một cơ quan đơn vị có thể thực hiện nhiều việc nhưng một việc chỉ giao một đơn vị phụ trách.
Ngoài ra, Bộ Công an cũng sáp nhập 20 đơn vị cảnh sát phòng cháy, chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với công an tỉnh, thành phố để bảo đảm gắn kết, phát huy tối đa nguồn lực trong thực thi nhiệm vụ; sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp công lập báo chí, y tế trong công an nhân dân.
Bo Cong an xoa 6 tong cuc, hon 60 cuc nghiep vu hinh anh 2
Bộ Công an sẽ xóa bỏ 6 tổng cục, giảm từ 125 đơn vị cấp cục xuống còn 60.
Theo mô hình tổ chức mới, Bộ Công an sẽ giảm đầu mối cấp phòng trực thuộc Bộ, công an tỉnh; giảm đầu mối cấp đội trực thuộc phòng và công an quận, huyện; đồng thời xây dựng công an xã, thị trấn chính quy. Trước mắt, Bộ thí điểm công an xã chính quy một số địa bàn phức tạp về an ninh trật tự, sau đó triển khai toàn quốc.
So với bộ máy cũ, mô hình bộ máy Bộ Công an sẽ giảm 6 tổng cục, tinh giản gần 60 đơn vị cấp cục và gần 300 đơn vị cấp phòng. Cấp công an địa phương sau khi tinh gọn bộ máy, sáp nhập cảnh sát PCCC giảm hơn 500 đơn vị cấp phòng, gần 1.000 đơn vị cấp đội.
Trước 6/8/2018, Bộ Công an có 6 tổng cục gồm: Tổng cục An ninh (Tổng cục I), Tổng cục Cảnh sát (Tổng cục II), Tổng cục Chính trị (Tổng cục III), Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật (Tổng cục IV), Tổng cục Tình báo (Tổng cục V), Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp (Tổng cục VIII).


Bộ Công an tinh giản bộ máy như thế nào? Bộ Công an sẽ không tổ chức cấp trung gian, gắn cảnh sát PCCC với công an các địa phương và thu gọn các đơn vị sự nghiệp công lập, giáo dục, báo chí, y tế trong lực lượng.


Bộ Công an dự kiến bỏ 6 tổng cục, giảm 20 sở cảnh sát PCCC

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết Bộ Công an đang sắp xếp lại bộ máy theo hướng bỏ 6 tổng cục, giảm từ 125 đơn vị cấp cục còn 60, giảm 20 sở cảnh sát PCCC.
Bá Chiêm

Tướng Lương Tam Quang nói về "cuộc cách mạng" tinh gọn bộ máy của ngành Công an

QUỐC TOẢN

(GDVN) -Tổ chức bộ máy của Bộ Công an gồm các đơn vị cấp Cục, so với bộ máy tổ chức cũ, giảm 6 Tổng Cục, giảm gần 60 đơn vị cấp Cục và gần 300 đơn vị cấp Phòng...

Ngày 7/8, Bộ Công an tổ chức họp báo sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2018 và triển khai thực hiện Nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an.
Thiếu tướng Lương Tam Quang, Chánh Văn phòng Bộ Công an, cho biết Nghị định 01/2018 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an có hiệu lực ngay từ thời điểm ký (ngày 6/8).
Theo ông Quang, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Công an không thay đổi, thêm vào đó, nhiệm vụ có phần nặng nề hơn.

Về tổ chức, bộ máy Bộ Công an được xây dựng theo hướng “Bộ tinh, tỉnh mạnh, huyện toàn diện, xã bám cơ sở” làm cơ sở cho việc bố trí lực lượng và thực hiện tinh giản biên chế, tập trung đầu tư cho đơn vị trực tiếp chiến đấu, hướng về cơ sở. 
Thiếu tướng Lương Tam Quang chủ trì buổi họp báo. Ảnh Quốc Toản.
Cụ thể, Cơ cấu tổ chức của Bộ Công an không tổ chức cấp Tổng cục, sắp xếp tin gọn cơ quan Bộ Công an thành các đơn vị cấp Cục trực thuộc Bộ theo nguyên tắc các đơn vị tương đồng về chức năng, nhiệm vụ, các đơn vị không rõ nhiệm vụ, đối tượng công tác hoặc có chức năng nhiệm vụ liên quan chặt chẽ với nhau mà trong quá trình hoạt động bắt buộc phải có cơ chế phối hợp thì hợp nhất, sáp nhập.
Bảo đảm mỗi cơ quan, đơn vị có thể thực hiện nhiều việc và một việc chỉ giao cho một cơ quan, đơn vị chủ trì và chịu trách nhiệm chính.

Sáp nhập 20 Cảnh sát phòng cháy chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và sắp xếp lại tổ chức bộ máy Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo hướng tinh gọn hơn.
Sắp xếp tinh gọn nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của các đơn  vị sự nghiệp công lập về giáo dục, đào tạo, báo chí y tế trong công an nhân dân.
Giảm đầu mối cấp phòng trực thuộc Cục, Công an cấp tỉnh, và giảm đầu mối cấp đội trực thuộc phòng và Công an cấp huyện.
Xây dựng công an xã thị trấn chính quy; trước mắt bố trí Công an xã chính quy tại các địa bàn trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự tới tới thực hiện thống nhất trong toàn quốc sau khi hoàn thiện các văn bản pháp luật có liên quan.
Theo Nghị định này, tổ chức  bộ máy của cơ quan Bộ Công an gồm các đơn vị cấp Cục, so với bộ máy tổ chức cũ, giảm 6 Tổng Cục, giảm gần 60 đơn vị cấp Cục và gần 300 đơn vị cấp Phòng.
Ở Công an địa phương sáp nhập 20 cảnh sát phòng cháy, chữa cháy vào Công an tỉnh, thành phố và tinh gọn tổ chức Công an cấp tỉnh, cấp huyện, giảm hơn 500 đơn vị cấp Phòng, gần 1000 đơn vị cấp đội.
Thiếu tướng Lương Tam Quang cũng đánh giá đây là một “cuộc cách mạng” về tinh gọn bộ máy của ngành Công an.





QUỐC TOẢN - Hoàng Lam

Không có nhận xét nào: