Lê Thiếu Nhơn
7-8-2018
Tại toà án quân sự, chính Út “trọc” thừa nhận đã mua bằng giả của Trường Đại học Kinh tế quốc dân với giá 2,5 triệu đồng để đưa vào hồ sơ sỹ quan để làm cơ sở thăng tiến. Số tiền 2,5 triệu đồng ở thời điểm ấy trị giá khoảng 5 chỉ vàng, không phải quá lớn nhưng lại làm nên một cuộc đổi trắng thay đen tai hại.Út “trọc” chống chế: “Dân trí của bị cáo thấp nên không biết sử dụng bằng đó là trái quy định pháp luật. Thời điểm đó, bị cáo nhận thức vẫn là đúng!”. Tất nhiên, đó là sự nguỵ biện không thể chấp nhận. Thế nhưng, mấu chốt nằm ở chỗ khác, vì “dân trí của bị cáo thấp” nên Út “trọc” đã phải nhờ đến “anh em ngoài xã hội”! Bằng cấp giả thì dễ hiểu, nhưng “anh em ngoài xã hội” là một khái niệm mới. “Anh em ngoài xã hội” không có tuổi tên cũng không rõ diện mạo, nhưng có sức chi phối ghê gớm thật.
Nhiều trường đại học bắt đầu công bố điểm chuẩn tuyển sinh, trong không khí khá rụt rè, vì sự cố gian lận thi cử chấn động tại ba tỉnh Hà Giang, Sơn La và Hoà Bình. Những hệ luỵ từ các thủ thuật đánh tráo điểm số của kỳ thi trung học phổ thông quốc gia vừa qua, khiến những ai còn tha thiết xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh phải băn khoăn nhiều điều. Thành tích ảo và bằng cấp giả không còn tồn tại ở dạng tin đồn râm ran, mà hiện diện như mối hoạ rõ ràng.
Chất lượng đào tạo đại học có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng lao động. Kiểm soát chất lượng đào tạo đã khó, mà kiểm soát khuất tất về bằng cấp còn khó hơn. Trong vụ án xét xử bị cáo Út “trọc” – Đinh Ngọc Hệ với tuyên phạt 12 năm tù, cũng cho thấy nhiều tình tiết đau lòng. Cái tội danh “lợi dụng chức vụ” của Út “trọc” ở Tổng Công ty Thái Sơn dù bị kêu án 10 năm tù, cũng không đáng ái ngại so với cái tội danh “sử dụng tài liệu giả” bị kêu án 2 năm tù. Vì sao? Vì nhờ sử dụng bằng đại học giả để đưa vào hồ sơ sỹ quan mà Út “trọc” mới được xét nâng lương, thăng quân hàm, bổ nhiệm chức vụ. Chính đòn bẩy “sử dụng tài liệu giả” đã giúp Út “trọc” có cơ hội “lợi dụng chức vụ” một cách ngang ngược và lộng hành!
Tại toà án quân sự, chính Út “trọc” thừa nhận đã mua bằng giả của Trường Đại học Kinh tế quốc dân với giá 2,5 triệu đồng để đưa vào hồ sơ sỹ quan để làm cơ sở thăng tiến. Số tiền 2,5 triệu đồng ở thời điểm ấy trị giá khoảng 5 chỉ vàng, không phải quá lớn nhưng lại làm nên một cuộc đổi trắng thay đen tai hại.
Út “trọc” chống chế: “Dân trí của bị cáo thấp nên không biết sử dụng bằng đó là trái quy định pháp luật. Thời điểm đó, bị cáo nhận thức vẫn là đúng!”. Tất nhiên, đó là sự nguỵ biện không thể chấp nhận. Thế nhưng, mấu chốt nằm ở chỗ khác, vì “dân trí của bị cáo thấp” nên Út “trọc” đã phải nhờ đến “anh em ngoài xã hội”!
Bằng cấp giả thì dễ hiểu, nhưng “anh em ngoài xã hội” là một khái niệm mới. “Anh em ngoài xã hội” không có tuổi tên cũng không rõ diện mạo, nhưng có sức chi phối ghê gớm thật. “Anh em ngoài xã hội” có thể tìm dùm bằng cấp giả, thì “anh em ngoài xã hội” cũng có thể làm được nhiều việc gian trá khác.
“Anh em ngoài xã hội” không hề giống “anh em trong xã hội” vì có thể hành động bất chấp luật pháp và đạo lý chăng? Những người dân lương thiện phải hình dung “anh em ngoài xã hội” ra sao? Đó là một thế lực tăm tối? Đó là một mảng màu xám trong bức tranh văn minh của cộng đồng? Nếu “anh em ngoài xã hội” trợ lực cho những kẻ biến chất như Út “trọc” làm bậy, thì chắc chắn “anh em ngoài xã hội” sẽ tổn thương những người đang kiên trì gìn giữ những điều tốt đẹp trên cuộc đời!
Để khái niệm “anh em ngoài xã hội” không trở thành một câu cửa miệng nguy hiểm, các cơ quan quản lý Nhà nước nhất định phải nhận dạng nó và triệt tiêu nó thật quyết liệt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét