Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2018

HÀ NỘI XÂY TƯỢNG ĐÀI CHIẾN THẮNG B 52; BT ĐÀO NGỌC DUNG ĐỀ NGHỊ HÀ GIANG ĐẨY MẠNH XÃ HỘI HÓA NÂNG CẤP TU BỔ VÀ QUY TẬP NGHĨA TRANG LS CHỐNG TQ; PHÓ BAN ĐỐI NGOẠI TRẦN ĐỨC LỢI DẪN ĐOÀN MANG 500.000 USD XÓA NGHÈO CHO HUYỆN MA LẬT PHA -NƠI CÓ NGHĨA TRANG CHÔN 9000 LÍNH TQ XÂM LƯỢC VỊ XUYÊN 1979-1989

Trong hình ảnh có thể có: 9 người, mọi người đang cười, mọi người đang đứng

Ông Trần Đức Lợi, Phó Ban đối ngoại TW người thấp đứng sau tấm biển 200.000 usd?

"Theo tin Đài chúng tôi ( CRI): Ngày 23/7/2018, tại Hà Nội, Đại biện lâm thời Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam Doãn Hải Hồng đã tiếp nhận vốn quyên tặng đợt đầu trị giá 200 nghìn đô-la Mỹ trong tổng số 500 nghìn đô-la Mỹ do Công ty TNHH Phát triển du lịch quốc tế Phượng Hoàng Việt Nam quyên tặng cho dự án xóa đói giảm nghèo của huyện Kim Bình và huyện Ma Lật Pha, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

Nghĩa trang Ma Lật Pha (Malipo) tỉnh Vân Nam Trung Quốc, thành lập vào năm 1979, hoàn thành năm 1988, diện tích 50 mẫu Anh. Nguồn: Tài liệu Huỳnh Tâm.

Nghĩa trang Ma Lật Pha nơi chôn 9000 lính TQ tử trận tại Lão Sơn...

Trong chuyến công tác tại tỉnh và viếng liệt sỹ tại Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH đã cho chủ trương: Nâng cấp, tu bổ, tôn tạo, tiếp tục quy tập các liệt sỹ về nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên. Đề nghị Hà Giang tiếp tục làm tốt công tác xã hội hóa khi triển khai thực hiện nâng cấp, tu bổ, tôn tạo, tiếp tục quy tập các liệt sỹ về nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên./.

Đền thờ và cây hương tại cao điểm 468 do các CCB góp xây để tưởng niệm những đồng đội đã hy sinh...

Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tiếp nhận vốn quyền tặng của Việt Nam hỗ trợ Trung Quốc xóa đói giảm nghèo

2018-07-24 15:52:08     CRIonline
Theo tin Đài chúng tôi: Ngày 23/7, tại Hà Nội, Đại biện lâm thời Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam Doãn Hải Hồng đã tiếp nhận vốn quyên tặng đợt đầu trị giá 200 nghìn đô-la Mỹ trong tổng số 500 nghìn đô-la Mỹ do Công ty TNHH Phát triển du lịch quốc tế Phượng Hoàng Việt Nam quyên tặng cho dự án xóa đói giảm nghèo của huyện Kim Bình và huyện Ma Lật Pha, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Bà Doãn Hải Hồng cám ơn Công ty TNHH Phát triển du lịch quốc tế Phượng Hoàng Việt Nam dành sự ủng hộ và quyên tặng khảng khái cho sự nghiệp xóa đói giảm nghèo của Trung Quốc. Việc này không những góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội địa phương và cải thiện dân sinh của địa phương, mà cũng tiếp tục tăng cường tình hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước Trung – Việt, góp phần cho sự nghiệp hữu nghị Trung – Việt.
Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty TNHH Phát triển du lịch quốc tế Phượng Hoàng Việt Nam Nguyễn Văn Hùng cho biết, tích cực tham gia công tác xóa đói giảm nghèo là quan niệm mà công ty luôn thực hiện, rất vui mừng có thể cung cấp sự giúp đỡ theo khả năng của mình cho các khu vực nghèo khó Trung Quốc, sau này sẵn sàng đóng góp sức lực nhỏ bé của mình cho sự nghiệp xóa đói giảm nghèo của Trung Quốc, góp phần tích cực cho thúc đẩy tình hữu nghị Việt – Trung.
(http://vietnamese.cri.cn/421/2018/07/24/1s247276.htm)
Bộ Trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung làm việc với lãnh đạo tỉnh Hà Giang
09/09/2016 16:00

CTTĐT - Ngày 9/9 đồng chí Đào Ngọc Dung - Ủy viên BCH TƯ Đảng Bộ Trưởng Bộ LĐTB&XH đã có chuyến thăm và làm việc với tỉnh Hà Giang. Cùng đi với đoàn có lãnh đạo các Vụ, Cục của Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ LĐTB&XH. Đón và làm việc với đoàn về phía tỉnh có các đồng chí: Triệu Tài Vinh - Ủy viên BCH TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XIV đơn vị tỉnh Hà Giang; Nguyễn Văn Sơn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Trần Đức Quý - Hà Thị Minh Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh.


Bộ Trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung kết luận buổi làm việc

Dịp này, đoàn công tác của đồng chí: Đào Ngọc Dung - Ủy viên BCH TƯ Đảng Bộ rưởng Bộ LĐTB&XH đã đến dâng hoa, dâng hương trước anh linh các anh hùng liệt sỹ tại Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia huyện Vị Xuyên. Trong không khí trang nghiêm, lãnh đạo Bộ LĐTB&XH và lãnh đạo tỉnh Hà Giang đã kính cẩn trước Tượng đài Liệt sỹ mặc niệm để tưởng nhớ lại công lao to lớn của những anh hùng liệt sỹ đã anh dũng chiến đấu quên mình cho nền độc lập, tự do của Tổ quốc. Trân trọng trước sự hy sinh anh dũng của các anh, thế hệ hôm nay nguyện tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng, đoàn kết chung sức, đồng lòng, quyết tâm vượt khó vươn lên xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp văn minh, bảo vệ vững chắc từng tấc đất thiêng liêng nơi biên cương địa đầu của Tổ quốc.
Báo cáo với đoàn công tác của Bộ Trưởng Bộ LĐTB&XH, lãnh đạo tỉnh Hà Giang khẳng định: Trong những năm gần đây công tác đền ơn đáp nghĩa, triển khai thực hiện các chế độ chính sách với người có công trên địa bàn tỉnh đã được phát triển sâu rộng ở tất cả các địa phương trong tỉnh, huy động được sự vào cuộc của toàn xã hội, cộng đồng chung tay cùng Nhà nước chăm sóc tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần của người có công với cách mạng. Hà Giang đã triển khai tốt các đề án tôn tạo, tu bổ, nâng cấp một số cơ sở, di tích, nghĩa trang liệt sỹ trên địa bàn theo đúng tinh thần chỉ đạo của Trung ương và các Bộ, ngành liên quan. Cùng với đó các lĩnh vực xã hội cũng được quan tâm giải quyết theo đúng các quy định của Nhà nước từ nguồn đảm bảo xã hội. Đến hết 2015 toàn tỉnh hiện có 74.313 hộ nghèo, chiếm tỉ lệ 43,65%, tỉnh đã triển khai nhiều Chương trình, Nghị quyết giảm nghèo bền vững theo hướng ưu tiên tập trung nguồn nhân lực, xây dựng các giải pháp cụ thể, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm giúp giảm nghèo bền vững. Từ đó, đa số người nghèo trong tỉnh đã nhận thức rõ hơn trách nhiệm của chính bản thân mình để vươn lên thoát nghèo. Các chế độ, chính sách hỗ trợ người nghèo được tỉnh triển khai công khai, minh bạch, dân chủ từ cơ sở, được cả xã hội tham gia. Triển khai tốt các chính sách hỗ trợ đối tượng Bảo trợ xã hội tại cộng đồng, trợ cấp thường xuyên cho trên 17 nghìn đối tượng. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm đã có những chuyển biến tích cực, tỉnh đã gắn quy hoạch nguồn nhân lực với quy hoạch phát triển KTXH và nhu cầu của thị trường lao động trong, ngoài tỉnh, đầu tư dạy nghề theo hướng tập trung, đồng bộ theo các nghề trọng điểm tránh lãng phí, dàn trải. Chỉ riêng trong 8 tháng đầu năm toàn tỉnh đã tiếp tục duy trì đào tạo nghề hệ Cao đẳng, Trung cấp cho 1.322 người, tuyển mới đào tạo cho trên 5 nghìn người, tỷ lệ học viên có việc làm sau tốt nghiệp đạt khoảng 70%. Dịp này, Hà Giang đã có nhiều kiến nghị với Bộ LĐTB&XH khẩn chương Quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp để tỉnh triển khai xây dựng cho giai đoạn 2016 - 2020, hướng dẫn tiêu chí xếp hạng Trung tâm dịch vụ việc làm. Sớm đầu tư kinh phí triển khai thực hiện các đề án Nâng cao năng lực các Trung tâm dịch vụ việc làm, các cơ sở giáo dục dạy nghề trên địa bàn tỉnh. Sớm phê duyệt kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 - 2020, dự án nghề trọng điểm và các dự án, đề án đã và đang được triển khai thực hiện…
Kết luận buổi làm việc, đồng chí Đào Ngọc Dung - Ủy viên BCH TƯ Đảng, Bộ Trưởng Bộ LĐTB&XH đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong công tác Đào tạo nghề, giải quyết việc làm, thực hiện các chế độ chính sách cho người có công, triển khai quy hoạch, tôn tạo các di tích, công trình cho người có công, việc triển khai thực hiện các chế độ chính sách bảo trợ xã hội, thúc đẩy phát triển KTXH - XĐGN của Hà Giang trong thời gian qua. Đồng thời, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH cũng đã chia sẻ với những khó khăn của tỉnh về một số nhiệm vụ trong thời gian tới, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH đề nghị: Hà Giang cần tập trung kiên quyết thực hiện sáp nhập lại các Trung tâm dịch vụ việc làm, Trung tâm dạy nghề, thành một đầu mối và tiến tới giao cho địa phương tự chủ theo từng giai đoạn, từng phần. Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH giao tổng cục dạy nghề xây dựng phương án cụ thể hỗ trợ tỉnh trong công tác đào tạo nghề trong thời gian tới. Đối với các Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh và các Trung tâm cứu trợ xã hội cũng nên quy thành một và phân ra thành nhiều khu, chức năng để hoạt động theo hướng đa chức năng nhưng chỉ một bộ máy lãnh đạo. Riêng dạy nghề và giải quyết việc làm đối với lao động nông thôn tỉnh cần có sự phân bổ nguồn vốn lồng ghép với các chương trình của Trung ương đã, đang triển khai để thực hiện. Đối với các chế độ chính sách với người có công cần thực hiện theo Thông tư và pháp luật đã quy định. Riêng với các hồ sơ thương binh liệt sỹ còn tồn đọng chưa giải quyết, Hà Giang áp dụng thực hiện theo đúng sự chỉ đạo của Bộ đã ban hành và cần phải công khai minh bạch trên các phương tiện thông tin đại chúng trước 15 ngày khi ban hành quyết định.
  
Bộ Trưởng Bộ LĐTB&XH và lãnh đạo tỉnh thắp hương tại nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên.
Trong chuyến công tác tại tỉnh và viếng liệt sỹ tại Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH đã cho chủ trương: Nâng cấp, tu bổ, tôn tạo, tiếp tục quy tập các liệt sỹ về nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên. Đề nghị Hà Giang tiếp tục làm tốt công tác xã hội hóa khi triển khai thực hiện nâng cấp, tu bổ, tôn tạo, tiếp tục quy tập các liệt sỹ về nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên./.
Tác giả: Đình Anh - Hồng Duyên

(http://baohagiang.vn/thoi-su-chinh-tri/201609/bo-truong-bo-ldtbampxh-dao-ngoc-dung-lam-viec-voi-cac-dong-chi-lanh-dao-tinh-682187/)


Hà Nội xem xét xây Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ trên không

Dân trí UBND TP Hà Nội vừa xin ý kiến Thường trực Thành ủy về việc xây dựng “Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ trên không”.

Trước đó, Ban liên lạc bạn chiến đấu Sư đoàn Phòng không Hà Nội đề nghị xây dựng Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ trên không - nơi bộ đội tên lửa bắn rơi chiếc B52 đầu tiên (đêm 18/12/1972), nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không.
Bệ phóng tên lửa của Tiểu đoàn 59, Trung đoàn 261, đơn vị đã hạ chiếc B-52 đầu tiên vào đêm 18-12-1972 trên bầu trời Hà Nội
Bệ phóng tên lửa của Tiểu đoàn 59, Trung đoàn 261, đơn vị đã hạ chiếc B-52 đầu tiên vào đêm 18-12-1972 trên bầu trời Hà Nội
3 vị trí nằm trên địa bàn huyện Đông Anh được đưa ra để lựa chọn một điểm xây dựng tượng đài gồm: Trận địa tên lửa xã Uy Nỗ; Trận địa Đại Đồng, xã Đại Mạch; Vị trí tại ngã tư đường Trường Sa (xã Vinh Ngọc).
Qua đánh giá, 3 phương án trên, Ban cán sự Đảng UBND TP đã thống nhất phương án một (trận địa tên lửa xã Uy Nỗ) vì nhận thấy có nhiều ưu điểm, phù hợp với việc xây dựng tượng đài.
Theo đó, trận địa tên lửa xã Uy Nỗ đã có khu đất với diện tích 3.950 m2, là nơi bắn rơi máy bay B52 đầu tiên trong chiến dịch “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không”. Phương án này cũng đáp ứng được vị trí, cảnh quan không gian và phát huy tác dụng giáo dục truyền thống cho các thế hệ mai sau.
Ban cán sự Đảng UBND TP kiến nghị Thường trực Thành ủy xem xét đồng ý với phương án này. Và giao Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội chủ trì, phối hợp UBND huyện Đông Anh và các sở ngành liên quan để hoàn thiện hồ sơ triển khai việc xây dựng tượng đài.
Quang Phong

Không có nhận xét nào: