Thứ Năm, 6 tháng 12, 2018

BỐ CON CÔ THANH PHƯỢNG CHUẨN BỊ DI TẢN...

Con gái Nguyễn Tấn Dũng rút sạch vốn khỏi Savimex


SÀI GÒN, Việt Nam – Sau khi bán sạch hơn 2.5 triệu cổ phiếu tại Savimex, Công Ty Cổ Phần Chứng Khoán Bản Việt của bà Nguyễn Thanh Phượng, con gái cựu thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng coi như đã rút hết vốn tại một doanh nghiệp xuất nhập cảng bậc nhất ở Việt Nam.

Chứng Khoán Bản Việt, công ty do bà Nguyễn Thanh Phượng làm Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị đã rút sạch vốn khỏi Savimex. (Hình: Tư liệu)

Theo báo Lao Động ngày 5 Tháng Mười Hai, 2018, Công Ty Cổ Phần Chứng Khoán Bản Việt (VCI) vừa có báo cáo về việc giao dịch cổ phiếu của Công Ty Cổ Phần Hợp Tác Kinh Tế Và Xuất Nhập Khẩu Savimex ( công ty Savimex).

Cụ thể, VCI đã bán ra hơn 2.5 triệu cổ phiếu SAV(tương đương 19.15%). Với giao dịch này, tỷ lệ sở hữu của VCI tại công ty Savimex đã bằng 0%, nên không còn là cổ đông lớn từ ngày 21 Tháng Mười Một, 2018.

Savimex tiền thân là doanh nghiệp nhà nước, hoạt động chính yếu trong lĩnh vực xuất nhập cảng. Từ năm 2002, Savimex niêm yết trên sàn giao dịch HoSE, mã chứng khoán SAV. Những ngày giao dịch gần đây, cổ phiếu SAV liên tục suy giảm, mất 210 đồng trong 3 phiên gần nhất, khiến vốn hóa thị trường bốc hơi gần 3 tỷ đồng.

Giá cổ phiếu VCI của Chứng Khoán Bản Việt cũng đang trên đà giảm mạnh. Từ đầu năm 2018 đến nay, VCI trải qua 230 ngày giao dịch, biến động giá giảm 6,963 đồng mỗi cổ phiếu, tức 12.2%. Nếu tính theo giá thị trường hiện tại, vốn hóa thị trường của Chứng Khoán Bản Việt đã bị mất hơn 1,129 tỷ đồng.

Phúc trình tài chính quý 3 và 9 tháng đầu năm 2018 vừa công bố của VCI cho biết, doanh nghiệp này đạt doanh thu 388 tỷ đồng trong khoảng thời gian từ Tháng Sáu đến Tháng Chín 2018. Trong đó, doanh thu từ hoạt động kinh doanh chính là hơn 386.3 tỷ đồng, giảm 6.2%.

Doanh thu giảm song chi phí hoạt động tăng 18%, chi phí tài chính tăng 29,4%, lần lượt là 97 tỷ đồng và 66 tỷ đồng, không ghi nhận chi phí bán hàng, chỉ ghi nhận 23 tỷ đồng phí quản lý doanh nghiệp.

Kết quả, Công Ty Cổ Phần Chứng Khoán Bản Việt đạt hơn 200.7 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong quý 3, giảm hơn 49.7 tỷ đồng so cùng quý năm 2017, tức giảm 20%.

Tương tự, lợi nhuận sau thuế doanh nghiệp cũng giảm 20%, đạt hơn 160.6 tỷ đồng.

Giải trình về việc này, VCI cho biết, doanh thu trong kỳ sụt giảm “chủ yếu là do tình hình giao dịch trầm lắng, ảnh hưởng tới hoạt động môi giới và đánh giá lại các khoản đầu tư tài sản tài chính ghi nhận qua lãi/lỗ (FVTPL) của công ty.”

Hiện, VCI đang gánh khoản nợ phải trả tới 3,595 tỷ đồng, tăng khá mạnh so 3,382 tỷ đồng hồi đầu năm 2018. Trong đó, hơn 3,418 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn, hơn 176 tỷ đồng nợ vay dài hạn.

Về nguồn tài trợ, VCI có xu hướng chuyển từ vay nợ tài chính sang phát hành trái phiếu khi vay nợ ngắn hạn cuối kỳ giảm hơn 35% so với cùng kỳ xuống còn 927 tỷ đồng.

Dư luận cho rằng, với việc bán sạch cổ phiếu SAV lần này, bà Phượng đang chuẩn bị lần lượt đưa hết nguồn vốn, tài sản từ Việt Nam ra hết ngoại quốc.


Người Việt

Công ty Bản Việt của Nguyễn Thanh Phượng thoái hết vốn khỏi Savimex: Điều gì sắp diễn ra?

Đăng bởi: Tiểu Nhi on Thứ Năm, 6 tháng 12, 2018 | 6.12.18

Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt của bà Nguyễn Thanh Phượng, con gái cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, bán hết cổ phiếu nắm của Savimex (SAV).

Bà Nguyễn Thanh Phượng là Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Công ty Chứng khoán Bản Việt
Truyền thông trong nước đưa tin sau khi "bán sạch" hơn 2,5 triệu cổ phiếu SAV (tương đương 19,15%), CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCI) do bà Nguyễn Thanh Phượng làm Chủ tịch HĐQT đã "không còn là cổ đông lớn" của Savimex (SAV) từ ngày 21/11/2018.

Báo Tiền Phong mô tả cổ phiếu Savimex (SAV) "liên tục suy giảm" trong những ngày gần đây trong lúc giá cổ phiếu của Chứng khoán Bản Việt (VCI) "cũng đang trên đà giảm mạnh".

"Từ đầu năm đến nay, VCI trải qua 230 ngày giao dịch, biến động giá giảm 6.963 đồng mỗi cổ phiếu, tức 12,2%. Nếu tính theo thị giá hiện tại, vốn hóa thị trường của Chứng khoán Bản Việt đã bị thổi bay hơn 1.129,2 tỷ đồng.

"Theo báo cáo tài chính quý gần nhất, tính đến 30/9, tổng tài sản của VCI đạt hơn 7.370 tỷ đồng, tăng 15% so với đầu năm, trong đó nợ phải trả chiếm gần nửa với 3.595 tỷ đồng," báo này cho hay.

Thương vụ VCI thoái vốn toàn bộ tại Savimex, từng là một doanh nghiệp nhà nước và hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, được cho là thu về hơn 20 tỉ đồng.

Hồi cuối tháng 10, báo VietnamNet mô tả doanh nghiệp của bà Nguyễn Thanh Phượng "không còn được như trước đây" và "phải đánh giá lại các khoản đầu tư tài sản tài chính".

Báo này cho hay trong năm 2017 và quý 1/2018, thị trường chứng khoán Việt Nam sôi động khiến nhiều công ty chứng khoán, trong đó có công ty CTCP Chứng khoán Bản Việt, có doanh thu tăng vọt và lợi nhuận lớn.

"Trong năm 2017, VCI ghi nhận doanh thu hơn 1,5 ngàn tỷ đồng, tăng 77% so với năm trước đó. Trong năm 2017, Bản Việt đã thực hiện thành công các hợp đồng lớn trên thị trường như trường hợp VietJet, VPBank, PNJ,...", theo VietnamNet.

Tuy nhiên chứng khoán giảm mạnh trong nửa năm qua khiến VCI không còn được thuận lợi như trước đây và doanh nghiệp này phải thay đổi tỷ lệ sở hữu nước ngoài lên.

Chứng khoán Việt Nam được cho là quá nóng trong giai đoạn 2017 và nay đang được điều chỉnh
Hoạt động chứng khoán

Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt, thành lập năm 2007 do bà Nguyễn Thanh Phượng làm Chủ tịch HĐQT và chồng là Nguyễn Bảo Hoàng, công dân Hoa Kỳ - thành viên HĐQT, được mô tả là một trong những công ty chứng khoán hàng đầu trên thị trường tính theo giá trị vốn hóa.

Công ty này từng tham gia tư vấn định giá để phát hành cổ phiếu của Công ty Thông tin Di động Việt Nam MobiFone.

"Về việc cổ phần hóa Mobifone, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son cho biết từ năm 2005, Thủ tướng Chính phủ [Nguyễn Tấn Dũng] đã yêu cầu phải tiến hành cổ phần hóa Mobifone," báo Người Lao Động đưa tin hồi tháng 9/2015.

Trang ITCNews hồi tháng 9/2005 đưa tin "ông Lê Nam Trà, Chủ tịch MobiFone cho biết, để cổ phần hóa, MobiFone đã ký hợp đồng với Công ty Chứng khoán Bản Việt để tư vấn định giá và chuẩn bị cho IPO".

Nữ doanh nhân trẻ

Theo các nguồn tin chính thức, bà Nguyễn Phượng sinh năm 1980 tại tỉnh Kiên Giang, nơi Thủ tướng Dũng đã từng là Bí thư Tỉnh ủy.

Bà theo học ngành Tài chính - Ngân hàng tại Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp đại học, bà Phượng đã được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.

Bà có bằng thạc sỹ quản trị tài chính tại Đại học Geneva, Thụy Sỹ.

Năm 2012, bà làm chủ tịch hội đồng quản trị bốn công ty trong các lĩnh vực ngân hàng, bất động sản, chứng khoán và đầu tư tài chính - tất cả đều mang thương hiệu Bản Việt (Viet Capital).

Năm 2008, lúc 28 tuổi, bà Phượng đại diện cho nữ doanh nhân trẻ Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh phụ nữ toàn cầu tại Hà Nội.

Phu quân của bà Phượng là Việt Kiều Mỹ, ông Nguyễn Bảo Hoàng, tổng giám đốc IDG Ventures Việt Nam - một quỹ chuyên đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin - kể từ năm 2003.

Hai vợ chồng ông bà kết hôn vào năm 2008.

Ông Bảo Hoàng, hay còn được gọi là Henry Nguyễn, là con trai của một gia đình quan chức của Việt Nam Cộng hòa chạy sang Mỹ vào năm 1975.

Ông lớn lên ở Mỹ và có bằng từ Đại học Harvard.

Từng có quốc tịch Mỹ nhưng sau ông Hoàng nhận thêm quốc tịch Việt Nam.

Trong một cuộc phỏng vấn trên báo Người Lao động, bà Phượng nói bà không phủ nhận những lợi thế xuất thân của mình nhưng cũng cho biết điều đó đã gây rất nhiều áp lực cho bà và thành công của bà là do bà tự đứng trên đôi chân của mình.

(BBC)

Không có nhận xét nào: