Ngoài san nền tạo mặt bằng phần diện tích khoảng 4.220 m2, Khu lưu niệm sẽ xây dựng mới nhà lưu niệm diện tích khoảng 262 m2; 1 nhà thờ diện tích khoảng 54 m2; 3 chòi thơ diện tích khoảng 66 m2 (22 m2/nhà). Xây dựng các hạng mục phụ trợ: Đường vào và bãi đỗ xe khoảng 300 m2; sân đường nội bộ khoảng 1.363 m2; kè bờ sông Bồ và bến nước khoảng 90 m; cổng, hàng rào khoảng 240 m; không gian cây xanh, sân vườn; hệ thống cấp thoát nước, hệ thống cấp điện, chiếu sáng, phòng cháy, chữa cháy đảm bảo yêu cầu.
Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến 28 tỷ đồng.
Công trình sẽ được thực hiện và hoàn thành năm 2019 từ nguồn vốn ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và nguồn huy động hợp pháp khác do UBND huyện Quảng Điền làm chủ đầu tư.
Khánh thành Nhà lưu niệm nhà thơ Tố Hữu
Xây dựng Nhà lưu niệm nhà thơ Tố Hữu là một việc làm cần thiết thể hiện tấm lòng yêu mến của Đảng, nhân dân, giới văn học nghệ thuật cả nước đối với sự nghiệp cao quý của nhà thơ.
Nhà lưu niệm trưng bày những hiện vật, những tác phẩm sinh thời của cố nhà thơ Tố Hữu chính thức khánh thành sáng 4/10 nhân kỷ niệm 89 năm ngày sinh của ông (4/10/1920 – 4/10/2009)
Đến dự buổi lễ khánh thành Nhà lưu niệm nhà thơ Tố Hữu, có ông Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; ông Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội và các nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu; nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh cùng đông đảo những người yêu thơ Tố Hữu.
 |
Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười gửi tặng gia đình bức ảnh kỷ niệm của ông và nhà thơ Tố Hữu đang chỉ đạo chống lụt ở Hải Dương tháng 8/1971
|
Cố nhà thơ Tố Hữu là nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch thường trực Hội đồng Bộ trưởng, nhiều năm phụ trách công tác văn hóa, văn nghệ của Đảng, người học trò lớn của Bác Hồ, nhà thơ lớn của dân tộc. Hơn 60 năm hoạt động cách mạng, dù ở vị trí nào, ông cũng nên cao tấm gương tận tụy quên mình một lòng hiến dâng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Ông đã có nhiều đóng góp to lớn trên mặt trận chính trị, tư tưởng và văn hóa. Tố Hữu là ngọn cờ đầu cho thơ ca cách mạng Việt Nam.
 |
Ông Phạm Quang Nghị tham quan nhà lưu niệm
|
Bà Vũ Thị Thanh, vợ của cố nhà thơ Tố Hữu cho biết, sau ngày nhà thơ ra đi, thể theo nguyện vọng của nhiều độc giả, đồng chí, bạn bè đề nghị gia đình nhà thơ Tố Hữu cung cấp tư liệu để đáp ứng mong muốn được tìm hiểu sâu hơn về cuộc đời của Nhà thơ. Trên những ý kiến đó, ý tưởng xây một nhà lưu niệm mang tên Tố Hữu, nơi giữ gìn và trưng bày bộ sưu tập trên cũng được hình thành. Nhà lưu niệm lưu giữ những di cảo, di vật của Nhà thơ đã được gia đình, bạn bè sưu tầm lại sau 7 năm ông mất.
Nhân kỉ niệm 89 năm ngày sinh của ông, nhà lưu niệm đã chính thức khánh thành để đón những bạn bè, độc giả quan tâm và yêu mến nhà thơ Tố Hữu đến tham quan.
Thông qua Lễ khánh thành nhà lưu niệm nhà thơ Tố Hữu, từ tháng 9/2008, học bổng mang tên Tố Hữu đã được thành lập. Học bổng không chỉ trao hàng năm cho các em học sinh giỏi vượt khó vươn lên của hai trường phổ thông mang tên nhà thơ tại Thành phố Huế và huyện Quảng Điền – Thừa Thiên Huế mà học bổng còn được trao tặng cho các sinh viên có thành tích xuất sắc trong học tập và thi tốt nghiệp của khoa Văn, Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội.
|
Phát biểu tại buổi lễ, ông Tô Huy Rứa nhấn mạnh: “Với nhà lưu niệm này, người dân Việt Nam sẽ lưu giữ mãi tinh thần cách mạng, sự sáng tạo cao đẹp của nhà thơ để lại cho muôn đời sau”.
Cũng tại buổi lễ này, bạn bè của nhà thơ thắp nén hương lên bàn thờ ông. Ông Tô Huy Rứa cùng Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam Hữu Thỉnh và bà Vũ Thị Thanh đã kéo tấm khăn đỏ chính thức mở cửa Nhà lưu niệm nhà thơ Tố Hữu.
Nhà lưu niệm nhà thơ Tố Hữu được xây trong khuôn viên của gia đình cố nhà thơ tại D9, làng Quốc tế Thăng Long, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội. Với diện tích gần 120m2 gồm 2 tầng, nhà lưu niệm mang tên Tố Hữu là nơi giữ gìn và trưng bày những hình ảnh và tư liệu về nhà thơ trong suốt 82 năm của cuộc đời Nhà thơ – chiến sĩ của ông.
Tầng một là nơi trưng bày những bức ảnh, trích đoạn thơ cùng những phác thảo, ghi chép của Tô Hữu. Tầng hai là một vài góc quen thuộc trong cuộc sống đời thường của nhà thơ Tố Hữu khi ông cùng gia đình còn sống tại ngôi nhà số 76 phố Phan Đình Phùng, Hà Nội. Đó là một góc của phòng khách, bàn làm việc của ông những năm cuối đời, giá sách với một phần tiêu biểu từ kho tàng sách lớn của ông… Bên cạnh hiện vật, nhà lưu niệm còn trưng bày các tư liệu (ảnh, thơ, bút tích của Tố Hữu và thư từ của bạn bè trong và ngoài nước…).
Ngoài ra trong khuôn viên quanh nhà lưu niệm cũng được trồng các loại cây, hoa mà sinh thời Nhà thơ hằng yêu thích./.
Việt Đức
>
Diện tích khu lưu niệm các lãnh
đạo cấp cao được quy định thế nào?
Kết luận
của Bộ Chính trị nêu rõ, khu lưu niệm các
lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước nếu là đất cấp mới diện tích không quá
1.000 m2 ở nông thôn và không
quá 500 m2 ở đô thị.
Khu đất được chọn làm nơi an nghỉ của cố Tổng
bí thư Đỗ Mười tại thôn 1, xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, Hà Nội
ẢNH PHAN HẬU
Theo Kết
luận 88-KL/TW ban hành ngày 18.2.2014 của Bộ Chính trị về tổ chức kỷ niệm 100
năm, trên 100 năm ngày sinh; xây dựng khu lưu niệm, nhà lưu niệm; xây dựng,
công bố phim tài liệu về thân thế, sự nghiệp các đồng chí lãnh đạo chủ chốtcủa Đảng, Nhà nước và lãnh đạo
tiền bối tiêu biểu, thì khu lưu niệm các lãnh đạo bao gồm các di tích, nhà lưu
niệm, nhà tưởng niệm. Việc xây dựng khu lưu niệm, nhà lưu niệm chỉ được thực hiện
khi các lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước và lãnh đạo tiền bối tiêu biểu đã
hi sinh, từ trần.
Khu lưu
niệm, nhà lưu niệm phải gắn với di tích gốc như nhà ở, vườn, nơi làm việc, hoặc
từ đường dòng họ của các lãnh đạo đó.
Trong
trường hợp không có di tích gốc hoặc di tích gốc không đủ điều kiện xây dựng
thì chính quyền địa phương xem xét cấp đất xây dựng mới, nhưng phải đảm bảo mối
liên hệ gắn bó với di tích gốc và không ảnh hưởng tới quy hoạch chung.
Theo kết
luận, việc xây dựng khu lưu niệm, nhà lưu niệm do chính quyền, nhân dân địa
phương phối hợp với gia đình, gia tộc, dòng họ thực hiện, với quy mô phù hợp với
điều kiện của địa phương, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc.
Diện tích không quá 1.000 m2
Về đối
tượng và diện tích xây dựng, kết luận nêu rõ, khu lưu niệm được xây dựng trên đất
của tổ tiên để lại, có di tích gốc thì không hạn chế diện tích, nhưng phải có
quy mô phù hợp, bảo đảm tương quan chung giữa các khu lưu niệm trong cả nước,
không phô trương, hình thức.
Nếu là
đất cấp mới thì diện tích không quá 1.000 m2 ở
nông thôn và không quá 500 m2 ở
đô thị.
Đối với
đối tượng là các lãnh đạo tiền bối tiêu biểu, được xây dựng trên đất của tổ
tiên để lại, có di tích gốc, quy mô, diện tích phù hợp, đảm bảo tương quan
chung giữa các nhà lưu niệm khác. Nếu là đất cấp thì diện tích không quá 500 m2 ở nông thôn và không quá 300 m2 ở đô thị.
Ngoài
ra, đối với những người không thuộc hai đối tượng nêu trên, nếu có công lao lớn
với sự nghiệp cách mạng của đồng chí đó được trưng bày trong các bảo tàng thích
hợp.
Kinh phí do T.Ư đảm bảo
Về kinh
phí tổ chức các hoạt động kỷ niệm, xây dựng khu lưu niệm, nhà lưu niệm… các
lãnh đạo chủ chốt và lãnh đạo tiền bối tiêu biểu do ngân sách T.Ư đảm bảo.
TIN LIÊN QUAN
Trường hợp huy động nguồn kinh phí xã hội hoá, phải trình Ban Bí thư xem xét, quyết định.
Tỉnh,
thành phố quê hương lãnh đạo (hoặc cơ quan, tổ chức được giao) có trách nhiệm
xây dựng khu lưu niệm, nhà lưu niệm theo quy định, bảo đảm chất lượng, hiệu quả,
tiết kiệm; không kết hợp với việc xây dựng các công trình khác.
https://thanhnien.vn/thoi-su/dien-tich-khu-luu-niem-cac-lanh-dao-cap-cao-duoc-quy-dinh-the-nao-1010087.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét