Luu Quang Thu
Hình AFP : Giám đốc tài chính tập đoàn Huawei. Mạnh Vãn Chu
Cuối
cùng thì Mạnh Vãn Chu đã được "tại ngoại hầu tra" sau khi Luật sư đã
thuyết phục được thẩm phán. Điều này là thành công hay thất bại Canada ?
Để
được "tại ngoại hầu tra" thì Mạnh Vãn Chu phải tuân thủ tất cả các
ràng buộc do thẩm phán đặt ra, chi tiết như thế nào thì truyền thông đã đồng
loạt đưa tin. Ở đây cá nhân chỉ nói lên nhận định riêng của mình và khẳng định
luôn là Canada đã thắng lợi vẻ vang, bởi vì:
1.
Việc Mạnh Vãn Chu phải thỏa mãn các ràng buộc của thẩm phán để được tại ngoại
hầu tra là thể hiện tinh thần thượng tôn pháp luật của chính phủ Canada;
2.
Trước hàng loạt lý do của phía Mạnh Vãn Chu đưa ra như sức khỏe, bịnh tật,...
thì Canada không dại gì giam cầm để lỡ y thị chết trong tù mà rơi vào khó xử;
3.
Trong binh pháp Tôn Tử có chiêu "Dục cầm - Cố túng - muốn bắt phải
thả". Bởi đôi khi, đừng có dồn địch thủ vào góc tường mà nên giữ chúng
sống hơn là triệt hạ. Đôi khi, để chúng trốn thoát, đôi khi để chúng tự tại mà
dẫn dụ bầy đàn,...
Hành
tung của Mạnh Vãn Chu đã nằm trong hồ sơ của CIA, FBI, vì vậy có hay không có
mặt y thị lúc này đối với Mỹ cũng không ảnh hưởng đến chiến dịch truy quét gián
điệp Trung cộng mà Mỹ đang phát động.
Vậy
tại sao không thả y thị ra để quản chế nhằm các mục đích lớn hơn như:
-
Đồng nghiệp của Mạnh Vãn Chu sẽ tranh thủ tìm cách liên lạc với y thị, theo đó
mà truy vết bắt chim;
-
Nếu vì sợ Mạnh Vãn Chu sẽ phun ra hết khi bị dẫn giải về Mỹ mà Trung cộng ra
chiêu "tá đao sát nhân - giết người diệt khẩu" thì ai sẽ thiệt hại
hơn ? Chắc chắn là Trung cộng vì lúc này thân nhân của Mạnh và fan của Mạnh
không khó để nhận ra việc giết Mạnh là chủ đích của tình báo Trung cộng chứ
không ai khác. Nội bộ nghi kỵ, chia rẽ, thật là quan ngại cho Bắc Kinh;
-
Canada thể hiện tinh thần tượng tôn pháp luật thì Trung cộng cũng phải hành xử
tương tự, bằng không mà bắt công dân Canada một cách vô cớ, hành xử hạ tiện vì
mục đích trả thù hèn hạ thì Trung cộng tự bôi tro, trát trấu lên mặt mình, tự
cô lập mình trên trường quốc tế với tư cách là nước lớn;
-
Mạnh Vãn Chu được tại ngoại nhưng sẽ bị áp giải sang Mỹ bất kỳ lúc nào trong
vòng 60 ngày mà Mỹ có yêu cầu dẫn độ. Trong khoảng thời gian này buộc Trung
cộng phải có những đánh đổi với Trump để được Trump can thiệp như Trump vừa
bóng gió trước truyền thông. Trong 60 ngày tại ngoại là cuộc đấu tranh tâm lý
cam go diễn ra trong đầu của Mạnh Vãn Chu, bởi theo tâm lý tội phạm, khi phạm
nhân bị tống giam thì thái độ "cam chịu, buông xuôi" trội hơn khi
được tại ngoại.
Cổ
nhân xác quyết "nhứt nhựt tại tù thiên thu tại ngoại", khi được tự
tại thì rất sợ hãi nếu bị ở tù. Với tâm lý này thì Mạnh Vãn Chu sẽ bằng mọi giá
không bị dẫn độ về Mỹ vì như vậy khả năng y thị bị ngồi tù đến 30 năm là khó
tránh khỏi. Nhưng ai cứu Mạnh Vãn Chu trong lúc này ngoài Trump. Ai có thể gây
áp lực được với Trump ? Với Trump thì ai có thể gây áp lực ngoại trừ có sự trao
đổi "vật ngang giá". Tức Mạnh Vãn Chu muốn thoát án tù 30 năm ở Mỹ
thì Tập Cận Bình phải có với Trump điều gì đó theo nguyên lý "ông mất chân
giò, bà thò chai rượu”. Chắc chắn cha của Mạnh Vãn Chu và fan của y thị sẽ gây
sức ép lên Tập để Tập "mất cái chân giò" cho Trump bởi Trump đã
"thò chai rượu" ra trước rồi kìa.
Mạnh
Vãn Chu được tại ngoại hầu tra những tưởng là thắng lợi to lớn của Trung cộng
nhưng thực chất lại rơi vào bẫy Mỹ theo trò chơi "được - mất" nhưng
kẻ mất chính là Trung cộng.
SỐ
PHẬN CỦA MẠNH VÃN CHU SẼ RA SAO NẾU MỸ VẪN KHĂNG KHĂNG DẪN ĐỘ ?
Nếu
chắc chắn 100% Mạnh Vãn Chu là tình báo Trung cộng thì tất nhiên cô ta sẽ bị
dẫn độ về Mỹ để phục vụ điều tra. Mục đích điều tra của Tư pháp Mỹ không đơn
thuần là phăng ra các đường dây gián điệp dựa trên lời khai của Mạnh Vãn Chu vì
có thể Mỹ đã có danh sách các tình báo viên này rồi vì vậy sẽ không cần cô Mạnh
khai báo.
Tư
pháp Mỹ cần lời khai của cô Mạnh để làm bằng chứng cho việc "bắt và khởi
tố" lực lượng gián điệp của Trung cộng ở Mỹ và các nước đồng minh. Như vậy
nếu Trung cộng không ngăn được việc Mạnh Vãn Chu bị dẫn độ sang Mỹ thì đây là
một thất bại rất lớn, sụp đổ mạng lưới điệp viên Trung cộng ở nước ngoài. Để
giảm thiểu thiệt hại của mạng lưới tình báo nếu Mạnh Vãn Chu bị dẫn độ về Mỹ,
buộc Trung cộng phải "bịt miệng vĩnh viễn" Mạnh Vãn Chu. Vì vậy, số
phận của Mạnh Vãn Chu hiện nay như chuông treo chỉ mành bởi phía Trung cộng
bằng mọi giá phải giết chết cô ta trước khi bị dẫn độ sang Mỹ. Để giết Mạnh Vãn
Chu trong lúc này là điều khó khăn bởi Mỹ và Canada đã lường trước sự tình nên
sẽ có chế độ bảo vệ nghiêm ngặt, chống đột nhập từ bên ngoài. Vì vậy Mạnh Vãn
Chu chỉ bị giết bởi những người được phép tiếp cận cô ta, là người thân thiết,
gần gũi nhứt với cô ta. Người đó không ai khác chính là chồng cô ta tên là Lưu
Hiểu Tông.
Thường
thì tình báo được chia làm 04 dạng theo quy mô là: tình báo chiến lược, tình
báo chiến dịch, tình báo chiến thuật, tình báo kinh tế. Dù ở dạng nào thì cũng
đòi hỏi một tình báo viên phải có tính bí mật cao, luôn che giấu thân phận đến
mức người thân như vợ chồng, cha mẹ, con cái cũng không hay biết. Tuy nhiên với
trường hợp của Mạnh Vãn Chu thì khả năng rất cao cô này là tình báo viên kinh
tế. Vì vậy cũng có thể chồng của cô ta là Lưu Hiểu Tông cũng là một tình báo
viên kinh tế. Do đó sẽ không khỏi ngạc nhiên về khả năng Lưu Hiểu Tông sẽ được
tổ chức giao nhiệm vụ là phải giết vợ mình là Mạnh Vãn Chu rồi sau đó chính Lưu
Hiểu Tông cũng sẽ chết để tạo ra một vở kịch hai vợ chồng "tự tử" vì
bị stress do viễn cảnh Chu Mãn Văn phải ngồi tù ở Mỹ tới 30 năm.
Đây
chỉ là giả thuyết nhưng nếu nó xảy ra thì cũng hết sức bình thường vì cái quy
luật "sanh nghề - tử nghiệp". Đã chọn con đường làm điệp viên thì cầm
chắc cái chết trong tay, cái chết không chỉ đến từ đối phương mà còn đến từ tổ
chức của mình khi mình muốn thoát ly hoặc bị nghi có khả năng tiết lộ bí mật
cho kẻ địch.
SỰ
VỤ HUAWEI CÓ KHIẾN VIỆT NAM "TRẮNG TAY" ? (Update 13.12.2018)
Việc
Canada bắt giam phó chủ tịch Huawei đã đẩy quan hệ Canada - Trung cộng căng
thẳng lên đỉnh điểm mà một trong những căng thẳng phát sinh sau sự vụ là việc
Trung cộng đã bắt giữ một cựu quan chức ngoại giao Canada và dọa sẽ cấm vận
Canada.
Nếu
Mỹ vẫn giữ quan điểm buộc Canada dẫn độ Mạnh Vãn Chu về Mỹ thì chắc chắn sợi
dây quan hệ Canada với Trung cộng sẽ bị Trung cộng cắt đứt để giữ sỉ diện, để
làm mát lòng nhân dân Đại lục. Điều này xảy ra có tác động đến Việt nam không ?
Canada
là một thành viên nặng ký trong khối các quốc gia tham gia Hiệp định CPTPP,
đồng thời Canada cũng là nước thành viên của Hiệp định USMCA. Việt nam là nước
tham dự CPTPP với một hạn chế là "nền kinh tế phi thị trường".
Trong
Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ thế hệ mới - USMCA có một điều khoản
"THUỐC ĐỘC" mà Mỹ chủ động đưa vào để "hạ độc" Trung cộng
và cả Việt Nam (nếu cần) đó là "một nước thành viên có thể rời khỏi hiệp
định sau khi đưa ra thông báo 06 tháng, nếu một thành viên khác tiến hành đàm
phán thương mại song phương với một nền kinh tế phi thị trường" vì Trung
cộng và Việt nam là nền "kinh tế phi thị trường" do vẫn đeo đuổi
"kinh tế tư bản nhà nước" với cái đuôi "định hướng xã hội chủ
nghĩa".
Nếu
Mỹ tiếp tục gây sức ép lên Canada thông qua điều khoản "THUỐC ĐỘC"
của Hiệp định USMCA và cộng hưởng với việc Trung cộng cấm vận Canada do vụ Mạnh
Vãn Chu thì Việt nam khó tránh vạ lây.
Tuy
mức độ vi phạm sở hữu trí tuệ của Việt nam chưa bị các nước cảnh báo nhưng với
thân phận là "chư hầu - bạn vàng, đồng chí tốt" với Trung cộng và
thực tế "nhập siêu" hàng hóa Trung cộng về "phù phép" thành
hàng hóa made in Vietnam rồi bán đi kiếm lời thì làm sao tránh khỏi vạ lây.
Bởi
theo Hiệp định CPTPP thì "nếu các doanh nghiệp không ý thức được vấn đề
liên quan đến việc vi phạm sở hữu trí tuệ như cố tình sử dụng một nhãn hiệu của
doanh nghiệp khác hay có những hành vi vi phạm về bản quyền tác giả, về sở hữu
trí tuệ rất có thể họ bị vướng vào lao lý, bị tịch biên tài sản…". Canada
là nước đứng trong nhóm đầu về tiềm lực kinh tế, khi Canada bị Trung cộng xúc
phạm thì dĩ nhiên Canada sẽ xiết chặt, thậm chí yêu cầu loại bỏ các sản phẩm có
nguồn gốc xuất xứ từ Trung cộng nhưng phạm phải tội ăn cắp sở hữu trí tuệ được
các thành viên trong CPTPP phù phép lưu hành.
Hàng
hóa sản xuất tại Việt nam đa phần có nguyên liệu nhập từ Trung cộng, hàng hóa
xuất khẩu từ Trung cộng sang Việt nam và các nước đa phần dính líu tới tội ăn
cắp bản quyền sở hữu trí tuệ. Trong điều kiện bình thường, Canada có thể xí
xóa, bỏ qua hành vi "gắn mác Việt lên hàng Tàu" để chui vào thị
trường các nước trong CPTPP vì họ xem đây là việc riêng của bên bị hại là Trung
cộng, bên xâm hại là Việt nam, bên bị hại Trung cộng không lên tiếng thì thôi,
bỏ qua. Nhưng khi Trung cộng đối địch, trừng phạt, cấm vận Canada thì dĩ nhiên
Canada sẽ không bỏ qua hành vi phù phép hàng hóa của Trung cộng để trục lợi tại
thị trường CPTPP của Việt nam.
Xin
nói thêm, bên cạnh việc Việt nam sẽ gặp khó ngay tại CPTPP do xung đột Canada
sau vụ Mạnh Vãn Chu và điều khoản "THUỐC ĐỘC" của Hiệp định Mỹ -
Mexico - Canada ra thì cái Luật An ninh mạng cũng là nguyên nhân bị truy cứu tư
cách thành viên CPTPP dù CPTPP đã được thông qua, bởi ngay tại khoản 3 điều 26
đã áp đặt "Doanh nghiệp ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông,
mạng internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt nam phải đặt
chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt nam". Ngoài ra cũng bởi cái
"điều khoản áp đặt" này của Luật An ninh mạng cũng sẽ trái với cam
kết WTO, cam kết tại EVFTA và gây cản trở quá trình đàm phán Hiệp định Thương
mại Việt – Mỹ (BTA).
Như
vậy, vụ Canada bắt giữ phó chủ tịch Huawei không còn là chuyện riêng của Canada
với Trung cộng mà nó đã lan ra phạm vi toàn cầu khi phía Trung cộng đáp trả
ngông cuồng. Việt nam có nguy cơ "trắng tay" bởi tư cách "bạn
vàng, đồng chí tốt, răng - môi" với Trung cộng./.
Tran
Hung.
Hình AFP : Giám đốc tài chính tập đoàn Huawei. Mạnh Vãn Chu
TÌNH BÁO TRUNG QUỐC QUÁ KÉM
TÌNH BÁO TRUNG QUỐC QUÁ KÉM
Nguyễn Hồng Khoái
Tình
báo TQ quá kém trong vụ bắt 'công chúa Huawei'
Vụ
bắt 'công chúa Huawei' gây rúng động dư luận thế giới. Trung Quốc đang
"điên tiết" dọa dẫm Canada và Mỹ. Nhưng thực ra đây là đỉnh điểm
chiến dịch 10 năm của an ninh Mỹ.
Giới
chức Mỹ từ lâu đã để mắt tới Huawei do lo ngại tập đoàn này, chịu sự chi phối của
chính phủ Trung Quốc, tiến hành gián điệp và tấn công hệ thống viễn thông.
Vụ bắt giữ Mạnh Vãn Châu, nữ thừa kế đồng thời là giám đốc tài chính của Huawei, là bước đi mới nhất của giới chức Mỹ trong nỗ lực đã kéo dài cả thập kỷ nhằm kìm chân gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc, tập đoàn công nghệ mà Washington coi là mối đe dọa tới an ninh quốc gia và sự thống trị của Mỹ trong lĩnh vực công nghệ sáng tạo.
Vụ bắt giữ Mạnh Vãn Châu, nữ thừa kế đồng thời là giám đốc tài chính của Huawei, là bước đi mới nhất của giới chức Mỹ trong nỗ lực đã kéo dài cả thập kỷ nhằm kìm chân gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc, tập đoàn công nghệ mà Washington coi là mối đe dọa tới an ninh quốc gia và sự thống trị của Mỹ trong lĩnh vực công nghệ sáng tạo.
Theo
Wall Street Journal, những chính trị gia hoài nghi về Trung Quốc tại thượng
viện và giới tình báo Mỹ để mắt tới Huawei từ năm 2007. Khi gã khổng lồ công
nghệ này trở thành nhà sản xuất phần cứng và thiết bị viễn thông lớn nhất thế
giới, Washington cũng tăng cường các biện pháp nhằm công kích Huawei, đặc biệt
dưới thời Tổng thống Donald Trump.
Lo
ngại gián điệp và tấn công mạng viễn thông
Giới chức Mỹ lo ngại Huawei có thể bị chính phủ Trung Quốc giật dây, tiến hành do thám hoặc vô hiệu hóa hệ thống thông tin liên lạc của Washington cũng như nhiều nước phương Tây. Lo ngại này càng trở nên trầm trọng trong năm 2018 khi Huawei ráo riết chuẩn bị cho làn sóng kết nối mạng 5G, cho phép kết nối Internet hàng loạt những máy móc mới như các cấu thành của nhà máy, xe tự động hay đèn giao thông.
Giới chức Mỹ lo ngại Huawei có thể bị chính phủ Trung Quốc giật dây, tiến hành do thám hoặc vô hiệu hóa hệ thống thông tin liên lạc của Washington cũng như nhiều nước phương Tây. Lo ngại này càng trở nên trầm trọng trong năm 2018 khi Huawei ráo riết chuẩn bị cho làn sóng kết nối mạng 5G, cho phép kết nối Internet hàng loạt những máy móc mới như các cấu thành của nhà máy, xe tự động hay đèn giao thông.
Washington
không hề mong muốn Trung Quốc sở hữu tiềm năng theo dõi hoặc can thiệp vào kết
nối của hệ thống máy móc lớn ở quy mô như vậy. Các quan chức Mỹ cũng lo ngại
thiết kế mạng 5G có thể khiến cơ sở hạ tầng viễn thông dễ dàng trở thành mục
tiêu phá hoại hơn.
Sự
phát triển của công nghệ 5G làm gia tăng lo ngại của giới chức Mỹ về Huawei.
Ảnh: Xinhua.
Ngày nay, các trạm phát sóng phần lớn tách biệt với hệ thống "lõi" của mạng viễn thông, vốn phụ trách nhiệm vụ truyền tải thông tin, dữ liệu. Tuy nhiên, với mạng 5G, các trạm phát sóng nhỏ sử dụng phần cứng sẽ đảm nhận nhiệm vụ truyền phát dữ liệu của hệ thống "lõi". Trong trường hợp các phần cứng bị vũ khí hóa, toàn bộ mạng lưới viễn thông có thể bị vô hiệu hóa.
Ngày nay, các trạm phát sóng phần lớn tách biệt với hệ thống "lõi" của mạng viễn thông, vốn phụ trách nhiệm vụ truyền tải thông tin, dữ liệu. Tuy nhiên, với mạng 5G, các trạm phát sóng nhỏ sử dụng phần cứng sẽ đảm nhận nhiệm vụ truyền phát dữ liệu của hệ thống "lõi". Trong trường hợp các phần cứng bị vũ khí hóa, toàn bộ mạng lưới viễn thông có thể bị vô hiệu hóa.
"Nguy
cơ này xảy ra do sự xuất hiện của mạng 5G, đây có lẽ là phát minh viễn thông
lớn nhất từ thời Alexander Graham Bell (người phát minh ra điện thoại)",
Andy Keiser, cựu nhân viên của ủy ban Tình báo hạ viện Mỹ, nhận xét.
Các
quan chức Mỹ nhấn mạnh dù chiến dịch kiềm tỏa Huawei diễn ra trong thời kỳ cao
trào của xung đột thương mại Mỹ - Trung, Washington coi đây là bước đi độc lập
vì liên quan tới vấn đề an ninh quốc gia.
Nếu
có thể thuyết phục các đồng minh hưởng ứng chiến dịch tẩy chay Huawei,
Washington đánh giá thế giới sẽ hình thành hai mạng lưới viễn thông. Một hệ
thống viễn thông tồn tại ở phương Tây không có các thiết bị của Huawei. Hệ
thống còn lại chủ yếu được sử dụng tại châu Á và châu Phi, nơi Huawei và ZTE,
một tập đoàn công nghệ khác của Trung Quốc, kiểm soát thị trường thiết bị viễn
thông.
Hiện
tượng ấy phản ánh phần nào hai hệ thống Internet đang tồn tại hiện nay trên thế
giới. Một hệ thống chủ yếu sử dụng Google, Facebook và các sản phẩm công nghệ
ra đời tại Thung lũng Silicon. Hệ thống còn lại, của Trung Quốc, chủ yếu sử
dụng các sản phẩm nội địa của Tencent, mạng xã hội Weibo, và công cụ tìm kiếm Baidu.
Các
chuyên gia nhận định, về mặt kỹ thuật, các nhà sản xuất có thể dễ dàng tấn công
các thiết bị mạng do chính họ tự sản xuất. Tương tự như điện thoại thông minh
thường xuyên phải cập nhật phần mềm, các thiết bị thu phát sóng cũng vậy. Những
phần mềm như thế có thể bao gồm hàng triệu dòng code và rất khó để bị phân tích
kỹ càng, nhà sản xuất có thể dễ dàng mở cửa hậu để truy cập, tắt phần cứng hoặc
đánh cắp dữ liệu.
Những
cuộc tấn công như vậy, theo các chuyên gia nhận định, có thể được phát hiện bởi
các nhà cung cấp dịch vụ mạng không dây và chỉ có thể diễn ra một lần.
Lập
luận của Washington chống lại Huawei, tới nay, chủ yếu dựa trên giả định và khả
năng công ty này bị Bắc Kinh chi phối. Trước công luận, các quan chức Mỹ chưa
cung cấp bằng chứng công ty công nghệ Trung Quốc tiến hành do thám hay thực
hiện bất cứ cuộc tấn công mạng nào.
Huawei
tuyên bố bản thân là một doanh nghiệp do người lao động sở hữu và chưa từng
tiến hành do thám hay phá hoại cho bất kỳ chính phủ nào. Tập đoàn này cũng
khẳng định các thiết bị của mình không dễ bị tổn thương hơn bất cứ đối thủ cạnh
tranh phương Tây nào bởi ngành công nghiệp thiết bị viễn thông toàn cầu có
chung chuỗi cung ứng.
Mỹ
lo ngại Trung Quốc có thể yêu cầu Huawei phá hoại thông tin liên lạc tại các
căn cứ quân sự. Ảnh: Military.
Một số quan chức Mỹ lo ngại sự chi phối của Huawei sẽ để lại hậu quả trong thời chiến. Trong cuộc xung đột quân sự giữa Trung Quốc và liên minh do Mỹ dẫn đầu, Bắc Kinh có thể thông qua Huawei can thiệp hoặc phá hoại thông tin liên lạc tại sân bay quân sự hoặc các vị trí chiến lược khác.
Một số quan chức Mỹ lo ngại sự chi phối của Huawei sẽ để lại hậu quả trong thời chiến. Trong cuộc xung đột quân sự giữa Trung Quốc và liên minh do Mỹ dẫn đầu, Bắc Kinh có thể thông qua Huawei can thiệp hoặc phá hoại thông tin liên lạc tại sân bay quân sự hoặc các vị trí chiến lược khác.
Giới
chức Mỹ cũng cho rằng Huawei có thể thu thập thông tin tình báo về hoạt động
của quân đội bằng cách theo dõi điện thoại cá nhân của các binh sĩ. Ví dụ, nhà
sản xuất có thể biết khi nào binh sĩ được triển khai ra khỏi doanh trại hoặc
phát hiện ra dấu hiệu bất thường của kết nối mạng chỉ ra các binh sĩ đang chuẩn
bị thực hiện nhiệm vụ.
Chiến
dịch lâu dài chống Huawei
Các nhà lập pháp và quan chức Mỹ từ lâu đã theo dõi sát sao việc Huawei dồn ép, thâu tóm các doanh nghiệp phương Tây, trong đó có một số đồng minh quân sự thân cận nhất của Mỹ. Các thiết bị của Huawei bị đưa vào danh sách đen của quốc hội Mỹ từ năm 2012.
Các nhà lập pháp và quan chức Mỹ từ lâu đã theo dõi sát sao việc Huawei dồn ép, thâu tóm các doanh nghiệp phương Tây, trong đó có một số đồng minh quân sự thân cận nhất của Mỹ. Các thiết bị của Huawei bị đưa vào danh sách đen của quốc hội Mỹ từ năm 2012.
Huawei
thống trị thị trường thiết bị viễn thông toàn cầu với 28% thị phần doanh thu
trong quý 3 năm 2018. Nokia của Phần Lan và Ericsson AB của Thụy Điển xếp sau
với lần lượt 17% và 13,4% thị phần. Về mảng điện thoại di động, Huawei hiện đã
vượt Samsung của Hàn Quốc và chỉ xếp sau Apple của Mỹ.
Trong
năm ngoái, giới diều hâu chống Trung Quốc tại quốc hội, cùng giới chức an ninh
đã liên kết nhằm tranh thủ sự trợ giúp từ hàng loạt các cơ quan của chính phủ
Mỹ như Lầu Năm Góc, bộ Ngoại giao, bộ Thương mại, ủy ban Viễn thông liên bang.
Tới năm nay, tất cả các cơ quan này đồng loạt ra các biện pháp siết chặt hoạt
động của Huawei trên lãnh thổ nước Mỹ và thúc giục các đồng minh có những biện
pháp tương tự.
Báo
cáo của Hạ nghị sĩ Dutch Ruppersberger kết luận Huawei chịu ảnh hưởng của chính
phủ Trung Quốc. Ảnh: Zuma Press.
Chiến dịch chống Huawei cũng khiến một số công ty khác bị vạ lây. Vào tháng 3, chính quyền Tổng thống Trump đã ngăn chặn tập đoàn Broadcom của Singapore thâu tóm nhà sản xuất chip hàng đầu của Mỹ là Qualcomm. Một quan chức từ ủy ban đầu tư nước ngoài tại Mỹ CIFUS cho biết thương vụ này, nếu thành công, sẽ làm suy giảm khả năng cạnh tranh của Qualcomm với đối thủ là Huawei về các bằng sáng chế 5G.
Chiến dịch chống Huawei cũng khiến một số công ty khác bị vạ lây. Vào tháng 3, chính quyền Tổng thống Trump đã ngăn chặn tập đoàn Broadcom của Singapore thâu tóm nhà sản xuất chip hàng đầu của Mỹ là Qualcomm. Một quan chức từ ủy ban đầu tư nước ngoài tại Mỹ CIFUS cho biết thương vụ này, nếu thành công, sẽ làm suy giảm khả năng cạnh tranh của Qualcomm với đối thủ là Huawei về các bằng sáng chế 5G.
Trong
khi đó, giới chức Canada bắt giữ bà Mạnh Vãn Châu theo yêu cầu của bộ Tư pháp
Mỹ với cáo buộc CFO của Huawei đã lừa dối các ngân hàng về quan hệ của tập đoàn
này với một công ty tại Iran, vi phạm lệnh trừng phạt quốc tế.
Năm
2012, Hạ nghị sĩ Dutch Ruppersberger của bang Maryland, khi đó là thành viên
của ủy ban Tình báo hạ viện, được mời tới Hong Kong để gặp gỡ Nhậm Chính Phi,
nhà sáng lập Huawei và là cựu sĩ quan quân đội Trung Quốc. Huawei kỳ vọng cuộc gặp
có thể giúp tác động lên vị chính trị gia, bảo vệ tập đoàn này trước một cuộc
điều tra tại quốc hội Mỹ.
Tuy
nhiên, ý đồ của Huawei bất thành. Hạ nghị sĩ Ruppersberger sau đó đồng chấp bút
cho một báo cáo của lưỡng đảng Dân chủ - Cộng hòa, kết luận Huawei nằm dưới sự
ảnh hưởng của chính phủ Trung Quốc. Tài liệu đó về cơ bản đã khiến Huawei không
thể thâu tóm các doanh nghiệp tại Mỹ và đặt nền tảng cho hồ sơ chống Huawei tới
hiện tại.
Trong
một cuộc phỏng vấn, Hạ nghị sĩ Ruppersberger nhớ lại một câu hỏi ông đặt cho
Nhậm Chính Phi và các lãnh đạo Huawei: "Nếu Bắc Kinh bảo các ông rằng họ
muốn các ông sử dụng công nghệ của mình để do thám nước Mỹ, và các ông không
làm vậy, liệu các ông có đi tù không?"
"Họ không thể trả lời câu hỏi đó", nghị sĩ
Ruppersberger nói
Vụ bắt bà Mạnh: Ông Tập Cận Bình ‘tiến thoái lưỡng nan’
14/12/2018 02:00 GMT+7
Không thể phủ nhận vụ bắt giữ CFO của Huawei là một giai đoạn mới trong cuộc chiến thương mại Trung - Mỹ.
Vụ bắt giữ bà Mạnh Vãn Châu, Giám đốc Tài chính (CFO) của tập đoàn công nghệ viễn thông Huawei của Trung Quốc, tại Vancouver tuần trước (hiện bà Mạnh đã được Tòa án tại Canada cho phép tại ngoại với số tiền bảo lãnh lên tới 7,5 triệu USD), đã đánh dấu bước leo thang mới trong cuộc cạnh tranh “ngôi đầu” giữa Washington và Bắc Kinh trong các lĩnh vực mới như trí tuệ nhân tạo, robot và sinh học tổng hợp. Trọng tâm hiện nay là các công nghệ không dây thế hệ 5 (mạng 5G), hứa hẹn biến đổi bộ mặt của hệ thống kết nối kỹ thuật số trong nhiều năm tới.
Mỹ – nước dẫn đầu về công nghệ trong thế kỷ 20 – giờ đang lo ngại rằng Trung Quốc sắp đuổi kịp mình. Washington biết rằng nếu để mất vai trò lãnh đạo về công nghệ vào tay Bắc Kinh, đồng nghĩa với việc hủy hoại vai trò chế ngự toàn cầu của Mỹ trong thế kỷ 21. Vì vậy, họ đã chọn tập đoàn Huawei – đứa “con cưng” của chính sách “Sản xuất tại Trung Quốc 2025” – làm mục tiêu mới nhất. Ví Huawei như “con ngựa thành Troy” phục vụ lợi ích của Trung Quốc, Washington đã kêu gọi các đồng minh – Australia, Canada, Anh và gần đây nhất là Nhật Bản – tham gia một lệnh cấm toàn cầu đối với công ty này. Vụ bắt giữ “công chúa” Huawei Mạnh Vãn Châu cũng chính là cuộc “đốt lửa chặn” như thế.
Tuy nhiên, Washington đang phải cân nhắc tác động của vụ bắt giữ trên đối với các “gã khổng lồ” công nghệ của chính mình, vốn không tách rời với Trung Quốc. Mọi nỗ lực nhằm cắt đứt sự phụ thuộc lớn này chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới Bắc Kinh, nhưng cũng khiến các công ty Mỹ “chịu trận” không nhỏ. Chuyên gia bình luận Jim Cramer của CNBC cho biết: “Vụ bắt giữ đồng nghĩa với việc mọi công ty công nghệ có trụ sở tại Mỹ và đang làm ăn tại Trung Quốc, như Apple hay Micron, Intel hay Skyworks, cả Qualcomm và Broadcom… tự động giảm giá trị”.
Về phần mình, khi Bắc Kinh cân nhắc trả đũa vụ bắt giữ trên, Chủ tịch Tập Cận Bình cũng phải đối mặt với một sự “tiến thoái lưỡng nan”. Nếu đáp trả mạnh tay chắc chắn sẽ làm leo thang đối đầu với Mỹ, nhưng nếu nhẹ tay, ông Tập sẽ bị người dân trong nước đánh giá là nhu nhược. Thực tế là dư luận tại Trung Quốc, cũng như các tuyên bố chính thức, đã thể hiện sự tức giận chống Mỹ. Suy nghĩ Mỹ tàn nhẫn ngáng chân Trung Quốc đang chiếm đa số.
Vì không muốn gia tăng đối đầu với Mỹ trong bối cảnh các cuộc đàm phán nhằm giải quyết cuộc chiến thương mại đang diễn ra, Bắc Kinh đã quyết định áp dụng chiến lược “giết gà dọa khỉ”, quay ra “gây chiến” với Canada sau vụ bà Mạnh bị bắt tại Vancouver.
Vụ bắt giữ CFO của Huawei là một giai đoạn mới trong cuộc chiến thương mại Trung - Mỹ |
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lạc Ngọc Thành đã triệu Đại sứ Canada tại Bắc Kinh John McCallum để gửi thông điệp “phản đối mạnh mẽ” và chính thức yêu cầu ngay lập tức thả bà Mạnh. Trong khi đó, truyền thông chính thức của Trung Quốc đồng loạt lên án việc Canada bắt giữ bà Mạnh, đồng thời cảnh báo “những hậu quả nghiêm trọng” có thể xảy ra nếu bà không được thả.
Tân Hoa xã và tờ Nhân dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đều chỉ trích Canada và cảnh báo sẽ có hành động đáp trả Ottawa nếu bà này không được trả tự do. Thời báo Hoàn cầu số ra ngày 9/12 có đoạn: “Nếu Canada định lấy lòng Mỹ bằng cách đối xử không công bằng với bà Mạnh, điều này không phục vụ cho lợi ích quốc gia của Canada”. Báo trên cảnh báo lợi ích của Canada chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nếu quan hệ Trung Quốc-Canada có nguy cơ trở nên căng thẳng.
David Mulroney, cựu Đại sứ Canada tại Trung Quốc, nhận định Trung Quốc muốn “giải quyết” với các đối thủ không ngang tầm (Canada) để “làm gương” cho một người chơi lớn hơn (là Mỹ). Lời cảnh báo là: “Hãy nhìn những gì chúng tôi làm với một đất nước như Canada”. Tuy nhiên, cựu Đại sứ cũng cho biết thêm rằng Trung Quốc thường tìm cách đe dọa các nước khác để có được cái mà họ muốn trong khi không cần phải thực hiện những đe dọa đó. Trên thực tế, Bộ trưởng Đa dạng hóa thương mại quốc tế của Canada, ông Jim Carr cho biết vẫn chưa có thông báo nào từ phía Trung Quốc về việc các “hậu quả” mà họ cảnh báo sẽ như thế nào.
Khách quan mà nói, Canada không có nhiều lựa chọn ngoài việc làm theo yêu cầu của giới chức Mỹ, bắt giữ bà Mạnh khi bà quá cảnh ở sân bay Vancouver. Ưu tiên cao nhất trong chính sách đối ngoại của Ottawa là ngăn chặn nguy cơ bị chính quyền Tổng thống Donald Trump áp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu từ Canada. Phát biểu tại Toronto, Ngoại trưởng Canada Chrystia Freeland khẳng định việc bắt giữ bà Mạnh không hề có động cơ chính trị, đồng thời cho biết việc này là vì Canada phải “thực hiện các nghĩa vụ quốc tế” của mình.
Canada hiện đóng một vai trò quan trọng trong trận chiến giành vị trí chi phối toàn cầu giữa Mỹ và Trung Quốc, và nước này đang "mắc kẹt" ở giữa thương chiến Trung - Mỹ.
Không thể phủ nhận vụ bắt giữ CFO của Huawei là một giai đoạn mới trong cuộc chiến thương mại Trung - Mỹ. Trước đây, Huawei từng bị cáo buộc - giống như nhiều công ty Trung Quốc khác - là sao chép công nghệ do phương Tây phát triển rồi sau đó qua mặt các đối thủ nhờ khả năng cạnh tranh về giá thành. Tuy nhiên, Huawei hiện chi mạnh tay hơn so với nhiều tập đoàn hùng mạnh khác trên thế giới trong việc nghiên cứu và phát triển. Huawei từng vượt qua được cuộc khủng hoảng tài chính nhờ một thị trường nội địa rất mạnh tại Trung Quốc. Và thị trường ấy có thể sẽ lại một lần nữa phát huy tác dụng nếu Huawei tiếp tục mất các hợp đồng ở thị trường phương Tây./.
Diệu An
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét