Thứ Ba, 9 tháng 7, 2019

MỘT ĐỀ XUẤT ĐIÊN RỒ, THIỂU NĂNG VĂN HÓA CỦA 1 QUAN CHỨC HÀ NỘI: "CỐNG HÓA", THỰC CHẤT LÀ LẤP SÔNG TÔ LỊCH?

Các người nên nhớ: Hà Nội đang biến sông Tô, một long mạch ngàn đời này của Thủ đô thành kênh xả nước thải, Cao Biền định yểm, thắt cổ con sông này mà không xong, bây giờ các người lại đòi "CỐNG HÓA", tức là lấp nó, một di chỉ tâm linh, một giải lụa trang sức cho sự duyên dáng của mảnh đất thần kinh...
Những kẻ nào cả gan có ý định lấp sông Tô Lịch, thần Long Đỗ sẽ vặn cổ mười đời các người...

Kết quả hình ảnh cho Sông Tô Lịch

Bí thư quận ở Hà Nội đề xuất cống hoá sông Tô Lịch

Ông Dương Đức Tuấn cho rằng cống hoá một số con sông trên địa bàn sẽ giảm xả thải và tăng thêm không gian công cộng.



Sáng 8/7, tại phiên thảo luận kinh tế - xã hội của HĐND TP Hà Nội, Bí thư quận Hoàn Kiếm Dương Đức Tuấn đề nghị thành phố "xem xét cống hoá đối với một số sông có tính chất kênh, mương thoát nước, ngay cả như Tô Lịch, Kim Ngưu".
Công nhân môi trường vớt rác trên sông Tô Lịch. Ảnh: Võ Hải.
Công nhân môi trường vớt rác trên sông Tô Lịch. Ảnh: Võ Hải.
Theo ông Tuấn, việc cống hoá các con sông, kênh mương sẽ góp phần giảm thiểu việc xả thải, đồng thời làm tăng thêm không gian công cộng, cây xanh và hạ tầng giao thông.
Bí thư quận Hoàn Kiếm nói, vừa qua thành phố đã có chủ trương các giải pháp mới trong xử lý ô nhiễm sông, hồ và đây là những dấu hiệu tích cực. Tuy nhiên, ông cho rằng ô nhiễm sông, hồ tại thành phố là một tồn tại của quá trình phát triển đòi hỏi nhiều nguồn lực và những biện pháp xử lý mạnh mẽ hơn.

Phản biện đề xuất nêu trên, đại biểu đến từ quận Thanh Xuân, ông Nguyễn Minh Đức cho rằng "không nên đặt vấn đề bê tông hoá sông Tô Lịch vì đây còn là câu chuyện của địa lý, phong thuỷ, tâm linh nữa".
Ông Đức cho hay, lâu nay phương án bổ cập nước để dòng sông luôn chảy đã được tính đến để xử lý ô nhiễm sông Tô Lịch; khi có nước chảy thì sẽ giảm được ô nhiễm trước mắt cũng như lâu dài.
"Nước sông Tô vừa trong vừa mát/ Em ghé thuyền đỗ sát thuyền anh", ông Đức đọc hai câu thơ để nhấn mạnh Tô Lịch từng là con sông trong xanh, hiền hoà, đồng thời đề nghị thành phố áp dụng giải pháp bổ cập nước để làm sống lại dòng sông này.
Lắp đặt thiết bị xử lý ô nhiễm sông Tô Lịch bằng công nghệ Nhật Bản. Ảnh: Võ Hải.
Lắp đặt thiết bị xử lý ô nhiễm sông Tô Lịch bằng công nghệ Nhật Bản. Ảnh: Võ Hải.
Trước đó tháng 12/2018, HĐND TP Hà Nội đã thông qua chủ trương đầu tư một số dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 - 2020; bao gồm 2 dự án giao thông trên địa bàn quận Nam Từ Liêm là mở rộng đường Đỗ Xuân Hợp, cống hóa mương kín Nguyễn Cơ Thạch và tuyến mương Đồng Bông để phục vụ xây dựng đường đua xe F1. Dự kiến tổng mức đầu tư hai dự án cống hoá này khoảng trên 640 tỷ đồng, hoàn thành vào tháng 4/2020.
Sông Tô Lịch từng là một nhánh nhỏ của sông Hồng, thông thủy với Hồ Tây. Năm 1889 người Pháp lấp một phần sông Tô Lịch để quy hoạch lại phố phường. Ngày nay, sông Tô Lịch dài khoảng 14 km, bắt đầu từ phường Nghĩa Đô (Cầu Giấy) chảy về phía nam thành phố và ra sông Nhuệ đoạn xã Hữu Hòa (Thanh Trì). Toàn tuyến sông có hơn 280 cống xả nước thải.
Thành phố Hà Nội đã thực hiện nhiều kế hoạch khắc phục ô nhiễm sông Tô Lịch đã được thành phố đưa ra từ hơn 10 năm qua nhưng đều không hiệu quả.
Hiện TP đang thí điểm hai giải pháp làm sạch sông bằng công nghệ Nano-Bioreactor của Nhật Bản và chế phẩm Redoxy3C của Đức.
Võ Hải

( Vnexpress)

Không có nhận xét nào: