Phạm Viết Đào.
“Kế
hoạch hành quân nhằm chiếm lại Cao điểm 1509 có mật danh là “MB84, thu hồi
lãnh thổ” đã được vạch công phu. Tuy nhiên, cả Tướng Văn Tiến Dũng và các
cố vấn quân sự Liên Xô cũng không ngờ là họ đã bị bán đứng bởi một sĩ quan cao
cấp quân báo VN phản bội?”
Hệ
lụy quân sự của việc Trung Quốc chiếm Lão Sơn:
“…Trong một số lần
hiếm hoi, các đài duyên hải của lực lượng Hải thượng Tự vệ đội Nhật Bản dọc
theo quần đảo Okinawa, đã phát hiện bắt được các làn sóng phát theo hình thức
nhiễu loạn số từ đài phát vô tuyến có tọa độ xác định đặt trên đỉnh Lão Sơn.
Theo đánh giá của
các chuyên gia quân sự: nếu xảy ra một trận chiến phi quy ước giữa Việt Nam và
Trung Quốc một lần nữa, thì với hệ thống rada và đài phá sóng vô tuyến mạnh như
vậy của Trung Quốc ở căn cứ Lão Sơn, khả năng toàn bộ hệ thống thông tin của lực
lượng phòng không không quân tại miền Bắc của Việt Nam, kể cả hệ thống thông
tin của Hàng không dân dụng sẽ bị tê liệt ngay tức khắc; nếu bị quân đội Trung
Quốc tiến hành gây nhiễu từ cụm đài của căn cứ này…”
( Nguồn: "SAU "LÃO SƠN" VÀ "GẠC MA"-QUÂN ĐỘI VN
XUỐNG HẠNG TẠI KHU VỰC CHÂU Á-bài của Tủy viên quân sự Đại sứ quán Nhật Bản tại
Hà Nội giai đoạn 1984-Nakamura Masamuri-bài lấy từ " VỊ XUYÊN & THẾ SỰ
VIỆT-TRUNG"...)
Trưa 26/7, 1 máy bay của không quân Việt Nam đã bị rơi tại Nghĩa Đàn, Nghệ An trong khi bay luyện tập. Đây là loại máy bay thuộc diện hiện đại, ít bị tại nạn của 1 đơn vị không quân được đánh giá là tinh nhuệ nhất…Hai phi công: 1 đeo lon trung tá, một đeo lon thượng tá vào diện kỳ cựu, nhiều kinh nghiệm bay của không quân Việt Nam đều có trên 1000 giờ bay…
Hàng năm, gia
đình tôi vẫn tổ chức làm giỗ cho chú em ls Phạm Hữu Tạo, đại đội 2, tiểu đoàn
1, sư 356, hy sinh trong buổi sáng 12/7/1984 khi tham gia đánh cao điểm 772
theo ngày âm, tức ngày 14/6 hàng năm; Hôm qua tôi thắp hương giỗ, khấn mời chú
em Phạm Hữu Tạo về đúng thời khắc 2 máy bay của không quân Việt Nam rơi ở Nghĩa
Đàn, Nghệ An…
Địa điểm máy bay
rơi cách quê tôi huyện Tân Kỳ khoảng 40 km; Tân Kỳ là nơi khai sinh ra Sư đoàn
356, tiền thân là sư đoàn 316 B thành lập tháng 12 năm 1974.
Sư đoàn 316 này
nổi tiếng trong chiến tranh chống Pháp, tham gia đánh Điện Biên Phủ với chính ủy
là Chu Huy Mân, Đại đoàn trưởng, (thời điểm đó gọi là đại đoàn) là Vũ Lập, thời
điểm 1984 là Thượng tướng, Tư lệnh Quân khu 2, địa bàn xảy ra cuộc chiến Lão
Sơn…
Lập ra Sư đoàn 316 B để chuẩn bị cho chiến
dịch Mùa xuân 1975 tiến đánh Buôn Ma Thuột…Sau đó 316 B được đổi thành 356…
Một vài sự trùng lặp
Chiến dịch mang mật danh MB 84, Bộ tổng
tham mưu Việt Nam vạch kế nhằm tái chiếm lại một số cao điểm tại khu vực Thanh
Thủy, Vị Xuyên, Hà Giang bị Trung Quốc xâm chiếm trong 4/1984, trong đó có Cao
điểm 1509 tại khu vực Thanh Thủy…
Những trận đánh nổ ra dằng dai trong gần
10 năm tại các cao điểm của khu vực Thanh Thủy của bộ đội Việt Nam tìm cách đẩy
lùi 60 vạn quân Trung Quốc lấn chiếm; phía Trung Quốc đặt tên chung các trận
đánh tại đây là “ Cuộc chiến Lão Sơn”…
Trong chiến dịch này, phía Việt Nam huy
động 6 trung đoàn của 4 sư đoàn có danh tiếng trong chiến tranh chống pháp và
chống Mỹ tham chiến: Sư đoàn 316 một trung đoàn; Sư 356 huy động 3 trung đoàn;
Sư 313, một trung đoàn pháo binh; Sư 312 một trung đoàn…
Theo thông tin, trận mở màn 12/7/1984, tức
14/6 âm, phía Việt Nam đã không hoàn thành mục tiêu chiến dịch: đẩy lùi quân
Trung Quốc sang phía bên kia biên giới từng được hoạch định từ thời Pháp-Thanh…
Thiệt hại nặng nề nhất là sư đoàn 356,
trên 600 bộ đội chiến sĩ đã hy sinh, riêng tiểu đoàn 1 của trung đoàn 876, sư
356 của chú em tôi thì hy sinh gần hết…Chiếc máy bay rơi hôm qua 26/7/2018 tại
Nghĩa Đàn gần nơi thành lập sư đoàn 356, tiền thân 316 B chỉ cách quãng 40 km?
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đến Bắc Kinh trưa 10/7/2019?
( Áo đỏ chứng tỏ đang yêu?!)
( Áo đỏ chứng tỏ đang yêu?!)
P.V.Đ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét