Thứ Sáu, 24 tháng 3, 2017

ĐIỀU TƯỚNG NGUYỄN QUỐC THƯỚC BỨC XÚC LÀ HẬU QUẢ CỦA CÁI THỂ CHẾ CHÍNH ÔNG RA SỨC BẢO VỆ: TRỌNG ĐẢNG, TRỌNG QUYỀN KHÔNG TRỌNG LUẬT...

Địa phương 'đá' trách nhiệm lên Chính phủ: Chỉ xin tiền là giỏi

(VTC News) - Nguyên Đại biểu Quốc hội, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng Nguyễn Quốc Thước nói nhiều địa phương quyền to, nhưng dựa dẫm, ỷ lại vào Chính phủ, luôn đẩy trách nhiệm lên trên, chỉ xin tiền Trung ương là tích cực.
Bài viết “Không biết Thủ tướng còn thời gian ăn ngủ nữa không?” về thực trạng các địa phương, ban ngành đua nhau dồn trách nhiệm lên Chính phủ, kêu Thủ tướng và xin Thủ tướng, Báo điện tử VTC News đã nhận được nhiều ý kiến đồng tình.
Để có cái nhìn khách quan, nhiều chiều, chúng tôi đưa ra ý kiến từ một góc nhìn khác, không liên quan đến lĩnh vực tổ chức, thiết kế bộ máy và mô hình quản trị - một vị tướng quân đội.
Cuộc phỏng vấn của phóng viên VTC News với Trung tướng Nguyễn Quốc Thước - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng khóa VI, nguyên Tư lệnh Quân khu 4, nguyên Đại biểu Quốc hội khóa VIII; IX; X.



IMG_1990

Ông Nguyễn Quốc Thước cho rằng, cách thức vận hành bộ máy hiện tại quá trì trệ, quan liêu. (Ảnh: Lê Chinh)


Về tình trạng các địa phương đua nhau "đá quả bóng" trách nhiệm lên Chính phủ, Thủ tướng rồi nếu có ai hỏi thì nói là Chính phủ chỉ đạo, Trung tướng Thước nói:
"Vừa qua, chuyện “cát tặc” tại Bắc Ninh mà Chủ tịch tỉnh phải cầu cứu Thủ tướng, tôi nghe mà rất buồn. Mấy cái thằng "cát tặc" mà cấp tỉnh không xử lý được.
Chủ tịch được giao quản lý cả tỉnh, quản lý cả bộ máy chính trị, bên cạnh đó còn có các bộ máy quân đội, công an, các sở, ban, ngành trong tay… mà để xảy ra chuyện đó (cát tặc - PV) đến mức phải đi cầu cứu. Tôi nghe mà bức xúc quá.
Chuyện “cát tặc” mà không giải quyết được thì không chấp nhận được, như vậy là trốn tránh trách nhiệm, bộ máy trì trệ.
Đó là một cách làm việc vô trách nhiệm, quyền hạn thì rất lớn nhưng trách nhiệm lại đùn đẩy lên cấp trên. Đó là một bộ máy trì trệ, bộ máy trì trệ thì không bao giờ phát triển".
- Ông có thấy tình trạng các địa phương hễ cứ gặp khó là báo cáo xin ý kiến Chính phủ, Thủ tướng rồi có ai hỏi thì nói Chính phủ chỉ đạo đang diễn ra ngày càng dày đặc?
Vừa qua, việc khiếu kiện ở các cấp dồn lên Trung ương rất nặng nề, phải nói rằng, trách nhiệm của các cấp ở dưới rất lớn. Không làm gì cả, muốn trốn tránh trách nhiệm thì lại đẩy tất cả lên cấp trên, bộ máy như vậy làm sao phục vụ nhân dân được.
Tình trạng của ta rất nguy hiểm, quyền thì rất to, trách nhiệm rất lớn nhưng khi xảy ra trách nhiệm lại đẩy về cấp trên, bộ máy như vậy là rất nguy hiểm.
- Phải chăng mô hình quản trị quốc gia của chúng ta đang có vấn đề?






IMG_1990
Bộ máy vận hành thụ động, ỷ lại, dựa dẫm cấp trên, chỉ xin tiền Trung ương khi khó khăn là tích cực.
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước
Trong quy định của luật pháp có quy định và phân cấp rõ ràng rồi, cấp Trung ương có trách nhiệm của cấp Trung ương, cấp tỉnh làm gì, cấp huyện làm gì, các Bộ làm gì, Thủ tướng làm gì… tất cả đã rõ ràng rồi. Nhưng mà cứ mỗi lần có chuyện gì khó khăn ở dưới lại đẩy lên trên.
- Quy định đã có, sao địa phương vẫn cứ làm sai, thưa ông?
Đây là hệ quả của bộ máy vận hành thụ động, ỷ lại, dựa dẫm cấp trên. Chỉ có một cái tích cực đó là có chuyện gì khó khăn thì xin tiền Trung ương. Đây là sự trì trệ trong cách làm việc, sự trì trệ trong bộ óc.
Nguyên nhân do bộ máy đã quá lạc hậu, quá cũ kỹ, một bộ máy thiếu tinh thần chủ động. Nếu một bộ máy trì trệ như cách đây 10 năm, 20 năm thì làm sao phục vụ được sự chuyển động của đất nước trong thời cuộc mới.
Video: Tướng Thước nói về việc địa phương dồn việc cho Thủ tướng
- Cách thức quản lý đất nước như hiện tại được coi là quá cũ, không phù hợp thực tiễn phát triển. Vậy cơ cấu mô hình quản trị phải thay đổi thế nào, thưa Trung tướng?
Cần phải có một cuộc cách mạng, các mạng về nhận thức và trách nhiệm. Đây là sự trì trệ trong cách làm việc, sự trì trệ trong bộ óc nên muốn khắc phục phải khắc phục chỗ ấy.
Gần đây, Tổng bí thư tuyên bố kiên quyết đấu tranh các vấn đề tiêu cực trong Đảng. Lãnh đạo tối cao đã phát lệnh, có thực hiện được hay không là do các cấp ủy Đảng có thực thi không, một mình Tổng bí thư không giải quyết được.
Ngoài ra, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã phát động cuộc xây dựng Chính phủ liêm chính - kiến tạo - hành động. Kiến tạo cũng đâu phải riêng Thủ tướng, các Bộ trưởng, bộ máy của Thủ tướng phải là người kiến tạo, các cấp dưới như cấp tỉnh phải sáng tạo mà làm. Cả hệ thống công quyền đó phải sáng tạo theo chức trách và quyền hạn được giao.
Qua mỗi kỳ đại hội, đất nước lại có sự chuyển động mới, đó là "bật đèn xanh" cho lãnh đạo, cho đất nước chuyển động về chính trị, ngoại giao, kinh tế…
Sự chuyển động của đất nước muốn theo kịp với thế giới cần một bộ máy rất mạnh, mà một bộ máy mạnh là cần tạo ra điều kiện về cơ chế chính sách, tác phong, phương pháp làm việc khoa học.
Có thể nói rằng, lúc có nghị quyết XI, nghị quyết XII, sự chuyển động đã bắt đầu từ cấp trên, từ Bộ chính trị, từ Ban Chấp hành Trung ương, từ Thủ tướng và từ bộ máy của Chính phủ. Nhưng sự lan tỏa đó chưa mạnh.
Muốn tạo ra động lực mạnh thì trước hết là phải từ đầu tàu. Thủ tướng nói phải tạo ra Chính phủ kiến tạo, trước tiên phải đổi mới tư duy, phải thay đổi cách làm ăn, không thể làm ăn như cũ được nữa, phải có một cách nào đó mới phù hợp với sự vận động như vũ bão của thế giới, của chính ngay trong bản thân chúng ta.
Phải đổi mới trong luật pháp. Những gì không phù hợp nữa, đang kìm hãm phát triển phải phá bỏ. Đổi mới cơ chế là đổi mới con người. Phải chọn lọc những con người đủ năng lực để thực hiện cơ chế mới, làm bằng trí tuệ sáng tạo không phải làm với số lượng cán bộ đông như thế này. Mỗi người một việc chứ không phải 10 người một việc.
- Xin cám ơn ông!
Đức Thuận

Không có nhận xét nào: