Thứ Bảy, 25 tháng 3, 2017

Miệng đắng khi ngủ dậy? Cảnh giác với 4 thứ bệnh nguy hiểm; 8 thói quen tưởng bình thường nhưng lại đang hủy hoại não bộ của bạn; Công dụng lá trầu không

Bản thân miệng đắng thông thường không phải là bệnh, nhưng nó có thể phản ánh một số vấn đề của hệ tiêu hóa và các nội tạng khác như gan, thận, dạ dày… Bác sĩ sẽ chú ý đến  những biểu hiện đi kèm để chẩn đoán bệnh.
Tế bào vị giác tại lưỡi giúp cơ thể có cảm nhận các vị chua, ngọt, đắng, mặn, cay. Khi chúng ta có cảm giác xuất hiện những mùi vị bất thường, hoặc không cảm giác thấy mùi vị mỗi khi nếm, thì có nghĩa cơ thể chúng ta đang có vấn đề.

1. Trào ngược dịch mật

Dịch mật là một chất lỏng màu xanh – vàng, được sản xuất tại gan và dữ trữ trong túi mật. Vai trò của dịch mật là để tiêu hóa chất béo và loại bỏ các tế bào hồng cầu đã chết cũng như một số độc tố ra khỏi cơ thể. Mật được đổ vào phần đầu ruột non cùng với các dịch tiêu hóa khác dưới sự kích thích của chất béo. Do một nguyên nhân nào đó, van môn vị (ngăn cách giữa dạ dày và ruột non) bị tổn thương, đóng không kín dẫn tới dịch mật trào ngược lên dạ dày và rồi từ đó trào ngược lên thực quản.



Image result for ợ nóng
Ợ nóng khó chịu (Ảnh: Internet)

Đắng miệng là biểu hiện đặc trưng của trào ngược dịch mật. Nó có thể đi kèm với một số biểu hiện khác như:
  • Thường xuyên ợ nóng.
  • Buồn nôn hoặc nôn ra chất lỏng màu xanh vàng.
  • Ho hay khàn giọng do dịch mật dâng lên và đốt niêm mạc cổ họng.
  • Giảm cân ngoài ý muốn.

2. Trào ngược dạ dày

Đắng miệng có thể là do trào ngược dạ dày thực quản, cần khám kỹ lưỡng để tránh bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn về sau. Đây là bệnh khá phổ biến hiện nay, tỷ lệ ngày càng gia tăng. Bệnh khá thường gặp nhưng nhiều trường hợp không được chẩn đoán đúng. Một số triệu chứng triệu chứng khác có thể là như đau ngực, ho kéo dài, đau rát họng… dễ gây nhầm lẫn với bệnh lý tim phổi, viêm họng. Có khi bệnh không có biểu hiện gì cả, khi nội soi hoặc đến khi có biến chứng thì mới phát hiện.
Trào ngược dạ dày thực quản dễ dẫn đến viêm loét thực quản, nếu nặng và kéo dài đưa đến hẹp thực quản. Viêm loét thực quản cũng có thể gây chảy máu. Bệnh diễn ra trong một thời gian lâu làm cho niêm mạc thực quản biến đổi tựa như niêm mạc ruột, gọi là Barrett thực quản. Barrett thực quản là tổn thương tiền ưng thư, có thể chuyển thành ung thư.

3. Sâu răng, nha chu




Viêm răng có thể kéo theo nhiều bệnh khác (Ảnh: Internet)

Các vấn đề răng miệng cũng có thể khiến cho miệng có cảm giác đắng, sâu răng, nha chu. Bệnh về răng miệng có thể đi kèm với nhiều bệnh khác: tiểu đường, viêm nội tâm mạc, Alzheimer… Do đó đây cũng là dịp nên chú trọng thêm đến vệ sinh răng miệng hàng ngày, đồng thời tiến hành khám răng định kỳ.

4. Suy giảm chức năng gan

Đắng miệng cũng còn gặp ở các trường hợp chức năng gan suy giảm do các bệnh lý về gan như viêm gan cấp và mạn tính, gan nhiễm mỡ, xơ gan hoặc các trường hợp gan phải làm việc quá tải trong thời gian dài.



Related image
Đắng miệng cảnh báo chức năng gan suy giảm (Ảnh: Internet)

Các dấu hiện suy giảm chức năng gan thường gặp là: tiêu hóa rối loạn, đi đại tiện nhiều lần và thường là ra phân lỏng, cơ thể mệt mỏi và cảm giác chán ăn. Màu da, màu mắt và móng tay chân thay đổi, trở nên sậm vàng; quầng thâm và mắt có dấu hiệu nhanh mỏi; hơi thở nặng mùi hơn bình thường; bệnh còn có thể gây rụng tóc, bạch sản móng tay móng chân, mất móng…
Mọi người thường hay phát hiện gan có vấn đề rất muộn, chỉ biết mình bị bệnh gan khi bệnh nặng và đi khám bác sĩ, lúc này bệnh có lẽ đã chuyển sang trầm trọng như ung thư gan.

Đắng miệng có thể là kết quả của sốt, cảm thông thường, người có sức khỏe kém, người đang dùng thuốc tây, người mới ốm dậy… Nếu chỉ có biểu hiện đắng miệng và nhanh chóng qua đi thì thường không có vấn đề gì nghiêm trọng.5. Nguyên nhân khác

Nói chung, khi bị đắng miệng kéo dài và có những biểu hiện bất thường khác thì nhất định nên đi khám kỹ lưỡng để tầm soát bệnh, tránh để vấn đề kéo dài mà sinh trọng bệnh.
Minh Thành


8 thói quen tưởng bình thường nhưng lại đang hủy hoại não bộ của bạn

Mặc dù biết thiếu ngủ, lười vận động, hút thuốc… không tốt cho sức khỏe nhưng nhiều người vẫn còn chủ quan nghĩ rằng nó ảnh hưởng không đáng kể, mà không biết rằng những việc làm này đang hủy hoại bộ não của họ.

thói quen xấu, hủy hoại bộ não,
Thiếu ngủ có thể là nguyên nhân của chứng sa sút trí tuệ. (Ảnh minh họa :smartmoney)

Thiếu ngủ
Thiếu ngủ có thể là nguyên nhân của chứng sa sút trí tuệ, bao gồm cả bệnh Alzheimer khiến não nhanh lão hóa vì chúng không đủ năng lượng và thời gian để phục hồi.
Vì thế, tốt nhất là nên ngủ thường xuyên, ngủ đủ từ 6-8 tiếng/ngày. Nếu bạn gặp vấn đề về giấc ngủ, hãy tránh rượu, caffeine và tránh xa các thiết bị điện tử vào buổi tối, hoặc ăn một số thực phẩm dễ ngủ như chuối, uống sữa…
Bị cô lập
thói quen xấu, hủy hoại bộ não,
Con người có những mối quan hệ xã hội. Nhưng đó không phải là việc bạn có bao nhiêu người bạn trên Facebook mà bạn cần phải có sự kết nối thực sự ở bên ngoài.(Ảnh minh họa từ Internet)
Con người có những mối quan hệ xã hội. Nhưng đó không phải là việc bạn có bao nhiêu người bạn trên Facebook mà bạn cần phải có sự kết nối thực sự ở bên ngoài.
Nếu bạn cảm thấy cô đơn, hãy gọi cho bạn bè hoặc bắt đầu một thú vui hoặc sở thích mới – nhảy múa, quần vợt, cầu lông, hoạt động xã hội…Chỉ cần có một vài người bạn thân, bạn sẽ có cảm giác hạnh phúc hơn rất nhiều. Bạn cũng ít bị suy giảm não bộ và bệnh Alzheimer.
Ăn quá nhiều thực phẩm rác
Sự minh mẫn của bộ não không chỉ liên quan đến học tập, khả năng ghi nhớ và sức khoẻ tinh thần mà còn bị ảnh hưởng bởi các thực phẩm mà bạn tiêu thụ.
Bộ não của bạn sẽ nhanh bị lão hóa nến bạn là “tín đồ” của bánh hamburger, khoai tây chiên, nước giải khát, thực phẩm chế biến…
Trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, rau lá xanh sẽ là thực phẩm lành mạnh giúp não linh hoạt và chậm lão hóa.
Sử dụng tai nghe với âm thanh lớn
thói quen xấu, hủy hoại bộ não,
Bạn có thể gây tổn thương lớn cho thính giác nếu nghe tai nghe với âm lượng lớn trong vòng 30 phút. (Ảnh minh họa : kathrynannblog)
Bạn có thể gây tổn thương lớn cho thính giác nếu nghe tai nghe với âm lượng lớn trong vòng 30 phút. Nhưng nó không chỉ là vấn đề về tai của bạn: thính giác ở người lớn tuổi có liên quan đến các vấn đề về não, như chứng Alzheimer và mất mô não.
Điều này có thể là do não của bạn phải làm việc rất chăm chỉ để hiểu những gì đang được nói xung quanh bạn và nó không thể lưu trữ những gì bạn đã nghe vào bộ nhớ. Vì vậy, tốt nhất không nên nghe tai nghe với âm lượng vượt quá 50%.
Lười vận động
Càng lười vận động, bạn càng có nhiều khả năng bị sa sút trí tuệ và khiến bộ não kém linh hoạt. Bạn cũng có nguy cơ bị tiểu đường, bệnh tim và huyết áp cao – tất cả đều có thể liên quan đến bệnh Alzheimer.
Để ngăn ngừa nguy cơ này, hãy dành ra 30 phút mỗi ngày để vận động và điều quan trọng là phải làm ít nhất 3 ngày trong tuần.
Hút thuốc
thói quen xấu, hủy hoại bộ não,
Khói thuốc lá không chỉ ảnh hưởng tới phổi mà còn khiến bộ não bị co lại. (Ảnh minh họa từ Internet)
Khói thuốc lá không chỉ ảnh hưởng tới phổi mà còn khiến bộ não bị co lại. Và nó làm tăng nguy cơ bị mất trí nhớ lên gấp 2 lần. Nó cũng gây ra bệnh tim, tiểu đường, đột quỵ và huyết áp cao.
Ăn quá nhiều
Nếu ăn quá nhiều – thậm chí là thực phẩm lành mạnh – não của bạn không thể xây dựng được một mạng lưới kết nối mạnh mẽ giúp bạn nghĩ và nhớ.
Ăn quá nhiều trong một thời gian dài khiến bạn dễ tăng cân, có thể gây ra bệnh tim, tiểu đường và huyết áp cao – tất cả đều liên quan đến các vấn đề về não và bệnh Alzheimer.
Ở trong bóng tối quá nhiều
thói quen xấu, hủy hoại bộ não,
Nếu không tiếp xúc đủ với ánh sáng tự nhiên, bạn có thể bị trầm cảm và có thể làm cho bộ não kém linh hoạt, già nua. (Ảnh minh họa từ Internet)
Nếu không tiếp xúc đủ với ánh sáng tự nhiên, bạn có thể bị trầm cảm và có thể làm cho bộ não kém linh hoạt, già nua.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ánh sáng mặt trời giúp giữ não minh mẫn, chống lão hóa hiệu quả.
Theo phununews


Lá trầu không: kìm hãm ung thư, sát khuẩn, diệt virus… tốt hơn cả kháng sinh mà vẫn an toàn

Nhiều nghiên cứu cho thấy lá trầu đã được sử dụng từ hàng nghìn năm trước trong dân gian tại Ấn Độ, Malaysia, Việt Nam, Trung Quốc… như một vị thuốc để phòng và điều trị nhiều loại bệnh, làm đẹp.
Theo Đông y, trầu có vị cay nồng, tính ấm, vào 3 kinh phế, tỳ, vị. Có tính năng hạ khí, chỉ khái, tiêu viêm, sát khuẩn, trừ phong thấp, kích thích tiêu hóa và thần kinh, phòng bệnh lam sơn trướng khí. Lá trầu dùng tốt trong các trường hợp viêm họng, cảm cúm, nhức đầu, sát trùng vết thương, chữa các bệnh viêm loét ngoài da, nước ăn chân tay… đặc biệt dùng tốt trong việc điều trị các bệnh phụ nữ mang lại hiệu quả cao.
Phân tích y học hiện đại đã tìm thấy trong lá trầu không nhiều hợp chất quý: eugenol, carvacrol, chavicol, allylcatechol, chavibetol, cineol, estragol, methyl eugenol, p-cymen, caryophyllen, cadinen; tanin cùng với nhiều vitamin, các axit amin…

Trầu không chứa nhiều hoạt chất có dược tính cao (Ảnh: Internet)

Điều này khiến cho trầu không trở thành đối tượng nghiên cứu cho các ứng dụng y học tại nhiều nước. Các chất trong lá trầu có khả kháng khuẩn, diệt virus đặc biệt tốt. Nghiên cứu của TS Rajendra Toprani, Trung tâm Ung thư HCG (Ấn Độ) công bố trên tạp chí South Asian Journal of Cancer (Tạp chí Ung thư Nam Á), cho rằng chiết xuất lá trầu không có thể tiêu diệt cả các khối u khi thí nghiệm trên động vật.
Dưới đây là một số cách dung lá trầu phổ biến trong dân gian để trị bệnh:
1. Nước súc miệng ngừa sâu răng, chống hôi miệng
Sử dụng lá trầu làm nước sức miệng vừa an toàn, rẻ tiền mà hiệu quả hơn hẳn trong cho các vấn đề răng miệng. Theo BS Hoàng Thị Bích Liền (BV Tuệ Tĩnh Hà Nội), lá trầu không tốt nhất là chọn lá trầu không bánh tẻ (không quá già, không quá non), hái lá trầu không vào khoảng 5h sáng sau đó pha lá trầu không như pha trà: 3 lá trầu không với khoảng 150 ml nước rồi sử dụng súc miệng ngày 2 – 3 lần.
Nước lá trầu có tác dụng kháng sinh tự nhiên, diệt khuẩn, giúp răng trắng và khử mùi hôi cho hơi thở.
2. Chữa cảm lạnh

Image result for làm đẹp, trầu không
Cậu bé nhà Lý Hải với lá trầu không (Ảnh: qua Eva)

Dùng lá trầu giã nhuyễn cho vào khăn mặt hoặc khăn tay, nhúng vào nước ấm đánh gió dọc hai bên cột sống. Dùng cách này an toàn hơn cạo gió.
3. Chữa đau bụng
Đau bụng do lạnh gây nôn mửa, ợ chua, tiêu chảy, ăn không tiêu: dùng 2-4 lá trầu nhai nuốt nước. Đồng thời lấy 3-4 lá trầu hơ nóng cho héo mềm đắp lên rốn, băng giữ lại.
4. Viêm răng lợi, có mủ, chảy máu
Dùng lá trầu sắc đặc cô thành cao, lấy bông tẩm đắp vào chỗ tổn thương, liên tục hàng ngày.
5. Chữa ho suyễn
Lấy lá trầu không 4 – 8g ép lấy nước uống.
6. Chữa đau đầu
Cuống lá trầu 7-10 cái giã nhuyễn, lấy nước cốt pha mật ong uống, đồng thời lấy 2 đầu nhọn của lá trầu nhai giập đắp vào hai bên thái dương.
7. Chữa ho rát họng
Trộn 1/4 thìa nước ép cây húng quế với nước cây bạc hà, gừng tươi, lá trầu không với mật ong, ngậm.
8. Chữa nấc
Lá trầu rất hiệu quả trong chữa nấc, nhất là với trẻ nhỏ. Lấy mẩu lá trầu không đầu nhọn, nhấm cho mềm dán vào trán trẻ, đầu nhọn xuống dưới.
9. Đau mắt (đau mắt đỏ, viêm kết mạc)
Hãm lá trầu vào nước sôi để xông mắt.
10. Chấn thương sưng đau nhức
Lá trầu giã nhuyễn với ít giấm cho dẻo đắp lên chỗ sưng.
11. Chữa các bệnh ngoài da
Hắc lào, chàm, lở loét, mẩn ngứa, côn trùng đốt, trẻ bị hăm, rôm sảy. Lấy lá trầu giã nhuyễn hoà nước đun sôi để nguội rửa, đắp chỗ tổn thương.
12. Vết thương nhiễm khuẩn
Rửa bằng nước nấu lá trầu với ít phèn chua (4g phèn chua cho 1 lít nước).
13. Chữa lở loét ngoài da
Dùng lá trầu non hãm nước sôi 15 phút sẽ cho hiệu quả tốt hơn nước sắc lá trầu.
14. Phong thấp đau nhức chân tay
Gốc rễ trầu 12g, rễ lá lốt 12g, lá và rễ cây xấu hổ (mắc cỡ) 12g sắc uống liên tục một tuần. Chú ý không để lẫn hạt cây xấu hổ rất độc.
Ngoài ra vẫn còn nhiều cách chữa bệnh với lá trầu không, tuy đơn giản những trước khi sử dụng bạn cần tìm hiểu thêm để đạt hiệu quả tốt nhất.
Minh Thành tổng hợp
Tài liệu tham khảo:
1. Rajendra Toprani and Daxesh Patel. Betel leaf: Revisiting the benefits of an ancient Indian herb. South Asian J Cancer. 2013 Jul-Sep.
2. Badrul et al. Piper betle extracts exhibit antitumor activity by augmenting antioxidant potential. Oncol Lett. 2015 Feb.
Xem thêm:
Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.

Xem thêm:

Không có nhận xét nào: