(An ninh - Quốc phòng) - Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà không chỉ là lá phổi của Đà Nẵng mà còn chiếm giữ vị trí đặc biệt quan trọng về quân sự, môi trường sinh thái. Đáng lý ra nơi đây phải được bảo vệ nghiêm ngặt nhưng ngược lại, chính quyền địa phương dường như đang “bất lực” hoặc “làm ngơ” để các “nhóm lợi ích” tự tung tự tác xé rừng Sơn Trà trục lợi.
Rừng Sơn Trà ở Đà Nẵng bị đào xới làm khách sạn, khu nghỉ dưỡng quy mô lên đến 100 phòng. Cho đến khi người dân phẫn nộ, chụp hình phản ánh trực tiếp trên trang Facebook Quản lý đô thị Đà Nẵng mà chính quyền địa phương vẫn không biết Sơn Trà đang bị xé nát như thế nào.
Ông Huỳnh Văn Hùng, Chánh Văn phòng UBND quận Sơn Trà cho biết: “Đây là dự án khu du lịch do Công ty cổ phần Biển Tiên Sa làm chủ đầu tư. Sau khi tiếp nhận phản ánh của người dân, quận đã cử cán bộ đến hiện trường xem xét. Tuy nhiên, những người xưng là bảo vệ có mặt tại công trình không hợp tác. Hiện chúng tôi cũng chưa nắm rõ công trình này có những gì, có giấy phép hay không”. Từ lời phát biểu của ông Hùng, có hai nghi vấn đặt ra:
Thứ nhất: Một công trình hoạt động rầm rộ, Phó Giám đốc Sở NNPTNT TP.Đà Nẵng kiêm Chi cục Trưởng chi cục Kiểm lâm còn biết: “Công trình này có phép xây dựng” mà Chánh Văn phòng UBND quận Sơn Trà lại không biết, thì phải chăng là hệ thống thống hành chính của tỉnh Đà Năng có vấn đề? Nếu như chính quyền địa phương không cho phép thì làm sao Công ty cổ phần Biển Tiên Sa dám tự khai thác?
Thứ hai: Nếu đúng như lời ông Hùng nói, không biết gì về công trình này và cán bộ tiếp cận hiện trường nhưng Công ty cổ phần Biển Tiên Sa không hợp tác thì phải đặt câu hỏi, thế lực ngầm “to lớn” nào đang cản trở chính quyền địa phương làm nhiệm vụ? Một công trình “cắm sào” trên địa bàn mà chính quyền địa phương “bù nhìn” không biết gì thì có chấp nhận được hay không?
Đặc biệt là, vị trí mà Công ty cổ phần Biển Tiên Sa đào xới góc rừng Sơn Trà nằm gần cạnh khu vực quân sự thuộc Hải quân Vùng 3. Theo Thiếu tướng Trần Minh Hùng, nguyên Phó tư lệnh Quân khu 5 nhận định: “Khu vực này không chỉ là lá phổi xanh của TP Đà Nẵng mà nơi đây còn là khu vực phòng thủ quân sự. Nếu xây dựng các khách sạn cao tầng ở núi Sơn Trà sẽ ảnh hưởng đến việc tác chiến của quân đội”. Đồng thời, thiếu tướng cũng nhấn mạnh: “Ở khu vực này tuyệt đối không cho người nước ngoài vào đầu tư, triển khai dự án”. Khi mà người nước ngoài không được vào đầu tư, điều đó có nghĩa là người nước ngoài cũng không được vào vị trí này để du lịch? Vậy thì Công ty cổ phần Biển Tiên Sa xây dựng khu nghỉ dưỡng tại đây có hợp lý không?
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng khẳng định: “Không đánh đổi môi trường lấy kinh tế” và ra lệnh “đóng cửa rừng” nhưng vì sao những cánh rừng nguyên sinh, khu bảo tồn thiên nhiên cứ bị xé nát bởi “nhóm lợi ích” mãi thế? Đề nghị Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo Bộ Công an gấp rút vào cuộc điều tra làm rõ, ai đã dám to gan đứng phía sau chống lưng cho Công ty cổ phần Biển Tiên Sa hủy hoại cánh rừng Sơn Trà?
Tại sao chính quyền địa phương lại không quản lý được địa bàn? Liệu góc rừng Sơn Trà này bị phá nát có liên quan gì đến việc Bí thư tỉnh Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh đi xe tiền tỷ biển số đẹp do doanh nghiệp tặng và khối tài sản lớn mà Chủ tịch tỉnh Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ sở hữu vừa mới bị lộ, gây hoang mang trong dư luận không?
Thủy Cát
Xây không phép 40 móng biệt
thự tại bán đảo Sơn Trà
TPO - Liên quan tới công trình bị tố cày xới bán đảo Sơn Trà, cơ quan chức năng Đà Nẵng cho biết, qua kiểm đếm của tổ công tác phát hiện 40 đế móng biệt thự đang làm nhưng chưa có giấy phép.
Hiện trạng bán đảo Sơn Trà bị cày xới.
Chiều 18/3, UBND quận Sơn Trà (TP Đà Nẵng) đã họp thông tin về kết quả kiểm tra công trình Khu du lịch sinh thái biển Tiên Sa (phường Thọ Quang, Sơn Trà) của Cty Cổ phần Biển Tiên Sa.
Ông Nguyễn Thành Nam, Phó chủ tịch UBND quận Sơn Trà cho biết: qua kiểm tra, chủ đầu tư đã xuất trình một số hồ sơ, giấy tờ liên quan đến việc thi công các hạng mục công trình.
Dự án đã có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được UBND TP phê duyệt theo quyết định số 3470 ngày 2/6/2016. Công trình được UBND TP gia hạn thời gian xây dựng 24 tháng, đến ngày 31/12/2017 phải hoàn thành. Sở NN&PTNT đã có quyết định số 27 ngày 23/2/2017 phê duyệt hồ sơ thiết kế khai thác tận dụng gỗ, củi và cấp giấy phép khai thác trong phạm vi giải phóng mặt bằng để thi công dự án. Ngày 17/2/2017 Sở TNMT có thông báo số 21 về kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án...
Theo ông Nam, quá trình kiểm tra đã phát hiện một số hàng mục không có trong giấy phép. Theo sơ đồ phê duyệt có 56 biệt thự, qua kiểm đếm của tổ công tác có 40 đế móng đang làm nhưng chưa có giấy phép. Trong khi giấy phép năm 2009 UBND TP cấp chỉ được phép xây dựng một số hạng mục giao thông, thoát nước, phụ trợ.
“Khi xây dựng các công trình này phải có giấy phép chấp thuận của UBND TP hoặc Sở chuyên môn. Tuy nhiên, do chưa có nên chúng tôi thống nhất với Sở xây dựng và ngành chuyên môn: sai phạm phải xử lý dù doanh nghiệp chịu áp lực tiến độ. Đoàn kiểm tra đã lập biên bản và Chủ đầu tư cũng đã thừa nhận. Thứ 2 tới quận sẽ ban hành quyết định xử phảt hành chính và giám sát công tác đình chỉ các công trình trong khi chờ chấp thuận của UBND TP” ông Nam cho biết.
Cũng theo ông Nam, công trình này chưa có ý kiến chấp thuận của UBND TP về chủ trương vừa làm vừa xin cấp phép. Khi thi công chủ đầu tư không thông báo thi công trước công trình theo quy định.
UBND quận đã lập biên bản yêu cầu Cty CP Biển Tiên Sa dừng thi công các hạng mục nằm ngoài giấy phép, chỉ đạo Đội kiểm tra quy tắc đô thị tham mưu xử phạt . Đồng thời đề nghị Cty liên hệ các cơ quan chức năng để hoàn thiện hồ sơ cấp phép.
Cũng trong ngày 18/3, ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cũng giao Sở Xây dựng chủ trì kiểm tra toàn bộ dự án để báo cáo lại UBND TP.
Trong khi đó, ông Trần Văn Dũng, Chánh Thanh tra Sở xây dựng cho biết: sau khi kiểm tra thực tế, thanh tra Sở đang làm báo cáo cụ thể. Sở xây dựng sẽ ra thông cáo báo chí liên quan đến dự án này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét