Lời dịch giả: Fareed Zakaria, tác giả nhiều cuốn sách phân tích chính trị nổi tiếng trong gần thập niên qua (trong đó có một cuốn tôi rất tâm đắc “The Post-American World” mà tôi đã dịch đăng nhiều kỳ trên mạng từ năm 2008) vừa viết một bài bình luận về Trump trên tờ Washington Post.
Xin dịch nguyên văn bài viết này tặng các fan hâm mộ Trump.
Một người đàn ông đẩy xe đẩy ngang qua biển quảng cáo ảnh TT Trump tại một tiệm báo ở Thượng Hải. Ảnh: AP |
Chúng ta vẫn chưa có chương trình nghị sự chính thức cho cuộc họp tháng tới ở Florida giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Nhưng sau 75 năm Hoa Kỳ lãnh đạo trường quốc tế, hội nghị thượng đỉnh Mar-a-Lago có thể đánh dấu bước khởi đầu của việc chuyển giao quyền lực từ Hoa Kỳ sang tay Trung Quốc. Trump đã chấp nhận một chính sách rút lui khỏi thế giới, mở ra một không gian mà Đảng Cộng sản Trung Quốc đang háo hức.
Trong chiến dịch vận động tranh cử, Trump đã chống lại Trung Quốc, vì cho rằng đất nước này đang “hiếp dâm” Hoa Kỳ. Ông thề sẽ xem TQ là kẻ thao túng tiền tệ vào ngày đầu tiên của mình trong nhiệm kỳ. Nhưng ngay trong tương tác đầu tiên của mình với Bắc Kinh, ông đã nhượng bộ. Vài tuần sau cuộc bầu cử, Trump đưa ra ý kiến rằng ông có thể nâng cấp quan hệ với Đài Loan. Để đáp lại, Tập đóng băng tất cả các mối liên hệ giữa Bắc Kinh và Washington trong tất cả các vấn đề, yêu cầu Trump phải tự mình đảo ngược lại – và chính điều ấy đã xảy ra. (Vài tuần sau đó, có thể chỉ là ngẫu nhiên, chính phủ Trung Quốc trao cho Tổ chức Trump hàng chục quyền thương hiệu ở Trung Quốc, với tốc độ và quy mô làm ngạc nhiên nhiều chuyên gia).
Tầm nhìn của chính quyền Trump về việc ly khai khỏi thế giới là một ơn trời ban cho Trung Quốc. Nhìn vào ngân sách đề xuất của Trump trong chủ trương cắt giảm đến 28% chi tiêu ngoại giao cho “quyền lực mềm”, viện trợ nước ngoài và các tổ chức quốc tế. Trong khi đó, từ thập kỷ qua, Bắc Kinh tăng gấp bốn lần ngân sách của Bộ Ngoại giao. Và điều đó không bao gồm những chi tiêu to lớn cho viện trợ và phát triển ở châu Á và châu Phi. Chỉ cần kiểm tra một số cam kết phát triển chính của Bắc Kinh, David Shambaugh từ Đại học George Washington ước tính tổng cộng là 1.4 nghìn tỷ đô la, so với Kế hoạch Marshall, hiện có chi phí khoảng 100 tỷ đô la.
Sức mạnh ngoại giao ngày càng tăng của Trung Quốc có ý nghĩa quan trọng. Một người đứng đầu chính phủ châu Á gần đây đã nói với tôi rằng tại tất cả các hội nghị khu vực, “Washington gửi đến hai nhà ngoại giao, trong khi Bắc Kinh gửi đến hàng chục. Người Trung Quốc có mặt tại tất cả các cuộc hội họp và các bạn thì lại vắng mặt”. Kết quả, ông nói, Bắc Kinh đang ngày càng đặt ra chương trình nghị sự cho châu Á.
Chính quyền Trump muốn tiết kiệm ngân sách của Hoa Kỳ cho Liên hợp quốc. Đây là bản nhạc làm vui tai Trung Quốc. Bắc Kinh từng cố gắng tạo ảnh hưởng trong cơ chế toàn cầu này trong nhiều năm qua. TQ đã tăng ngân quỹ cho U.N trong toàn thể các hội đồng và sẽ rất vui mừng đón nhận sự lúng túng khi Hoa Kỳ rút lui. Như Colum Lynch, chuyên gia phân tích chính sách đối ngoại, nhận định, Trung Quốc đã trở thành nhà tài trợ lớn thứ hai trong việc gìn giữ hòa bình ở U.N và có nhiều lực lượng gìn giữ hòa bình hơn cả bốn thành viên Hội đồng Bảo an gộp lại. Tất nhiên, hậu quả của điều này là Trung Quốc sẽ có được ảnh hưởng gia tăng, từ những cuộc bổ nhiệm quan trọng đến các thay đổi chính sách trong toàn hệ thống của U.N.
Hành động quan trọng đầu tiên của chính quyền Trump là rút Hoa Kỳ ra khỏi TPP – Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương, một hiệp định vốn sẽ mở ra các nền kinh tế từng đóng cửa từ lâu như Nhật Bản và Việt Nam, nhưng cũng sẽ tạo ra một khối có thể chống lại sự thống trị ngày càng tăng của Trung Quốc về thương mại ở châu Á. TPP, theo lời của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, là “một bài kiểm tra” về sự tín nhiệm của Hoa Kỳ ở Châu Á. Với sự rút lui của Washington, ngay cả những đồng minh ủng hộ Mỹ như Úc đang phải bảo vệ mình. Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull đã nâng cao khả năng Trung Quốc gia nhập TPP, chủ yếu là việc chuyển một khối nước nhằm ngăn chặn Trung Quốc lại trở thành một nhánh ảnh hưởng bởi Trung Quốc.
Vai trò toàn cầu của Hoa Kỳ luôn có ý nghĩa là các hiện diện tại một trong những điểm mới trong khoa học, giáo dục và văn hoá. Nhưng ở đây một lần nữa, Washington đang thu nhỏ khi Bắc Kinh tăng tốc. Trong ngân sách đề xuất của Trump, Viện Y tế Quốc gia, NASA và các phòng thí nghiệm quốc gia phải đối mặt với sự cắt giảm tồi tệ, cũng như nhiều chương trình trao đổi từng mang lại nhiều thế hệ lãnh đạo trẻ tuổi được đào tạo ở Hoa Kỳ và phô trương các giá trị của Mỹ. Trong khi đó, Bắc Kinh tiếp tục mở rộng “Học viện Khổng Tử” trên toàn thế giới và hiện đang cung cấp 20.000 học bổng cho sinh viên nước ngoài sang Trung Quốc. Kinh phí cho khoa học của họ tăng lên mỗi năm. Kính thiên văn lớn lớn nhất thế giới hiện ở Trung Quốc, chứ không phải ở Hoa Kỳ.
Chính quyền của Trump muốn có một quân đội lớn mạnh hơn. Nhưng chưa bao giờ Trung Quốc tìm cách cạnh tranh với sức mạnh của Mỹ. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã cho tôi biết rằng đây là một chiến lược của Liên Xô, từng bị thất bại thảm hại trong thời Chiến tranh Lạnh, Ngụ ý là: Hãy để Washington lãng phí nguồn lực của Lầu năm góc, trong khi Bắc Kinh sẽ tập trung vào kinh tế, công nghệ và quyền lực mềm.
H.R McMaster, người cố vấn an ninh quốc gia của Trump, từng nhận xét rằng cố gắng chiến đấu cân xứng với Mỹ là “ngu ngốc.” Một chiến lược thông minh sẽ là một sự bất đối xứng. Người Trung Quốc dường như hiểu được điều này.
Washington Post
Tác giả: Fareed Zakaria
Dịch giả: Lê Quốc Tuấn
NGÀY 6 VÀ 7 THÁNG 4 – LỊCH SỬ
THẾ GIỚI – NHIỀU ĐEN TỐI TỪ ĐÂY
NGÀY 6 VÀ 7 THÁNG 4 – LỊCH SỬ
THẾ GIỚI – NHIỀU ĐEN TỐI TỪ ĐÂY
18/03/2017
18-3-2017
Rất nhiều người trong chúng ta đã biết hai ngày 6 và 7 tháng 4
tới này, ông Trump đã mời Tập Cận Bình đến “Cung Điện Mùa Đông” của mình ở
Mar-a-Largo, bàn tính song phương qua nhiều vấn đề, chủ yếu là:
– Quân Sự khu vực châu Á,
– Kinh Tế giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ và,
– Sự sắp xếp của đôi bên về việc lèo lái Chính Trường Thế Giới.
– Kinh Tế giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ và,
– Sự sắp xếp của đôi bên về việc lèo lái Chính Trường Thế Giới.
THẾ NHƯNG, VIỆC QUAN TRỌNG NHẤT, CÓ LẼ KHÔNG GÌ KHÁC, NGOÀI VIỆC
HAI BÊN ĐIỀU ĐÌNH TRỰC TIẾP VỚI HI VỌNG LÀ MÌNH SẼ CAO TAY HƠN ĐỐI THỦ.
Với kinh nghiệm buôn bán không mấy gì “chính đáng” nhưng rất
thành công của ông Trump, ông hi vọng mình sẽ khả quan ở ngay sân nhà.
Với kinh nghiệm chính trị suốt mấy mươi năm qua cũng rất thành
công của ông Tập, ông cũng tự tin mình sẽ nắm chắc được phần thắng, cho dù ở
ngay trên sân người.
Điểm qua những sự việc xảy ra trong suốt mấy năm qua, ngay từ
dạo ông Trump ra tranh cử thì ta thấy:
– Khởi đầu, ông Trump rất lớn tiếng lên án Trung Quốc về mọi
mặt, từ kinh tế gian lận, đến việc giữ giá đồng Nhân Dân Tệ trái luật, qua việc
xây những hòn đảo trái phép trên biển Đông … nhưng ông luôn thay đổi thái độ
mềm mỏng gần như là cấp kỳ. Như chuyện gởi thư chúc tết Tập. Chuyện gọi điện
thoại hỏi thăm Tập để tái khẳng định chính sách Một Trung Hoa, và chuyện mời
Tập qua nhà kỳ này, cho thấy ông Trump chỉ dùng lời đao to búa lớn như một cách
điều đình.
– Ông Trump trước đây rất mạnh miệng trong việc Trung Quốc xây
đảo trái phép, nay thì im re không còn thấy nhắc tới dù chỉ một lần. Tuần rồi,
còn chuyển qua “Cũng tại Obama đã để Trung Quốc xây dựng đảo trái phép mà không
dám làm gì”. Điều này đúng nhưng cái luận điệu thì rõ ràng là kiếm cớ đổ lỗi để
tiện đường … tháo lui.
– Rồi lại còn chuyện anh Ủn và Bắc Triều Tiên. Đây là mối đe dọa
lớn nhất cho nước Mỹ, mà chính quyền Hoa Kỳ phải bó tay, không muốn chạm trán
với hủi. Những nguồn tin tình báo đều có kết luận chung, là chỉ trong một thời
gian ngắn sắp tới, Bắc Triều Tiên sẽ có khả năng bắn đạn nguyên tử qua tới bất
cứ thành phố nào của Hoa Kỳ.
– Ông Trump đã tiêu hủy TPP, gây chiến với Mễ Tây Cơ, và chủ
trương bế quan tỏa cảng, không muốn giao lưu với thế giới qua hội nhóm WTO.
– Ông Trump cũng đã rút chân ra khỏi Liên Hiệp Quốc, đe dọa
NATO, gây hấn với Đức, Anh Quốc và những quốc gia Âu Châu, đẩy Đài Loan phải
đối đầu trực tiếp với Trung Quốc, và bỏ bê các đồng minh ở Á Châu.
Nói tóm lại, thì tất cả những việc mà ông Trump đã làm sau 2
tháng nhậm chức, đã đẩy Hoa Kỳ vào thế yếu hẳn. Trong lúc đó, Trung Quốc:
– Đẩy mạnh sự bành trướng ở Á Châu qua những ký kết kinh tế RCEP
thay thế TPP.
– Dõng dạc đứng lên trước hội nghị G20 nhận trách nhiệm dẫn dắt
thế giới.
– Ủng hộ tiền bạc và nhân lực tối đa với tổ chức Liên Hiệp Quốc,
ngõ hầu có ảnh hưởng nặng trong tương lai. Họ đã thay thế Hoa Kỳ, ngay sau khi
Hoa Kỳ rút lui. Việc lũng đoạn ảnh hưởng trên Liên Hiệp Quốc sẽ là một tai hại
rất lớn cho người dân, ở các quốc gia độc tài trên thế giới.
– Tiếp tục xây cất các hòn đảo nhân tạo ở Hoàng, trường Sa. Tiếp
tục xây dựng sự bành trướng qua việc kết nối Á Âu bằng con đường Tơ Lụa. Ngày
nay, họ còn ngắm nghé tới những quốc gia ở Trung và Nam Mỹ. Hiệp ước RCEP có cả
2 quốc gia kẹp Hoa Kỳ ở giữa là Mễ Tây Cơ và Canada.
– Đẩy mạnh việc đào tạo sinh viên và các cơ sở giáo dục, cũng
như phát triển mạnh mẽ về các cơ sở đào tạo khoa học kỹ thuật, trong khi ông
Trump cho cắt giảm tối đa.
– Ông Trump ký sắc lệnh cắt giảm viện trợ cho đồng minh, thì
Trung Quốc cho gia tăng “viện trợ” lên gấp 3 lần năm ngoái để dụ dỗ họ.
Tựu trung, Hoa Kỳ dưới triều đại của ông Trump, tuy chỉ trong
một thời gian rất ngắn, nhưng đã co cụm lại quá nhiều. Tất cả những khu vực mà
Hoa Kỳ rút lui, trung Quốc nhảy vào thay thế, và hơn nữa.
Vậy thì ông Trump có lợi thế gì để điều đình?
Xin thưa là nothing, không có gì cả. Tuy vậy, đất nước Hoa Kỳ
vẫn là một thị trường to lớn của Trung Quốc. Họ xuất cảng sang đây 600 tỷ đô la
hàng hóa trong năm ngoái. Đây là con số không thể bỏ qua được. Tuy vậy, họ cũng
biết người dân Mỹ quá “ghiền hàng hóa rẻ đến từ Trung Quốc”, điều này không thể
chối cãi cũng như không thể cắt bỏ. Cứ thử đi một vòng bất cứ cơ sở kinh doanh
nào trên đất Mỹ, sẽ thấy sản phẩm của Trung Quốc có mặt ở khắp nơi.
Để kết luận, chuyện quan trọng gì sẽ xảy ra mà có ảnh hưởng trên
toàn thế giới, sau ngày họp 6-7 tháng 4 này?
SAU 75 NĂM ĐÓNG ĐÔ Ở VỊ TRÍ SỐ 1, HOA KỲ SẼ PHẢI BÀN GIAO CÁI
GHẾ ĐÓ CHO TRUNG QUỐC.
ĐI ĐÂU CŨNG KHÔNG THOÁT KHỎI CÁI MÓNG VUỐT CỦA TRUNG QUỐC KỂ TỪ
NAY.
Để đổi lại, ông Trump là dân buôn bán mà, chắc chắn sẽ có những
khế ước mậu dịch “mới nhìn” thì sẽ có lợi cho Hoa Kỳ. Trung Quốc sẽ “cố gắng”
đứng ra “quản thúc” Ủn và Bắc Triều Tiên, việc này tuy khó khăn cho Tập nhưng
lại giúp họ yên trí giải quyết nội bộ, hơn là để Hoa Kỳ nhúng tay vào.
Những hòn đảo nhân tạo ở Biển Đông thì sao? Điều này cũng chẳng
quá khó đoán, bởi ai cũng hiểu rằng, đến thời điểm này, để bứng Trung Quốc ra
khỏi khu vực đó, và nhất là tiêu diệt những hòn đảo đó, chắc chắn là một chuyện
không tưởng.
NẾU OBAMA ĐÃ KHÔNG LÀM CHUYỆN ĐÓ NGÀY XA XƯA, THÌ ÔNG TRUMP LẠI
CÀNG KHÔNG CÓ LÝ DO HAY ĐỘNG LỰC NÀO ĐỂ LÀM NGÀY NAY.
Bàn hội nghị của đôi bên sẽ chỉ là những chia chác giữa 2 cường
quốc. Người Mỹ đã quá dại dột khi chỉ dựa vào vũ khí của mình. Người Trung Quốc
đã quá khôn ngoan và quỷ quyệt để biết cách tránh né.
Họ học cái bài học đắt giá mà Liên Xô đã phải trả trong thời
chiến tranh lạnh. Họ xử dụng gậy ông đập lưng ông. Họ cứ để Hoa Kỳ loay hoay
phí phạm mọi sức lực vào quân sự, trong khi đó Trung Quốc dồn cả sức lực vào
việc phát triển kinh tế, kỹ thuật khoa học và mở mang thị trường thế giới.
Việt Nam đã hoàn toàn mất vào tay Trung Quốc sau thời điểm mà
tên bán nước Nguyễn Văn Linh đã tuyên bố: “Tôi cũng biết rằng, dựa vào Trung
Quốc sẽ mất nước, nhưng mất nước còn hơn mất Đảng”.
Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định điều này sau khi từ chối
bắt tay với Hoa Kỳ dưới đời TT Bill Clinton, và nhất là lần cố gắng sau cùng
của TT Obama trước khi ông ấy rời ghế TT.
VIỆC SÁT NHẬP VIỆT NAM VÀO TRUNG QUỐC CHỈ CÒN LÀ VẤN ĐỀ THỜI
GIAN.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét