Thứ Bảy, 21 tháng 10, 2017

4 điểm nổi bật trong báo cáo Đại hội 19 của ông Tập Cận Bình; Bài phát biểu của Tập Cận Bình: năm điều cần biết

Trong buổi khai mạc Đại hội 19, ông Tập Cận Bình đã báo cáo hơn 3 tiếng đồng hồ. Có kênh truyền thông đã tổng kết ra 4 điểm nổi bật của báo cáo này, trong đó có nói đến việc “Tư tưởng Tập Cận Bình” cuối cùng đã được định danh.

đại hội 19, Tap Can Binh, báo cáo,
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Đại lễ đường nhân dân Bắc Kinh trong phiên khai mạc Đại hội 19 của ĐCSTQ, sáng ngày 18/10/2017 (Ảnh: REUTERS)
Điểm nổi bật thứ nhất trong báo là định nghĩa “biến đổi mâu thuẫn chủ yếu xã hội Trung Quốc”
Trong báo cáo, ông Tập Cận Bình đã chỉ ra: “Mâu thuẫn chủ yếu của xã hội đã chuyển hóa thành mâu thuẫn giữa yêu cầu cuộc sống tốt đẹp ngày càng cao của nhân dân và sự phát triển không cân bằng, không nguyên vẹn”. Trước đây, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) định nghĩa mâu thuẫn xã hội là “mâu giữa yêu cầu văn hóa vật chất ngày càng tăng của nhân dân và sản xuất xã hội lạc hậu”.
Tiếp theo đó, khi trình bày về mâu thuẫn này, ông Tập Cận Bình đã đề cập: “Nhu cầu cuộc sống tốt đẹp của nhân dân ngày càng mở rộng, không chỉ đưa ra đòi hỏi cao hơn đối với văn hóa vật chất, mà yêu cầu đối với các phương diện khác như dân chủ, pháp trị, công bằng, chính nghĩa, an toàn, môi trường… cũng ngày càng cao hơn”. Việc ông Tập Cận Bình công khai đề cập và phản ánh các giá trị quan phổ quát của thế giới “dân chủ, pháp trị, công bằng, chính nghĩa” được coi là điểm sáng lớn trong báo cáo.
Đối với việc định nghĩa lại “mâu thuẫn xã hội” trong báo cáo Đại hội 19, nhân sĩ bình luận thời sự hiện đang sống ở nước ngoài Văn Chiêu cho biết: “Phát triển không cân bằng, không nguyên vẹn tương đương với thừa nhận hiện tượng phân hóa giàu nghèo, đặc quyền tràn lan. Ngầm ám chỉ rằng, chướng ngại vật tạo thành phát triển không cân bằng không nguyên vẹn, chính là các tập đoàn lợi ích và các thế lực bè phái. Đây chính dự báo đấu tranh chính trị sau Đại hội 19 sẽ vẫn quyết liệt, ngoài chiến dịch phòng chống tham nhũng ra, thì đấu tranh chính trị có thể còn được tiến hành dưới danh nghĩa giải quyết mâu thuẫn xã hội”.
Điểm nổi bật thứ hai là “Giấc mộng Trung Hoa” mở rộng thêm “Bốn vĩ đại”
Trước đó, “Bốn vĩ đại” lần đầu tiên xuất hiện trong báo cáo của Hội nghị Trung ương 7 khóa 18 của ĐCSTQ, được cho là điểm chính trong Đại hội 19.
Điểm nổi bật thứ ba là “Tư tưởng Tập Cận Bình” cuối cùng đã được định danh
Ông Tập Cận Bình trong báo cáo đã đặc biệt đề cập đến “Tư tưởng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới”. Nhiều nhà phân tích cho rằng, đây chính là xác nhận cho việc “Tư tưởng Tập Cận Bình” sẽ được viết vào Điều lệ Đảng trong Đại hội 19. Việc không đề tên “Tập Cận Bình” vào tên của tư tưởng, có thể là do ông Tập Cận Bình cố ý tránh phân tranh, cũng có thể là do áp lực từ thế lực phản Tập.
Trong ngày 19/10, 6 Thường ủy Bộ Chính trị ĐCSTQ khác đều đề cập đến “Tư tưởng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới” của ông Tập Cận Bình trong lúc thảo luận với đoàn đại biểu địa phương của mình.
Điểm nổi bật cuối cùng là xác định “mục tiêu giai đoạn” cho phát triển tương lai
Trong báo cáo ông Tập Cận Bình đã chia khoảng thời gian từ năm 2020 – 2050 thành hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất từ năm 2020 – 2035 phải cơ bản thực hiện “hiện đại hoá”, giai đoạn thứ hai từ năm 2035 – 2050 phải kiến thành “văn minh dân chủ phú cường” và “cường quốc hiện đại hài hòa mỹ lệ”.
Lê Hiếu biên dịch

Bài phát biểu của Tập Cận Bình: năm điều cần biết


21-10-2017
Dịch giả: Song Phan
Tập Cận Bình phát biểu hôm 18/10 tại lễ khai mạc ĐH Đảng CSTQ lần thứ 19. Nguồn: Ng Han Guan, AP
Chủ tịch Trung Quốc đã phát biểu trong 3 giờ và 23 phút – sau đây là những điểm thú vị nhất
Tập Cận Bình (TCB) đã khai mạc cuộc họp đảng Cộng sản lịch sử ở Bắc Kinh với một bài phát biểu 3 giờ và 23 phút, báo trước một “kỷ nguyên mới” trong chính trị Trung Quốc. Một phát biểu hầu như đơn điệu, TCB trở nên biểu cảm ở một số điểm, và khối trung thành trong cử toạ đáp lại bằng loạt vỗ tay ở những chỗ dừng thích hợp.
Dưới đây là những điểm quan trọng nhất và những điều cần quan sát trong 5 năm tiếp theo của TCB với tư cách là lãnh đạo của Trung Quốc:
Tập muốn Trung Quốc trỗi dậy trên sân khấu toàn cầu
TCB đã đưa ra nhiều ý kiến chỉ trích trực tiếp tổng thống Hoa Kỳ, tự coi mình là kẻ chống Donald Trump qua việc tố cáo chủ nghĩa cô lập và qua việc ủng hộ sự hợp tác giữa các quốc gia.
Ông nói, “Không có nước nào có thể thu mình vào ốc đảo, chúng ta đang sống trong một thế giới chung và đối mặt với một số phận chung”, ít nhất một lần gián tiếp liên hệ tới việc Hoa Kỳ rời khỏi hiệp ước khí hậu Paris.
Ông cũng vạch ra một tương lai lâu dài cho sự trỗi dậy của Trung Quốc trên trường quốc tế, với dự đoán đến năm 2050, đất nước sẽ “đứng một cách tự hào giữa các quốc gia trên thế giới” và “trở thành một cường quốc hàng đầu”. Một phần của kế hoạch đó bao gồm xây dựng một  quân đội “đẳng cấp thế giới”có thể đánh và thắng trận.
Trung Quốc không quan tâm đến các hệ thống dân chủ phương Tây
TCB cảnh báo đảng Cộng sản Trung Quốc phải đối mặt với nhiều thách thức, nhất là tham nhũng, nhưng đã nhấn mạnh gấp đôi lên hệ thống, và nói rằng Trung Quốc sẽ không bao giờ sao chép hệ thống chính trị ở các nước khác. Ý kiến của ông ta là một dấu hiệu rõ ràng rằng các lãnh đạo Trung Quốc không quan tâm đến những quan niệm về dân chủ của phương Tây.
Trong 5 năm qua, TCB đã trở nên nổi tiếng như một người hùng, và ông ta đã không ngại ngùng về việc nổi tiếng, nói rằng đảng sẽ thâm nhập mọi khía cạnh của cuộc sống ở Trung Quốc, từ luật pháp tới đổi mới công nghệ.
Ông ta cũng tiết lộ việc đóng góp lý thuyết cho tư tưởng của đảng, mớ hổ lốn “Chủ nghĩa xã hội đặc sắc của Trung Quốc cho thời đại mới”. Về tham nhũng, ông ta hứa hẹn nhiều luật mới để đáp ứng vấn đề này, vì các vụ hối lộ hiện đang được xử lý bằng một quá trình nội bộ mù mờ.
Bắc Kinh đang giở giọng cứng rắn với các khu vực đang nhắm tới độc lập
Chủ yếu nói về Đài Loan – với chính phủ mà Trung Quốc không công nhận – nhưng cũng về Hồng Kông, TCB trở nên linh hoạt thấy rõ và nhận được tràng pháo tay dài nhất cho giọng nói cứng rắn của ông ta về các khu vực có ý đồ tuyên bố độc lập chính thức.
Ông nói: “Chúng ta sẽ không dung thứ cho bất cứ ai, dùng bất cứ phương tiện gì, vào bất cứ lúc nào tách một tấc đất ra khỏi Trung Quốc. Máu không loảng như nước lã“.
Sự không tin tưởng của Trung Quốc với cả Đài Loan và Hồng Kông đã tăng lên, và TCB tuyên bố đẩy mạnh tuyên truyền cho các khu vực này để “tăng cường hàng ngũ người yêu nước yêu đất nước của chúng ta“. Những nỗ lực đè nén tương tự trong quá khứ chỉ thành công chút ít trong việc xoay chuyển thế hệ trẻ.
TCB tìm cách làm dịu nỗi sợ hãi đối với nền kinh tế
TCB đã cố làm dịu đi nỗi lo sợ về giá nhà gia tăng, vốn đã đánh một cú rất mạnh vào người Trung Quốc bình thường. Bất động sản là một món đầu tư được ưa thích ở một đất nước mà hệ thống tài chính thiếu tin cậy.
Ông nói: “Nhà là để ở, không phải để đầu cơ”, làm thành một khẩu hiệu mà chắc chắn sẽ trở thành một câu thần chú.
Ông ta cũng cam đoan sẽ biến Trung Quốc thành “đất nước của các nhà sáng tạo”, tập trung vào không gian vũ trụ, không gian mạng, giao thông. Ông hứa sẽ tăng cường khả năng tiếp cận thị trường cho các công ty nước ngoài và tăng cường vai trò của thị trường trong hệ thống tài chính và tỉ giá hối đoái, tuy nhiên vẫn cần xem, liệu phát biểu này có chuyển thành các chính sách cụ thể hay không.
Đảng Cộng sản muốn có một “Trung Quốc tươi đẹp”
Là một phần trong việc làm cho Trung Quốc vĩ đại, TCB đã dành rất nhiều thời gian để đối phó các vấn đề môi trường. Ông cam kết sẽ xây dựng một “Trung Quốc tươi đẹp” với một môi trường sạch sẽ, các công ty công nghệ cao và chính phủ đáp ứng nhanh.
Đảng Cộng sản Trung Quốc cần “đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân về một môi trường tươi đẹp. Người dân Trung Quốc sẽ được hưởng hạnh phúc và sung sướng hơn”, Tập nói.
Ông ta nhận thức rằng, hạnh phúc không chỉ là hàng hóa vật chất, từ lâu được tin là chìa khóa để giành được lòng trung thành của quần chúng, và nói rằng đảng này sẽ làm giảm mức độ độc hại của ô nhiễm không khí, nước và đất lan tràn ở Trung Quốc trong nhiều năm qua.

Không có nhận xét nào: