04:57 AM - 12/01/2018 Thanh Niên
Phiên tòa xét xử các bị cáo thuộc Tập đoàn dầu khí quốc gia VN (PVN) đang nhận được sự chú ý đặc biệt của dư luận, không chỉ vì mức độ “cao cấp” của các bị cáo mà còn vì sự phức tạp của vấn đề.
Ngày 9.1, trả lời Hội đồng xét xử về việc chỉ định Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí VN (PVC) làm tổng thầu dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, bị cáo Đinh La Thăng khai: “Việc chỉ định PVC làm nhà thầu của Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 xuất phát từ chủ trương của Bộ Chính trị trong Kết luận 41 về chiến lược phát triển PVN đến năm 2015, tầm nhìn đến 2025 và xây dựng PVN trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh, đa ngành, trong đó có việc đẩy mạnh, tăng doanh thu của tập đoàn; Triển khai Nghị quyết của Bộ Chính trị cũng như Chỉ thị của Bộ Chính trị trong việc người VN ưu tiên dùng hàng VN, triển khai chủ trương chỉ đạo của Chính phủ về việc phát huy nguồn lực, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô...”.
Kiểu “đánh bùn sang ao” của bị cáo Đinh La Thăng đã ngay lập tức khiến cho những người chưa từng biết đến Kết luận số 41-KL/TW (ngày 19.1.2006) của Bộ Chính trị khóa X nghĩ rằng, ông Đinh La Thăng chỉ là một người thừa hành. Kết luận 41 đưa ra chiến lược phát triển ngành dầu khí (đến 2015) thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng, đồng bộ, bao gồm: tìm kiếm thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, tàng trữ, phân phối, dịch vụ và xuất, nhập khẩu. Xây dựng tập đoàn dầu khí mạnh, kinh doanh đa ngành trong nước và quốc tế. Trên nguyên tắc, “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý”, Kết luận số 41 của Bộ Chính trị không đưa ra các quyết định cụ thể, không đề cập tới dự án Nhiệt điện Thái Bình 2; càng không đề cập tới việc “chỉ định thầu” như lời khai của bị cáo Đinh La Thăng.
Chủ trương xây dựng tập đoàn mạnh không có nghĩa là bất chấp các quy định hiện hành. Ngay cả trong Văn bản 49TB-VPCP ngày 17.2.2009 thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp bàn về triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2009 của PVN, khi nói về chỉ định thầu cũng yêu cầu PVN làm đúng theo pháp luật.
Trong vụ án cụ thể này, các bị cáo đã thừa nhận hành vi “cố ý làm trái”, hậu quả của nó không còn gì để bàn cãi. Chủ tịch PVN lúc bấy giờ là ông Đinh La Thăng đã chỉ định thầu một công trình cho một nhà thầu (PVC) “không có tiền” và “sắp phá sản” (như lời khai của Trịnh Xuân Thanh) để thực hiện một công trình trọng điểm quốc gia. Còn khá nhiều khoảng trống pháp lý đang chờ các cơ quan tố tụng tiếp tục làm cho sáng tỏ.
Không thể dừng lại ở tội danh “cố ý làm trái”, dư luận đòi hỏi các cơ quan tố tụng làm rõ một vấn đề mà các luật sư của ông Đinh La Thăng vừa đặt ra, các bị cáo “động cơ tư lợi” hay không mà PVC, ngày 11.10. 2011 mới chính thức là nhà thầu của dự án Nhiệt điện Thái Bình 2, nhưng từ ngày 28.4.2011 đến 12.7.2011, PVN đã làm các thủ tục chi tạm ứng cho PVC tổng số tiền lên tới hơn 6,6 triệu USD và 1.312 tỉ đồng. Và chỉ trong 10 ngày từ 23 - 31.5.2011, PVC đã rút ra 1.000 tỉ để chi tiêu sai mục đích (theo cáo trạng). Đây là thời điểm “rất nhạy cảm” - ngay sau Đại hội Đảng và ít ngày trước khi ông Thăng rời ghế Chủ tịch PVN về làm Bộ trưởng Bộ GTVT (tháng 8.2011).
Nếu không tiếp tục điều tra làm rõ “dòng tiền” hàng nghìn tỉ đồng được chi ồ ạt cho những cá nhân, pháp nhân không phải là nhà thầu, dư luận sẽ không hiểu hết tầm mức vô cùng nghiêm trọng của vụ án và không có gì ngạc nhiên khi các bị cáo có thể dùng các xảo thuật để “đánh bùn sang ao”, gây hoang mang dư luận.
An Nguyên
Thực hư thông tin Bộ Chính trị chỉ đạo chỉ định thầu nhà máy nhiệt điện
11/01/2018 19:04 GMT+7
- Kết luận số 41-KL/TW của Bộ Chính trị ngày 19/1/2006, và các kết luận sau đó hoàn toàn không đề cập đến nội dung chỉ định thầu công trình nhà máy nhiệt điện.
Tại phiên toà xét xử các bị cáo thuộc Tập đoàn Dầu khí ngày 9/1, trả lời Hội đồng xét xử về việc chỉ định PVC làm tổng thầu dự án nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, bị cáo Đinh La Thăng khai: “Việc chỉ định PVC làm nhà thầu của nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 xuất phát từ chủ trương của Bộ Chính trị trong Kết luận 41 về chiến lược phát triển Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đến năm 2015 và tầm nhìn đến 2025 và xây dựng PVN trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh, đa ngành, trong đó có việc đẩy mạnh, tăng doanh thu của tập đoàn; Triển khai Nghị quyết của Bộ Chính trị cũng như Chỉ thị của Bộ Chính trị trong việc người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, triển khai chủ trương chỉ đạo của Chính phủ về việc phát huy nguồn lực, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô...”.
Vậy có đúng là Bộ Chính trị cho chủ trương chỉ định thầu Nhiệt điện Thái Bình 2?
Theo tìm hiểu của Báo VietNamNet, Kết luận số 41-KL/TW của Bộ Chính trị ngày 19/1/2006 không đề cập đến nội dung chỉ định thầu công trình nhà máy nhiệt điện. Nội dung văn bản này chính là Định hướng cơ bản cho ngành dầu khí đến năm 2015. Kết luận nêu những khó khăn thuận lợi và chỉ ra định hướng phát triển cho toàn ngành ngành dầu khí được thể hiện thông qua những tư tưởng chỉ đạo cụ thể.
Kết luận 41 đưa ra chiến lược phát triển ngành dầu khí thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng, đồng bộ, bao gồm: tìm kiếm thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, tàng trữ, phân phối, dịch vụ và xuất, nhập khẩu. Xây dựng Tập đoàn Dầu khí mạnh, kinh doanh đa ngành trong nước và quốc tế.
Kết luận cũng đưa ra định hướng các giải pháp về tìm kiếm thăm dò dầu khí; khai thác dầu khí: phát triển công nghiệp khí; công nghiệp chế biến dầu khí; phát triển dịch vụ dầu khí.
Chúng tôi cũng đã tìm hiểu văn bản số 49TB- VPCP ngày 17/2/2009 Thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp bàn về triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2009 của Tập đoàn dầu khí Việt Nam. Văn bản có nêu: “Đồng ý về nguyên tắc Tập đoàn được chỉ đạo các đơn vị thành viên cung cấp dịch vụ để thực hiện các dự án của Tập đoàn nhằm phát huy nội lực và kích cầu dịch vụ trong nước. Yêu cầu Tập đoàn thực hiện đúng các qui định của pháp luật về chỉ định thầu”.
Có thể thấy rõ, văn bản Kết luận số 41 của Bộ Chính trị ngày 19/1/2006 không có nội dung chỉ đạo xây dựng nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2; và càng không có chỉ đạo chỉ định thầu đối với công trình này.
Với Thông báo số 49-TB ngày 17/2/2009 của Văn phòng Chính phủ, thì Thủ tướng Chính phủ có đồng ý về nguyên tắc cho Tập đoàn Dầu khí thực hiện chỉ định thầu, với điều kiện phải đúng "các quy định pháp luật về chỉ định thầu".
Một trong những tiêu chuẩn để chọn là đơn vị được chỉ định thầu, đơn vị đó phải hội đủ năng lực, trong đó có năng lực tài chính.
Nguyên Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương, ông Nguyễn Đình Hương cho rằng, Bộ Chính trị có chủ trương làm nhiệt điện, thủy điện và đó là chủ trương hoàn toàn đúng đắn. Nhưng việc triển khai, tổ chức thực hiện thế nào để đạt hiệu quả và không để xảy ra sai phạm, lại là trách nhiệm của đơn vị tổ chức thực hiện. Anh chỉ định nhà thầu không đủ trình độ, không đủ năng lực tài chính là sự chủ quan của anh. Quá trình thực hiện, để thất thoát tiền của Nhà nước, của nhân dân, người đứng đầu Tập đoàn Dầu khí đương nhiên phải chịu trách nhiệm. Ở đây Bộ Chính trị không chỉ đạo làm nhanh, làm cấp tốc, làm với bất kỳ giá nào, bất chấp nguyên tắc, luật lệ hiện hành.
Lời khai của ông Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh
Sáng nay, HĐXX dành thời gian để thẩm vấn ông Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh.
Ông Đinh La Thăng: Có lúc bị cáo nôn nóng
Do sức ép tiến độ nên có lúc bị cáo nôn nóng, quá quyết liệt dẫn đến vi phạm quy trình, thủ tục - ông Đinh La Thăng khai trước tòa.
Vì sao ông Thăng bị đề nghị 14-15 năm tù, Thanh chung thân?
Phiên tòa xét xử bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và 20 đồng phạm chuyển sang phần tranh luận.
Luật sư của ông Đinh La Thăng 'gợi ý' tội khác cho thân chủ
Theo luật sư, hành vi của bị cáo Đinh La Thăng có dấu hiệu của tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả, không phải tội Cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng.
Số phận dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 sau vụ án Đinh La Thăng
Đại diện PVN cho biết, đến nay, dự án NMNĐ Thái Bình 2, bằng con số tương đối, đã thực hiện được trên 81% công việc.
Đăng Tấn - Hiền Anh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét