Cây vẹt đen có lẽ là loài cây kỳ lạ nhất khi có khả năng ‘sinh con’ – một hiện tượng rất hiếm trong thế giới thực vật.
Vẹt đen có tên khoa học là Bruguiera sexangula, một loài thực vật có hoa trong họ Đước (Rhizophoraceae) và được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1816.
Cây vẹt đen là cây bụi ngập mặn phân bố khá rộng ở nước ta nhưng mọc nhiều ở các tỉnh ven biển miền Trung và các tỉnh Nam bộ từ Đồng Nai đến Cà Mau.
Cây vẹt đen. (Ảnh: Pinterest)
Hơn nữa, loài cây này có một đặc điểm khá kỳ lạ là khả năng biết “sinh con” thần kỳ của chúng. Về cơ bản, cây vẹt đen kỳ lạ cũng sinh sản, duy trì nòi giống như tất cả những loài thực vật khác, chúng cũng ra hoa, truyền phấn, thụ phấn để tạo nên hạt giống.

(Ảnh: Hortipedia)
Khả năng khiến cho cây vẹt đen trở nên khác biệt là trong khi hạt giống của các loài thực vật khác tách ra khỏi cơ thể mẹ, rơi xuống đất, từ trong lòng đất tự hấp thụ chất dinh dưỡng và bén rễ, nảy mầm thành cây con thì hạt giống của cây vẹt lại nảy mầm thành cây con ngay trên thân của cây mẹ.
Chỉ khi phát triển đến khi có khả năng sống độc lập thì những cây vẹt đen non mới tách khỏi cây mẹ, cắm rễ xuống lớp bùn để phát triển thành cây con.
(Ảnh: Cirad)
Đặc điểm này của cây vẹt đen rất giống với hình thức sinh sản của động vật là thụ tinh, mang thai, sinh con, các bà mẹ sẽ nuôi nấng, chăm sóc những đứa con của mình cho đến khi chúng đủ khả năng sinh sống độc lập mới để chúng rời đi.
Đây là hiện tượng khá hiếm gặp ở thực vật vì chúng chỉ có thể bắt gặp hiện tượng thú vị này ở các loài thực vật sống ở vùng ngập mặn, nếu không sử dụng hình thức này thì hạt cây sẽ bị sóng biển cuốn trôi đi và không thể bén rễ.
(Ảnh: Follow The Light)
Một số đặc điểm hình thái của cây vẹt đen:
Là cây thân gỗ, vỏ thân nhẵn, màu xám tro hoặc nâu nhạt, rễ chống ít phát triển, rễ thở khá phát triển. Lá đơn, mọc đối, có lá kèm sớm rụng màu lục nhạt, tụm ở đầu cành, dày, cứng, nhẵn, hình thuôn, hẹp dần về 2 đầu. Hoa màu vàng mọc đơn độc ở nách lá, cuống cong xuống, cánh đài màu vàng hoặc xanh vành nâu hay đỏ nhạt, xẻ 9 – 12 thùy hình dải, gốc hình chuông. Cánh tràng xẻ đến giữa thành 2 thùy, đầu mỗi thùy thường có 3 lông. Nhị 10 – 12, bao phấn hình dải. Bầu 2 – 4 ô, đầu chia 3 – 4 nhánh. Quả mập mang đài tồn tại chứa 1 hạt, Trụ mầm hơi cong, có cạnh, phần cuối nhỏ dần.
Công dụng của cây vẹt đen:
Gỗ cây vẹt đen có thể được sử dụng để đóng đồ dùng thông thường hoặc dùng trong xây dựng. Vỏ cây được dùng nhuộm lưới và thuộc da. Cây vẹt đen thường được trồng ven biển để chống xói mòn và tạo môi trường sống cho các loài động vật thủy sinh.
Video: Báo động sự tuyệt chủng của nhiều loài động thực vật. Nguồn: Kiến Thức
Video Player
00:00
02:06
Sơn Tùng
Xem thêm: