Với bất cứ một nhà nước, một chế độ nào thì thuế cũng là nguồn thu chính cho ngân sách nhà nước. Nhà nước sử dụng các nguồn thu này để trả lương cho bộ máy quản lý hành chính, đơn vị sự nghiệp, để đầu tư phát triển kinh tế và kết cấu hạ tầng, để xây dựng an ninh quốc phòng, để phát triển y tế, giáo dục, để thực hiện các chính sách an sinh, phúc lợi xã hội v.v…
Ở các nước như Mỹ, Canada, Pháp, Anh, Thuỵ Điển, Đan Mạch, Hà Lan v.v… người dân tuy đóng thuế cao, nhất là thuế thu nhập nhưng đổi lại họ được hưởng chế độ giáo dục, y tế miễn phí cũng như các phúc lợi xã hội tốt và được bảo đảm cuộc sống với mức lương cơ bản. Để làm được điều đó, chính phủ các nước đã xây dựng được một nền quản lý tài chính công minh bạch và quy định rỏ ràng trách nhiệm của chính phủ với công dân của mình về việc tiền thuế của dân được sử dụng như thế nào. Và đặc biệt là ngăn chặn thành công nạn tham nhũng.
Nhưng ở Việt Nam lại là một vấn đề khác. Người dân không những đóng thuế cho nhà nước mà họ còn phải chi tiền cho các dịch vụ mà đáng lẽ nhà nước phải chi trả như y tế, giáo dục, dịch vụ công cộng. Thậm chí trong nhiều lĩnh vực còn phải trả phí hai lần cho một dịch vụ. Chẳng hạn như trong giao thông, đã nộp phí bảo trì đường bộ nhưng khi lưu thông trên đường còn phải nộp phí qua trạm thu phí BOT. Ngoài ra người dân còn phải thực hiện nghĩa vụ đóng góp các loại quỹ ở địa phương.
Hiến pháp quy định, đóng thuế là nghĩa vụ của công dân, nhưng việc nhà nước chi tiền thuế như thế nào, đầu tư ra sao thì người dân lại không được biết. Với cơ chế xin cho, đầu tư tuỳ tiện, bộ máy cồng kềnh, nạn tham nhũng, tiền ngân sách được chi một cách thiếu kiểm soát và lãng phí. Cho nên nợ công ngày càng tăng, năm nào cũng bội chi ngân sách cũng không có gì là khó hiểu.
Không chỉ người dân, ngay cả doanh nghiệp cũng chịu áp lực rất lớn từ thuế, phí. Có những lĩnh vực mà doanh nghiệp đã phải chịu từ 12 – 15 loại thuế và phí. Làm 10 đồng nộp thuế gần 4 đồng, muốn kiếm 1 đồng lời phải chi ra 1 đồng “bôi trơn”. So với các nước trong khu vực thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam chỉ ở mức trung bình nhưng tỷ lệ huy động thuế, phí hiện nay ở mức bình quân khoảng 20%, cao hơn so với Thái Lan là 16,1%, Philippine 13,5%, Idonesia 12,4% và Malaysia 14,3% (số liệu thống kế của Ngân hàng thế giới).
Phải khẳng định trên thế giới hiện nay hiếm có nước nào thất thoát và lãng phí tiền ngân sách như Việt Nam. Đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Ví dụ, mức trung bình làm 1km đường sắt đô thị của thế giới chỉ khoảng 20-30 triệu USD thì ở Việt Nam lên tới 70 triệu USD. Chí phí làm đường cao tốc 4 làn xe của Trung Quốc chỉ 5 triệu đô la Mỹ/km, của Mỹ và các nước châu Âu là 3 – 4 triệu đô la Mỹ/km, ở Việt Nam cao gấp từ 2 – 4 lần nhưng chất lượng chưa tương đương.
Chuyện các dự án đội vốn gấp đôi gấp ba không phải là hiếm, điểm hình như hệ thống đường sắt đô thị. Rồi những tiêu cực như PMU18, Vinashin, Vinalines, tập đoàn dầu khí, tập đoàn than khoáng sản, tập đoàn điện lực làm thất thoát hàng trăm ngàn tỷ đồng. Rồi các dự án nghìn tỷ thua lỗ, dự án đắp chiếu, dự án trên mây. Rồi các công trình xây xong bỏ hoang, đường xá, cầu cống mới khánh thành đã xuống cấp. Rồi xây tượng đài, quảng trường, cổng chào, làm phim cúng cụ, tổ chức ngày kỷ niện, họp hành v.v…
Chẳng nói đâu xa, chỉ là chi tiếp khách của văn phòng hội đồng nhân dân (tỉnh Gia Lai) cũng đã ăn hết 3,5 tỷ đồng; Công trình kênh tưới tiêu Châu Bình (Nghệ An) được đầu tư hơn 700 tỷ đồng chưa đưa vào sử dụng nứt toác nghiêm trọng; Công trình trạm y tế xã (Thanh Hoá) làm hơn 500 triệu đồng, khai khống 1,4 tỷ đồng; Đường hơn 749 tỷ đồng (Kom Tum) mới hết bảo hành 3 tháng đã tanh bành; Đê 89 tỷ đồng (dài 1,26km, Hà Tĩnh) tan hoang sau vài tháng bàn giao; Cái cổng chào 200 tỷ đồng (Quảng Ninh) chỉ để “chào”. Chỉ vài ví dụ nhỏ thôi đã thấy ngân sách thất thoát, lãng phí vô cùng. Đó là chưa nói đến các khoản chi ví như 45.000 tỷ đồng để nuôi các hội đoàn; gần 13.000 tỷ đồng chi phí hoạt động xe công. Như vậy thử hỏi, thuế đâu cho đủ, ngân sách nào kham nổi.
Và khi ngân sách thâm hụt, thay vì tiết giảm chi, ngăn chặn thất thoát, lãng phí trong công tác quản lý ngân sách thì nhà nước lại chọn tăng thuế, phí, lệ phí để tăng thu ngân sách. Khó khăn được đẩy về phía người dân. Chỉ cần điều chỉnh sắc thuế (tăng) là ngân sách đã có thêm hàng chục ngàn tỷ đồng. Chẳng hạn, khi tăng thuế giá trị gia tăng (VAT) từ mức 10% lên 12% là ngân sách có thêm 70.000 tỷ đồng. Thật không có cách kiếm tiền nào dễ hơn thế.
Là một công dân, tôi ủng hộ việc đóng thuế, tăng thuế nhưng phải hợp lý chứ không phải là tận thu và nhà nước phải sử dụng đồng tiền thuế đúng mục đích, có hiệu quả, không thất thoát, lãng phí. Còn với cách quản lý và sử dụng ngân sách như hiện nay thì tôi thực sự thất vọng và phản đối việc tăng thuế.
Dân là người, là công dân đất nước chứ không phải là vịt để vặt lông, vặt cho đến khi trần trụi như ông tiến sĩ trời đất Vũ Đình Ánh ví von “thu thuế như vặt lông vịt, làm sao cho sạch nhưng đừng để chúng kêu toáng lên”. Mà thực ra, chẳng có con vịt nào còn sống bị vặt trụi lông mà không kêu cả, trừ khi nó bị bóp mỏ mà cho dù bị bóp mỏ thì nó cũng còn dãy dụa.
Trọng Hà
Thử đọc bài thơ này xem nay có khác xưa
Thuế chó cũi, thuế lợn lò
Thuế muối, thuế rượu, thuế đò, thuế ghe
Thuế sản vật, thuế chè thuế thuốc
Thuế môn bài, thuế nước thuế đèn
Thuế nhà cửa, thuế chùa chiền
Thuế rừng tre gỗ, thuế thuyền bán buôn
Thuế cả hết phấn son đường phố
Thuế những anh thuốc lọ gầy còm
Thuế gò, thuế bãi, thuế cồn
Thuế người chức sắc, thuế con hát đàn.
…
Thuế đường , mật, thuế xe mọi chợ
Thuế gạo ngô, thuế đỗ, thuế bông
Thuế nhôm, thuế sắt, thuế đồng
Thuế chim, thuế cá khắp trong lưỡng kỳ
Các hạng thuế kể chi cho xiết
Thuế xí kia mới thiệt lạ lùng
Làm cho thập thất cửu không
Làm cho đau đớn khốn cùng chưa thôi…!
Thuế muối, thuế rượu, thuế đò, thuế ghe
Thuế sản vật, thuế chè thuế thuốc
Thuế môn bài, thuế nước thuế đèn
Thuế nhà cửa, thuế chùa chiền
Thuế rừng tre gỗ, thuế thuyền bán buôn
Thuế cả hết phấn son đường phố
Thuế những anh thuốc lọ gầy còm
Thuế gò, thuế bãi, thuế cồn
Thuế người chức sắc, thuế con hát đàn.
…
Thuế đường , mật, thuế xe mọi chợ
Thuế gạo ngô, thuế đỗ, thuế bông
Thuế nhôm, thuế sắt, thuế đồng
Thuế chim, thuế cá khắp trong lưỡng kỳ
Các hạng thuế kể chi cho xiết
Thuế xí kia mới thiệt lạ lùng
Làm cho thập thất cửu không
Làm cho đau đớn khốn cùng chưa thôi…!
(trích bài Á Tế Á ca – Bài ca Châu Á)
'Thuế phí không phải để tăng thu mà để quản lý tốt hơn'
TTO - Thuế, phí không phải để tăng nguồn thu mà để điều chỉnh, quản lý đô thị phát triển nhanh, bền vững, theo bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND TP.HCM.
Bà Quyết Tâm đã cho biết như vậy trong buổi gặp gỡ giữa Thường trực Thành ủy TP.HCM với lãnh đạo các cơ quan báo chí triển khai Nghị quyết 54 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM, diễn ra ngày 9-1.
Một nội dung được nhiều lãnh đạo các cơ quan báo chí quan tâm là việc tăng thuế, phí và đưa ra các loại thuế phí, lệ phí không có trong danh mục.
"Phí lệ phí không phải ban hành để tăng nguồn thu, mà để điều chỉnh, quản lý đô thị phát triển nhanh, bền vững theo yêu cầu của thành phố là chủ yếu, đảm bảo thu hút đầu tư có chọn lọc, thu hút nguồn lực phát triển thành phố", bà Tâm nói.
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong cũng nhấn mạnh, việc điều chỉnh các loại thuế, phí, lệ phí TP làm rất thận trọng, lấy ý kiến nhiều chiều.
Lý do là vì nếu không làm kỹ sẽ dễ ảnh hưởng đến môi trường đầu tư kinh doanh, trong khi thời gian qua lãnh đạo thành phố đã "chăm chút từng li từng tí môi trường đầu tư kinh doanh".
"Áp lực thời gian không cho phép chúng ta chần chừ, nhưng cũng không thể bỏ qua các quy trình cần thiết cho việc trình HĐND những vấn đề thuộc về phí lệ phí", ông Phong nói.
Về thắc mắc Nghị quyết 54 có những vấn đề khác với quy định của các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành bà Quyết Tâm thừa nhận "cs độ vênh, độ vượt trội so với quy định pháp luật".
"Vì như vậy nên mới cần có Nghị quyết của Quốc hội. Chúng ta mới cần kiên trì đeo bám để Quốc hội có một nghị quyết, như mới có thể cho phép một sự điều chỉnh nào đó khác với các quy định pháp luật hiện hành", bà Tâm phân tích.
Theo bà Tâm, Điều 7 của Nghị quyết 54 qui định về việc áp dụng các luật rất thuận lợi cho thành phố về quản lý đất đai, đầu tư, tài chính - ngân sách nhà nước, cơ chế ủy quyền giữa các cấp chính quyền.
Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật khác có quy định cơ chế, chính sách ưu đãi hoặc thuận lợi hơn Nghị quyết này thì việc áp dụng do HĐND thành phố quyết định.
Bà Tâm cho biết, cụm từ "thuận lợi hơn" đặc biệt quan trọng và thành phố đã kiên trì đeo bám, tranh luận để được quyền xem xét, quyết định xem chính sách nào là "thuận lợi hơn".
"Thành phố thấy chính sách nào đó có phù hợp hay không còn tùy thuộc vào đặc thù và yêu cầu thực tiễn đặt ra nên đã đề nghị Quốc hội giao HĐND thành phố - chính là nhân dân thành phố - phải được quyền quyết định áp dụng cơ chế này hay quy định khác", bà Tâm nhấn mạnh.
Bí thư Nguyễn Thiện Nhân phân tích về cơ chế đặc thù - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Chủ tịch Quận ở TP.HCM quản lý dân nhiều hơn một nửa tỉnh khác
TP.HCM có một quận trên 700.000 dân, có hai quận trên 600.000 dân, có 5 quận trên nửa triệu dân và có sáu quận 400.000 đến 500.000 dân. Chủ tịch quận ở đấy quản lý dân số bằng hơn một nửa tỉnh khác, nhưng bộ máy công chức như của quận"
Bí thư Nguyễn Thiện Nhân nêu ra hai đặc thù của TP.HCM: đô thị đông dân nhất và quy mô kinh tế lớn nhất.
Đến nay TP có hơn 8 triệu dân, cứ 8 năm lại tăng thêm 1 triệu dân. TP có một quận trên 700.000 dân, có hai quận trên 600.000 dân, có năm quận trên 500.000 dân và có sáu quận 400.000 - 500.000 dân.
"Chủ tịch quận ở đấy quản lý dân số bằng hơn một nửa tỉnh khác, nhưng bộ máy công chức như của quận. Rõ ràng áp lực rất lớn. Sau này phải tính nâng cấp như thế nào vì dân số lớn làm cho khối lượng công việc chính quyền các cấp rất lớn",Bí thư Thành ủy nói.
Từ các đặc điểm này, theo ông Nguyễn Thiện Nhân thành phố đối mặt với nhiều thách thức mà nếu không có cơ chế đặc thù thì nguy cơ tăng trưởng và đóng góp sẽ chậm lại.
"Cơ chế đặc thù cho thành phố cũng là vì cả nước, tạo điều kiện cho thành phố phát triển và đóng góp cho cả nước", Bí thư Nguyễn Thiện Nhân chia sẻ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét