Hội nghị Bắc Đới Hà năm 2018 đang diễn ra, theo thông tin rò rỉ cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung đã khiến nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tranh cãi và chia rẽ.
Ảnh minh họa từ NTDTV |
Truyền thông Hồng Kông cho rằng, Hội nghị Bắc Đới Hà không thể giải quyết được cục thế rối loạn giữa chính trị và kinh tế, phải đợi đến Hội nghị toàn thể lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương khóa 19 ĐCSTQ diễn ra vào mùa thu tới đây thì mới thảo luận về cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung. Bởi người của ông Tập Cận Bình trong Ủy ban Trung ương chiếm đa số, nên nghị trình có thể kiểm soát trong tay được, vì thể mới khiến ông Tập Cận Bình được yên tâm.
Áp lực lớn từ kinh tế và chính trị
Nhật báo Apple tại Hồng Kông hôm 9/8 có đăng một bài bình luận của tác giả Phan Tiểu Đào (Fan Xiaotao), theo đó, ngày 4/8, ông Trần Hy và Hồ Xuân Hoa đã đi thăm các chuyên gia đang trong kỳ nghỉ mát tại Bắc Đới Hà, do dó dự đoán Hội nghị Bắc Đới Hà đang diễn ra. Truyền thông tiếng Trung ở nước ngoài cho biết, cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ, rủi ro về quản lý kiểm soát ngành tài chính và tuyên truyền trong đảng có thể là chủ đề trong hội nghị lần này. Tuy nhiên chính vì có rất nhiều áp lực cạnh tranh chính trị, nên ông Tập Cận Bình có thể không thực sự thảo luận về vấn đề này mà chỉ là giữ nguyên như hiện tại.
Bài phân tích nói, cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ diễn ra đến nay, hình thế chính trị và kinh tế của Trung Quốc đã không còn tốt đẹp. Ngoài tỉ giá đồng Nhân dân tệ giảm mạnh, gần đây các sàn cho vay trực tuyến P2P cũng liên tiếp sụp đổ, trong đó có những sàn có quy mô lớn, có doanh nghiệp nhà nước đứng sau. Hàng chục ngàn “nạn nhân tài chính” tập trung tại Bắc Kinh để đòi tiền mồ hôi nước mắt đã bị mất, và bị công an trấn áp.
Tuy nhiên, so với hình thế tài chính, tình hình đấu đá nội bộ của ĐCSTQ còn đáng sợ hơn nhiều. Chiến tranh thương mại Trung – Mỹ đã phơi bày nhiều vấn đề bị che dấu, nó cho thấy sự đoàn kết trong nội bộ ĐCSTQ đều là giả dối.
Trong đó, cố vấn của ông Tập Cận Bình, Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc lãnh đạo Ngân hàng Nhân dân, cùng với Phó thủ tướng Hàn Chính cùng quản lý Bộ Tài chính. Cục trưởng Cục nghiên cứu Ngân hàng Nhân dân có xuất bản một bài viết nói, chính sách tài chính tích cực của Trung Quốc không phải là “tích cực thật”, là “chò trơi lưu manh”, “Bộ Tài chính đem rủi ro tài chính đẩy cho các cơ quan tài chính”, “độ minh bạch tài chính của Trung Quốc rất không đủ, thông tin được tiết lộ cẩu thả, thiếu sự giám sát đôn đốc của công chúng”, v.v.
Có thể là do Lưu Hạc là chỗ dựa, nên phong cách bài viết chanh chua, mạnh miệng, rất giống bài phỏng vấn đặc biệt “Nhân sĩ quyền uy” được đưa lên trang đầu của Nhân dân Nhật báo hồi năm kia.
Còn quan chức Bộ Tài chính lại xuất bản một bài viết trên kênh truyền thông tài chính, ngược lại chỉ địa vị quốc tế của đồng Nhân dân tệ đứng phía sau địa vị quốc tế của kinh tế Trung Quốc, tư duy quyết sách vẫn thuộc về đặc trưng của ngân hàng Trung ương của nước nhỏ.
Ngoài ra, ông Vương Hộ Ninh quản lý về tuyên truyền và ý thức hình thái, đã đổ thêm dầu vào lửa trong vấn đề tuyên truyền về cuộc chiến thương mại, nên có tin nói ông sẽ bị truy cứu trách nhiệm.
Bài viết cho rằng, điều kỳ lạ nhất là sự biểu đạt thái độ một cách đột nhiên của ông Vương Kỳ Sơn. Tháng 7, ông Vương đã lần lượt tiếp kiến Thị trưởng Chicago (Mỹ) Emmanuel và Chủ tịch Tesla Elon Musk, ông Vương đã phủ nhận bản thân là “người xử lý chính trong quan hệ Trung – Mỹ”, nói mình là công việc của Phó chủ tịch nước, là ông Tập Cận Bình bảo ông làm gì thì làm đó. Bài viết nói, chẳng phải là thoái phủi sạch liên hệ giữa mình và chiến tranh thương mại Trung – Mỹ sao?
Bài viết chỉ ra, đối với chiến tranh thương mại, lãnh đạo cao tầng của ĐCSTQ vẫn luôn do dự không quyết đoán, quan chức các cấp tự nhiên cũng rối loạn, bận bịu với việc rũ bỏ trách nhiệm của mình. Còn đối diện với hình thế căng thẳng, Hội nghị Bắc Đới Hà nên phải là một cơ hội tốt để cô đọng lại những cái nhìn chung trong nội bộ ĐCSTQ. Vấn đề là, trong tình thế chính trị kinh tế đầy nguy cơ mà tiến hành thảo luận về chiến tranh thương mại Trung Mỹ, ít nhất cũng sẽ khiến ông Tập Cận Bình chịu đủ những chỉ trích lạnh lùng. Thuốc giải cho tình hình kinh tế chính trị rối loạn hiện nay của Trung Quốc nằm ở quyết sách ứng phó với chiến tranh thương mại Trung – Mỹ của Trung Quốc, nếu như Hội nghị Bắc Đới Hà không có được nhận thức chung này, thì tình thế rối loạn cũng vẫn sẽ tiếp tục.
Bài viết nói, có lẽ phải đợi đến mùa thu tới, khi Hội nghị toàn thể lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương ĐCSTQ khóa 19 diễn ra thì mới thảo luận về chiến tranh thương mại Trung – Mỹ.
Chiến tranh thương mại dẫn đến đấu đá nội bộ ĐCSTQ, Vương Hộ Ninh có lẽ sẽ phải chịu trách nhiệm
Từ trước đến nay, Hội nghị Bắc Đới Hà đều không công bố nội dung hội nghị ra bên ngoài do đó luôn để lại cảm giác bí ẩn.
Ngày 15/7, trang tin Duowei News đưa tin, Hội nghị Bắc Đới Hà năm nay sẽ tập trung vào 3 nội dung lớn: làm thế nào để ứng phó với chiến tranh thương mại; quản lý kiểm soát rủi ro khủng hoảng tài chính; vấn đề xây dựng đảng và công tác tuyên truyền.
Ngày 5/8, NHK của Nhật Bản đưa tin, liên quan đến tranh chấp thương mại ngày càng leo thang, dự đoán vấn đề thương mại và ngoại giao với Mỹ sẽ là chủ đề thảo luận trọng điểm của Hội nghị Bắc Đới Hà năm nay.
Hội nghị Bắc Đới Hà rốt cuộc thảo luận nội dung gì, thảo luận đến mức độ như thế nào thì bên ngoài đúng là không thể biết được. Tuy nhiên, chiến tranh thương mại dẫn đến tranh cãi trong nội bộ đảng cũng đã được xác nhận từ các kênh khác nhau.
Trước khi xảy ra chiến tranh thương mại, từng có truyền thông Đài Loan đăng bài bình luận dẫn lời của “người trong cuộc” của ĐCSTQ nói, những người thuộc phe thực tế như Vương Kỳ Sơn, Lưu Hạc, Uông Dương biết rõ thực thực của Trung Quốc không thể thắng trong chiến tranh thương mại. Tuy nhiên, những thành viên chủ chốt trong đẳng không nắm rõ tình hình thực tế và những người có dã tâm thuộc phe bảo thủ lại cực lực cổ xúy chủ nghĩa dân tộc, cổ xúy chiến cho chiến tranh thương mại với Mỹ.
Bài viết không chỉ tên cụ thể nhưng theo phân công trong nội bộ đảng thì giới quan sát đều có chung nhận định rằng đó là ông Vương Hộ Ninh, người chủ quản về tuyên truyền và là Thường ủy Bộ Chính trị.
Trong ngày 6/7, khi Mỹ bắt đầu cuộc chiến thuế quan, có nhiều quan chức Trung Quốc giấu tên đã lên tiếng về chiến tranh thương mại trong cuộc phỏng vấn của truyền thông Hồng Kông. Họ đều đẩy trách nhiệm để xảy ra chiến tranh thương mại về phía nội bộ ĐCSTQ và truyền thông của Đảng, cho rằng trong cao tầng của đảng đã có người giải thích lệch lạc ý của Trung ương mà đứng đầu là ông Tập do đó đưa ra phán đoán sai lầm và chỉ lệnh về tuyên truyền, họ nhấn mạnh những người này mới thực sự là kẻ địch của ĐCSTQ.
Ngày 8/9, Hãng tin Reuter dẫn nguồn tin cho biết, cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ ngày càng nóng lên đúng là đã khiến cho nội bộ ĐCSTQ xuất hiện vết nứt, bộ phận những người chỉ trích cho biết, lập trường của Mỹ ngày càng cứng rắn, có lẽ là do Trung Quốc quá nhấn mạnh chủ nghĩa dân tộc. Nội bộ ĐCSTQ ngày càng cảm thấy tình cảnh trước mắt “trở nên nghiêm trọng”.
Nguồn tin tiết lộ, những chỉ trích trong đảng rất có thể chĩa mũi nhọn vào trợ thủ của ông Tập Cận Bình, tức người nắm về hình ý thức hình thái kiêm Thường ủy Bộ Chính trị Vương Hộ Ninh. Người tiết lộ thông tin cho biết, Vương Hộ Ninh đã bị ông Tập Cận Bình truy trách nhiệm về xây dựng hình tượng chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc quá mức, chỉ có thể khiến Mỹ tức giận. Ông Vương Hộ Ninh gặp phiền phức vì tuyên truyền không đúng và tâng bốc quốc gia quá mức.
Trong thời gian diễn ra Hội nghị Bắc Đới Hà, do ông Vương Hộ Ninh vắng mặt trong chuyến thăm 62 chuyên gia học giả nên càng khiến cho dư luận nghi ngờ ông đã bị thu hồi một phần quyền lực.
Trí Đạt
(Tri thức VN)
Truyền thông Trung Quốc ‘nói bóng gió’ đến cuộc họp kín Bắc Đới Hà
Khác với thông lệ, Tân Hoa Xã đã đưa tin về những hoạt động của các quan chức cao cấp Trung Quốc tại Bắc Đới Hà năm nay, theo tờ Nikkei Asian Review hôm 10/8.
Những tin tức được đưa ra cho thấy một dấu hiệu rõ ràng rằng cuộc họp kín mùa hè hàng năm của giới lãnh đạo Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hiện nay và những cựu lãnh đạo đảng cao tuổi, đã đang diễn ra tại Khu nghỉ mát ven biển Bắc Đới Hà, tỉnh Hà Bắc.
Hôm 8/8, Tân Hoa Xã đưa tin rằng Thủ tướng Lý Khắc Cường, nhân vật số 2 của ĐCSTQ, người chỉ đứng sau Chủ tịch Tập Cận Bình, đã gặp Tân Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ) Maria Fernand Espinosa, nguyên Ngoại trưởng Ecuador, ở Bắc Đới Hà.
Cuộc họp kín Bắc Đới Hà từ lâu đã là một nền tảng cho các nhà lãnh đạo về hưu góp ý kiến hay chỉ trích hoặc tán thành chính sách của những người kế nhiệm họ.
ĐCSTQ không chính thức thừa nhận các cuộc họp, nhưng những tin tức mà truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa ra, có thể là dấu hiệu cho thấy ông Tập đang tỏ lòng kính trọng đối với các lãnh đạo đảng cao tuổi, những người được cho là không hài lòng với việc ông Tập củng cố quyền lực và xử lý quan hệ với Mỹ.
“Trong tình hình quốc tế hiện nay, chúng ta cần một thế giới đa phương hơn bao giờ hết”, Tân Hoa Xã Li trích lời ông Lý Khắc Cường trong cuộc gặp với bà Espinosa.
“Tất cả các quốc gia nên bảo vệ trật tự quốc tế dựa trên luật pháp, tuân thủ mục đích và các nguyên tắc của Hiến chương LHQ, kiên trì giải quyết các khác biệt, thông qua đối thoại và tham vấn”, ông Lý Khắc Cường tuyên bố, một động thái chỉ trích rõ ràng nhắm vào Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Hôm 4/8, Tân Hoa Xã cũng đưa tin rằng nhận sự ủy thác của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Trưởng ban Tổ chức trung ương Trần Hy và Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Hồ Xuân Hoa đã có mặt tại Bắc Đới Hà, để tổ chức buổi gặp gỡ, thăm hỏi, tọa đàm và lắng nghe trao đổi ý kiến đối với các chuyên gia, tham dự kỳ nghỉ hè năm nay. Cả hai ông này đều thuộc Bộ chính trị với 25 thành viên. Thật hiếm khi Tân Hoa Xã đưa tin về nhiều lãnh đạo này đang ở Bắc Đới Hà, mà nêu rõ họ tên như vậy, theo Nikkei Asian Review.
Cuộc họp kín Bắc Đới Hà năm nay dự kiến sẽ tập trung trao đổi nhiều về cuộc chiến thương mại với Mỹ, và về cách đối phó với chính quyền ông Trump.
Kể từ đại hội ĐCSTQ được tổ chức 5 năm một lần, vào tháng 10 năm ngoái, ông Tập và nhóm chính sách đối ngoại của mình, đã đặt ưu tiên xây dựng mối quan hệ ổn định với Mỹ. Sự thất bại của các cuộc đàm phán thương mại gần đây với Washington, đã tạo ra cơ hội tốt cho các cựu lãnh đạo đảng cao tuổi ‘hành hạ’, chất vấn ông Tập về vấn đề đó.
Các nhà lãnh đạo đã nghỉ hưu cũng được cho là không hài lòng với cách mà ông Tập đã đề bạt những đồng minh và bè bạn của mình, vào những vị trí lãnh đạo chủ chốt, sử dụng họ để xây dựng sự sùng bái cá nhân. Giới trí thức ở Bắc Kinh đã bày tỏ hy vọng rằng những cựu lãnh đạo cao tuổi, sẽ sử dụng cuộc họp Bắc Đới Hà năm nay, để gây áp lực lên ông Tập không được ‘đi xa hơn nữa’ theo cách này.
Tuy nhiên, vẫn chưa có xác nhận về sự tham dự của cựu chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân và Hồ Cầm Đào. Vào tháng 7, đã xuất hiện các thông tin rằng ông Giang và những người ủng hộ ông ấy, đã gửi một bức thư dài đến ông Tập, kêu gọi điều chỉnh lại các chính sách kinh tế và đối ngoại của ông Tập, theo Nikkei.
Trong quá khứ, đã có những nỗ lực để xóa bỏ các cuộc họp kín Bắc Đới Hà, với lý do rằng nó tạo cho các quan chức về hưu có tiếng nói quá lớn trong các vấn đề hiện tại. Nhưng mỗi lần, những nỗ lực đó lại bị cản trở bởi những cựu lãnh đạo cao tuổi, quyết tâm có được vai trò ảnh hưởng trong ‘cuộc chơi’.
Các tin tức gần đây trên các phương tiện truyền thông nhà nước, trong đó hoàn toàn thừa nhận sự tồn tại của các cuộc họp kín Bắc Đới Hà, có thể là một thông điệp từ ông Tập đến các cựu lãnh đạo cao tuổi rằng ông Tập tôn trọng nghi lễ hàng năm, và sẵn sàng lắng nghe ý kiến của họ, tờ Nikkei Asian Review nhận định.
Phạm Duy
Có thể bạn quan tâm:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét