VỀ ĐƠN TỐ CÁO VÀ ĐỀ NGHỊ XỬ LÝ HAI TƯỚNG QUÂN ĐỘI CỦA THIẾU TƯỚNG LÊ MÃ
LƯƠNG VÀ NHÓM LÀM SÁCH “GẠC MA - VÒNG TRÒN BẤT TỬ”
@
Ngày 27/8/2018 vừa qua, nhóm tác giả cuốn sách “Gạc
Ma - vòng tròn bất tử” đã chính thức gửi đơn tố cáo và đề nghị xử lý Trung tướng
Nguyễn Thanh Tuấn, nguyên Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị và Thiếu
tướng Hoàng Kiền, Anh hùng lực lượng vũ trang, giải thưởng Hồ Chí Minh, nguyên
Tư lệnh Binh chủng Công binh (có văn bản kèm theo). Nhóm đứng tên nguyên đơn do
Thiếu tướng Lê Mã Lương, Anh hùng lực lượng vũ trang, nguyên Giám đốc Bảo tàng
lịch sử Quân sự Việt Nam, thay mặt cho các vị trong nhóm tác giả cuốn sách ký
tên, gồm: Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm, nhà Sử học Dương Trung Quốc, nguyên Vụ trưởng
Ban Tuyên giáo Trung ương, Trưởng đại diện phía Nam Đào Văn Lừng, cựu chiến
binh Gạc Ma Lê Hữu Thảo, Ban liên lạc Cựu chiến binh Gạc Ma, Ban Biên tập Công
ty Văn hoá Trí Việt - First New. Đơn đã được gửi đến 11 đầu mối tổ chức, cơ
quan ban ngành của Đảng, Nhà nước, Quân đội... Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật
Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngay sau lá đơn được công bố, dư luận xã hội, nhất
là trên không gian mạng lập tức “tăng nhiệt”, thu hút mạnh mẽ sự quan tâm theo
dõi, bình luận về lá đơn cũng như cuốn “Gạc Ma - vòng tròn bất tử”, vốn đã gây
“bão” trong suốt thời gian qua. Với tư cách một độc giả cuốn sách, qua đơn tố
cáo và đề nghị xử lý 2 tướng quân đội của nhóm tác giả làm sách “Gạc Ma - vòng
tròn bất tử”, Nguyên Hà tiếp tục viết và đăng bài, góp thêm tiếng nói về vấn đề
này trên mấy điểm sau đây.
1. Về động cơ và mục đích của đơn tố cáo và đề nghị
xử lý 2 tướng quân đội là Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn và Thiếu tướng Hoàng Kiền
về bài báo đã đăng trên tờ Tuần báo Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu thu
hồi, tiêu hủy cuốn sách “Gạc Ma - vòng tròn bất tử”.
Việc gửi đơn tố cáo là quyền hợp pháp của mọi tổ chức,
cá nhân khi thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại. Việc đúng sai
như thế nào sẽ được các cơ quan có thẩm quyền xem xét, kết luận, xử lý theo
đúng trình tự pháp luật. Song vấn đề ở đây là cần làm rõ động cơ, mục đích
chính trị của nguyên đơn là gì? Vì sao các tác giả của cuốn “Gạc Ma - vòng tròn
bất tử” khăng khăng đến cùng cho chân lý thuộc về họ! Về điểm này, chúng ta
không khó để nhận biết qua 2 bài báo của Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn, Thiếu
tướng Hoàng Kiền và rất nhiều bài đăng trên các trang Facerbook cá nhân, trên
kênh YouTube đã vạch rõ. Đó là các tác giả cuốn “Gạc Ma - vòng tròn bất tử” đã
“núp danh” tri ân 64 liệt sỹ Gạc Ma để tố cáo hành động dã man của Hải quân
Trung Quốc, nhằm một mặt khơi dậy hận thù dân tộc giữa Việt Nam và Trung Quốc,
trong cái gọi là “bài Trung, phò Mỹ”, trái với chủ trương, chính sách đối ngoại
của Đảng, Nhà nước ta hiện nay; mặt khác, mục đích chính là quy kết cấp cao Đảng,
Nhà nước, Quân đội vô trách nhiệm đã để xảy ra “vụ thảm sát” không đáng có. Sở
dĩ nói sự “núp danh” để quy kết lãnh đạo cấp cao Đảng, Nhà nước, Quân đội là ở
việc các tác giả làm sách đã cố tình dựng “hiện trường giả”, như cho Quân chủng
Hải quân vào thời điểm 1988 không có phương án tác chiến biển đảo - lời của Chuẩn
Đô đốc Lê Kế Lâm... Đặc biệt là dàn dựng câu chuyện, cắt xén Mệnh lệnh “không
được nổ súng trước” thành Mệnh lệnh “không được nổ súng” rồi gán cho người đứng
đầu Quân đội vào thời điểm xảy ra “sự kiện Gạc Ma - 1988”, bằng câu chuyện bịa
đặt qua lời của Tiến sĩ Lê Đăng Doanh rằng, ông ta được dự cuộc họp của Bộ
Chính trị, trong cuộc họp đó, Ông Nguyễn Cơ Thạch, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ
tướng, kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đã đập bàn (rung cả cửa kính) hét lên “ai
ra lệnh không được nổ súng”! Đại tướng Lê Đức Anh nói “tôi”, mọi người hướng
nhìn về phía Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và Tổng Bí thư không nói gì!!! Chỉ chi
tiết bịa đặt này cũng đã đủ để nhận diện động cơ, mục đích chính trị của nhóm
làm sách “Gạc Ma - vòng tròn bất tử” để quy kết Đại tướng Lê Đức Anh, qua đó
quy kết Đảng, Nhà nước đã bán rẻ xương máu của 64 chiến sĩ. Thâm sâu hơn của
nhóm làm sách còn ở chỗ đi đến cho Đảng, Nhà nước là sai lầm, bởi biết Mệnh lệnh
“không được nổ súng” là của Đại tướng Lê Đức Anh, nhưng sau đó vẫn bầu Đại tướng
giữ trọng trách cao hơn là Chủ tịch nước. Qua đó quy kết Đảng, Nhà nước ta là “hèn
nhát, tay sai, dâng chủ quyền biển đảo cho Trung Quốc”... Sự “ngụy danh” để thực
hiện động cơ, mục đích chính trị thâm hiểm chính là ở điểm này. Vì thế mà các
tác giả sách “Gạc Ma - vòng tròn bất tử” luôn quyết tâm cao độ để bảo vệ cuốn
sách qua “Đơn tố cáo và đề nghị xử lý Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn và Thiếu tướng
Hoàng Kiền, là hai người tiêu biểu cho đông đảo các tầng lớp nhân dân, cựu chiến
binh... đòi thu hồi, tiêu hủy cuốn sách được sinh ra từ động cơ, mục đích chính
trị như đã luận giải trên.
2. Để bảo vệ cho động cơ, mục đích chính trị của cuốn
sách, trong đơn tố cáo và đề nghị xử lý 2 tướng quân đội trên, nguyên đơn đã phủ
định mọi “cáo buộc”, với tính cách là các chứng lý của 2 bài báo đưa ra để yêu
cầu thu hồi, tiêu hủy cuốn sách, đăng trên Tuần báo Văn nghệ Thành phố Hồ Chí
Minh. Qua đọc nội dung đơn mọi người đã rõ. Ở đây xin nói thêm về sự tiếp tục
ngụy biện cho nội dung sai sót và mục đích lợi ích kinh tế của các tác giả cuốn
sách “Gạc Ma - vòng tròn bất tử”.
Về nội dung, sự sai sót, thực chất là sự xuyên tạc
lịch sử trong cuốn sách, chỉ được các tác giả nhận là sai sót kỹ thuật!!! Điểm
này thì ngay cả học sinh cũng không thể chấp nhận. Bởi học sinh đã biết lỗi kỹ
thuật là gì, ngắn gọn đó là những lỗi về thể thức văn bản. Xin thưa các tác giả
làm sách “Gạc Ma - vòng tròn bất tử”! Lỗi văn phạm, chính tả cũng không nằm
trong phạm trù “lỗi kỹ thuật”. Vậy mà những lỗi sai do xuyên tạc lịch sử trong
cuốn sách mà các vị cho là “lỗi kỹ thuật” sao? Nên biết ngoài 8 lỗi nghiêm trọng
do độc giả phát hiện, được nhà xuất bản sửa rồi in thành tờ đính chính, thì còn
không dưới 50 lỗi nữa mà Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn, Thiếu tướng Hoàng Kiền
và nhiều độc giả khác đã tiến hành thống kê. Trong đó, đơn cử như việc dùng mệnh
đề “chưa kịp tẩu thoát” để chỉ các chiến sĩ bị kẹt trong tầu một cách nhục mạ
như dùng đối với những kẻ tội phạm.
Về lợi ích kinh tế, trong đơn các vị khẳng định là
“bất vụ lợi”! Thưa rằng “không có lợi ích thì con người ta không hành động”.
Trong hệ thống lợi ích chi phối hoạt động của con người, xét đến cùng là lợi
ích kinh tế. Chả thế mà các vị đã tìm đủ mọi cách để “PR” cho cuốn sách. Các vị
đã tận dụng mọi cơ hội và cố tình tạo cơ hội để tiếp cận tặng sách cho các yếu
nhân như Nguyên Thủ quốc gia đang tại chức hay đã nghỉ hưu. Một chi tiết khá
thú vị bất ngờ tạo cơ hội cho các vị “PR” là vô tình các vị bắt gặp Trưởng ban
Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng đi bộ ra đường Nguyễn Huệ, Quận 1, TP Hồ
Chí Minh, ghé qua hiệu sách, thấy bầy bán cuốn “Gạc Ma - vòng tròn bất tử”, ông
đã bỏ tiền túi ra mua. Và các vị đã nhạy bén chớp thời cơ chụp hình đăng lên mạng
để “PR” (đây là tình tiết trăm phần trăm sự thật). Rồi nhân việc dư luận gây
“bão”, kích thích tính tò mò của độc giả muốn có cuốn sách trong tay, các vị đã
vội in tờ đính chính để kẹp vào số sách chưa bán và cấp tốc in thêm để đưa ra
thị trường. Đặc biệt là là việc các vị rốt ráo bán bản quyền cho một nhà xuất bản
ở Mỹ, mà nói “không vụ lợi”, liệu có ai tin các vị không? Có thông tin còn nói
rằng ngay khi các vị công bố phát hành cuốn sách thì đồng thời điểm, thậm chí
là còn sớm hơn ở Canada và ở Mỹ cũng diễn ra Lễ công bố phát hành cuốn “Gạc Ma
- vòng tròn bất tử”!!!
&
MỘT VÀI NHẬN ĐỊNH
- Việc nhóm tác giả cuốn “Gạc Ma - vòng tròn bất tử”
đưa đơn tố cáo và đề nghị xử lý 2 tướng Quân đội trên, là một sự “may mắn” đối
với cộng đồng yêu nước phê phán, đấu tranh với những sai trái của cuốn sách. Bởi
lẽ với việc các tác giả cuốn sách đưa đơn tố cáo, thì sẽ được các cơ quan có thẩm
quyền xem xét, xử lý theo đúng quy định pháp luật. Qua đó, đúng - sai sẽ rõ
ràng. Ai sai thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Riêng với cá nhân và gia đình Đại tướng Lê Đức Anh
thì đây là một “diễm phúc”, bởi chúng tôi đã được gặp trực tiếp con trai Đại tướng
là anh Lê Mạnh Hà, nguyên là Phó Chủ tịch Uỷ bạn nhân dân TP Hồ Chí Minh,
nguyên Phó Chánh Văn phòng Thủ tướng Chính phủ và được biết gia đình Đại tướng
rất bức xúc, muốn khởi kiện về tội xuyên tạc, bôi nhọ thanh danh Đại tướng.
Chúng tôi đã góp ý với anh là cần bình tĩnh, bởi Đại tướng nguyên là Nguyên thủ
quốc gia, danh dự của Đại tướng mang ý nghĩa danh dự quốc thể, vì vậy cần tiến
hành theo” kênh” đề nghị Đảng, Nhà nước đứng ra giải quyết mới “chính danh”, mới
đúng trách nhiệm.
Với nhận thức cá nhân, Nguyên Hà cho rằng, cuốn
sách mặc dù có nhiều sai sót rất nghiêm trọng, song nếu được viết lại công phu,
nghiêm túc, khắc phục mọi sai sót về nội dung sai sự thật lịch sử, thì nó sẽ có
giá trị nhất định trong việc giáo dục tinh thần yêu nước, nâng cao ý thức,
trách nhiệm công dân đối với chủ quyền, quyền chủ quyền biển đảo thiêng liêng của
Tổ quốc. Về mặt hình thức thể loại của sách cũng cần có sự thay đổi cho phù hợp
với nội dung tác phẩm, nếu để thể loại là hồi ký thì không chính xác.
- Về các tác giả sách. Ở đây chỉ xin đề cập chủ
biên là Thiếu tướng Lê Mã Lương. Chúng tôi được biết, Tổng cục Chính trị, Quân
đội nhân dân Việt Nam đã không dưới 3 lần gặp gỡ, trao đổi góp ý thật sự chân
tình, thể hiện tình đồng chí, đồng đội sâu sắc, biểu hiện bản chất “Bộ đội Cụ Hồ”,
bản chất của Quân đội cách mạng, với mong muốn Thiếu tướng Lê Mã Lương điều chỉnh
về suy nghĩ và hành vi của mình. Tổng cục Chính trị biết rất rõ Thiếu tướng Lê
Mã Lương nghĩ gì, làm gì, quan hệ với tốt chức, cá nhân nào ở trong nước và
ngoài nước. Tổng cục Chính trị thực sự đã kiên nhẫn, với mong muốn Thiếu tướng
Lê Mã Lương “quay lại là bờ”. Xin nói “bờ” ở đây không phải “bờ” đơn thuần đối
với người bình thường mắc sai lầm, khuyết điểm, mà là “bến cảng vinh quang” đã
cập khi Thiếu tướng kết thúc vẻ vang cuộc đời binh nghiệp. Thế nhưng, như mọi
người đã thấy, Thiếu tướng Lê Mã Lương, với việc đứng tên nguyên đơn tố cáo và
đề nghị xử lý Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn và Thiếu tướng Hoàng Kiền đã chứng
tỏ một điều là Lê Mã Lương ngày càng lún sâu hơn vào sai lầm...
Thật là đáng tiếc!!!




Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét