“KHI NHÀ VĂN BUỘC PHẢI CẦM BÚT THAY THẾ CHO NHÀ VIẾT SỬ THÌ ĐẤT NƯỚC ĐÓ ĐÃ BẮT ĐẦU ĐIÊU LINH”! (Sử gia Yamamoto Tatsuo Nhật Bản)
Thứ Bảy, 20 tháng 1, 2018
Bộ trưởng quốc phòng Nga và Mỹ thăm Việt Nam tuần tới; Mỹ công bố chiến lược quốc phòng, lên án Trung Quốc về Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch, ngày 8/8/2017 tại Ngũ Giác Đài.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu sẽ thăm Việt Nam từ 23 đến 24/1 trong khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis thăm Việt Nam từ 24 đến 26/1, theo thông tin từ Bộ Quốc phòng Việt Nam.
Báo Tuổi trẻ hôm 19/1 cho biết Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam sẽ chủ trì lễ đón Bộ trưởng Quốc Phòng Nga Shoigu và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis lần lượt vào ngày 23 và ngày 25/1 tại trụ sở Bộ Quốc phòng ở Hà Nội.
Ông Shoigu từng phát biểu rằng Nga xem Việt Nam là một đồng minh chiến lược và đối tác chủ chốt về củng cố an ninh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Ông Shoigu nói như vậy khi đón tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch tại Moscow vào năm 2016. Trong khi phía Hà Nội xem Nga là đối tác quan trọng, bạn bè thân thiết lâu năm của Việt Nam.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu.
Vào tháng 8 năm nay, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch đã có chuyến công du đến Mỹ, gặp ông Mattis tại Ngũ Giác Đài, khẳng định Việt Nam coi Mỹ là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu. Khi ấy, ông Mattis đã tái khẳng định cam kết của Mỹ trong việc đảm bảo tự do hàng hải, tự do di chuyển trên biển, trên không và hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp cho phép và sẵn sàng hợp tác với Việt Nam ở những nội dung mà Việt Nam có nhu cầu.
Trong diễn biến liên quan, trang tin của Bộ Quốc phòng Việt Nam cho biết, vào chiều 19/1, Đoàn đối thoại Chương trình Đối tác Bang (SPP) của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ do Thiếu tướng Michael Stencel, Tư lệnh Vệ binh Quốc gia bang Oregon của Hoa Kỳ đã đến thăm Việt Nam. Trong cuộc gặp với Thượng tướng Phạm Ngọc Minh, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, hai bên nhất trí cho rằng cùng với mối quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ, hợp tác quốc phòng giữa hai nước thể hiện thông qua một số lĩnh vực hợp tác như cứu trợ nhân đạo, ứng phó thảm họa thiên tai, đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ, khắc phục hậu quả chiến tranh.
Phát biểu tại một hội thảo về quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam hôm 17/1 tại thành phố Hồ Chí Minh, Đại sứ Hoa Kỳ
Ông Daniel Kritenbrink
nhấn mạnh: "Hai quốc gia của chúng ta chia sẻ một lịch sử đặc biệt: sau nhiều năm chiến tranh và gian khó, chúng ta đã cùng nhau vun đắp một Quan hệ Đối tác Toàn diện vững mạnh và lâu dài - một mối quan hệ không chỉ mang lại lợi ích cho chúng ta, mà cho toàn bộ khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Cũng như tôi, Ngài Tổng thống Hoa Kỳ tin tưởng vào Việt Nam và tầm quan trọng của Quan hệ Đối tác Toàn diện của chúng ta," theo tin từ Facebook của Tổng lãnh sự Hoa Kỳ.
Truyền thông trong nước trích lời Đại sứ Kritenbrink tuyên bố: “Tổng Thống Trump đặt 100% niềm tin vào Việt Nam và cam kết sẽ hành động để đẩy mạnh quan hệ đối với với Việt Nam, vì lợi ích của hai quốc gia, ở tầm khu vực và cả thế giới.”
Cũng tại cuộc hội thảo này tiến sĩ Amy Searight, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á của Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Và Quốc Tế (CSIS), nhấn mạnh khía cạnh Mỹ đặc biệt ưu tiên giúp đỡ Việt Nam và các nước châu Á ở lĩnh vực quốc phòng.
Tàu sân bay Hải quân Hoa Kỳ USS Carl Vinson
Báo Tuổi Trẻ trích lời bà Searight nói giữa bối cảnh căng thẳng ở Biển Đông leo thang và thái độ ứng xử của Trung Quốc, chính quyền Tổng thống Trump đã thể hiện cam kết với Việt Nam qua kế hoạch lần đầu tiên đưa tàu sân bay đến thăm Việt Nam, dự kiến vào tháng 3/2018.
Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng hôm 18/1 cho báo chí biết Hoa Kỳ và Việt Nam đang trao đổi về khả năng tàu sân bay Mỹ có thể đi thăm Việt Nam lần đầu tiên trong năm 2018.
Mỹ công bố chiến lược quốc phòng, lên án Trung Quốc về Biển Đông
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis (Ảnh: Getty)
Hoa Kỳ đang đối mặt với “mối đe dọa ngày càng gia tăng” từ Trung Quốc, một “cường quốc xét lại” đang quân sự hóa Biển Đông và hăm dọa các nước láng giềng bằng sức mạnh kinh tế.
Theo AFP, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đưa ra nhận định này vào thứ Sáu (19/1) khi ông trình bày tầm nhìn tương lai của Lầu Năm Góc, được nêu chi tiết trong một tài liệu gọi là chiến lược quốc phòng.
Ông Mattis nói: “Chúng ta đang đối mặt với những mối đe doạ ngày càng gia tăng từ các cường quốc xét lại (revisionist powers) như Trung Quốc và Nga, các nước đang tìm cách tạo ra một thế giới phù hợp với các mô hình độc tài của họ”.
Ông nói thêm: “Quân đội của chúng ta vẫn còn mạnh mẽ, nhưng lợi thế cạnh tranh của chúng ta đã bị xói mòn trong mọi lĩnh vực chiến đấu – trên không, đất liền, trên biển, ngoài không gian và mạng internet – nó đang liên tục bị xói mòn”.
Chiến lược của ông Mattis
Theo AFP, chiến lược quốc phòng của Lầu Năm Góc nhắm tới việc gia tăng quy mô quân đội, cải thiện khả năng sẵn sàng tác chiến và phối hợp với các đồng minh.
Bộ trưởng Mattis viết trong phần giới thiệu về bản chiến lược: “Chúng ta phải sử dụng cách tiếp cận sáng tạo, đảm bảo đầu tư lâu dài và phải tuân thủ kỷ luật khi thực thi một lực lượng Liên minh phù hợp với thời đại của chúng ta, một liên minh có khả năng cạnh tranh, dập tắt và chiến thắng trong môi trường an ninh ngày càng phức tạp này”.
Ông Elbridge Colby, Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách chiến lược và phát triển lực lượng, nói với các phóng viên rằng chiến lược của ông Mattis là nhằm giải quyết tình trạng “xói mòn” về lợi thế quân sự của Mỹ.
Ông nói: “Điều mà chiến lược nhận dạng là việc Trung Quốc và Nga đang ngày càng nỗ lực phát triển khả năng quân sự của họ để thách thức những lợi thế quân sự của chúng ta”.
Vấn đề Biển Đông
Ông Mattis viết: “Trung Quốc là một đối thủ chiến lược sử dụng [sức mạnh] kinh tế mang tính chiếm đoạt để đe dọa các nước láng giềng trong khi họ tiếp tục quân sự hoá các thực thể ở Biển Đông”.
Chiến lược quốc phòng mới của Hoa Kỳ được xây dựng từ chiến lược an ninh quốc gia của Tổng thống Trump được công bố vào tháng trước, trong đó cũng nhấn mạnh vai trò của Trung Quốc và Nga trong môi trường an ninh toàn cầu.
Chiến lược an ninh của Tổng thống Trump tương phản với bầu không khí thân thiện trong chuyến thăm đầu tiên của ông tới Bắc Kinh vào tháng 11/2017, khi ông nhận được sự tiếp đón siêu trọng thị, khác biệt lớn so với người tiền nhiệm Obama.
Kể từ khi lên nắm quyền, Tổng thống Trump đã thể hiện một số động thái cứng rắn hơn ông Obama đối với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Tháng 7, ông phê duyệt kế hoạch một năm cho phép hải quân Mỹ tiến hành các hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông, trong khi dưới thời Obama mỗi hoạt động như vậy phải xin phép từng lượt.
Nhiều lãnh đạo hải quân Mỹ phê phán ông Obama đã không cho phép các cuộc tuần tra tự do hàng hải trên Biển Đông từ năm 2012 đến năm 2015, theo tạp chí Hải quân (Navy Times) của Mỹ. Trong thời gian đó, Trung Quốc ra sức xây dựng các đảo nhân tạo và lắp đặt các thiết bị quân sự, tạp chí này cho biết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét