Thanh tra Chính phủ đã thanh tra chuyên ngành và chỉ ra nhiều hạn chế, thiếu sót và khuyết điểm trong công tác quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo tại 9 tỉnh thành trên cả nước.
Thanh tra Chính phủ vừa có thông báo kết luận thanh tra chuyên đề công tác quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo tại 9 địa phương bao gồm: Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu.
Tại 9 địa phương này, có nhiều vi phạm thiếu sót. Về đội ngũ nhà giáo, giao chỉ tiêu biên chế hàng năm không đúng định mức quy định của bộ GDamp;ĐT và bộ Nội vụ tại Thông tư số 35 của liên bộ.
Bổ nhiệm thừa chức danh cấp phó, bổ nhiệm người không thuộc diện quy hoạch, bổ nhiệm người thiếu tiêu chuẩn chức danh. Phòng GDamp;ĐT, phòng Nội vụ cấp huyện không thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ theo phân cấp trong công tác cán bộ.
Tỷ lệ học sinh trên lớp, giáo viên trên lớp còn nhiều điểm bất cập giữa các đơn vị trường học. Tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ ở các trường học chưa được giải quyết kịp thời.
Các quận huyện, thị xã, thành phố trực thuộc địa phương nhiều năm không có tổ chức tuyển dụng giáo viên mà tổ chức ký hợp đồng lao động, đặc biệt có đơn vị ký hợp đồng giáo viên, nhân viên thừa so với nhu cầu, có huyện thừa giáo viên, nhân viên nhưng vẫn tiếp tục ký hợp đồng với số lượng lớn.
“Việc phân cấp quản lý tổ chức bộ máy và cán bộ công chức, viên chức triệt để nhưng chưa gắn liền với việc tăng cường trách nhiệm thanh tra, kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền, dẫn đến một số nơi còn để xảy ra sai phạm.
Chưa phân công trách nhiệm cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thẩm tra, xác minh văn bằng, chứng chỉ của người trúng tuyển theo quy định nên hầu hết người đứng đầu đơn vị chưa thực hiện việc thẩm tra, xác minh văn bằng chứng chỉ của người trúng tuyển theo quy định”, báo cáo chỉ rõ.
Về mạng lưới cơ sở giáo dục, công tác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học đã được đẩy mạnh song vẫn chưa đáp ứng theo yêu cầu đổi mới và phát triển của giáo dục, nhất là ở ngành học mầm non, ở các trường vùng sâu, vùng xa có điều kiện kinh tế khó khăn.
Còn nhiều trường THCS thiếu phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm thực hành, thiếu nhà đa chức năng, nhiều trung tâm học tập cộng đồng chưa được đầu tư trang thiết bị và kinh phí hoạt động, nhiều trường học không đạt chuẩn quốc gia do thiếu quỹ đất để mở rộng nâng cấp, thiếu kinh phí để đầu tư trang thiết bị dạy học, xây dựng đủ các phòng chức năng theo quy định.
“Cơ sở dạy nghề có quy mô còn nhỏ thiếu thiết bị hiện đại, ngành nghề chưa phong phú, chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo lao động phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Tình hình học sinh bỏ học còn xảy ra ở các cấp học nhưng chưa được khắc phục, tình trạng dạy thêm, học thêm không đúng quy định đã được khắc phục nhưng chưa triệt để”, báo cáo nêu.
Nguồn: Người Đưa Tin
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét