Posted by: nvngaynay January 8, 2016 in THỜI SỰComments Offon Quan hệ Việt-Trung Mỹ: Chìa khóa của trật tự thế giới mới
TIẾN SĨ JOSEPH T. ĐỖVINH, JD – Những khuynh hướng của Trật Tự Thế Giới Mới rõ ràng đang xoay trục về Á Châu Thái Bình Dương, đặt biệt là chú trọng Việt Nam (Đông Nam Á – Southeast Asia) bởi vì đây chính là trận địa cũ mà mới của các thế lực chủ thuyết Quốc tế (Globalism) và Toàn cầu hoá (Globalization).
Trước hết phải hiểu về Globalism và Globalization. Globalism (chủ thuyết Quốc tế) đã có từ giữa thế kỷ trước, phát triển song song với các chủ thuyết khác trên thế giới như Communism (chủ thuyết Cộng sản) và Capitalism hay Liberalism (chủ thuyết Tư bản và Tự do).
Trước hết phải hiểu về Globalism và Globalization. Globalism (chủ thuyết Quốc tế) đã có từ giữa thế kỷ trước, phát triển song song với các chủ thuyết khác trên thế giới như Communism (chủ thuyết Cộng sản) và Capitalism hay Liberalism (chủ thuyết Tư bản và Tự do).
Globalism phân định hai xu hướng: Internationalist (Toàn cầu hoá) và Isolationist / Nationalist (Cô lập hoá / Chủ nghĩa Quốc gia). Hiện nay, những siêu cường quốc như Hoa Kỳ, Anh Quốc, Liên Hiệp Âu Châu, Liên Bang Nga, và Trung Quốc chủ trương Toàn cầu hoá và đang cạnh tranh với nhau phát triển và tạo ảnh hưởng toàn cầu. Trong lúc các nước nhỏ thì bị lôi cuốn liên minh với các khối hoặc cố định lập trường quốc gia độc lập, trung lập.
Globalization bắt đầu trổi mạnh từ đầu thế kỷ 21 với những quốc gia Tây phương tân tiến dẫn đầu nhưng cũng có những nước Á Châu như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Nam và Bắc Hàn lần lược nhập cuộc thi đua để thúc tiến tiến bộ toàn cầu đặt biệt trong các lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật, kỹ nghệ cao và kể cả quân sự. Trước kia, Globalization gần như là sự tiếp chuyển của các khuynh hướng Tân thực dân (Neo-Colonialism) hay Neo-Imperialism (chủ nghĩa Tân Đế Quốc) nhưng dần dà đã trở thành một trào lưu riêng biệt rất quyền biến và khó định nghĩa.
Nhưng tại sao Việt Nam – Đông Nam Á lại là chìa khoá và đóng vai trò then chốt?
Bởi vì những diễn tiến Globalism/Globalization hiện nay là sự tiếp diễn nối dài lịch sử cận đại mà trong đó những hệ luỵ chiến tranh Việt Nam hãy còn vang vọng. Trong thời buổi tranh tối tranh sáng giữa sự trở lại của Tân Thực dân sau Đệ Nhi Thế Chiến và nguyện vọng độc lập của các nước Á Châu, Chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến giữa khối Cộng sản (Nga-Tàu) và Thế giới Tự Do được lãnh đạo bởi Hoa Kỳ để tranh giành địa bàn và quyền lực ảnh hưởng / chỉ đạo trong Trật Tự Thế Giới.
Chiến tranh Việt Nam chỉ kết thúc sau khi thành phần lãnh đạo Tây phương đã quyết rằng Hoa Kỳ và các Đồng Minh cần phải đặt trọng tâm ở Trung Đông để bảo vệ Do thái và tài nguyên nhiên liệu dầu hỏa khí đốt cần thiết cho tất cả các nước Tây phương văn minh tân tiến ngõ hầu tiếp tục phát triển và gìn giữ ưu thế trên hệ thống kinh tế toàn cầu. Trực tiếp là sự hoà hoãn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, giữa Nixon – Mao Trạch Đông do Henry Kissinger đại diện tiêu biểu cho tập đoàn Zionist hoạch định.
Những kết quả do học thuyết Domino suy luận đã không xảy ra như tuyên đoán, nhưng cũng đã xảy ra dưới những hình thức khác. Theo thuyết Domino, thì nếu toàn nước Việt Nam lọt vào quĩ đạo của khối cộng sản thì các nước sau đây cũng lần hồi suy sụp theo thứ tự: Việt Nam, Laos, Cambodia, Thailand, Burma, Malaysia, Nam Dương, Ấn Độ. Quả thật Lào ngã theo Pathet Lao, Cambodia theo Khmer đỏ, nhưng Thái Lan, Miến Điện, Mã-Lai, Nam Dưong và Ấn Độ (cả thảy đều là cựu thuộc địa của Anh Quốc hoặc chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của Anh Quốc thay gì là thuộc địa của Pháp như Việt-Miên-Lào, Frenh Indochina) đã chuyển sang độc lập mà không phải trải qua cách mạng cộng sản, chiến tranh huynh đệ tương tàn… (Xem bài BA VUA VIỆT-THÁI-KHMER của cùng tác giả).
http://nvngaynay.com/thoi-su-binh-luan/ba-vua-viet-thai-khmer-va-nhung-bai-hoc-lien-quan-den-van-menh-va-lich-su/
Thực tế là Anh Quốc đã cố vấn cho Hoa Kỳ triệt thoái từ Việt Nam và bảo đảm rằng các nước dưới sự ảnh hưởng của Anh Quốc sẽ được bảo vệ, bởi Anh Quốc đã có những thoả thuận với Trung Quốc và Liên Xô rồi. Anh Quốc không muốn xây dựng cho các nước cựu thuộc địa của Pháp và trong suốt thời gian chiến tranh Việt Nam, Anh Quốc đã xử dụng đài BBC (British Broadcasting Company) tạo dư luận xấu cho Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa để dân chúng Hoa Kỳ tại hậu phương ngã theo khuynh hướng phản chiến, từ bỏ chính nghĩa bảo vệ các quốc gia tiền đồn Tự Do Dân Chủ ở Đông Nam Á.
Trong khi Anh Quốc trục lợi muôn mặt: Khai thác những đầu tư chiến tranh của Hoa Kỳ ở Thái Lan, Mã Lai, Nam Dương, Ấn-Độ và Nam Hàn. Đồng thời bảo vệ được những quyền lợi kinh tế của Anh Quốc tại các nước sản xuất dầu hoả Trung Đông do Mỹ xoay trục về Middle East, đầu tư vào Israel (một quốc gia do Anh Quốc tạo dựng với hậu thuẫn của các thế lực Zionists qua Tuyên Ngôn Balfour Declaration– cướp đất của dân Palestine để trao cho dân Do Thái từ Âu Châu trôi dạt đến lập nghiệp sau Đệ Nhị Thế Chiến).
Sau khi Nam Việt Nam bị Bắc Việt thôn tính dưới sự chỉ đạo và tiếp tế của quan thầy Nga-Tàu, các nước Á Châu Thái Bình Dương khác không bị nhuộm đỏ (ngoài trừ Lào và Cambodia như đã lý giải ở phần trên) bởi vì Trật Tự Thế Giới Mới lúc đó đã quân bình thế lực và Chiến Tranh Lạnh đang hậu hồi phân giải với Liên Xô suy yếu về kinh tế, lủng củng về chủ thuyết và bị chia rẽ trong hàng ngũ lãnh đạo; trong lúc Trung Quốc cần thời gian vài thập niên để xây dựng hạ tầng cơ sở, củng cố thế lực chính trị, nâng cấp hệ thống kinh tế, hiện đại hoá quân đội và tái thiết lập quan hệ tốt trên diễn đàn quốc tế.
Bởi những tình huống này cho nên trong các thập niên 70, 80, các cuộc cách mạng cộng sản tại Châu Mỹ La-Tinh (Nicaragua, Honduras, Grenada), Phi Châu (Benin, Ethiopia, Guinea-Bissau, Madagascar, Cape Verde, Mozambique, Angola), các nước Trung Đông (Afghanistan) đã không được Nga-Tàu ủng hộ mạnh như ở Việt-Miên-Lào và vì thế tất cả các phong trào cách mạng tại các quốc gia này đều hứng chịu thất bại.
Tuy nhiên, Nga-Tàu vẫn chia với nhau sự ảnh hưởng trên các nước này và có những thoả hiệp đồng trị để phòng chống lại khối Âu-Mỹ. Tàu coi về mặt kinh tế (quyền lực mềm = soft power) trong lúc Nga coi về mặt quân sự (quyền lực cứng = hard power). Với những sắp đặt này, Nga-Tàu đã giữ được trong tầm ảnh hưởng mình một số nước Á Châu Thái Bình Dương, Châu Mỹ La-tinh và Phi Châu; trong khi Âu-Mỹ giữ được các nước đồng minh như Nam Hàn, Nhật Bản, Philippines, Thái Lan, Ấn Độ… và lần lược thu gom lại những nước như Mã Lai, Nam Dương, Miến Điện (Burma), dẫn tới sự trở lại của Hoa Kỳ tại Việt Nam – Cambodia – Lào trong trào lưu Thuyết Domino Ngược (Reverse Domino Theory).
Hiện nay, các khối quyền lực đang dốc sức ráo riết tái phối trí Trật Tự Thế Giới Mới, phân chìa quyền lợi và tranh giành ảnh hưởng dữ dội sau một thời gian dài củng cố xây dựng chuẩn bị cho những cuộc tranh hùng tranh bá lớn trên diễn đàn quốc tế.Bài học đau thương mất mát đắt giá nhất cho Hoa Kỳ là để đánh mất Việt Nam vẫn còn sờ sờ trước mặt và Hoa Kỳ nhất quyết phải trở lại đối đầu với Trung Quốc tại biển Đông, ngay trên mãnh đất nước họ đã bỏ rơi trước đây 40 năm.
Do Mỹ bỏ rơi Việt Nam, Hoa Kỳ và Âu Châu đã mất nhiều quyền lợi trước việc hàng loạt các nước Á Châu Thái Bình Dương hiện đã lọt trọn vào nanh vuốt của Trung Quốc đứng chung cùng quĩ đao với Liên Bang Nga đồng tình hợp tác. Nga coi về quân sự (và xử dụng Non-Government Organizations NGOs như mafia-cartel để hoạt động bí mật) còn Trung Quốc thao túng bằng kinh tế thương mại. Không như Âu-Mỹ, Trung Quốc còn có thể cậy vào sự trợ lực của các nước chư hầu đàn em như Hong Kong, Macau, Singapore, Đài Loan và những nước có cộng đồng người Hoa mạnh mẽ như Nam Dương, Mã Lai, Triều Tiên… (China’s Fifth Column Countries) và huy động các hội kín xã hội đen (Triads) để nắm kinh tế của các nước nhỏ– cả thảy đều chủ trương Hán-hoá Á Châu và hướng về tham vọng đặt cả Á Châu Thái Bình Dương dưới sự khống chế của Trung Hoa lục địa.
Bởi vì mất Việt Nam cho nên Hoa Kỳ đã mất các nước Á Châu Thái Bình Dương khác, đến nỗi những nước đồng minh cật ruột của Mỹ như Nhật, Nam Hàn, Phi Luật Tân cũng bị Trung Quốc uy hiếp tại biển Đông với đường chin đoạn và với sự áp đặt của qui chế nhận diện phòng không Air Defense Identification Zone (ADIZ) tại Á Châu Thái Bình Dương. Riêng về Nam Hàn thì Park Geun-hye cũng phải khấu đầu Trung Quốc qua sự hiện diện của bà tại cuộc diễn binh kỷ niệm 70 năm Trung Cộng chiến thắng Quốc Dân Đảng Tưởng Giới Thạch hồi Đệ Nhị Thế Chiến.
Phi Luật Tân thì cũng đã quá thất vọng với Hoa Kỳ bởi vì những ủng hộ hời hợt trong việc đâm đơn kiện Trung Quốc dưới các Đạo Luật UNCLOS tại Toà Án Quốc Tế. Đồng thời, TT Obama đã không có kế sách ứng phó với việc Trung Cộng bồi đắp các đảo nhân tạo, đáp thử máy bay và quân sự hoá những đảo thuộc Trường Sa Hoàng Sa như đảo Chữ Thập Fiery Cross. Mặc nhiên Hoa Kỳ đã công nhận chủ quyền của Trung Cộng tại biển Đông trong đường chin điểm mà không tranh chấp phần lớn là vì Hoa Kỳ không muốn chiến tranh với Trong Cộng trong lúc này bởi vì sẽ ảnh hưởng rất xấu đối với quan hệ mậu dịch song phương và những quyền lợi kinh tế chồng chéo giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Bởi vì Mỹ mất Việt Nam cho nên Trung Quốc đã không phải phí tốn cho chiến tranh, rãnh tay làm hùm làm hổ ở Á Châu Thái Bình Dương có thời gian quá nửa thế kỷ để phát triển kinh tế, xây dựng quận đội, hải quân, hạm đội, hàng không mẫu hạm, phi cơ oanh tạc, xe tăng thiết giáp và những trang thiết bị vũ khí hạng nặng, vệ tinh, phi đạn tầm gần tầm xa, và phát triển khoa học kỹ nghệ cao, tung hoành không gian ảo (cyberspace) để rò rỉ thông tin, thực hiện những pha tình báo, tấn công các mạng lưới quan trọng của Hoa Kỳ và các nước Âu Châu khác.
Bởi vì Mỹ mất Việt Nam cho nên Trung Cộng đã trổi dậy ở Á Châu, trở thành nền kinh tế lớn nhì thế giới, qua mặt Nhật Bản, chỉ đứng đàng sau Hoa Kỳ, (nhưng thực chất có thể đã vượt cao xa hơn) cho nên Trung Cộng bây giờ đe doạ an ninh kinh tế và kể cả an ninh quốc phòng của Hoa Kỳ trên khắp thế giới. Không những Hoa Kỳ mất Việt Nam Đông Nam Á – Thái Bình Dương, mà Hoa Kỳ đã và đang mất luôn cả quyền lợi tại các nước Phi Châu và Trung Đông hiện nay ngả về ảnh hưởng kinh tế của Trung Cộng. Trong lúc các chính khách Hoa Kỳ bị khuynh lót (lobby) bởi Trung Cộng để thực thi những chính sách có lợi cho Trung Cộng, như việc bà Hillary Clinton hứa hẹn sẽ huỷ bỏ Trans Pacific Partnership (TPP) mà không thực hiện nữa nếu bà đắc cử Tổng Thống. Phe Clinton cũng như phe Bush là hai nhóm được nhiều sự tài trợ của Trung Cộng qua nhiều kỳ tranh cử khác nhau…
Trong khi ứng cử viên Donald Trump, người chủ trương kình chống Trung Quốc đang bị những đồng minh của Trung Quốc trù dập. Gần nhất đây là việc Quốc Hội Anh Quốc đưa ra bàn luận ngăm cấm ông Trump đến Anh Quốc, phần lớn là do Anh Quốc không ủng hộ ông Trump bởi vì ông không phải người do London chọn lựa và họ xem ông như là một mối quan ngại đối với những quyền lợi của họ đặc biệt là những quan hệ mậu dịch mật thiết giữa Anh Quốc với Trung Quốc. Trong lãnh vực kinh tế, người Anh đặt quyền lợi của United Kingdom trên hết, bất chấp thiệt hại đến đồng minh Hoa Kỳ, chứng tỏ qua những thái độ và chính sách của họ trong thời Chiến Tranh Việt Nam và những khác biệt / mâu thuẫn trong chính sách ngoại giao giữa UK và HK đối với các nước Trung Đông hiện nay. Phớt tỉnh Ăng Lê cũng là xỏ lá.
Thế nhưng mà, vẫn chưa trả lời ổn thoả tại sao quan hệ Việt-Trung-Mỹ là chìa khoá của Trật Tự Thế Giới Mới?
Hoa Kỳ nếu muốn là siêu cường quốc số một (không có đối thủ) trong hết thế kỷ này và thế kỷ tới, nhất định phải đối phó với một Trung Cộng đang thách thức Hoa Kỳ trong vai trò lãnh đạo các trào lưu lớn của thế giới như Globalism và Globalization. Không gì trực tiếp và thực tế bằng sự tranh giành địa bàn ảnh hưởng / thị trường kinh tế màu mỡ ở Á Châu, Trung Đông, Âu Châu, Châu Mỹ La-Tinh… Tất cả các nơi mà “giấc mộng Trung Quốc” đang tràn lan và mê hoặc mọi người…
Thứ nhất, về mặt trận kinh tế, Nếu Hoa Kỳ muốn thắng thế đối với Trung Quốc tại các nơi khác trên thế giới, thì Hoa Kỳ tất nhiên phải thắng ở Việt Nam trước. Hoa Kỳ phải chứng tỏ ở Á Châu Thái Bình Dương rằng những kế hoạch mậu dịch thương mại như Hiệp Ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans Pacific Partnership TPP) do Hoa Kỳ khởi xướng có khả năng thành công bất chấp sự đối đầu của Trung Quốc qua các Hiệp Ước Mậu Dịch Tự Do (Free Trade Agreement – FTA) do Trung Quốc thiết lập và thực hiện. Đến nay đã có 14 Hiệp Ước Mậu Dịch CHINA-FTA được cam kết và Việt Nam đã là một thành viên, đối tác then chót trong các Hiệp Ước với Trung Cộng.
Thứ hai, Hoa Kỳ phải chứng tỏ Hoa Kỳ vẫn là siêu cường quốc số một, không bỏ rơi các nước đàn em trông cậy nơi sự bảo vệ và giúp đở của Hoa Kỳ. Trong đó, vấn đề biển Đông sẽ là thí điểm cho Hoa Kỳ trấn an dư luận và tái thiết lập trật tự trong vùng Á Châu TBD. Nếu không cứng rắn, quả quyết thì Trung Quốc sẽ lấn lướt và thao túng.
Thứ Ba, Hoa Kỳ phải gìn giữ các đồng minh Âu Châu không để các nước này bởi vì quyền lợi riêng tư, không chịu đặt dưới sự lãnh đạo của Hoa Kỳ, không hợp tác chặt chẽ mà đi đêm với Trung Cộng, phương hại đến quyền lợi chung của thế giới Tự Do. Hơn vậy nữa, Hoa Kỳ cần phải giữ Liên Bang Nga trung lập, thay gì đứng với Trung Cộng để đối đầu Hoa Kỳ. Tất cả các khối quyền lực nói trên đều hoạt động mạnh mẽ ở Á Châu Thái Bình Dương và nhất định phải thắng thế ở Đông Nam Á.
Cả ba vấn đề lớn nêu trên, cùng nhiều vấn đề khác, quyết định Trật Tự Thế Giới Mới đều liên can đến Việt Nam và Trung Quốc. Thế cho nên quan hệ Việt-Trung-Mỹ sẽ là quan hệ đứng hàng đầu trong nhiều thập niên tới, mà là một thách thức lớn cho cả ba nước. Thế trận đã rõ: Vận mệnh của nhân dân và đất nước Việt Nam, Trung Quốc và Hoa Kỳ tất nhiên gắn bó và cung cách ứng xử của mỗi bên sẽ quyết định vận mệnh chung của cả thế giới và nhân loại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét