Người dân tập trung tại trụ sở UBND thị xã Sầm Sơn sau khi xảy ra vụ nổ súng tại nhà bà Văn Thị Thắng vào chiều 5.3 - Ảnh: Hải Tần




Người dân tập trung tại trụ sở UBND thị xã Sầm Sơn sau khi xảy ra vụ nổ súng tại nhà bà Văn Thị Thắng vào chiều 5.3 - Ả





Hai nghi phạm gây ra vụ nổ súng, hành hung  bà Văn Thị Thắng (45 tuổi, ngụ phường Trường Sơn, thị xã Sầm Sơn, Thanh Hóa) vào chiều 5.3 đã đến cơ quan công an đầu thú.
Chiều 6.3, đại tá Lê Trung Hiếu, Trưởng phòng Tham mưu Công an tỉnh Thanh Hóa, cho biết, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh đã tạm giữ hình sự Ngọ Duy Hưng (30 tuổi, ngụ phường Trường Sơn, thị xã Sầm Sơn) và Nguyễn Văn Quang (25 tuổi, ngụ phường Đông Hương, thành phố Thanh Hóa) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.
Trước đó, 2 nghi phạm này đã đến Công an thị xã Sầm Sơn giao nộp 1 khẩu súng súng bắn đạn nhựa, kích nổ bằng điệ và 4 viên đạn nhựa, đồng thời thừa nhận hành vi nổ súng, gây thương tích cho bà Văn Thị Thắng (45 tuổi, ngụ tại phường Trường Sơn) vào chiều 5.3.
Hai nghi phạm trên khai nhận do mâu thuẫn từ trước nên đã đến nhà bà Thắng nói chuyện, giải quyết. Tại nhà riêng của bà Thắng, Hưng và Quang đã đấm đá gây thương tích cho bà này; Quang dùng súng bắn uy hiếp, dọa nạt nạn nhân.
 “Bước đầu cơ quan điều tra xác định vụ việc xảy ra do mâu thuẫn cá nhân giữa các bên, hoàn toàn không liên quan đến việc người dân thị xã Sầm Sơn khiếu kiện phản đối việc di dời bến neo đậu phương tiện trong những ngày qua”, đại tá Hiếu nói.
Ngọc Min

Xử lý thế nào cho đúng vụ xua đuổi ngư dân

authorNguyễn Quang Thân Thứ Bảy, ngày 05/03/2016 08:46 AM (GMT+7)

(Dân Việt) Thanh Hóa lại có chuyện với dân. Lần này không phải là với các bà con tiểu thương Bỉm Sơn, mà với ngư dân Sầm Sơn.


   
Ngư dân kéo lên tỉnh đòi giữ đất bến cá, nơi cha ông họ nhiều đời nay đi về bám biển sinh sống. Nay tỉnh lấy chỗ bến này cho một doanh nghiệp du lịch. Ngư dân không đồng ý vì theo họ, dời khỏi bến thì hết đường làm ăn, mà doanh nghiệp thì đền bù rẻ mạt. Tỉnh họp để dàn xếp. Trợ cấp, hỗ trợ để ngư dân đánh cá xa bờ, tổ chức lại sản xuất, tạo điều kiện cho họ làm ăn "theo chủ trương". Nhưng cũng như nhiều vụ khiếu kiện đất đai, việc thu xếp không dễ, cũng không thể nhanh chóng...
xu ly the nao cho dung vu xua duoi ngu dan hinh anh 1Ngư dân Sầm Sơn tụ tập tại thành phố Thanh Hóa, yêu cầu chính quyền giải quyết dứt điểm vụ FLC chặn đường mưu sinh của dân. Ảnh: I.T
Có những câu hỏi được đặt ra: Tại sao dự án triển khai đã lâu mà chỉ tới khi dân kéo lên phản ứng, tỉnh mới nhanh nhạy ra chính sách đền bù? Tại sao dự án phải di dời cả một bến cá lâu đời mà không bàn với dân trước? Tại sao bãi biển là của chung, không giao cho một cá nhân nào mà lại không cho dân vào đó đánh bắt, mua bán như cũ?
Đánh xa bờ hay gần bờ, ra khơi hay vào lộng, bao đời nay ngư dân biết phải làm gì để sống. Bài học nhớ đời là hãy để nông dân, ngư dân suy nghĩ trên luống cày, trên tay lưới của mình. Mọi ý đồ cầm tay chỉ việc, dạy đàn bà vén váy đều chuốc thất bại.
Ricardo, nhà kinh tế học trước Marx từng nói: "Người là thứ khó mang xách, di dời nhất". Chí lý! Duy ý chí là cầm chắc thảm bại trong bất kỳ kế hoạch to lớn nào liên quan đến con người. Thanh Hóa từng có ông Bí thư Tỉnh ủy Mai Văn Ninh. Hồi tiểu thương ở Bỉm Sơn đòi giữ chợ, cuộc thương lượng kéo dài mà chẳng có hồi kết vì dân bảo quan sai, quan bảo mình đúng. Ông Ninh đã về tận nơi xem xét. Cuối cùng thấy yêu cầu của dân chính đáng, ông đã dẹp ngay dự án của thị xã, giữ lại chợ cho tiểu thương.
Tôi không đủ thông tin để biết trong vụ ngư dân Sầm Sơn này xử lý như thế nào là đúng nhất, tối ưu nhất, nhưng xin các vị hãy học ông Ninh, ông biết thuyền phải thuận theo nước. Nước có thể lật thuyền chứ thuyền không thể thắng được nước.  Trọng dân, gần dân không phải nói suông mà nhất thiết không thể lấy “nơi khố rách đãi nơi quần hồng”, ưu ái doanh nghiệp mà để dân thiệt thòi. Đưa quyền lợi cho dân chứ không phải cho mình, cho nhóm của mình, chính là giải pháp tối ưu đó.

Ông Hoàng Văn Lưu - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Thanh Hoá:
Sẽ có báo cáo đề xuất với Tỉnh uỷ
Tại thời điểm hiện tại, chúng tôi đã cắt cử cán bộ xuống cơ sở  để tìm hiểu, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng cũng như vận động bà con nông dân giữ bình tĩnh. Sau khi ghi nhận và tổng hợp tất cả những nguyện vọng này của bà con, chúng tôi sẽ đề xuất với Thường trực Tỉnh uỷ Thanh Hoá, UBND tỉnh đưa ra giải pháp, chính sách kịp thời tháo gỡ tình trạng đang “nóng” như hiện nay. Tôi mong bà con nông dân giữ động thái ôn hoà, không kích động, chờ đợi thêm kết luận và giải pháp cuối cùng của tỉnh. Những đòi hỏi chính đáng và hợp lý của bà con nông dân sẽ được Hội Nông dân Việt Nam bảo vệ.
Ngọc Thọ (ghi)

Mẫu đơn có nội dung đề nghị các cơ quan chức năng giải quyết .
Hiện tại FLC đã có các hành vi sau:
1. Theo Quyết định số 1946/QĐ-Ttg về việc phê duyệt Quy hoạch sân golf Việt Nam đến năm 2020 Khoản d, Điều 1 quy định rõ: Các dự án sân golf không được sử dụng đất lúa, đất màu và đất quy hoạch xây dựng khu công nghiệp; khu đô thị; đất rừng (đặc biệt là rừng phòng hộ, rừng đặc dụng). Chống lại Quyết định 1946 của Thủ tướng, Chủ tịch UBND Tỉnh Thanh Hóa ra quyết định sai trái 4383 QĐ-UBND ngày 10.12.2014 và tạo điều kiện cho FLC lấn chiếm khoảng 70 % phần đất rừng phòng hộ bờ biển. xây dựng và cải tạo trái phép trên phần lấn chiếm bắt hợp pháp.
Đề xuất: phục hồi lại nguyên trạng rừng phòng hộ vì không gian phía sau rừng phòng hộ ven biển không chỉ có FLC mà còn là khu dân cư và tài sản của cả khu vực cần được bảo vệ.
2. Cản trở quyền kiếm ăn sinh sống của dân cư địa phương trên bờ biển, mặt nước là phần hoàn toàn không thuộc sở hữu, quản lý của FLC . Hình ảnh, bằng chứng FLC ra cản trở người dân đã có đầy đủ.
Đề xuất: Những thất thu từ ngày FLC tạo ra đối với người dân làm nghề phải được bồi hoàn trung bình mỗi hộ ít nhất quy ra gạo là 30 kg / tháng .Nghiêm cấm FLC ra ngoài khuôn viên của họ để cản trở du khách và đi lại , làm nghề của người dân.
3. Những công trình xây dựng trên các khu đất chưa làm xong thủ tục thu hồi đất và chưa bàn giao là những công trình bất hợp pháp. Theo kết luận Thanh tra số 1277/ BC – TTTH ngày 5.11.2015
Đề xuất : Dừng thi công, Yêu cầu FLC phải nộp công quỹ theo Nghị định 121/CP 40% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép đối với công trình nhà ở riêng lẻ và bằng 50% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép, sai thiết kế được phê duyệt hoặc sai quy hoạch xây dựng và thiết kế đô thị được duyệt đối với công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình. Sau khi chủ đầu tư hoàn thành việc nộp phạt, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy phép xây dựng hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng.


FLC 'không liên quan' vụ Thanh Hóa?

  • 6 giờ trước

Image copyrightContributor
Image captionNgười dân ngồi ngoài đường để đòi quyền sử dụng bãi biển neo đậu tàu đánh cá
Một tập đoàn kinh doanh đa lĩnh vực trong đó có bất động sản ở Việt Nam mới ra tuyên bố khẳng định họ 'không liên quan' trong vụ việc tranh chấp giữa người dân ở tỉnh Thanh Hóa ở miền Trung Việt Nam và chính quyền tỉnh này.
Hôm thứ Sáu, Tập đoàn FLC trong một thông cáo trên trang web chính thức của mình nói đã "tạo hàng ngàn công ăn việc làm cho người lao động" và "Dự án này hoàn toàn không liên quan gì đến những thông tin mà các báo mạng trên có đăng tải".
Thông cáo của tập đoàn này cũng cho biết dự án bãi biển phía đông đường Hồ Xuân Hương là "chủ trương lớn của tỉnh Thanh Hóa".
Thông cáo của tập đoàn hôm 04/3/2016 viết:
"Tập đoàn FLC không liên quan gì đến các khiếu kiện khiếu nại của người dân cũng như việc người dân tập trung đông người tại UBND tỉnh Thanh Hóa.
"Trách nhiệm này thuộc về chính quyền địa phương liên quan đến các chính sách đền bù, hỗ trợ người dân... Tập đoàn FLC nhận mặt bằng sạch từ chủ đầu tư và đang tích cực triển khai dự án."
BBC đã và đang tìm cách liên hệ với FLC và đang đợi phản hồi từ Tập đoàn này về các thông tin mà doanh nghiệp này đưa ra.
Vụ việc người dân Thanh Hóa 'đòi bãi biển' ở tỉnh này và biểu tình trong mấy ngày nay để đòi giải quyết nguyện vọng tiếp tục nằm trong sự chú ý của dư luận.
Hôm Chủ nhật, Một người dân Thanh Hóa miêu tả với BBC Tiếng Việt về hiện trạng vụ việc.
Người dân này nói "loạn hết cả xã Quảng Cư" và cho hay người biểu tình "nằm giữa đại lộ" trong vụ biểu tình đòi quyền sử dụng biển để neo đậu tàu đánh cá tại Thanh Hóa.
Trước đó, từ ngày 29/2, hàng trăm người tập trung tại trụ sở Ủy ban Nhân dân tỉnh và ở khu vực xung quanh.
Báo Vnpexpress mô tả "hàng trăm người tràn xuống đường, ngồi la liệt trên các con phố ở trung tâm Thành phố Thanh Hóa khiến giao thông tê liệt".

Đám đông hỗn loạn

Image copyrightContributor
Image captionMột số người biểu tình nấu mì tôm ăn tại nơi xuống đường
Ngày 5/3, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thanh Hóa khởi tố vụ án gây rối trật tự công cộng vì người dân thị xã Sầm Sơn tràn xuống đường phản đối dự án quy hoạch không gian du lịch ven biển phía Đông đường Hồ Xuân Hương, Sầm Sơn.
Trước đó, từ ngày 3/3, các đại lộ Lê Lợi, trước Ủy ban tỉnh Thanh Hóa đã có hàng trăm người nằm, ngồi, mang theo các biển hiệu "Trả lại biểu cho người dân Sầm Sơn", "Trả lại biển Sầm Sơn"...
Đến chiều 5/3, hàng trăm người đến công an phường Trường Sơn, Sầm Sơn để đòi giải thích việc một phụ nữ bị đánh trọng thương tại nhà.
Báo Vnexpress dẫn lời một người dân ở gần đó:
“Tôi đang ngủ thì nghe tiếng súng nổ, bật dậy chạy sang thì thấy bà Thắng ngất xỉu, mặt mũi sưng vù, có cả máu chảy nên tức tốc gọi xe đưa đi cấp cứu”.
Trên mạng xã hội Facebook, một clip quay cảnh người phụ nữ nằm trên băng ca được đưa đi trong đám đông hỗn loạn.
Dường như người phụ nữ này đã bị thương tích chảy máu ở vùng đầu.
Một người dân mô tả với BBC:
"Dân cứ lên nằm giữa đại lộ, tắc hết đường xá. Họ mang con trẻ con nít nằm đêm nằm hôm ngoài đường."
Trang tin VOV dẫn chính sách của Ủy ban tỉnh Thanh Hóa "hỗ trợ tháo dỡ, phá bỏ các loại tàu, bè nhỏ công suất dưới 20CV với mức 70 triệu đồng mỗi bè, 50 triệu đồng mỗi thuyền thúng. Ngư dân phải cam kết không đóng mới bè, mủng.
Các hộ có tàu, thuyền dưới 20 CV tháo dỡ, phá bỏ đồng thời được hỗ trợ 30kg gạo/khẩu/tháng (trong 6 tháng) để ổn định đời sống."

'Đói không chịu được'

Trả lời BBC khi cập nhật tình hình vụ việc, một người dân nói:
“Họ chỉ đòi quyền lợi tí chỗ bờ biển quy hoạch lại cho người ta có một chỗ để mủng đi biển. Đưa người ta đi sông thì người ta không đi được, biển cách nhà người ta 7- 8 km người ta cũng không đi”
Image copyrightOther
Image captionNgười dân cầm bảng hiệu trong cuộc xuống đường
Người dân này nói thêm:
"Tôi làm nghề đánh cá theo mùa, tháng hai và tháng tư là đánh. Đánh gần bờ đi sáng tối về thôi."
"Ngày trúng được vài triệu, không có thì được vài ba trăm hàng ngày. Tháng cũng đi được hơn hai chục ngày. Kiếm tiền học cho con cái, cháu chắt, mẹ già."
"Không thể làm nghề mới được, nhận 50 triệu ăn vài tháng hết rồi."
Người dân này cũng nói:
“Làm khu du lịch thì rất đẹp, khu vui chơi giải trí, sân golf đồ. Đẹp thì đẹp thật đấy. Nhưng đói thì người dân không chịu được.”
Dự án quy hoạch không gian du lịch ven biển phía Đông đường Hồ Xuân Hương do Tập đoàn FLC thầu, được tỉnh Thanh Hóa phê duyện tháng 10/2015.