Thứ Sáu, 19 tháng 1, 2018

Ai hát trên những xác người?; Danh sách các quân nhân Việt Nam Cộng Hòa hi sinh trong Hải chiến Hoàng Sa 1974

18-1-2018


Ông Nguyễn Ngọc Thiện. Ảnh: internet

Ông Nguyễn Ngọc Thiện – bộ trưởng bộ văn hoá thể thao. Người từng giữ chức bí thư tỉnh uỷ Thừa Thiên – Huế trước khi ra trung ương đảm nhận chức vụ hiện tại.
Cái bộ mà ông Thiện quản lý vừa cấp phép cho đoàn nghệ thuật Nội Mông (Trung Quốc) vào Việt Nam biểu diễn ngày 19/01/2018, trùng với ngày giặc Trung Quốc nổ súng cướp Hoàng Sa của Việt Nam cách đây 44 năm (19/01/1974).

Khó có thể hiểu là vì sao ông Thiện, người từng mắc rất nhiều sai lầm khi còn là bí thư tỉnh uỷ TT – Huế lại leo cao ra tận trung ương như vậy. Hai sai lầm có thể nói là nghiêm trọng nhất của ông Thiện đó là:
– Ông Thiện cùng ông Nguyễn Văn Cao (chủ tịch TT – Huế) là những người ký cấp phép cho doanh nghiệp Trung Quốc thuê 200 ha đất trong 50 năm tại Cửa Khẻm (đèo Hải Vân). Dự án TQ này rất gần Hầm đường bộ Hải Vân và nằm ở vị trí yết hầu có thể cắt đôi đất nước. Nắm vị trí này là nắm cả bầu trời, vùng núi, vùng biển khu vực phòng thủ Đà Nẵng. Đây được xem là dự án “cho thuê bàn thờ” mà nếu lỡ sau này TQ chiếm được Việt Nam thì hai cái tên Thiện – Cao sẽ được sử sách Trung Quốc ghi công.
– Trong vụ phong danh hiệu AHLLVT cho Hồ Xuân Mãn – một tay lưu manh chính trị, người bịa ra các thành tích để được phong, ông Thiện cũng là người góp công lớn khi ngó lơ hầu hết các đơn thư tố cáo của các CCB TT – Huế. Thậm chí một số CCB còn nhận được tin nhắn doạ giết khi vạch trần sự gian dối của Mãn. Theo quy trình thì người xin xét tặng danh hiệu Anh Hùng phải làm một Bản báo cáo thành tích có xác nhận của tập thể lãnh đạo nơi công tác, đông thời lãnh đạo nơi đó phải có Tờ trình về việc này kèm ý kiến đồng ý của tập thể lãnh đạo rồi trình lên Trung ương thì hồ sơ đó mới hợp lệ.
Thế là đích thân Chủ tịch Tỉnh hồi đó là ông Nguyễn Ngọc Thiện đã làm một tờ trình “đẹp” và được tất cả 15 ủy viên trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy ký xác nhận thành tích “rởm” của HXM để trình lên Hội đồng Thi đua Khen thưởng Trung ương, thực hiện một cú lừa ngoạn mục.
Để làm trót lọt việc này, Ban Thường vụ Tỉnh ủy hồi đó ( nhiệm kỳ 2005-2010) còn ra nghị quyết riêng cho vụ việc này, do vậy tất cả 15 ủy viên (100%) trong Ban thường vụ Tỉnh ủy đều phải nhất trí ký xác nhận vào tờ trình này.
Với hai cái lỗi to đùng như thế, nhưng ông Thiện vẫn được leo cao ra tới trung ương để giữ chức bộ trưởng bộ VH – TT.
Và ngày mai 19/01/2018, cái bộ VH – TT nơi mà ông Thiện là người chịu trách nhiệm cao nhất sẽ tổ chức múa hát với bọn giặc Tàu ngay chính tại HN, đúng vào ngày bọn chúng nổ súng cướp quần đảo Hoàng Sa của chúng ta.
Ông Thiện như vậy đã hai lần rước voi về giày mả tổ, một lúc còn ở Huế và bây giờ..!

Danh sách các quân nhân Việt Nam Cộng Hòa hi sinh trong Hải chiến Hoàng Sa 1974

(TNO) Thanh Niên Online xin cung cấp tới bạn đọc danh sách 75 quân nhân Việt Nam Cộng Hòa hy sinh khi chiến đấu chống lại quân xâm lược Trung Quốc trong Hải chiến Hoàng Sa năm 1974.

(TNO) Thanh Niên Online xin cung cấp tới bạn đọc danh sách 75 quân nhân Việt Nam Cộng Hòa hi sinh khi chiến đấu chống lại quân xâm lược Trung Quốc trong Hải chiến Hoàng Sa năm 1974. Danh sách này đang tiếp tục được hoàn thiện với sự đóng góp của bạn đọc. 

Danh sách các quân nhân Việt Nam Cộng Hòa hi sinh trong Hải chiến Hoàng Sa 1974 - ảnh 1
6 quân nhân trong số 74 người đã ngã xuống trong trận chiến bảo vệ Hoàng Sa - Ảnh tư liệu
Phần lớn những tử sĩ này thân xác đã tan vào biển cả và suốt 40 năm qua, chỉ có người thân, bạn bè và đồng đội mới biết và tưởng nhớ họ.
Vẫn còn nhiều thông tin chưa rõ ràng trong danh sách dưới đây (khuyết họ, chức vụ…), rất mong bạn đọc giúp chúng tôi bổ sung thông tin, hoàn chỉnh danh sách những người đã ngã xuống trong khi chiến đấu bảo vệ chủ quyền đất nước.
Thanh Niên Online xin cảm ơn kỹ sư hàng hải Đỗ Thái Bình (TP.HCM) và cựu Hạm trưởng HQ-4 Vũ Hữu San (Mỹ) đã cung cấp và giúp chúng tôi điều chỉnh các thông tin trong danh sách.
Sau đây là danh sách các quân nhân Việt Nam Cộng Hòa hi sinh trong Hải chiến Hoàng Sa 1974:
Số TT
Chức vụ
Họ tên
Đơn vị
1
Trung sĩ Cơ khí
Trần Văn Ba
HQ-10
2
Hạ sĩ Cơ khí
Phạm Văn Ba
HQ-10
3
Hải quân đại úy
Vũ Văn Bang
HQ-10
4
Hạ sĩ Cơ khí
Trần Văn Bảy
HQ-10
5
Thượng sĩ nhất quản nội trưởng Trọng pháo
Châu
HQ-10
6
Trung sĩ nhất Vô tuyến
Phan Tiến Chung
HQ-10
7
Hạ sĩ Giám lộ
Nguyễn Xuân Cường
HQ-10
8
Hạ sĩ Điện khí
Trần Văn Cường
HQ-10
9
Trung sĩ Bí thư
Trần Văn Đảm
HQ-10
10
Hạ sĩ nhất Vận chuyển
Nguyễn Thành Danh
HQ-4
11
Hạ sĩ Vận chuyển
Trương Hồng Đào
HQ-10
12
Hạ sĩ nhất đoàn viên
Trần Văn Định
HQ-10
13
Trung úy Người nhái
Lê Văn Đơn
Người nhái
14
Hạ sĩ Cơ khí
Nguyễn Văn Đông
HQ-10
15
Hải quân trung úy
Phạm Văn Đông
HQ-10
16
Hải quân trung úy
Nguyễn Văn Đồng
HQ-5
17
Trung sĩ Trọng pháo
Đức
HQ-10
18
Thủy thủ nhất Trọng pháo
Nguyễn Văn Đức
HQ-10
19
Trung sĩ Thám xuất
Lê Anh Dũng
HQ-10
20
Hạ sĩ Quản kho
Nguyễn Văn Duyên
HQ-16
21
Thượng sĩ Ðiện tử (truy phong chuẩn úy)
Nguyễn Phú Hảo
HQ-5
22
Hạ sĩ Ðiện khí
Nguyễn Ngọc Hòa
HQ-10
23
Hạ sĩ Giám lộ
Nguyễn Văn Hoàng (nhỏ tuổi nhất)
HQ-10
24
Hải quân trung úy Cơ khí
Vũ Ðình Huân
HQ-10
25
Hạ sĩ Trọng pháo
Phan Văn Hùng
HQ-10
26
Thượng sĩ nhất Ðiện khí
 Võ Thế Kiệt
HQ-10
27
Thượng sĩ Vận chuyển
Hoàng Ngọc Lễ (cao tuổi nhất)
HQ-10
28
Thủy thủ nhất Thám xuất
Phạm Văn Lèo
HQ-10
29
Thượng sĩ nhất Cơ khí
 Phan Tấn Liêng
HQ-10
30
Hạ sĩ Trọng pháo
Nguyễn Văn Lợi
HQ-10
31
Thủy thủ nhất Cơ khí
Dương Văn Lợi
HQ-10
32
Hạ sĩ Người nhái
Ðỗ Văn Long
Người nhái
33
Trung sĩ Ðiện khí
Lai Viết Luận
HQ-10
34
Hạ sĩ nhất Cơ khí
Ðinh Hoàng Mai
HQ-10
35
Hạ sĩ nhất Trọng pháo
Nguyễn Quang Mến
HQ-10
36
Hạ sĩ nhất Cơ khí
Trần Văn Mộng
HQ-10
37
Trung sĩ Trọng pháo
 Nam
HQ-10
38
Thủy thủ nhất Trọng pháo
Nguyễn Văn Nghĩa
HQ-10
39
Trung sĩ Giám lộ
Ngô Văn Ơn
HQ-10
40
Hạ sĩ Phòng tai
Nguyễn Văn Phương
HQ-10
41
Thủy thủ nhất Phòng tai
Nguyễn Hữu Phương
HQ-10
42
Thượng sĩ nhất Trọng pháo
Nguyễn Ðình Quang
HQ-5
43
Thủy thủ nhất Trọng pháo
Lý Phùng Quy
HQ-10
44
Trung sĩ Cơ khí
Phạm Văn Quý
HQ-10
45
Trung sĩ Trọng pháo
Huỳnh Kim Sang
HQ-10
46
Hạ sĩ nhất Vận chuyển
Ngô Sáu
HQ-10
47
Trung sĩ Cơ khí
Nguyễn Tấn Sĩ
HQ-10
48
Thủy thủ Trọng pháo
Thi Văn Sinh
HQ-10
49
Trung sĩ Vận chuyển
Ngô Tấn Sơn
HQ-10
50
Hạ sĩ nhất Vận chuyển
Lê Văn Tây
HQ-10
51
Hải quân thiếu tá - Hạm trưởng (truy phong trung tá)
Ngụy Văn Thà
HQ-10
52
Hải quân đại úy Hàng hải-Thương thuyền
Huỳnh Duy Thạch
HQ-10
53
Hạ sĩ Trọng pháo
Nguyễn Văn Thân
HQ-10
54
Thủy thủ Điện tử
Thanh
HQ-10
55
Hải quân trung úy
Ngô Chí Thành
HQ-10
56
Hạ sĩ Phòng tai
Trần Văn Thêm
HQ-10
57
Hạ sĩ Phòng tai
Phan Văn Thép
HQ-10
58
Hạ sĩ nhất Vận chuyển
Lương Thanh Thú
HQ-10
59
Thượng sĩ Điện tử
Thọ
HQ-10
60
Thủy thủ nhất Vô tuyến
Phạm Văn Thu
HQ-10
61
Thủy thủ nhất Điện tử
Ðinh Văn Thục
HQ-10
62
Trung sĩ Giám lộ
Vương Thương
HQ-10
63
Thủy thủ (?) Người nhái
Nguyễn Văn Tiến
Người nhái
64
Hải quân thiếu tá – Hạm phó
Nguyễn Thành Trí
HQ-10
65
Trung sĩ Trọng pháo
Nguyễn Thành Trọng
HQ-10
66
Hạ sĩ Vận chuyển
Huỳnh Công Trứ
HQ-10
67
Thượng sĩ Người nhái
Ðinh Hữu Từ
Người nhái
68
Trung sĩ Quản kho
Nguyễn Văn Tuân
HQ-10
69
Thủy thủ nhất Cơ khí
Châu Túy Tuấn
HQ-10
70
Biệt hải
Nguyễn Văn Vượng
HQ-4
71
Hải quân trung úy
Nguyễn Phúc Xá
HQ-10
72
Trung sĩ Trọng pháo
Nguyễn Vĩnh Xuân
HQ-10
73
Trung sĩ Ðiện tử
Nguyễn Quang Xuân
HQ-10
74
Trung sĩ Điện khí
Xuân
HQ-16
Bổ sung:
75. Trung sĩ Phạm Ngọc Đa - HQ-10
Cập nhật:
Ngày 9.1:
Thanh Niên Online vừa nhận được điện thoại của nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc (TP.HCM). Ông Phúc cho biết theo thông tin do gia đình cung cấp, ở vị trí thứ 58 là Hạ sĩ nhất Vận chuyển Lương Thanh Thú (HQ-10), không phải "Lương Thanh Thi" như danh sách ban đầu. 
Kỹ sư hàng hải Đỗ Thái Bình (TP.HCM) vừa nhắn tin cho Thanh Niên Online, thông báo gia đình cho biết ở vị trí 21 là Thượng sĩ Điện tử Nguyễn Phú Hảo, không phải "Hào" như danh sách ban đầu. Chúng tôi xin phép điều chỉnh.
Xin cảm ơn nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc và kỹ sư hàng hải Đỗ Thái Bình.
Ngày 12.1:
- Anh Trần Đoàn Nam ở TP.HCM đề nghị điều chỉnh tên cha của mình là Trần Văn Đảm (ví trí thứ 9), không phải Trần Văn Đàm như trong danh sách ban đầu. Xin trân trọng cảm ơn anh Trần Đoàn Nam.
Danh sách trên vẫn còn cần bổ sung và điều chỉnh, Thanh Niên Online mong tiếp tục nhận được sự góp ý của bạn đọc và rất xin lỗi nếu có điểm nào đó chưa chính xác do điều kiện xác minh khó khăn.
Ngày 14.1:
Thanh Niên Online vừa nhận được thông tin từ gia đình một quân nhân hi sinh trong Hải chiến Hoàng Sa: “Gia đình chúng tôi có người mất trong trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974, nhưng không thấy có tên trong danh sách. Thân nhân là Phạm Ngọc Đa, số quân là 71703011, phục vụ trên tàu HQ-10 (Nhật Tảo) với cấp bậc là trung sĩ. Trung sĩ Phạm Ngọc Đa không trực tiếp thiệt mạng trong trận chiến mà chết trong quá trình trôi dạt trên biển ba ngày sau khi tàu HQ-10 chìm (22.1.1974)...”
Gia đình trung sĩ Phạm Ngọc Đa còn gửi tới Thanh Niên Online bản sao chụp giấy báo tử, giấy trợ cấp của chính quyền VNCH và các giấy tờ, hình ảnh liên quan. Cũng theo người thân trong gia đình, thân mẫu của trung sĩ Phạm Ngọc Đa vẫn còn sống tại địa chỉ 588/20A Đông Thịnh 3, Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên, An Giang.
Danh sách các quân nhân Việt Nam Cộng Hòa hi sinh trong Hải chiến Hoàng Sa 1974 - ảnh 2
Giấy chứng tử quân nhân Phạm Ngọc Đa - Ảnh: Gia đình cung cấp
Danh sách các quân nhân Việt Nam Cộng Hòa hi sinh trong Hải chiến Hoàng Sa 1974 - ảnh 3
Trung sĩ Phạm Ngọc Đa
Danh sách các quân nhân Việt Nam Cộng Hòa hi sinh trong Hải chiến Hoàng Sa 1974 - ảnh 4
Phong thư được trung sĩ Đa gửi đi từ tàu HQ-10

Ngày 16.1:
- Thanh Niên Online vừa nhận được tin nhắn của bạn đọc Trần Minh Kha ở quận 4, TP.HCM với nội dung sau: "Đề nghị quí báo điều chỉnh bổ sung họ và tên đầy đủ của anh tôi là: Trần Văn Xuân, trung sĩ điện khí, HQ-16 (ở mục 74). Trân trọng cảm ơn". Rất mong bạn Trần Minh Kha gửi số điện thoại hoặc email tới hộp thư toiviet@thanhnien.vn để chúng tôi xác minh thêm trước khi cập nhật.
Thanh Niên Online
>> Hồ sơ ngoại giao Mỹ về Hải chiến Hoàng Sa - Kỳ 2: Hoàng Sa ở Hội đồng Bảo an LHQ
>> Hồ sơ ngoại giao Mỹ về Hải chiến Hoàng Sa - Kỳ 1: Bàn cờ nước lớn
>> Một sự thật khác về Hải chiến Hoàng Sa (?)
>> Hải chiến Hoàng Sa - 40 năm nhìn lại - Kỳ 4: Nổ súng chống giặc
>> Hải chiến Hoàng Sa - 40 năm nhìn lại - Kỳ 3: Tương quan lực lượng
>> Hải chiến Hoàng Sa - 40 năm nhìn lại - Kỳ 2: Hành quân giữ đảo
>> Hải chiến Hoàng Sa - 40 năm nhìn lại

Mời đọc thêm: Một nén hương lòng gửi tới Hoàng Sa (GDVN). – Thức dậy nhiều ký ức Hoàng Sa (TN). – Chính quyền đi thăm và tri ân nhân chứng Hoàng Sa(PLTP). – Cát Hoàng Sa chứa hồn cốt cha ông (TT). – Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực (Viet Times). Mời đọc lại: Danh sách các quân nhân Việt Nam Cộng Hòa hi sinh trong Hải chiến Hoàng Sa 1974 (TN).

Không có nhận xét nào: