Phạm Viết Đào.
“Tham gia bào chữa cho bị
cáo Đinh La Thăng, cựu Chủ tịch HĐTV PVN, Luật sư Nguyễn Huy Thiệp cho rằng Thủ
tướng Chính phủ đã có Công văn số 978 ngày 11/6/2010 gửi PVN đồng ý về nguyên
tắc chỉ định thầu, giao Hội đồng quản trị PVN quyết định chỉ định thầu theo
pháp luật.
Do đó PVN áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với Dự án Nhà máy
nhiệt điện Thái Bình 2 là đúng quy định pháp luật. Tại bản Kết luận giám định
ngày 11/12/2017 Giám định viên cũng đã kết luận: “Việc áp dụng chủ trương chỉ định thầu đối với gói thầu
EPC theo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ là có căn cứ pháp lý” (Kết luận giám định trang 7, Bút lục 5447).
Sau khi có sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ ngày 18/6/2010,
Đinh La Thăng ký Nghị quyết số 5392: đồng ý chủ trương giao PVC thực hiện gói
thầu theo hình thức chỉ định. Đây là bước triển khai tiếp theo và cụ thể ý kiến
của Thủ tướng. Hội đồng thành viên PVN ra Nghị quyết đồng ý chủ trương chỉ là
định hướng chưa có giá trị xác thực PVC là nhà thầu…”
(http://infonet.vn/luat-su-bao-chua-de-go-toi-cho-ong-dinh-la-thang-ra-sao-post251326.info)
Trước hết việc chỉ định thầu này là hành vi không thực hiện theo
quy định tại Điều 40 của Nghị định Số:
85/2009/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu; Theo Điều 40, dự án Nhà
máy nhiệt điện Thái Bình 2 không nằm trong “Các trường hợp được chỉ định
thầu và điều kiện áp dụng” của
Nghị định 85 ?
Điều này chắc chắn
ông Đinh La Thăng phải biết và Thủ tướng Chính phủ phải biết vì Thủ tướng là
người ký ban hành Nghị định 85; biết rõ Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 không
thuộc diện được phép chỉ định thầu theo Luật Đấu thầu 2005…
Việc thực hiện dự án
Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 không bị truy cứu theo Điều 165-Tội cố ý làm
trái của Bộ Luật Hình sự về hành vi làm trái Điều 40 của Nghị định 85; không
thể dựa vào chiếc bùa hộ mệnh mà luật sư Nguyễn Huy Thiệp đã nêu, đó là Công
văn 978 của Thủ tướng Chính phủ; Mà phải dựa vào hậu quả của việc hoàn thành dự
án: “Không gây hậu quả nghiêm trọng ?!”
Chắc chắn để được Thủ
tướng đồng ý ký công văn 978 với nội dung cho phép PVN chỉ định PVC tổng thầu,
ông Đinh La Thăng phải đứng ra thuyết phục, cam kết, bảo lãnh trước Thủ tướng
rằng: PVC đủ khả năng thực thi dự án này cả về năng lực kỹ thuật và tài chính.
Làm sao Thủ tướng biết và tin được PVC có đủ năng lực mà chỉ có thể tin vào sự
bảo lãnh của ông Đinh La Thăng.
Chính ông Đinh La Thăng khai trước tòa: “Theo ông Thăng, năng lực của PVC đã được kiểm nghiệm qua một số dự án.
Có dự án đơn vị này liên danh với Lilama đã mang lại hiệu quả hơn 100 triệu
USD. “Bị cáo đã báo cáo, nếu Chính phủ cho phép, bị cáo tìm nhà thầu trong nước
triển khai. Nếu không giảm được 100 triệu USD bị cáo xin từ chức. Thực tế dự án
đó đã giảm được trên 100 triệu USD.”
Do bởi sự bảo lãnh này nên Thủ
tướng mới ký Công văn 978. Hậu quả của việc triển khai gói thẩu này theo phương
thức chỉ định đã làm cho dự án cam kết hoàn thành trong năm 2014 nhưng đến cuối
năm 2017, dự án mới hoàn thành được 80 % công việc; đó là theo lời khai chứ
không phải kết luận của điều tra…Điều này đã được ông Thăng khai trước tòa….
Như vậy dự án này đã kéo dài thời
gian thêm 4 năm và chi phí chắc chắn đã vượt qua dự toán ban đầu là 1,7 tỷ USD
?
Tương quan hệ lụy pháp lý ở đây
là: Nếu dự án Thủy điện Thái Bình 2 lúc đầu được triển khai theo phương thức
đấu thầu rộng rãi; Nếu nhà thầu nào thắng thầu kể cả nhà thầu quốc tế; Khi tiến
độ xây lắp dự án không đáp ứng được thời gian theo bài thầu; chi phí cho gói
thầu bị đội lên thì nhà thầu phải chịu trách nhiệm bù đắp, chịu nộp phạt chứ
không thể kéo chủ đầu tư phải chạy theo nhà thầu, rút hầu bao chi thêm vô tội
vạ…
Cọn hiện nay, dự án nhiệt điện
Thái Bình 2 do giao thầu lại giao thầu cho “ con cái” trong nhà nên PVN không
thể phạt PVC, không thể dừng dự án, dự án phát sinh ra bao nhiêu đều phải chiều
theo…
Đó chính là hậu quả nghiêm trọng
của dự án xây lắp nhà máy điện Thái Bình 2 do ông Đinh La Thăng gây ra vì đã chỉ
định PVC làm tổng thầu. Do hậu quả nghiêm trọng:tiến độ thi công dự án kéo dài
hơn 4 năm so với kế hoạch ban đầu; giá thành công trình chắc chắn vượt qua con
số 1,7 tỷ USD…nên ông Đinh La Thăng phải gánh chịu trách nhiệm hình sự về hành
vi cố ý làm trái này mà không thể chối bỏ hay đổ cho ai khác.
Không thể lấy cái tinh thần tương
thân tương ái, tạo công ăn việc làm cho mấy ngàn con người của PVC mà không
tính đến những thiệt hại về kinh tế do dự án bị kéo dài tiến độ, giá thành dự
án đội lên cao hơn ban đầu ?
Luật sự Nguyễn Huy Thiệp tìm cách
bào chữa cho hành vi này của ông Đinh La Thăng như đã nêu là lấy tay che mặt
trời; là “rèm thưa che mắt thánh” khi dựa vào con “ngáo ôp 978” ( công văn 978
của Thủ tướng) để cãi chày cãi cối, vô pháp vô luân nhằm bào chữa cho “tội cố ý
làm trái gây hậu quả rất nghiêm trọng” của ông Đinh La Thăng!
Một luật sư khác của Đinh La Thăng là Phan Trung Hoài cãi cùn rằng: Đinh La Thăng làm trái nhưng không có động cơ tư lợi ?! Trên đời có hạng người nào làm cái việc nguy hiểm, trái pháp luật và có khả năng bị đi tù mà lại không vì động cơ vụ lợi hay gì đó ?
Có một đám duy nhất quả thật biết có khả năng bị đi tù, những vẫn lao vào say sưa làm, mặc dù không được ăn gì của ai, đó là dân chơi blog, dân viết Fb ?
Đối với dân chơi dự án với tiền tỷ USD mà bảo họ không tư túi, trong sáng, không động cơ vụ lợi khi có hành vi khuất tất, trái pháp luật thì có mà trời sập...
P.V.Đ.
PHỤ LỤC
ĐIỀU 40 CỦA NGHỊ ĐỊNH Số:
85/2009/NĐ-CP
Hướng dẫn thi hành Luật Đấu
thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng
1. Gói thầu có giá trong hạn mức được chỉ định
thầu theo quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật sửa đổi bao gồm:
a) Gói thầu dịch vụ tư vấn có giá gói thầu
không quá 3 tỷ đồng, gói thầu mua sắm hàng hóa có giá gói thầu không quá 2 tỷ
đồng, gói thầu xây lắp, gói thầu lựa chọn tổng thầu xây dựng (trừ gói thầu lựa
chọn tổng thầu thiết kế) có giá gói thầu không quá 5 tỷ đồng thuộc dự án đầu tư
phát triển quy định tại khoản 1 Điều 1 của Luật Đấu thầu, dự án cải tạo sửa
chữa lớn của doanh nghiệp nhà nước quy định tại khoản 3 Điều 1 của Luật Đấu
thầu;
b) Gói thầu mua sắm tài sản có giá không quá
100 triệu đồng để duy trì hoạt động thường xuyên quy định tại khoản 2 Điều 1
của Luật Đấu thầu.
Trường hợp không cần thiết chỉ định thầu thì
tổ chức đấu thầu theo quy định.
2. Ngoài các trường hợp được chỉ định thầu quy
định tại Điều 20 của Luật Đấu thầu, Điều 101 của Luật Xây dựng, khoản 1 Điều
này, gói thầu bí mật quốc gia, cấp bách vì lợi ích quốc gia và các trường hợp
đặc biệt được chỉ định thầu quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật sửa đổi và
điểm đ khoản 1 Điều 101 của Luật Xây dựng bao gồm:
a) Gói thầu mang tính chất bí mật quốc gia cần
chỉ định thầu để đảm bảo yêu cầu về bảo mật thông tin theo quy định của pháp
luật về bảo mật;
b) Gói thầu cần kiểm tra ngay để tránh gây
nguy hại trực tiếp đến sức khỏe, tài sản và tính mạng của cộng đồng dân cư trên
địa bàn hoặc để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình liền kề, bao gồm:
- Gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư, thiết
bị y tế để triển khai công tác phòng chống dịch bệnh trong trường hợp cấp bách;
- Gói thầu xử lý sự cố ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng cần phải làm ngay;
- Gói thầu phục vụ việc di dân vùng sạt lở
hoặc phòng, chống bão, lụt trong trường hợp khẩn cấp để đảm bảo an toàn tính
mạng con người và tài sản;
- Gói thầu xử lý sự cố công trình trong trường
hợp khẩn cấp để đảm bảo an toàn tính mạng con người và tài sản.
c) Gói thầu dịch vụ tư vấn lập, đánh giá báo
cáo chiến lược, quy hoạch, gói thầu dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền
khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi trong trường hợp chỉ có một nhà thầu có đủ
năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu;
d) Tác giả của thiết kế kiến trúc công trình
trúng tuyển hoặc được tuyển chọn được bảo hộ quyền tác giả, được chỉ định để
thực hiện gói thầu dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi và thiết kế
xây dựng khi có đủ điều kiện năng lực theo quy định;
đ) Gói thầu dịch vụ tư vấn về công nghệ thông
tin để nâng cấp, mở rộng phần mềm mà trước đó đã được cung cấp từ một nhà thầu
và nhà thầu khác không thể cung cấp do cần đảm bảo tính tương thích về mặt công
nghệ với phần mềm trước;
e) Gói thầu thi công xây dựng tượng đài, phù
điêu, tranh hoành tráng, tác phẩm nghệ thuật gắn với quyền tác giả từ khâu sáng
tác đến thi công công trình;
g) Gói thầu di dời các công trình công cộng
phục vụ công tác giải phóng mặt bằng mà chỉ có một đơn vị được thực hiện do yêu
cầu đặc biệt chuyên ngành;
h) Gói thầu rà phá bom, mìn, vật nổ để chuẩn
bị mặt bằng thi công xây dựng công trình;
i) Đối với gói thầu thuộc chương trình mục
tiêu quốc gia, các chương trình hỗ trợ giảm nghèo cho các huyện, xã miền núi,
vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn: trường hợp cộng đồng dân cư địa
phương có thể đảm nhiệm thì giao cho người dân ở địa phương đó thực hiện;
trường hợp có nhiều tổ chức đoàn thể tại địa phương có nhu cầu tham gia thì lựa
chọn tổ chức đoàn thể đề xuất phương án thực hiện hiệu quả nhất;
k) Các trường hợp đặc biệt khác do Thủ tướng
Chính phủ xem xét, quyết định.
3. Điều kiện áp dụng chỉ định thầu
Khi thực hiện chỉ định thầu phải đáp ứng đầy
đủ các điều kiện sau đây, trừ gói thầu quy định tại điểm a khoản 1 Điều 20 của
Luật Đấu thầu;
a) Có quyết định đầu tư, trừ gói thầu quy định
tại các điểm c, d khoản 2 Điều này;
b) Có kế hoạch đấu thầu được duyệt;
c) Đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ
thực hiện gói thầu. Không quy định nhà thầu ứng vốn để thực hiện gói thầu là
điều kiện để chỉ định thầu;
d) Có dự toán được duyệt theo quy định;
đ) Có thời gian thực hiện chỉ định thầu kể từ
ngày phê duyệt hồ sơ yêu cầu đến ngày ký kết hợp đồng đảm bảo không quá 45
ngày; trường hợp gói thầu có quy mô lớn, phức tạp không quá 90 ngày;
e) Có thời gian thực hiện hợp đồng không quá
18 tháng
Đối với gói thầu di dời công trình công cộng
phục vụ công tác giải phóng mặt bằng để góp phần đẩy nhanh tiến độ cho một số
dự án đặc biệt quan trọng và cấp bách, chủ đầu tư có thể xem xét phát hành hồ
sơ yêu cầu trên cơ sở phương án, biện pháp thi công và dự toán được duyệt.
( Hết )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét