Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Đặng Minh Khôi và Phó Chủ tịch Chính Hiệp toàn quốc Trung Quốc Vương Gia Thụy. (Ảnh: Lương Tuấn/TTXVN)

Trưa 18/1 tại thủ đô Bắc Kinh, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 68 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Trung Quốc (18/1/1950-18/1/2018).

Tới dự lễ kỷ niệm, về phía Trung Quốc có Phó Chủ tịch Chính Hiệp toàn quốc Trung Quốc Vương Gia Thụy, đại diện lãnh đạo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Các Đại sứ, đại diện Đại sứ quán các nước ASEAN và các nước khác trong ngoại giao đoàn ở Bắc Kinh cũng đến tham dự. Bên cạnh đó, còn có đại diện các bộ, ban, ngành, địa phương, các nhân sỹ hữu nghị, doanh nghiệp, phóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí của Trung Quốc, cùng các cán bộ Đại sứ quán Việt Nam, đại diện các cơ quan báo chí, tổ chức, doanh nghiệp, lưu học sinh Việt Nam tại Trung Quốc.

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Trung Quốc Đặng Minh Khôi đã điểm lại chặng đường 68 năm lịch sử phát triển quan hệ Việt Nam-Trung Quốc và nhấn mạnh ý nghĩa của tình hữu nghị truyền thống Việt Nam-Trung Quốc do Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Mao Trạch Đông và các nhà lãnh đạo tiền bối của hai nước đã dày công vun đắp.

Đại sứ Đặng Minh Khôi khẳng định Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng gần gũi, đều mong muốn duy trì môi trường hòa bình, ổn định để thúc đẩy đổi mới, cải cách mở cửa, xây dựng đất nước; Việt Nam luôn coi phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với Trung Quốc là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa của Việt Nam.

Đại sứ Đặng Minh Khôi phát biểu tại Lễ kỷ niệm. Ảnh: Vĩnh Hà/TTXVN)

Đại sứ Đặng Minh Khôi đã bày tỏ vui mừng trước việc lễ kỷ niệm năm nay diễn ra đúng vào dịp quan hệ Việt Nam-Trung Quốc duy trì đà phát triển tích cực với nhiều kết quả nổi bật; các chuyến thăm, tiếp xúc giữa lãnh đạo hai nước diễn ra mật thiết nhất trong nhiều năm qua.

Hợp tác kinh tế, thương mại và trên các lĩnh vực khác giữa hai nước đạt nhiều tiến triển thực chất. Kim ngạch thương mại song phương Việt Nam-Trung Quốc năm 2017, theo thống kê của phía Trung Quốc, đạt 121,3 tỷ USD, tăng 23,4% so với năm 2016; khách du lịch Việt Nam và Trung Quốc qua lại lẫn nhau đạt gần 7 triệu người.

Giao lưu, hợp tác giữa các cấp, các ngành, các địa phương và nhân dân hai nước diễn ra nhộn nhịp; lưu học sinh giữa hai nước tiếp tục tăng. Việt Nam và Trung Quốc cũng là những đối tác tốt trong khuôn khổ hợp tác đa phương khu vực và toàn cầu, như hợp tác ASEAN-Trung Quốc, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Liên hợp quốc; trong năm 2018, ASEAN và Trung Quốc kỷ niệm 15 năm quan hệ đối tác chiến lược.

[Đại sứ Việt Nam Đặng Minh Khôi gặp gỡ báo giới Trung Quốc]

Đại sứ Đặng Minh Khôi hy vọng những kết quả đáng khích lệ trong quan hệ Việt Nam-Trung Quốc thời gian qua sẽ góp phần đưa quan hệ hai nước bước vào giai đoạn phát triển mới, mạnh mẽ hơn, thực chất hơn. Đại sứ cũng bày tỏ mong muốn hai bên sẽ không ngừng nỗ lực thực hiện đầy đủ, hiệu quả nhận thức chung quan trọng đạt được giữa Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, tăng cường tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác thiết thực trên các lĩnh vực, nỗ lực cùng các bên giữ gìn hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực, đẩy mạnh hơn nữa giao lưu nhân dân, củng cố nền tảng xã hội của quan hệ hai nước.

Trong lời phát biểu đáp từ, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trần Hiểu Đông bày tỏ nhất trí với những đánh giá của Đại sứ Đặng Minh Khôi về những tiến triển tích cực trong quan hệ Việt Nam-Trung Quốc; Lãnh đạo cấp cao nhất của hai nước đã có các chuyến thăm quan trọng và đạt nhận thức chung về việc củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống, tăng cường hợp tác toàn diện giữa hai nước Trung-Việt.

Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trần Hiểu Đông phát biểu tại Lễ kỷ niệm. (Ảnh: Vĩnh Hà/TTXVN)

Ông Trần Hiểu Đông khẳng định Đảng, Chính phủ Trung Quốc luôn coi trọng cao độ phát triển quan hệ với Việt Nam, sẵn sàng cùng với Việt Nam nỗ lực thực hiện tốt nhận thức chung quan trọng mà Lãnh đạo cấp cao của hai Đảng, hai nước đã đạt được, tăng cường giao lưu, hợp tác trên các lĩnh vực, thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung Quốc-Việt Nam trong thời đại mới có bước phát triển to lớn hơn nữa.

Tại buổi lễ kỷ niệm, các nghệ sỹ và sinh viên Việt Nam, Trung Quốc đã trình diễn nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc, thể hiện sinh động sự giao lưu văn hóa giữa người dân hai nước, đặc biệt là thế hệ trẻ./.

Tiết mục văn nghệ chào mừng Lễ kỷ niệm. (Ảnh: Vĩnh Hà/TTXVN)

ĐẠI SỨ QUÁN VN TẠI BẮC KINH CÓ “ĂN CƠM NHÀ VÁC TÙ VÀ” TRUNG QUỐC ?

                         Phạm Viết Đào.
Tình cờ chúng tôi vào trang Website của Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh tại địac chỉ: http://www.vnemba.org.cn/vi/nr050707201302; Trang Web…có 7 mục gồm: Tin tức; Quan hệ Việt-Trung; Công tác lãnh sự; Tổng quan về Trung Quốc; Chuyên đề kinh tế Trung Quốc; Hợp tác giáo dục; Hợp tác giao lưu kinh tế-văn hóa.
Trong 7 mục này thì có 2 mục bỏ trắng không có tin tức đó là: Hợp tác giáo dục; Hợp tác giao lưu kinh tế-văn hóa.
Mục tin tức đưa tin hoạt động ngoại giao bình thường của Bộ Ngoại giao; Mục Công tác Lãnh  sự giới thiệu các thủ tục và các nhiệm vụ của lãnh sự;
Trang Website chứa nhiều bài và tin nhất là 2 mục: Tổng quan về Trung Quốc; Chuyên đề kinh tế Trung Quốc…
Chúng tôi tự hỏi: Liệu trang Website của Đại sứ quán VN tại Bắc Kinh mở 2 chuyên mục này có lấn sân của Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam không ?
Theo thiển ý của chúng tôi, Đại sứ quán là cơ quan ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài có nhiệm vụ chủ yếu: quảng bá hình ảnh quốc gia mình ra với thế giới.
Theo dõi nhiều trang Website của nhiều nước tại Hà Nội chúng tôi thấy họ giành để giới thiệu những thông tin về đất nước họ là chính. Việc giới thiệu này thường bằng tiếng Việt hoặc tiếng thông dụng chứ họ ít khi sử dụng ngôn ngữ của quốc gia họ để phục vụ cho độc giả trong nước họ.
Việc cung cấp tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa giáo dục của các Đại sứ quán về các nước sở tại thường cung cấp trực tiếp cho các cơ quan chức năng của quốc gia họ như: Chính phủ, Bộ Ban ngành có liên quan…
Các Đại sứ quán không có chức năng nhiệm vụ mang tính công vụ: cung cấp thông tin cho báo chí tuyên truyền cho nước sở tại mà mình làm chức trách đại sứ.
Ngược lại họ có nhiệm vụ mang tính công vụ: Cung cấp thông tin, tình hình kinh tế xã hội của quốc gia mình cho các cơ quan chức năng của các nước sở tại trong đó có báo chí của quốc gia sở tại.
Đọc trang Website của Đại sứ quán VN tại Bắc Kinh, chúng tôi thấy chỉ bằng tiếng Việt và đưa nhiều thông tin về tình hình kinh tế-văn hóa Trung Quốc; đây liệu có phải là việc làm giống như việc: ăn cơm nhà vác tù và Trung Quốc không?
Theo chúng tôi quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay đang nổi cộm lên khá nhiều vấn đề phức tạp, hiểm nghèo. Việc Đại sứ quán VN tại Bắc Kinh đưa những bài ví như trong bàiTổng quan về Trung Quốc, tại mục 
6 viết:” Về đối ngoại, Trung Quốc khẳng định sẽ tiếp tục đi theo con đường phát triển hòa bình, kiên trì mở cửa đối ngoại, sẵn sàng hợp tác cùng có lợi với các nước trên thế giới, trong đó Trung Quốc hết sức coi trọng phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước láng giềng theo phương châm “mục lân, an lân, phú lân” (thân thiện với láng giềng, ổn định với láng giềng và cùng làm giàu với láng giềng).Có nên không và có chính xác không ? Đây không phải là trang tin điện tử thông thường mà tiếng nói của một đại diện ngoại giao tại nước ngoài?
Nếu bài viết này do Đại sứ quán Trung Quốc tại VN đưa lên trang Website của họ thì đó là chuyện bình thường; đáng tiếc bài viết lại do Đại sứ quán VN tại Bắc Kinh viết và giới thiệu trên trang Websiet bằng tiếng Việt, chả nhẽ để lấy lòng các cơ quan ngoại giao Bắc Kinh chăng?
Đọc thông tin của bài viết chúng tôi thấy Đại sứ quán VN tại Bắc Kinh hiểu sâu những vấn đề lịch sử-văn hóa của Trung Quốc nhiều hơn của Việt Nam ?
Tôi dám cá cược: các nhân viên ngoại giao VN rằng: họ có khả năng hiểu và nắm được gì về văn hóa Đông Sơn, Hòa Bình của Việt Nam phát triển rực rỡ như thế nào, nó tỏa sáng ra các vùng Đông Nam Á ra sao? ( Chúng tôi đã vào thăm bảo tàng ở Malaixia, Sangapo đều thấy họ quy chiếu lịch sử phát triển của họ theo 2 nền văn hóa phát xuất từ Việt Nam .)
Thế nhưng trong bản tin của Đại sứ quán VN tại Bắc Kinh lại viết rất rõ, kỹ và chính xác, cụ thể về người vượn Bắc Kinh về nhà Chu, nhà Tần, nhà Minh… của Trung Quốc?
Điều cuối cùng chúng tôi lấy làm lạ là trang Website của một cơ quan ngoại giao trực thuộc Chính phủ, không thấy đưa ảnh của lãnh tụ nước mình là ông Hồ Chí Minh nhưng lại đưa ảnh ông Mao Trạch Đông và các di chỉ do triều đại Tần Thủy Hoàng rất trang trọng và hoành tráng trên trang chủ?
Ảnh ông Mao Trạch Đông trên trang chủ của Website Đại sứ quán VN tại Trung Quốc.
Trong lịch sử bằng chữ viết còn lưu lại của Việt Nam, Tần Thủy Hoàng là vị vua Trung Quốc đầu tiên sát nhập Việt Nam vào Trung Quốc, coi Việt Nam là một quận: quận Cửu Chân? Đưa hình ảnh này lên, phải chăng ông Đại sứ VN tại Bắc Kinh đang “bồi hồi” hồi tưởng lại cái thuở Việt Nam vốn là một quận của Trung Quốc?
Thưa Ngài Đại sứ VN tại Bắc Kinh, năm 1979 hàng vạn lính Trung Quốc với sự thôi thúc của những chiếc tù và tràn qua biên giới Việt Nam chém giết theo chiến thuật biển người; chúng tôi không thể không lo ngại về những thông tin, hình ảnh trên trang Website của Đại sứ quán VN: liệu có đang là một thứ “ tù và “ không, thưa Ngài ?
P.V.Đ