Thứ Ba, 9 tháng 1, 2018

Luật sư bào chữa cho Trịnh Xuân Thanh: ‘Khoản lỗ trên 3.000 tỷ đồng không phải do ông Thanh gây ra’; Trịnh Xuân Thanh: PVN và ông Thăng chỉ đạo tìm đối tác nước ngoài liên danh PVC


Thứ hai , 08/01/2018 08:50 AM GMT+7


(VTC News) - Luật sư Lê Văn Thiệp - người bào chữa cho bị cáo Trịnh Xuân Thanh cho rằng, nói PVC làm thua lỗ trên 3.000 tỷ đồng là không chính xác và đây không phải trách nhiệm của ông Thanh.
Video: Ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh bình tĩnh trả lời thẩm vấn trước tòa
Sáng 8/1, hàng trăm phóng viên của các cơ quan thông tấn, báo chí có mặt tại TAND TP Hà Nội để theo dõi, đưa tin phiên xét xử sơ thẩm bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và 20 người trong vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Tham ô tài sản xảy ra tại Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam - PVC.

Trước giờ phiên tòa diễn ra, PV VTC News có cuộc phỏng vấn luật sư Lê Văn Thiệp - 1 trong 5 luật sư  bảo vệ quyền lợi cho bị cáo Trịnh Xuân Thanh.

Luat su bao chua cho Trinh Xuan Thanh: ‘Khoan lo tren 3.000 ty dong khong phai do ong Thanh gay ra’ hinh anh 1
Luật sư Lê Văn Thiệp - 1 trong 5 người bào chữa cho bị cáo Trịnh Xuân Thanh 

Trả lời câu hỏi về tinh thần của ông Thanh trước phiên tòa, luật sư Thiệp cho rằng, một người chỉ coi là có tội khi có bản án kết tội của tào án.
Ông Thanh hoàn toàn tin tưởng vào sự nghiêm minh của pháp luật, luôn sẵn sàng để làm rõ mọi tình tiết liên quan đến vụ án để đảm bảo công bằng.
Nói về hành vi sai phạm của ông Trịnh Xuân Thanh liên quan khoản thua lỗ gần 3.300 tỷ đồng tại PVC, dưới thời ông này giữ cương vị Chủ tịch HĐQT, luật sư Lê Văn Thiệp nói: "Chúng tôi cho rằng trong thời gian qua báo chí thông tin không chính xác về PVC.
Số lỗ trên 3.000 tỷ đó không phải do ông Thanh gây ra mà do 6 công ty có địa vị pháp lý ngang bằng PVC thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) đã gây ra thua lỗ trước khi trở về PVC.
Bản thân PVC được nhà nước giao vốn 1.000 tỷ, đến khi thoái vốn đạt gần 2.500 tỷ. Đồng thời trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, PVC đã thực hiện nhà máy Nhiệt điện Nhơn Trạch giá rẻ hơn so với giá đầu thầu quốc tế hơn 100 triệu USD. Nhưng những vấn đề đó không được báo chí tập trung khai thác".
Ông Thiệp cho rằng, thực chất PVC là một doanh nghiệp mạnh và phải đỡ những doanh nghiệp yếu như: Nhà máy cồn nhiên liệu sinh học (Ethanol) Phú Thọ gần 1.000 tỷ đồng, khách sạn dầu khí Thái Bình 400 tỷ đồng, PVPower vài trăm tỷ, Vũng Áng, PIV- Long Sơn… Tất cả các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ đều đẩy về PVC.
"Nói PVC làm thua lỗ trên 3.000 tỷ đồng là khônh chính xác, đây là trách nhiệm của Tập đoàn, không phải trách nhiệm của ông Thanh", luật sư Thiệp nhấn mạnh.
Ông Thiệp chia sẻ thêm, trong trường hợp tòa chưa xét xử nhưng bản thân ông Thanh cũng nhận thức vai trò của nguời đứng đầu nên cảm thấy rất đau xót trước việc mất mát và việc làm sai của cấp duới nên gia đình đã nộp 2 tỷ đồng khắc phục hậu quả.
Video: Đoàn xe chở ông Thăng và 21 đồng phạm
Trong giai đoạn năm 2011 - 2013, PVC đã để xảy ra thua lỗ khoản tiền gần 3.300 tỷ đồng, đây cũng là giai đoạn mà ông Trịnh Xuân Thanh giữ cương vị Chủ tịch HĐQT PVC. Ông Thanh đã để PVC “mắc cạn” trong thua lỗ và nợ nần chỉ trong vài năm lên nắm quyền “thuyền trưởng”.
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh bị cáo buộc đã chỉ đạo bị cáo Vũ Đức Thuận ký hợp đồng EPC số 33 trái quy định để PVC được nhận tạm ứng. 
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh còn chỉ đạo cấp dưới sử dụng hơn 1.115 tỷ đồng trong số tiền tạm ứng này vào mục đích khác, không đưa vào Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền trên 119 tỷ đồng. 
Bên cạnh đó, ông Trịnh Xuân Thanh còn đề ra chủ trương, chỉ đạo thuộc cấp lập khống hồ sơ rút hơn 13 tỷ đồng từ ban điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch để chia nhau sử dụng cá nhân. Trong đó, bị cáo Trịnh Xuân Thanh được ăn chia 4 tỷ đồng. 
Bị cáo Phùng Đình Thực, nguyên Tổng Giám đốc PVN, đã cùng Đinh La Thăng có hành vi sai phạm trong việc chỉ đạo PVPower ký hợp đồng EPC số 33 với PVC trái quy định. 
Sau đó chỉ đạo cấp dưới tại PVN và Ban Quản lý dự án căn cứ hợp đồng này cấp tạm ứng 6.607.500 USD và trên 1.312 tỷ đồng cho PVC để bị cáo Trịnh Xuân Thanh cùng đồng phạm sử dụng hơn 1.115 tỷ đồng không đúng mục đích, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền trên 119 tỷ đồng.

VIỆT AN

Trịnh Xuân Thanh: PVN và ông Thăng chỉ đạo tìm đối tác nước ngoài liên danh PVC


Nguyễn Tuân

PVN và ông Đinh La Thăng mong muốn đẩy nhanh tiến độ Nhiệt điện Thái Bình 2 nên chỉ đạo tìm kiếm đối tác nước ngoài liên danh với PVC làm tổng thầu. Bản chất của vấn đề là PVC thuê các chuyên gia nước ngoài thực hiện dự án.Tiếp tục phiên xét xử sai phạm xảy ra tại Tổng công ty Xây lắp dầu khí (PVC), sáng nay 9/1, bị cáo Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch PVC khai:




Nhiệm vụ của bị cáo là chỉ đạo đơn vị triển khai sản xuất kinh doanh hàng nằm thông qua kế hoạch SXKD hàng năm của Tổng công ty cũng như tổ chức ĐHĐCĐ thường niên. Bổ nhiệm từ cấp trưởng phòng trở lên.
Thời điểm 2011, tình hình tài chính của PVC theo báo cáo kiểm toán, PVC lên sàn từ 2009, từ 2009-2011 PVC vẫn có lãi nhưng đã tiềm ẩn nguy cơ thua lỗ. Mức vốn đầu tư vào các các công ty con tại thời điểm 2011 vượt so với vốn điều lệ 2500 tỷ đồng của PVC, cụ thể là trên 3000 tỷ đồng. Lý do là thực hiện quyết định tái cơ cấu của Thủ tướng Chính phủ, PVC là một trong 5 ngành nghề chính của PVN thực hiện dịch vụ thi công xây lắp, PVN chuyển một số đơn vụ như BĐS của PVFC, PV Power … về PVC.
Khi chuyển về PVC không có vốn mà chuyển nợ từ nguồn vốn đã góp từ trước, do đó PVC không đủ vốn và phải nợ vốn. Trước đó PVC chỉ vay vốn đề SXKD, nhưng sau khi chuyển về thì Tập đoàn PVN đã quyết định cho PVC được vay OceanBank. Tập đoàn cũng quyết định khi tăng vốn điều lệ năm 2011 lên 4500 tỷ đồng như vậy PVN đã duyệt kế họach tăng vốn này, trong đó có nguồn tiền để trả nợ, nhưng vì không thực hiện được tăng vốn theo lộ trình nên dẫn đến việc số tiền đầu tư vượt trội.
PVC vay OceanBank hơn 700 tỷ đồng, các khoản nợ khác cộng lại khoảng hơn 1000 tỷ đồng.
PVC là đơn vị thi công, mặc dù biết là không có đủ năng lực làm tổng thầu EPC nhưng tại thời điểm đó cả nước chỉ có Lilama và PVC may ra có khả năng làm tổng thầu.
PVN và anh Thăng (ông Đinh La Thăng) mong muốn đẩy nhanh tiến độ Nhiệt điện Thái Bình 2 nên chỉ đạo tìm kiếm đối tác nước ngoài liên danh với PVC làm tổng thầu. Bản chất của vấn đề là PVC thuê các chuyên gia nước ngoài thực hiện dự án.
Khi PVC mất cân đối, một đơn vị xây lắp nhận được một dự án là điều rất tốt, vừa có công ăn việc làm lại có thêm kinh nghiệm, mặc dù bị cáo biết đây là dự án lớn, năng lực của PVC có thể chưa đảm đương được nhưng PVC có chỉ đạo thuê tư vấn nước ngoài.
Những công ty con của PVC thua lỗ phần lớn là do đầu tư vào bất động sản, lúc đó 30 triệu m2 sàn giữa trung tâm Nghệ An xuống còn 10 triệu không ai mua, PVN chuyển những đơn vị đó về PVC Nghệ An. Mọi thua lỗ, khó khăn tài chính chủ yếu do BĐS.
Khi PVC được giao dự án Nhiệt điện Thái Bình 2, bị cáo phân công Vũ Đức Thuận, phân công bị cáo Hải phụ trách hợp đồng số 33.PVN yêu cầu khởi công trong quý 1 năm 2011 nhưng thời gian rất ngắn nên không kịp.Trong các phiên họp với PVN, bị cáo nhớ là lãnh đạo PVN vẫn quyết định khởi công đúng kế họach, những hồ sơ giấy tờ chưa hoàn thiện thì bổ sung sau.
Với tinh thần đó, PVC đề xuất tháng 4-5/2011 là nhanh nhất mới có thể hoàn thiện hồ sơ nhưng Tập đoàn vẫn quyết định khởi công và PVC đã triển khai.
Toàn bộ hợp đồng 33 không có phụ lục.



Không có nhận xét nào: