10/01/2018 18:16 GMT+7
- Chiều nay, phiên tòa xét xử bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh cùng 20 đồng phạm tiếp tục với phần thẩm vấn của các luật sư.
Trả lời thẩm vấn của luật sư, bị cáo Đinh La Thăng khai: Khi quyết định, PVPower là chủ đầu tư, HĐTV đã giao cho Ban TGĐ chỉ đạo triển khai theo đúng quy định của pháp luật, và việc triển khai này, TGĐ đã phân công cho các Phó TGĐ thực hiện. HĐTV chỉ chịu trách nhiệm về chủ trương, đường lối.
Theo ông Thăng, HĐTV có được báo cáo của TGĐ PVPower là đã đầy đủ các điều kiện để ký hợp đồng EPC số 33.
Chỉ khi làm việc với CQĐT, ông Thăng mới biết hợp đồng 33 chưa đủ điều kiện. HĐTV và Chủ tịch HĐTV không có thẩm quyền chỉ đạo ký hợp đồng, đàm phán nên không thể biết.
Luật sư đặt câu hỏi với ông Đinh La Thăng: Sáng nay, đại diện PVPower khẳng định, việc ký hợp đồng EPC 33 chỉ nhằm mục đích duy nhất để khởi công dự án. Vậy để khởi công dự án quy mô như thế này có buộc phải ký hợp đồng 33 không?
Bị cáo Thăng trả lời: Để khởi công dự án theo quy định của pháp luật, có nhiều điều phải làm, trong đó, ký hợp đồng để triển khai các công việc.
Theo lời ông Thăng, ông chỉ được báo cáo bằng văn bản khẳng định tất cả điều kiện để khởi công đều đầy đủ. "Bị cáo chưa hề nhận được bất cứ văn bản nào, cũng như báo cáo trực tiếp của lãnh đạo PVPower là chưa đủ điều kiện khởi công...", lời ông Thăng.
Trả lời câu hỏi: Việc PVPower đề nghị khởi công ngày 1/3 nhưng trong điều kiện hợp đồng họ ký chưa có hiệu lực, theo quan điểm cá nhân bị cáo là đúng hay sai, ông Thăng trả lời: Bị cáo không biết đúng sai mà được báo cáo bằng văn bản đã đầy đủ điều kiện khởi công. Việc đúng hay sai mà đại diện PVPower nêu thì tôi tôn trọng quyền trả lời của họ.
Ảnh: TTXVN |
Trước đó, vào sáng cùng ngày, ông Vũ Huy Quang (nguyên Tổng giám đốc PVPower) khai, trước khi ký hợp đồng, PVPower đã báo cáo Tập đoàn bằng 3 văn bản, nêu các vấn đề khó khăn, thời gian hoàn thành thủ tục theo pháp lý phải mất 6 tháng và chỉ ký được vào giữa tháng 6/2011. Các văn bản đều liên tục nhắc lại như vậy, nhưng Tập đoàn vẫn chỉ đạo phải ký hợp đồng ngày 28/2/2011.
Vẫn theo lời khai của ông Đinh La Thăng, việc liên quan đến tạm ứng tiền không thuộc trách nhiệm của HĐTV và Chủ tịch HĐTV. Vì vậy, trong tất cả các văn bản đề nghị của PVPower cũng như đơn vị khác đưa lên thì 2 lần trước bị cáo không giải quyết do không thuộc trách nhiệm của HĐTV.
Lần thứ 3, bị cáo Thăng có nhận được văn bản, thấy có liên quan đến dự án nhiệt điện Thái Bình, có liên quan đến kỹ thuật là phần mà bị cáo Nguyễn Quốc Khánh (nguyên Phó TGĐ PVN) phụ trách nên ông Thăng đã chuyển cho bị cáo Khánh.
Theo ông Thăng, nếu biết liên quan đến tiền, ông ta đã không chuyển cho bị cáo Khánh, vì theo phân công của TGĐ, bị cáo Nguyễn Xuân Sơn mới là người phụ trách tài chính dự án.
Ông Thăng cho rằng, việc giải quyết tiền nong, tạm ứng là trách nhiệm của TGĐ phân công các Phó TGĐ, không thuộc trách nhiệm HĐTV. Bản thân bị cáo không có bất kỳ chỉ đạo nào về tạm ứng. Chỉ có một lần duy nhất bị cáo Thăng chỉ đạo bằng văn bản tại kết luận, theo đó yêu cầu giải quyết các kiến nghị của PVC, đồng ý tạm ứng. Sau này, khi vụ án xảy ra, ông Đinh La Thăng được biết, kết luận đó không được các cơ quan, đơn vị thực hiện.
Hình ảnh ngày thứ 3 xét xử Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm
Một số hình ảnh trong ngày thứ ba xét xử sơ thẩm bị cáo Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm.
Hình ảnh ngày xét xử thứ hai ông Đinh La Thăng và đồng phạm
Hình ảnh trong ngày thứ hai xét xử sơ thẩm bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm.
Hình ảnh bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh tại tòa
TAND TP Hà Nội ngày 8/1 đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh cùng 20 bị cáo.
Hình ảnh ngày đầu tiên xét xử ông Đinh La Thăng và đồng phạm
Hình ảnh trong ngày đầu tiên xét xử sơ thẩm bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm.
T.Nhung
Bị tăng huyết áp, ông Đinh La Thăng từ chối trả lời luật sư
10/01/2018 19:57 GMT+7
- Cuối buổi xét xử ngày 10/1, cho biết mình bị tăng huyết áp, ông Đinh La Thăng từ chối trả lời luật sư.
Phiên tòa xét xử bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và 20 đồng phạm ngày 10/1 kết thúc muộn. Hơn 18h, HĐXX vẫn dành thời gian cho luật sư tiếp tục thẩm vấn các bị cáo.
Trước câu hỏi của một luật sư, ông Đinh La Thăng cho biết, từ khi bị bắt, huyết áp ông thường xuyên tăng cao. Hôm nay luật sư đặt câu hỏi với quá nhiều con số, khiến ông Đinh La Thăng không thể nhớ hết để trả lời được. Hơn nữa, luật sư nói quá to, khiến ông Thăng không thể tiếp thu được. Ông từ chối trả lời luật sư.
Ông Đinh La Thăng trong ngày đầu xét xử. |
Theo cáo buộc, trong quá trình thực hiện dự án NMNĐ Thái Bình 2, bị cáo Đinh La Thăng (nguyên Chủ tịch HĐTV PVN) có vai trò chính trong việc đề ra chủ trương và chỉ định PVC thực hiện gói thầu EPC, chỉ đạo PVPower ký Hợp đồng EPC số 33 với PVC trái quy định.
Ông Thăng còn chỉ đạo cấp dưới tại PVN và Ban QLDA căn cứ hợp đồng này cấp tạm ứng hơn 6 triệu USD và hơn 1.312 tỷ đồng cho PVC để Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm sử dụng hơn 1.115 tỷ đồng sai mục đích không đưa vào Dự án NMNĐ Thái Bình 2, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền hơn 119 tỷ đồng.
Hành vi nêu trên của ông Đinh La Thăng phạm vào tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" quy định tại khoản 3 Điều 165 Bộ luật hình sự năm 1999.
Ông Đinh La Thăng khai gì trước tòa chiều nay
Chiều nay, phiên tòa xét xử bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh cùng 20 đồng phạm tiếp tục với phần thẩm vấn của các luật sư.
Ông Đinh La Thăng hết lời ca ngợi thuộc cấp
Trả lời thẩm vấn của luật sư, ông Đinh La Thăng hết lời ca ngợi thuộc cấp.
Người liên quan nói về 'hợp đồng chết người' vụ Đinh La Thăng
Sáng nay, phiên tòa xét xử bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và 20 đồng phạm tiếp tục với phần thẩm vấn của các luật sư.
Ông Đinh La Thăng: Có lúc bị cáo nôn nóng
Do sức ép tiến độ nên có lúc bị cáo nôn nóng, quá quyết liệt dẫn đến vi phạm quy trình, thủ tục - ông Đinh La Thăng khai trước tòa.
Lời khai về những túi đựng tiền tỷ vụ Đinh La Thăng
Tại tòa, nhân chứng Nguyễn Văn Kế (lái xe của bị cáo Nguyễn Anh Minh) khai về những túi tiền tỷ rút ra từ ngân hàng.
Lời khai của cấp dưới về chỉ đạo của ông Đinh La Thăng
Cấp dưới của ông Đinh La Thăng khai: Bị cáo dùng từ “mệnh lệnh” vì chỉ đạo của ông Đinh La Thăng rất mạnh mẽ.
T.Nhung
Ông Đinh La Thăng: Bản chất sự việc không hoàn toàn như kết luận điều tra
Nói tôn trọng kết luận điều tra, từ chối nêu quan điểm về tội danh bị cáo buộc song ông Thăng đề nghị được xem xét sai phạm theo thực tế.
18h30, phiên tòa vẫn làm việc với phần luật sư hỏi các bị cáo. Ông Đinh La Thăng từ chối trả lời luật sư vì lý do sức khỏe. Ông nói mệt, từ hôm bị bắt huyết áp tăng, luôn trong tình trạng 165/90mmHg.
Trong khi đó, trả lời luật sư về số tiền bị cáo buộc tham ô 4 tỷ đồng, bị cáo Trịnh Xuân Thanh (cựu chủ tịch HĐQT PVC) khẳng định: "Tôi không tham ô".
Trong ngày làm việc hôm nay, hơn chục lần, các ông Thăng và Thanh bị gọi lên bục dành cho bị cáo để trả lời thẩm vấn. Từ chừng 7h sáng, hai ông và 15 người bị tạm giam được cảnh sát đưa tới toà án và nghỉ trưa luôn tại đây.
Điều tra viên: Lời khai của ông Thanh không đúng sự thật vụ án
Trước đó, trong phần xét hỏi vào đầu giờ chiều, để làm rõ vì sao cơ quan điều tra đề nghị áp dụng mức phạt nghiêm khắc với bị cáo Thanh với lý do "trong quá trình điều tra khai báo không thành khẩn, bỏ trốn gây khó khăn, cản trở", HĐXX mời điều tra viên Cơ quan Cảnh sát điều tra (C46, Bộ Công an) tới tòa.
Luật sư Nguyễn Văn Quynh (bào chữa cho bị cáo Thanh) hỏi điều tra viên: "Cơ quan điều tra có bằng chứng gì để cho rằng bị cáo quanh co, không thành khẩn?".
Khẳng định những lời khai của ông Thanh không đúng với sự thật của vụ án,điều tra viên đến từ C46 Bộ Công an giải thích: "Với chứng cứ và lời khai hai ngày hôm nay của các bị cáo khác đã thể hiện tương đối rõ ràng hành vi của bị cáo Trịnh Xuân Thanh. Tuy nhiên, hồ sơ vụ án thể hiện Trịnh Xuân Thanh không xác nhận những nội dung này.".
Theo cáo trạng, khác với ông Thanh, VKSND Tối cao đánh giá ông Thăng trong quá trình điều tra đã thừa nhận có sai phạm trong việc chỉ đạo thực hiện Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 với tư cách là người đứng đầu. Đánh giá ông Thăng có nhiều thành tích trong quá trình công tác, VKSND Tối cao đề nghị tòa xem xét tình tiết này khi quyết định hình phạt.
Ông Đinh La Thăng: Tôi thực hiện tinh thần "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"
Trong phần thẩm vấn chiều nay, trước câu hỏi "nguồn tiền của PVN thế nào khi nhận làm Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2", ông Đinh La Thăng khai 30% vốn của Tập đoàn, 70% là vốn đi vay nước ngoài. Tuy nhiên, theo ông, phần vốn đi vay không thuộc thẩm quyền của Hội đồng Thành viên mà thuộc về ban giám đốc. "Xin hỏi các tổng, phó tổng giám đốc", ông Thăng đề nghị.
"Nếu PVC không trả được nợ, làm ăn thua lỗ thì PVN có thiệt hại không?", luật sư nêu. Ông Thăng nói tùy theo mức độ vốn đầu tư của Tập đoàn vào công ty con. "Các công ty con thành viên hoạt động độc lập, chịu trách nhiệm độc lập trước pháp luật".
Khi bị hỏi về những quy kết mà kết luận điều tra và cáo trạng nêu, ông Thăng nói tôn trọng nhưng "có những việc bản chất không hoàn toàn như vậy". Ông xin xem xét sai phạm ở dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 theo thực tế và các văn bản quy phạm pháp luật.
Cho rằng ông Thăng ưu ái cho công ty con PVC do ông Trịnh Xuân Thanh làm Chủ tịch HĐQT, luật sư Thiệp hỏi: "Bị cáo có nhận thức được việc đó gây nguy hiểm cho xã hội không?". Ông Thăng giải thích việc chỉ định PVC là nhà thầu cho dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 là thực hiện theo tinh thần "người Việt Nam dùng hàng Việt Nam".
Ông Thăng nói trách nhiệm của công ty mẹ là lo cho các công ty con chứ không phải là ưu tiên. "Các công ty con có béo khỏe thì công ty mẹ mới béo khỏe được", ông giải thích thêm.
Luật sư Thiệp hỏi tiếp: "Có phải vì PVN đầu tư hàng trăm tỷ vào Oceanbank nên ngân hàng này mới ưu ái cho PVC vay vốn với lãi suất chỉ với hơn 5%?". Theo luật sư, mức lãi suất này thấp hơn lãi suất thị trường tới 18%.
Trước câu hỏi này, ông Thăng nói phải xem lại trong thỏa thuận ký với Oceanbank.
Ông Đinh La Thăng tại TAND Hà Nội. Ảnh: TTXVN
|
Các sếp PVN bị cáo buộc ưu ái PVC
Theo cáo trạng, do đang gặp khó khăn về nguồn vốn đầu tư, ngày 17/8/2010, ông Trịnh Xuân Thanh (chủ tịch HĐQT PVC) ký công văn gửi PVN đề nghị xin vay vốn. Ngày 20/10/2010, PVN và Oceanbank ký Hợp đồng ủy thác số 9492/HĐ-DKVN có nội dung: Tập đoàn PVN ủy thác không truy đòi để Oceanbank cho PVC vay vốn thực hiện thanh toán và bù đắp thanh toán các khoản đầu tư nhận chuyển nhượng... Tổng số tiền vay gần 800 tỷ đồng, lãi suất 5,5%/năm, thời hạn vay 12 tháng.
Ngoài ra tại thời điểm này, PVC đã đến hạn thanh toán vay 400 tỷ đồng đầu tư vào hai dự án khách sạn.
Để tạo điều kiện cho PVC trong hoạt động sản xuất kinh doanh, ông Đinh La Thăng bị cáo buộc đã chỉ định PVC thực hiện gói thầu EPC của dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 có tổng vốn đầu tư sau thuế hơn 31.505 tỷ đồng (gần 1,7 tỷ USD).
Theo cơ quan điều tra, đến ngày 11/10/2011, PVC mới chính thức là Nhà thầu có tư cách pháp lý để thực hiện Hợp đồng tổng thầu EPC Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 do PVN làm chủ đầu tư, nhưng từ ngày 28/4/2011 đến ngày 12/7/2011, PVN đã làm các thủ tục chi tạm ứng cho PVC hơn 6,6 triệu USD và hơn 1.300 tỷ đồng.
Sau khi PVC nhận tiền tạm ứng, Trịnh Xuân Thanh và một số thuộc cấp đã sử dụng hơn 1.115 tỷ đồng trả các khoản gốc, lãi các khoản nợ, đầu tư, góp vốn vào các dự án, công trình, công ty khác mà không đưa vào dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2. Ngoài số tiền đã thu hồi được, khoản thiệt hại còn lại được xác định là trên 119 tỷ đồng.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) do nhà nước sở hữu. Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) có 46 đơn vị trực thuộc và PVN là cổ đông sáng lập chiếm hơn 54% vốn điều lệ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét