Thứ Tư, 17 tháng 1, 2018

Tiến độ dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 hiện nay ra sao? ​

Lời bàn của Blog Phạm Viết Đào:

"Điểm mấu chốt quan trọng là đến thời điểm ngày 24/2/2011 chính ông Đinh La Thăng đã biết được việc đầu tư hiệu chỉnh chưa được lập. Nhưng 4 ngày sau,  ngày 28/2/2011, Chủ đầu tư PV Power và PVC đã ký Hợp đồng 33 chỉ định PVC là tổng thầu EPC cho dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2. Hợp đồng 33 được ký kết khi chưa có thiết kế kỹ thuật, chưa có tổng dự toán, chưa có hồ sơ yêu cầu, chưa có hồ sơ mời thầu theo quy định."
 Việc một số quan chức của PVN trong đó có ông
Đinh La Thăng cho rằng họ không biết việc kỳ hợp đồng 33 là vi phạm pháp luật đầu tư xây dựng dự án theo Luật Xây dựng và Luật Đấu thầu là một sự bào chữa ngô nghê, giả nai..." Cáicon nai vàng PVN ngơ ngác dẫm đạp lên các quy định pháp luật về việc triển khai các dự án đầu tư từ nguồn ngân sách là không thể chấp nhận được vì đây là các quy định pháp luật sơ đẳng, đã cầm trong tay hàng tỷ đồng, đã mó tay vào thi công các dự án không thể không biết, không thuộc quy định này...Thế mà trước Tòa họ vẫn bai bải chối tội ?!

07:05 - 17/01/2018

Nguyễn Tuân



Sau chuyến "công tác tại Trung Quốc để học tập, nghiên cứu” của Nguyễn Quốc Khánh, nguyên Phó TGĐ PVN, dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 được quyết định thay đổi công nghệ, dẫn đến phải thay đổi thiết kế cơ sở hiệu chỉnh.
Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 được nhắc đến nhiều nhất trong vụ án “Cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” do ông Đinh La Thăng, cựu Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), và các đồng phạm.

Từ năm 2007, Chính phủ và Bộ Công thương đã có chủ trương xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, nằm trong quy hoạch điện 6. Chính phủ từng mong muốn khởi công dự án vào tháng 2/2009, do vậy, ông Đinh La Thăng đã ép các đơn vị phải nhanh chóng đẩy nhanh tiến độ thi công.
Mặc dù vậy, phải tới ngày 01/03/2011 dự án mới được khởi công với mục tiêu phát điện lần đầu vào năm 2014. Tuy nhiên cho đến nay dự án vẫn đang trong quá trình thi công.
Theo báo cáo số 458 của PVN gửi cơ quan An ninh điều tra, cho đến thời điểm hiện nay Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí (PVC) vẫn là tổng thầu thi công dự án. Tiến độ dự án đã đạt 81%, hạng mục thiết kế đạt 99%, gia công chế tạo và vận chuyển đạt 93%, thi công đạt 74%, tổng cộng các nhà thầu đang huy động 1.250 nhân công. PVN cũng cho biết dự án sẽ tiến hành đốt dầu lần đầu vào tháng 6/2018, đốt than lần đầu vào tháng 10/2018.
Dự án được phê duyệt tổng mức đầu tư 1,7 tỷ USD, để lựa chọn công nghệ cho nhà máy, PVN đã cử đoàn công tác sang Australia nghiên cứu. Tuy nhiên, sau đó, ngày 2/11/2010, Tổng Giám đốc PVN Phùng Đình Thực ký quyết định 2884 cử một loạt cán bộ đi Trung Quốc để nghiên cứu về công nghệ này.
Những sai phạm trong việc ký kết HĐ 33, lựa chọn chỉ định thầu cho PVC là một trong nguyên nhân dẫn đến việc Đinh La Thăng và 21 bị cáo có mặt tại phiên toà này
Ngày 2/12/2010 và ngày 7/12/2010, TGĐ PV Power Vũ Huy Quang và Chủ tịch PV Power Đỗ Chí Thanh đã ký 2 văn bản báo cáo ông Đinh La Thăng và Phùng Đình Thực nội dung phải thay đổi công nghệ mới có thể ký kết được Hợp đồng EPC do phải lập dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán (PV Power khi đó là Chủ đầu tư dự án).
Ngày 14/1/2011, Phó TGĐ PVN Nguyễn Quốc Khánh ký Quyết định thay đổi công nghệ EPC. Ngày 24/2/2011, Chủ tịch PVN Đinh La Thăng ký phê duyệt thiết kế cơ sở hiệu chỉnh dự án và ký Nghị quyết HĐTV phê duyệt dự án đầu tư.
Cơ quan điều tra xác định, việc chuyển đổi công nghệ theo mô hình hiện nay không đồng nhất các công nghệ lò hơi mà PVN đang triển khai, dẫn đến không đồng nhất. Việc thay đổi công nghệ diễn ra sau khi Nguyễn Quốc Khánh sang Trung Quốc, và đã thực sự phát sinh những vấn đề tồn tại, trong đó có thành phần chất đốt của nguyên liệu than, các đặc tính kỹ thuật để các đơn vị tư vấn sớm hoàn thiện hồ sơ kỹ thuật.
Đó cũng là nguyên nhân tại cuộc họp giao ban ngày 1/6/2011 ông Đinh La Thăng chỉ đạo PVC và PV Power đã chỉ đạo các bên nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ kỹ thuật. Tại cơ quan điều tra, ông Thăng nói mình “ở vào tình thế đã rồi”.
Điểm mấu chốt quan trọng là đến thời điểm ngày 24/2/2011 chính ông Đinh La Thăng đã biết được việc đầu tư hiệu chỉnh chưa được lập. Nhưng 4 ngày sau,  ngày 28/2/2011, Chủ đầu tư PV Power và PVC đã ký Hợp đồng 33 chỉ định PVC là tổng thầu EPC cho dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2. Hợp đồng 33 được ký kết khi chưa có thiết kế kỹ thuật, chưa có tổng dự toán, chưa có hồ sơ yêu cầu, chưa có hồ sơ mời thầu theo quy định.
Ngày 13/5/2011 Nguyễn Quốc Khánh thay mặt Đinh La Thăng ký Hợp đồng số 4194 chuyển đổi chủ thể từ Hợp đồng 33 từ PV Power sang PVN. Hợp đồng 4194 chỉ vỏn vẹn 2 trang giấy với nội dung PVN nhận và kế thừa mọi trách nhiệm của PV Power tại Hợp đồng số 33.
Theo quan điểm của Viện Kiếm sát Nhân dân TP. Hà Nội, từ việc ký Hợp đồng tổng thầu không đủ hành lang pháp lý, dẫn đến việc dự án chậm tiến độ thi công, phát sinh chi phí lớn. Theo báo cáo của PVC gửi cho Hội đồng xét xử TAND Tp. Hà Nội, chi phí phát sinh do dự án chậm tiến độ mà PVC phải chịu lên tới 155 tỷ đồng/năm. 

http://infonet.vn/tien-do-du-an-nha-may-nhiet-dien-thai-binh-2-hien-nay-ra-sao-post251779.info

Không có nhận xét nào: