Một tỉnh của Trung Quốc có kế hoạch bắt đầu vào năm tới sẽ phóng 10 vệ tinh ở bên trên vùng biển đang có tranh chấp. Kế hoạch này sẽ giúp Trung Quốc tìm các nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng cũng như phản ứng nhanh với bất kỳ động thái nào của tàu nước ngoài, nó cũng thúc đẩy Trung Quốc đi đầu so với 5 chính phủ châu Á khác.
Học viện Viễn thám Tam Á của tỉnh đảo Hải Nam, Trung Quốc, dự định phóng các vệ tinh từ năm 2019 đến năm 2021, Tân Hoa Xã đưa tin hồi tháng 12/2017. Hãng thông tấn nói việc phóng vệ tinh sẽ giúp "phủ sóng viễn thám" trên Biển Đông và chụp các hình ảnh "suốt ngày đêm".
Trung Quốc hy vọng tìm được những đàn cá lớn trên vùng biển rộng 3,5 triệu kilomet vuông trước khi nước khác tìm được. Họ cũng có thể sử dụng các vệ tinh để phát hiện và nhanh chóng theo dõi những gì các nước khác làm trên biển. Một khả năng khác là sử dụng để trợ giúp cho quân đội.
Trung Quốc đòi chủ quyền đối với khoảng 90% vùng biển, dựa vào tài liệu lịch sử.
Việt Nam, Brunei, Malaysia, Indonesia và Philippines cũng tuyên bố chủ quyền đối với trên Biển Đông, đối chọi lại tuyên bố của Trung Quốc.
Trong số các vệ tinh được triển khai từ tỉnh Hải Nam, 6 vệ tinh quang học sẽ sử dụng ánh sáng trong không gian trống để truyền dữ liệu không dây tới các mạng viễn thông hoặc các mạng máy tính. Hai chiếc là vệ tinh siêu phổ, có thể phân tích từng điểm ảnh trong một hình ảnh phức tạp để tìm các vật thể hoặc phát hiện các diễn biến. Hai vệ tinh khác là radar khẩu độ tổng hợp (SAR), thường có thể tạo ra hình ảnh ba chiều của cảnh quan.
Ấn Độ đã lên kế hoạch vào năm 2016 cung cấp cho Việt Nam một trạm xử lý hình ảnh để có thể tiếp cận các hình ảnh từ vệ tinh quan trắc của Ấn Độ.
Các chuyên gia nói rằng các nước khác có tuyên bố chủ quyền đối với Biển Đông không có gì so nổi với kế hoạch của Trung Quốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét