Ngày
21/1/2016, Phạm Viết Đào đã nộp đơn khỏi kiện Giám đốc Sở Lao động-Thương
binh-Xã hội Hà Nội ra Tòa án Hành chính Hà Nội. Vụ án kéo dài do thẩm phán Hoàng
Chí Nguyện, được giao thụ lý vụ án rơi vào thời kỳ “ tái bổ nhiệm” chức danh
thẩm phán, do vậy nên mình phải chờ…
Cuối
năm 2017, thẩm phán Hoàng Chí Nguyện đã chính thức được tái bổ nhiệm, bước sang
2018, vụ khởi kiện đòi lương hưu của mình được tái khởi động.
Chiều
nay, ngày 5/4/2018, thẩm phán Hoàng Chí Nguyện đã mời mình lên trụ sở của Tòa
án Hành chính Hà Nội, trao đổi và nêu lý do chậm thụ lý đơn của mình.
Qua
tiếp xúc với thẩm phán, rất tự tin về các cơ sở pháp lý mà mình dựa vào đó để
đòi lại 15 tháng lương hưu bị Bảo hiểm Xã hội Hà Nội giữ lại.
Trong
các buổi tiếp xúc với thẩm phán Hoàng Chí Nguyện, mình nhận thấy ông là người
mực thước, công tâm, có thiện chí với mình. Hy vọng, mình sẽ đòi lại được 15
tháng lương, ước khoảng 80 triệu đồng bị Bảo hiểm Xã hội Hà Nội chiếm dụng trái
pháp luật trong gần 4 năm qua…
Một tin
vui: mình vừa sưu tầm đượcQuyết định số số: 60/2015/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính
phủ ký ngày 27 tháng 11 năm 2015
Theo Điều 6 của
Quết định 60: Tập trung nguồn thu, quản lý và sử dụng nguồn thu quy định:
“3. Việc thu tiền lãi chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
y tế, bảo hiểm thất nghiệp thực hiện như sau:
a) Trường hợp chậm
đóng bảo hiểm y tế từ 30 ngày trở lên, số tiền lãi phải thu bằng 02 lần mức lãi
suất thị trường liên ngân hàng kỳ hạn 9 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
công bố trên Cổng Thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm trước
liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng. Trường hợp lãi suất liên ngân
hàng năm trước liền kề không có kỳ hạn 9 tháng thì áp dụng theo mức lãi suất
của kỳ hạn liền trước kỳ hạn 9 tháng;
b) Trường hợp trốn
đóng, chậm đóng, chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất
nghiệp từ 30 ngày trở lên, số tiền lãi phải thu bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư
quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp bình quân của năm trước liền kề tính
trên số tiền, thời gian chậm đóng;”
Như vậy, với quy định
pháp luật này, ngoài khoản lương hưu 15 tháng, mình sẽ yêu cầu Tòa buộc Giám
đốc Sở Lao động-Thương binh Xã hội Hà Nội phải thanh toán phần lãi suất do
chiếm dụng này, một khoản tiền chắc không nhỏ...
Vì người đóng bảo hiểm
chậm đóng hơn 30 ngày đều phải đóng thêm phần lãi suất thì không lý gì, Bảo
hiểm Xã hội Hà Nội chậm thanh toán lương hưu của mình gần 4 năm mà không phải thanh
toán lại phẫn lại suất của khoản tiền lương bị chiếm dụng của mình?
Hiện tại, mình cảm thấy
đã xuất hiện ánh sáng cuối đường hầm!
Nhân dịp này xin đưa lại
bài viết của tác giá Phạm Mai Hương viết trên Tạp chí Pháp luật và phát triển
về vụ kiện của mình…
Một giám đốc sở phải ra tòa vì tùy tiện cắt lương hưu
Ông Phạm Viết Đào bị Tòa phúc thẩm Tòa án Nhân dân (TAND) Tối cao kết án 15 tháng tù, thời gian thi hành án từ 13/6/2013 đến 13/9/2014 (theo bản án 305/2014/HSPT ngày 9/6/2014) vì vi phạm Điều 258 Bộ luật Hình sự.
Chấp hành xong án phạt tù 15 tháng, ông Phạm Viết Đào chính thức nhận lương hưu từ 1/6/2012. Ông đã đến cơ quan BHXH Hà Nội, làm thủ tục yêu cầu hoàn trả số tiền 15 tháng lương hưu của ông bị BHXH Hà Nội giữ lại theo Điều 62 Luật BHXH năm 2006. Tuy nhiên, cơ quan BHXH Hà Nội đã ban hành Quyết định 1454/BHXH-DC ngày 29/9/2014, chỉ trả lương hưu cho ông Đào từ ngày 1/10/2014.
Không đồng ý Quyết định 1454/BHXH-DC của BHXH Hà Nội, ông Đào gửi đơn khiếu nại. Ngày 4/12/2015, Giám đốc BHXH Hà Nội ban hành Quyết định 2129/QĐ-BHXH giải quyết khiếu nại lần đầu, giữ nguyên Quyết định 1454/BHXH-DC. Không đồng ý Quyết định 2129/QĐ-BHXH của BHXH Hà Nội, ông Đào gửi đơn khiếu nại Quyết định 2129/QĐ-BHXH lên Giám đốc Sở LĐ-TB-XH Hà Nội.
Ông Phạm Viết Đào: “Tôi không hiểu vì sao tôi bị cắt 15 tháng lương hưu và số tiền đó được đưa vào đâu”
Ngày 18/1/2016, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH Hà Nội ra Quyết định 56/QĐ-LĐTBXH giải quyết khiếu nại lần 2 đơn khiếu nại của ông Đào; trong đó khẳng định: “Công nhận và giữ nguyên nội dung quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Giám đốc BHXH Hà Nội là đúng và giữ nguyên Quyết định 1454/ BHXH-ĐC ngày 24/9/2014 của BHXH Hà Nội về việc hưởng tiếp chế độ BHXH hàng tháng đối với ông Phạm Viết Đào”.
Không đồng ý Quyết định 56/QĐ-LĐTBXH ngày 18/1/2016 của Giám đốc sở LĐ-TB-XH Hà Nội, ngày 21/1/2016 ông Đào khởi kiện, cho rằng Giám đốc sở LĐ-TB-XH Hà Nội công nhận Quyết định 1454/BHXH-DC của BHXH Hà Nội cắt 15 tháng lương hưu của ông trong thời gian chấp hành án phạt tù là trái Luật BHXH năm 2006; trái Bộ luật Hình sự năm 2005, trái Hiến pháp năm 2013; trái Luật Tố tụng Hình sự…
Ông Phạm Viết Đào yêu cầu Tòa Hành chính TAND thành phố Hà Nội xét xử, buộc Giám đốc sở LĐ-TB-XH Hà Nội và Giám đốc BHXH Hà Nội phải hoàn trả số tiền 15 tháng lương hưu của ông bị cơ quan BHXH tùy tiện “cắt”; đồng thời yêu cầu phía BHXH Hà Nội bồi hoàn lãi suất không kỳ hạn số tiền đó. Tòa Hành chính TAND thành phố Hà Nội đã thụ lý đơn khởi kiện của ông Đào và sẽ xét xử trong thời gian tới.
Ông Đào đưa ra chứng minh Quyết định 56/QĐ-LĐTBXH ngày 18/1/2016 của Giám đốc sở LĐ-TB-XH Hà Nội và Quyết định 1454/BHXH-ĐC ngày 24/9/2014 của Giám đốc BHXH Hà Nội là vi phạm pháp luật bảo hiểm và vi phạm pháp luật hình sự dựa trên những căn cứ sau:
Thứ nhất, việc Giám đốc sở LĐ-TB-XH Hà Nội và Giám đốc BHXH Hà Nội vận dụng Điều 62 Luật BHXH năm 2006, Điều 33 Nghị định 152/2006/NĐ-CP và Mục 11 Thông tư 19/2008/TT-LĐTBXH ngày 23/9/2008 là trái pháp luật. Điều 62 Luật BHXH năm 2006 và Điều 33 Nghị định 152/2006/NĐ-CP quy định: “Người lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH…trong các trường hợp sau đây: Chấp hành hình phạt tù nhưng không được hưởng án treo…”
Thứ hai, việc tạm dừng này theo Thông tư 19/2008/TT-LĐTBXH “được tính kể từ tháng liền kề sau tháng người bị phạt tù chấp hành án phạt tù”. Ông Đào cho rằng tại Quyết định 56/QĐ-LĐTBXH Giám đốc sở LĐ-TB-XH Hà Nội đã “lươn lẹo” nội dung này; nội dung này thực chất được quy định tại Thông tư 19/2008/TT-LĐTBXH nhưng Quyết định 56/QĐ-LĐTBXH lại ghi là của Điều 33 Nghị định 152/2006/NĐ-CP.
Tại Mục 2 Điều 33 Nghị định 152/2006/NĐ-CP quy định: "Lương hưu, trợ
cấp BHXH hằng tháng được tiếp tục thực hiện khi người bị phạt tù đã chấp
hành xong hình phạt tù hoặc khi người được toà án tuyên bố là mất tích trở về
hoặc người xuất cảnh trở về định cư hợp pháp”. Điều 33 Nghị định
152/2006/NĐ-CP không hướng dẫn mốc hoàn trả lương hưu “được tính kể
từ tháng liền kề sau tháng người bị án phạt tù chấp hành xong án phạt tù”
như Quyết định 1454/BHXH-ĐC ngày 24/9/2014 của Giám đốc BHXH Hà Nội.
Tại Điều 3 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (QPPL), quy định nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản QPPL, bao gồm cả thông tư phải “bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật”.
Như vậy, Thông tư 19/2008/TT-LĐTBXH đã hướng dẫn trái Điều 33 Nghị định 152/2006/NĐ-CP và Điều 62 Luật BHXH năm 2006. Thông tư 19/2008/TT-LĐTBXH đã hướng dẫn trái Luật BHXH năm 2006 (Điều15Mục 3)quy định “Quyền của người lao động: Nhận lương hưu và trợ cấp BHXH đầy đủ, kịp thời”. Thông tư 19/2008/TT-LĐTBXH đã hướng dẫn trái Điều 20Luật BHXH năm 2006 quy định: “Trách nhiệm của Tổ chức BHXH: thực hiện việc trả lương hưu, trợ cấp BHXH đầy đủ, kịp thời”... Việc dựa vào Thông tư 19/2008/TT-LĐTBXH để cắt 15 tháng lương hưu của ông Đào, ông Đào cho rằng đã vi phạm Điều 9 Bộ luật Tố tụng Hình sự: “Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của tòa án có hiệu lực…”. Chỉ tòa án mởi có quyền ra bản án và hình phạt đối với công dân. Bộ LĐ-TB-XH, Sở LĐ-TB-XH và BHXH không có quyền xử phạt, cắt lương hưu của người đã đóng BHXH và đã có quyết định được hưởng lương hưu.
Ông Phạm Viết Đào bị Tòa phúc thẩm TAND Tối cao xử phạt vì vi phạm Điều 258 Bộ Luật Hình sự. Điều 258 này không quy định người bị xử phạt phải bị cắt lương hưu nếu đã nghỉ hưu. Bản án phúc thẩm 305/2014/HSPT ngày 9/6/2014 của Tòa phúc thẩm Hà Nội - TAND Tối cao xử phạt ông Phạm Viết Đào 15 tháng tù không có hình phạt cắt lương hưu. Thông tư 19/2008/TT-LĐTBXH còn trái Hiến pháp năm 2013 (Điều 32): “Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác”.
Ông Phạm Viết Đào cho rằng việc Giám đốc BHXH Hà Nội ban hành Quyết định 1454/BHXH-ĐC ngày 24/9/2014 và Giám đốc sở LĐ-TB-XH Hà Nội ban hành Quyết định 56/QĐ-LĐTBXH ngày 18/1/2016 là trái pháp luật; do đó ông yêu cầu Tòa Hành chính - TAND thành phố Hà Nội hủy bỏ, buộc Giám đốc BHXH Hà Nội và Giám đốc Sở LĐ-TB-XH Hà Nội hoàn trả quyền lợi hợp pháp cho ông.
Phạm Mai Phượng
Nghiên cứu hồ sơ vụ này, Luật sư Nguyễn Văn Ngọc (Đoàn Luật sư Hà Nội) nhận xét:
Điều 62 - Luật BHXH chỉ quy định các trường hợp tạm dừng hưởng lương hưu chứ không quy định các trường hợp bị cắt (không được hưởng lương hưu). Do đó phải hiểu rằng ông Phạm Viết Đào chỉ bị dừng được hưởng hàng tháng số lương hưu trong thời gian thụ án; hết thời hạn chấp hành án phạt tù thì ông Đào có quyền truy lĩnh.
Nguyên tắc chịu trách nhiệm các loại hình phạt được quy định rõ trong Bộ luật Hình sự (BLHS) nhưng BLHS năm 1999 và cả Bộ luật hình sự vừa mới được ban hành đều không có chế tài hình phạt "cắt, không cho hưởng lương hưu khi người phạm tội thụ án".
Theo điều 5 Luật BHXH năm 2006 (luật mà Sở LĐ-TB-XH Hà Nội bám vào để không cho ông Đào hưởng lương hưu 15 tháng) thì ông Đào được hưởng lương hưu căn cứ vào thời gian đóng BHXH của mình trong quá trình công tác, có sự chia sẻ của những người lao động đóng bảo hiểm. Nói cách khác, đây là tiền thuộc sở hữu của ông Đào và những người lao động đóng bảo hiểm. Việc đóng bảo hiểm của ông Đào là việc trích một phần lương hưu hằng tháng (thu nhập hợp pháp) của ông Đào làm "của để dành" cho ông khi về già, hoàn toàn không từ nguồn ngân sách nhà nước.
Điều 32 Khoản 1 Hiến pháp VN năm 2013 quy định "Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của để dành...".
Từ những căn cứ, nhận định trên, có thể thấy việc áp dụng Điều 62 Luật BHXH năm 2006 để buộc ông Đào không được hưởng lương hưu khi thụ án là không đúng quy định của pháp luật về chế độ tiền lương hưu trí.
(http://phapluatphattrien.vn/a455/mot-giam-doc-so-phai-ra-toa-vi-tuy-tien-cat-luong-huu.html )
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét