Thứ Sáu, 3 tháng 8, 2018

Đêm nay, phá giải trấn yểm sông Tô Lịch hơn 1000 năm không ai phá được của Cao Biềm

Last updated Aug 3, 2018

Sau một năm âm thầm nghiên cứu, bằng cả tâm linh ngoại cảm, lẫn khoa học, một số nhà tâm linh học khẳng định, có đủ cơ sở tin rằng dưới đáy sông, đoạn cửa hang Luồn chính là trận đồ trấn yểm kinh hoàng từ 1.000 năm trước.
Một số nhà ngoại cảm, nhà phong thủy được ông mời về đây, sau khi khảo sát địa điểm cũng tin rằng, vì khu vực này là nơi tế sống nhiều người, nên oan hồn vất vưởng ở đây rất nhiều. Mọi người đều khuyên ông Son phải hết sức cẩn thận trong quá trình nạo vét, đào bới.
Lịch sử Trấn Yểm Sông Tô Lịch của Cao Biềm
Cao Biền là con trai Cao Thừa Minh hắn được sinh ra tại U Châu nay là Bắc Kinh Trung Quốc vào ngày “chủ nhật 8-9”? năm Tân Sửu tức ngày 3-10 năm 821. Thuộc cung Ly mệnh Thổ. Từ nhỏ Hắn đã rất ham học và thường tiếp xúc với các bậc hiền triết để học hỏi. Lớn lên hắn làm Quan Ngu Hậu trong thần sách quân. Năm 866 Đoàn Tù Thiên và Chu Hạo Cổ có ý không tuân theo Đường Ý Tông nhà Đường lệnh cho Cao Biền sang giải quyết hai người này và phong cho chức Tiết Độ sứ Tĩnh Hải Quân cai quản Việt Nam. Hắn cho xây thành Đại la nhưng cứ xây đến đoạn sông Tô Lịch là sụt và đổ do vậy hắn đã nghĩ cách lập đàn làm phép Trấn Yểm.
Hắn là mệnh Thổ cung Ly nên buổi sáng hắn thường xuất hành đi về hướng đông thuộc cung Chấn để lấy sinh khí.
Chuyện kể rằng một hôm hắn ra cửa đông nhìn lên trời hắn thấy một người cưỡi Rồng Đỏ bay lượn mấy vòng nên trong lòng hậm hực về định làm đạo bùa Trấn Yểm. Nửa đêm hôm đó Thần Long Đỗ hiện về trong mơ hỏi chuyện hắn, hắn nể phục mà làm đền thờ Long Đỗ nay là đền Bạch Mã.

Do hắn khôn khéo lập đền thờ Thần Long Đỗ nên khi hắn làm đạo bùa trấn ở dòng sông Tô Lịch đã khá thuận lợi.
Việc đầu tiên hắn cho ngăn sông nắn dòng chảy đoạn Tây thành nay là Nguyễn Đình Hoàn, và bên kia là đường Bưởi Hà Nội. Hắn lệnh cho quân sỹ đào đất lên tạo thành một cái hố sâu 7m và rộng mỗi chiều ước chừng 18 m.
Sau đó Hắn đã viết chữ “Nam Vương„ và một quẻ Đoài ngụ ý là cắt đứt Sinh Khí của Long Mạch từ Tản Viên Sơn nay là núi Ba Vì vào một lá bùa và vẽ quẻ Bát Quái tam biến tạo các quẻ Chấn để trấn xung quanh chữ Nam Vương và quẻ Đoài đó. Mục đích là trong hệ quả của bát quái thì Đoài gặp Chấn sẽ ra đi!
Ý hắn muốn nước Nam ta sẽ không sinh ra Đế Vương. Mà nếu có Đế Vương giỏi cũng sẽ bị ra đi!
Hắn làm một chiếc bình như Hồ Lô bằng gạch nung và nhét lá bùa vào đó rồi găm những mũi tên nhỏ làm bằng Gỗ Sưa ních thật chặt vào Hồ Lô, đạy nắp kín lại rồi chôn xuống chính giữa dòng sông Tô Lịch!
Tiếp theo hắn lấy tám cây cọc chôn xuống theo hình bát quái. Hắn dùng Quái Hậu Thiên.
Sau đó hắn dùng 136 cọc nhỏ để biến quái với mục đích lập trận đồ tam biến tạo hệ quả ra đi bằng cách hoá giải mọi cung về cung Chấn để xóa Đoài. Sau khi đã đóng cọc hắn cho đốt sáp lên cọc để giữ độ liên kết giữa các quẻ với nhau tạo thành một thế ma trận bát quái. Mục đích là làm cho hướng tây không tiếp được trường khí cho Hà Nội. Đó là cái thâm thuý của hắn.
Điều này đã ảnh hưởng lớn đến các tỉnh phía tây Hà Nội đặc biệt là tỉnh Hà Tây cũ. Nếu Người Hà Tây muốn phát vương phát tướng thì phải đi khỏi quê hương. Nếu ở Quê sẽ khó lòng mà phát lên được mà chỉ loanh quanh ở cấp Thượng Thư trở lại.!
Sau khi Trấn bằng trận đồ xong. Hắn còn bắt nhiều người vùi dọc theo hai bên bờ sông để làm binh. Hắn chôn theo các vật dụng sinh hoạt để cho binh sử dụng! Bao gồm bát đĩa xoong nồi, đao, liềm, kim, tiền và các con vật nuôi giống như một đội quân ở trên trần gian.
Hắn đã sử dụng một chiến tướng tự nguyện lãnh đạo nhóm binh này tất cả các binh và chiến tướng kia hắn đã chôn theo hình thức trả về đất.
Hắn làm quan tài bằng đất. Tất cả được mặc quần áo làm từ lá cây, rồi hắn cho đổ chất lên men lên quan tài đất, tiếp tục cho lá Xoan tươi vào rồi đạy nắp đem vùi, chỉ sau 100 ngày những quan tài kia sẽ bị tan hoàn toàn rất nhanh do sức nóng của men và lá cây. Sau một năm thì toàn bộ thân của họ bị hoà vào đất và không còn xương, sau ba năm nếu ta đào lên cũng khó phát hiện vị trí quan tài nằm ở đâu vì lúc này toàn bộ đã hòa vào đất!
Trong số đó Viên Chiến Tướng và 36 lính được vùi ở trên đoạn đường bưởi chiếu thẳng từ Hoàng Thành Thăng Long ra hướng tây, với mục đích Trấn luồng sinh khí từ Tản Viên Sơn vào thành!
Sau khi hoàn thiện các thủ tục hắn ra đường bờ sông mang một trăm hạt đỗ “Đậu Ván Ma, và một trăm nén nhang nhờ một bà cụ bán hàng nước và dặn rằng. ” mỗi ngày bà gieo một hạt đỗ và thắp một nén nhang giúp tôi tôi sẽ cho bà tiền vàng” Bà cụ không hiểu đầu đuôi như thế nào nên đã làm theo hắn hàng ngày bà làm như vậy rồi đến đêm thứ ba Bà cụ nằm mơ thấy một người mặt mũi phương phi tay cầm gậy trúc đến gặp Bà và nói:
– Con có biết con đang làm gì ko?Bà cụ ngơ ngác– dạ thưa không.Vị thánh kia lại nói :– Con làm như vậy là con đã giúp nuôi binh cho Cao Biền, điều này sẽ gây hại cho tương lai của đất nước. Bà cụ sợ hãi hỏi vị thánh :
– Vậy con phải làm gì bây giờ ?Vị thánh nghiêm sắc mặt nói :
– Con hãy mang số hạt đỗ còn lại , đào một cái hố rồi đổ hết xuống đó. Sau đó con đốt tất cả số nhang còn lại cắm lên bên trên. Nói xong vị thánh biến mất.Tỉnh dậy bà cụ sợ đã làm theo đúng lời của thánh dạy rồi thu xếp đồ đạc và trốn đi đâu mất tích. Sau này không ai biết bà đi đâu nữa.Ba ngày sau , Cao. Biền cảm thấy sốt ruột , hắn đã đi ra bờ sông thì không còn thấy bà cụ nữa. Nhìn ra nơi gieo đỗ thì thấy những hạt đỗ mọc lên cong queo, ngoặt nghẹo. Nên dân ta có câu ” lẩy bẩy như Cao Biền dậy non “.
Hắn uất ức vô cùng bèn sai quân lính đi tìm bà cụ nhưng không tìm được. Hắn quay về , vào phòng mật thất ngồi thiền định, suy ngẫm và hiểu ra rằng thánh Tản Viên là người đã hướng dẫn cho bà cụ hoá giải phép trấn yểm của hắn. Hắn liền lập đàn thờ cúng bảy ngày bảy đêm, sau đó vẽ bùa mang lên đỉnh núi Ba Vì dán vào đó để trả thù đức thánh Tản Viên. Khi hắn vừa dán xong lá bùa thì bỗng dưng trời nổi một cơn giống tố và một tia sét đánh xuống làm tan lá bùa của Cao Biền. Cao Biền hoảng sợ vội quỳ xuống xin tha.
Hắn sợ nhưng hắn cũng vẫn uất ức bèn về lập đàn cúng bái và chỗ đó ngày nay chính là đền Đôi nằm trên đoạn đường Nguyễn Đình Hoàn. Sau này nhân dân ta không biết nên hàng ngày vẫn đến thắp nhang và cúng lễ ở đền Đôi thì vô hình dung chúng ta vẫn tiếp tục nuôi binh cho Cao Biền.
Đây là một việc làm đã trở thành truyền thống vì vậy khu dân phố ở ven sông Tô Lịch do không hiểu ngọn ngành câu chuyện mà vẫn hàng ngày thắp nhang thờ cúng sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng đến sự hưng thịnh của Hà Nội.
Vấn đề là chính quyền các cấp phải giải thích cho nhân dân hiểu và tháo dỡ hai ngôi đền đó hoặc thay đổi thờ đức thánh Tản Viên tại đó. Điều này sẽ làm thay đổi cục diện và tính hiệu quả của bùa trấn Cao Biền.
Năm 868 Cao Biền quay về Trường An Trung Quốc, trải qua nhiều chức vụ quan trọng và lập nhiều chiến công. Trước mỗi trận đánh, Cao Biền thường lập đàn cúng bái và múa may quay cuồng làm cho quân lính đối phương hoảng sợ. Nhưng sau này do không làm vừa lòng triều đình nên đã bị hạ chức quan. Cao biền tự ái đã kết hợp với Lã Dụng Chi để chống lại triều đình. Nhưng trong nội bộ giữa Cao Biền và Lã Dụng Chi cũng bất hoà. Cao Biền lại câu kết với Sư Đạc và Tần Ngạn đánh nhau với Lã Dụng Chi.
Việc Cao Biền Trấn yểm ở sông Tô Lịch ngay khi Lý Công Uẩn rời kinh thành từ Hoa Lư về Thăng Long cũng đã tính đến biên pháp khắc phục.
Trải qua hơn ngàn năm cùng bao đời Vua Chúa Việt Nam nhưng đến nay việc Cao Biền Trấn Yểm vẫn là một ẩn số. Chẳng lẽ chúng ta lại cứ để mãi vậy sao?
Quay trở lại với hiện tại, đêm qua một số hiện tượng lạ đã xảy ra trên địa bàn Hà Nội, một số nhà ngoại cảm đã linh cảm trước và cho rằng có người đang cố phá giải trấn yểm năm nào của Cao Biền Trên sông Tô Lịch.

Không có nhận xét nào: