Thứ Bảy, 4 tháng 8, 2018

TƯỚNG HOÀNG KIỀN LÊN TIẾNG VỀ LÊ ĐỨC ANH, GẠC MA VÀ PHẢN HỔI CỦA CỘNG ĐỒNG MẠNG VỀ BÀI VIẾT NÀY

TÔI QUYẾT ĐỊNH VIẾT BÀI NÀY
Thiếu tướng Hoàng Kiền

"Các thế lực thù địch đang bám vào quyển sách "Gạc Ma - vòng tròn bất tử" để xuyên tạc nói là Đảng Cộng sản Việt Nam bán Trường Sa cho Trung Quốc. Mưu đồ vô cùng xấu xa. Chúng đang kích động hận thù giữa nhân dân hai nước, với chiêu bài phò Mỹ bài Trung..."


1. Tại sao họ lại xoáy vào sự kiện Gạc Ma, gọi đây là cuộc chiến Gạc Ma. Tại sao họ lại xoáy vào Đại tướng Lê Đức Anh với lệnh “không được nổ súng”?
Năm 1975 ta giải phóng 5 đảo nổi ở Trường Sa do quân ngụy Sài Gòn đóng giữ, năm 1978 ta đóng tiếp 4 đảo nổi còn lại tổng cộng là 9 đảo nổi và cũng hết các đảo nổi.
Trước âm mưu của Trung Quốc và một số nước xâm chiếm đảo chìm, còn gọi là bãi đá ngầm, từ năm 1986 chúng ta đã triển khai các phương án đóng giữ đảo chìm. Khi Trung Quốc đưa lực lượng hải quân mạnh, số lượng tàu chiến đông xuống xâm chiếm các đảo chìm, Hải quân Việt Nam với khả năng rất hạn chế, chỉ dùng tàu vận tải, tàu đổ bộ, các biện pháp công trình và các lực lượng ra đóng chốt giữ đảo. Một chiến dịch CQ88 được mở ra, CQ là chủ quyền. Dưới sự lãnh đạo của BCT, QUTW, sự chỉ đạo của Đại tướng Lê Đức Anh - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Quân chủng Hải quân đã huy động toàn bộ khả năng của mình để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa. Kết quả ta giữ được 12 đảo chìm, Trung Quốc chiếm mất 7 đảo chìm, về tương quan lực lượng, chúng ta giữ hơn họ 5 đảo sao bọn phản động không nói gì?
Trong sự kiện 14/3/1988 họ quyết tâm chiếm 3 đảo chìm Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao, trong khi họ huy động các tàu chiến lớn, vô cùng hung hăng, bắn chìm tàu HQ 604 ở Gạc Ma, bắn cháy tàu HQ 505 ở Cô Lin, bắn chìm tàu HQ 605 ở Len Đao, họ chỉ chiếm được Gạc Ma, chúng ta vẫn giữ được Cô Lin và Len Đao, ta hơn Trung Quốc chứ, sao chúng không nói?
Có nhiều người tranh luận với tôi là tại sao không giữ được Gạc Ma, tôi nói các ông có nhờ Mỹ giúp cũng không ngăn được Trung Quốc chiếm Gạc Ma.
Họ đưa lên sự kiện Gạc Ma nhằm xóa nhòa thành tích mà Hải quân nhân dân Việt Nam đã giành được trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc nói chung và quần đảo Trường Sa nói riêng.
Họ đưa ra sự kiện Gạc Ma là một cuộc hải chiến, Việt Nam thua, là một âm mưu xấu xa. Không có cuộc hải chiến, chúng ta không dùng tàu chiến, chúng ta chủ trương đóng giữ đảo một cách hòa bình, không khiêu khích, không gây chiến, không mắc mưu đối phương, không nổ súng trước,
nhưng quyết tâm bằng mọi biện pháp bảo vệ chủ quyền của Việt Nam.
Qua tài liệu giải mã của CIA về sự kiện Gạc Ma, Trung Quốc đổ vấy cho Việt Nam là nổ súng trước, họ đã đổi trắng thay đen, sao những người viết sách không đọc mà đưa vào, cứ bịa ra lệnh "Không được nổ súng".
Dưới sự chỉ đạo sáng suốt của Đại tướng Lê Đức Anh, sự chỉ huy trực tiếp của Phó đô đốc - Tư lệnh Hải quân Giáp Văn Cương chúng ta giữ được Cô Lin và Len Đao, cùng với 10 đảo chìm và 9 đảo nổi nữa, không để Trung Quốc tạo cớ lấn tới. Đây là thành công trong điều kiện tương quan lực lượng hai bên khi ấy bất lợi cho Việt Nam.
Sau sự kiện Gạc Ma 14/3/1988, nhân dịp kỷ niệm 33 năm ngày truyền thống của Hải quân nhân dân Việt Nam, trong một chuyến đi kiểm tra quần đảo Trường Sa năm 1988, Đại tướng Lê Đức Anh là Bộ trưởng Bộ quốc phòng đầu tiên ra trường Sa đã dự lễ kỷ niệm vào ngày 7/5/1988 tại đảo Trường Sa, ông đã đọc lời thề: Chúng ta xin thề trước hương hồn của tổ tiên ta, trước hương hồn của cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc, xin hứa với đồng bào cả nước, xin nhắn nhủ với các thế hệ mai sau “Quyết tâm bảo vệ bằng được Tổ quốc thân yêu của chúng ta, bảo vệ bằng được quần đảo Trường Sa – một phần lãnh thổ và lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc thân yêu của chúng ta”.
Các thế lực thù địch đang bám vào quyển sách "Gạc Ma - vòng tròn bất tử" để xuyên tạc nói là Đảng Cộng sản Việt Nam bán Trường Sa cho Trung Quốc. Mưu đồ vô cùng xấu xa. Chúng đang kích động hận thù giữa nhân dân hai nước, với chiêu bài phò Mỹ bài Trung.
Thực chất chúng muốn hạ uy tín của Đảng ta, quân đội ta, làm mất niềm tin của nhân dân, nhất là thế hệ trẻ vào công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
2. Chúng nhằm vào Đại tướng Lê Đức Anh, nhưng lại đưa ra các dẫn chứng ngu si.
Tại cuộc họp Bộ chính trị, ông Nguyễn Cơ Thạch đập bàn..
BCT là cái chợ, là đám hẩu lốn hay sao mà họp cá nhân dám đập bàn hỏi một người khác.
Tại sao ông Lê Đức Anh nhận là “tôi ra lệnh không được nổ súng” mà Bộ chính trị lại giới thiệu để BCHTW giới thiệu tiếp theo là Quốc hội bầu ông làm Chủ tịch nước vào năm 1992.
Hỡi các những kẻ hận thù, phản động, thoái hóa biến chất, cơ hội, bất mãn hãy trả lời câu hỏi này đi.
Chỉ có lệnh “không được nổ súng trước”, chỉ có bản lĩnh, tài năng chỉ đạo không cho Trung Quốc lấn tới, giữ được Trường Sa như hiện nay, Đảng, Nhân dân, Quân đội mới tín nhiệm bầu Đại tướng Lê Đức Anh làm Chủ tịch Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam một Bộ trưởng Bộ Quốc phòng lên làm Chủ tịch nước.
Đại tướng Lê Đức Anh, người chỉ huy cuối cùng còn lại trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào. Những thế lực thù địch không bao giờ hết cay cú, bọn phản động, bọn cơ hội, thoái hóa biến chất, bọn bất mãn đang hùa nhau đả kích ông hạ uy tín những người Cộng sản kiên trung đã đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào để chúng dựng ngọn cờ ba que hòng mưu đồ cuộc cách mạng màu qua diễn biến hòa bình.
3. Đại tướng Phạm Văn Trà nói về Đại tướng Lê Đức Anh.
Trong một lần về thăm Bảo Tàng Đồng Quê, Đại tướng Phạm Văn Trà kể cho tôi nghe rất nhiều về Đại tướng Lê Đức Anh với sự ca ngợi và kính trọng.
Sau chiến dịch Mậu Thân năm 1968, địch phản công càn quét, tình hình chiến trường nói chung, Nam Bộ nói riêng vô cùng khó khăn, không bảo đảm được các mặt, trên chỉ đạo tạm thời giải tán các đơn vị chủ lực. Đồng chí Lê Đức Anh - TL QK9 nghiên cứu quyết định không giải tán, trong đó có Trung đoàn do đồng chí Phạm Văn Trà làm Trung đoàn trưởng, chia nhỏ ra ẩn vào dân, vẫn giữ được lực lượng sau nhanh chóng củng cố lại. Với quyết tâm như vậy, năm 1974 Đại tá Lê Đức Anh được thăng quân hàm vượt cấp lên Trung tướng.
Khi chúng ta theo Liên Xô, thực hiện chế độ bỏ đảng ủy, bỏ chính ủy, chính trị viên mà chỉ có Hội đồng chính trị, Đại diện của Bộ Quốc phòng sang Campuchia truyền đạt với đồng chí Lê Đức Anh để triển khai. Đồng chí yêu cầu phái viên về ngay, mặt trận Campuchia không thực hiện, nếu thực hiện như vậy quân đội làm sao chiến đấu được. Đồng chí đã đúng. Sau đó đồng chí được bổ nhiệm Tổng Tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam, rồi Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và năm 1992 được bầu làm Chủ tịch Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.
Một con người như thế là mục tiêu tấn công nhằm hạ uy tín, danh dự của các thế lực thù địch, phản động, thoái hóa biến chất, cơ hội, bất mãn là một thực tế.
Hãy đấu tranh vạch mặt chúng, bác bỏ những luận điệu vu khống, xuyên tạc xấu xa bỉ ổi.
4. ĐẠI TƯỚNG LÊ ĐỨC ANH - VỊ CHỈ HUY TRONG CHIẾN DỊCH HỒ CHÍ MINH CÒN LẠI
Ngày 14-4-1975, Bộ Chính trị đồng ý chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy giải phóng Sài Gòn mang tên Chiến dịch Hồ Chí Minh. Bộ Tư lệnh chiến dịch ngày ấy gồm 8 người, nay chỉ còn lại đại tướng, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh, lúc đó ông là Trung tướng, Phó Tư lệnh. Đại tướng Văn Tiến Dũng (Tư lệnh chiến dịch), Chính ủy Phạm Hùng, các Phó Tư lệnh gồm: Thượng tướng Trần Văn Trà, Trung tướng Lê Trọng Tấn, Trung tướng Đinh Đức Thiện; Phó Chính ủy là Trung tướng Lê Quang Hòa và quyền Tham mưu trưởng là Thiếu tướng Lê Ngọc Hiền đều đã mất.
Lực lượng trực tiếp tham gia chiến dịch của ta gồm 5 quân đoàn có trên dưới 15 sư đoàn. Các quân đoàn 1, 2, 3, 4 và Đoàn 232 có đủ các binh chủng hợp thành, cùng các lực lượng bộ đội địa phương, dân quân, tự vệ và lực lượng nổi dậy của quần chúng ở nông thôn cũng như thành thị. Bộ chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh xác định phải đánh nhanh, quyết liệt, không cho địch co cụm về Sài Gòn; ngược lại, không để cho quân địch ở Sài Gòn chạy về miền Tây. Các cánh quân phải tổ chức các mũi thọc sâu, mũi đánh vòng ngoài kết hợp giữa chủ lực với bộ đội địa phương và kết hợp giữa bộ đội với quần chúng nhân dân, đột phá liên tục, dồn dập cho đến toàn thắng.
Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, Trung tướng Lê Đức Anh còn được giao đảm trách chỉ huy và lãnh đạo cánh quân tiến công trên hướng Tây - Tây Nam Sài Gòn (đoàn 232), một trong năm cánh quân của trận quyết chiến chiến lược cuối cùng. Thời điểm đó, Bộ Chỉ huy Miền (B2) nhận định hướng Tây - Tây Nam là nơi khó nhất vì sình lầy, nhưng đây là một hướng tiến công rất quan trọng vì nhất định ta phải nhanh chóng chia cắt quân địch trên tuyến quốc lộ số 4 để quân địch ở Sài Gòn không thể co cụm xuống cố thủ ở Tây Đô (Cần Thơ).
Đoàn 232 gồm các Sư đoàn 3, 5 và 9; bốn trung đoàn độc lập, một trung đoàn đặc công có 3 nhiệm vụ: chia cắt hai lực lượng Sài Gòn và miền Đông với lực lượng ở đồng bằng sông Cửu Long; tấn công Biệt khu Thủ đô và tấn công Tổng nha cảnh sát, sau đó hợp điểm tại Dinh Độc Lập.
Đúng 17 giờ ngày 26-4-1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu. Các đơn vị hướng Tây - Tây Nam tiến công. Sư đoàn 5 cắt đoạn Bến Lức tới Tân An. Sư đoàn 8 cắt lộ 4 từ Mỹ Tho tới bờ sông Tiền. Sư đoàn 3 đánh chiếm khu vực An Ninh - Lộc Giang, vượt sông Vàm Cỏ. Sư đoàn 9 vượt sông Vàm Cỏ tập kết tại Cầu Bông, Mỹ Thạnh, Đức Hòa.
Ngày 30-4, cánh quân hướng Tây - Tây Nam đã đánh chiếm Biệt khu Thủ đô, Bộ Tư lệnh cảnh sát quốc gia, Tổng nha cảnh sát, cảnh sát đô thành, các quận Tân Bình, Bình Chánh, hợp điểm tại Dinh Độc Lập.
Đúng 11 giờ 30 phút ngày 30-4-1975, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, từ nay đất nước thống nhất, non sông liền một dải.
Đối với dân tộc ta, đây là một thắng lợi có ý nghĩa lịch sử, kết thúc vẻ vang quá trình 30 năm kháng chiến, cứu nước, giải phóng miền Nam, góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc trên toàn thế giới. “Thắng lợi trọn vẹn của chúng ta có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân to lớn nhất, cơ bản nhất, gốc rễ nhất là tư tưởng “Nhân ái”. Tư tưởng “nhân nghĩa” của thời đại Hồ Chí Minh là bắt nguồn truyền thống chí nhân chí nghĩa của dân tộc, như Nguyễn Trãi từng viết trong “Đại Cáo Bình Ngô”: “Lấy chính nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo”. Tư tưởng nhân nghĩa là một yếu tố cơ bản trong nền văn hóa của dân tộc, nó chuyển hóa thành lời, trong ý nghĩ thành tư tưởng chiến lược; tư tưởng này đã kết tinh trong thời đại của chúng ta là ở Chủ tịch Hồ Chí Minh” (trích hồi ký của Đại tướng Lê Đức Anh).
Những lần vượt qua hiểm nguy
Trong cuộc đời tham gia hoạt động cách mạng của mình, cũng như lúc trong cuộc sống đời thường, nhiều lần Đại tướng, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh đã vượt qua những cơn hiểm nghèo một cách kỳ diệu. Lần thứ nhất ông đã thoát chết là ngay trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, vào ngày 28-4-1975. Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, ông làm việc trong cái chòi nhỏ sát mép sông ở Sở Chỉ huy của cánh quân hướng Tây - Tây Nam ngay bên bờ sông Vàm Cỏ thuộc huyện Đức Hòa (Long An).
Buổi sáng hôm đó vô ăn cơm, chỗ ăn là cái nhà họp của địa phương làm nửa chìm nửa nổi. Trong hồi ký của mình, Đại tướng, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh kể: “Chính ủy Hai Tưởng đặt vị trí ở đây; vừa ăn xong, tự nhiên anh Tưởng bảo tôi: “Anh hãy nán lại, nằm trên võng của tôi mà nghỉ, nghỉ mươi phút rồi hẵng ra đó!” Tôi nghe anh. Vừa ngả lưng thì ở ngoài chòi của tôi một quả bom từ máy bay địch ném trúng, cái chòi bay mất, cậu lái xe hy sinh, cậu Nguyễn Hồng Thái, chiến sĩ bảo vệ bị thương. Nếu hôm đó ăn xong tôi ra liền thì nhất định “cái chuyện thường” đã xảy ra với tôi. Và hôm nay chẳng còn ngồi để mà viết ra những dòng chữ này! Chiến tranh nó có chừa ai, cái ngẫu nhiên và cái tất nhiên nhiều khi không thể mang “tính quy luật” ra mà giải thích!”. Chiến tranh là thử thách cao nhất, nghiệt ngã nhất đối với con người. Nhiều lúc bom đạn ác liệt quá, ông vẫn từng nói vui với anh em: “Bom đạn đầy trời thế này, chết là chuyện thường, còn sống thì mới kỳ!”.
Lần thứ hai vào năm 1996 khi đang là Chủ tịch nước, ông bị tai biến rất nặng. Các cơ quan có thẩm quyền khi đó đã chuẩn bị các việc cần thiết cho việc ông qua đời và thông báo cho gia đình. Thế nhưng, bằng sức mạnh phi thường của bản thân, ông đã vượt qua cơn bạo bệnh một cách thần kỳ và trở lại làm việc bình thường trên cương vị Chủ tịch nước.
Lần thứ ba là vào đầu năm 2018 sức khỏe của ông cũng suy giảm nghiêm trọng, các cơ quan báo chí đã chuẩn bị bài để viết về cuộc đời ông... Thế nhưng, một lần nữa ông đã vượt qua cơn nguy kịch một cách thần kỳ, ngoài mọi tiên liệu của các bác sĩ. Nhiều người phải thốt lên thán phục: “Ông đúng là tướng đánh trận, chỉ có tướng trận mới có sức sống kỳ diệu, sức đề kháng phi thường như thế!”.

Luôn trở về trong chiến thắng
Đại tướng Lê Đức Anh thực sự là một tướng trận. Ông là một trong số ít người đã trải qua các cuộc chiến tranh và xung đột từ năm 1945 - 1989. Ông có mặt ở những điểm nóng nhất và trở về trong chiến thắng: tham gia 9 năm kháng chiến chống Pháp, đi chiến trường miền Nam 11 năm (1964 - 1975), chỉ huy chiến trường Campuchia 7 năm (1979 - 1986), ổn định tình hình biên giới phía Bắc (1986 - 1989).
Ông trực tiếp tham gia những trận đánh, những sự kiện mang tính bước ngoặt của chiến tranh: Mậu Thân 1968, chống lấn chiếm 1973, Phước Long 1974, chiến dịch Hồ Chí Minh, chiến dịch giải phóng Campuchia; chấm dứt xung đột biên giới với Trung Quốc; bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc: Ngày 6-11-1987 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra mệnh lệnh số 1679/ML-QP về việc bảo vệ quần đảo Trường Sa; ngày 29-3-1989 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra mệnh lệnh số 167/ML-QP về đóng giữ, bảo vệ khu vực biển thềm lục địa, bãi đá ngầm (khu DK1).
Chiến dịch Hồ Chí Minh trong mùa đại thắng 1975 đã giải phóng Sài Gòn, kết thúc tròn vẹn cuộc chiến tranh. Cứ đến ngày 30 tháng 4 mỗi năm, cả đất nước ta lại long trọng kỷ niệm ngày đất nước thống nhất. Đây là dịp để chúng ta cùng tưởng nhớ, trân trọng những nhân vật lịch sử, qua những con người cụ thể, nhân vật cụ thể, trong đó có Đại tướng Lê Đức Anh, người đã cùng viết nên bài học vẻ vang của lịch sử dân tộc.
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang cười
Sáng 03/8/2018
Thiếu tướng Hoàng Kiền


( Nguồn: Dong Rang Nguyen )

Sao sử viết HOÀNG SA, TRƯỜNG SA là của Việt nam, sự kiện GẠC MA có uẩn khúc gì mà giấu như mèo giấu cứt thế
 · Trả lời · 9 giờ

Tô Oanh Ồ, ko viết đoạn khai man lý lịch thời làm cai đồn diền cao su và cảnh cáo nội bộ vì từ khai là đảng viên nhỉ !
 · Trả lời · 9 giờ

Ngô Ngọc Định Không còn nơi để đặt niềm tin nữa rồi.
 · Trả lời · 9 giờ

Du Le Tốt nhất là các ông đừng nói gì thêm , dân chúng tôi biết hết rồi
 · Trả lời · 9 giờ

My Binh Bui MÌNH KHÔNG TIN , KHÔNG CÓ LỬA SAO CÓ KHÓI
 · Trả lời · 8 giờ

Nguyen Xuan Nguyen toàn vớ vẩn hết. câ ngợi láo
 · Trả lời · 8 giờ

Minh Thaibinh CỨT.!!!!!!!!

THỐI LẮM.!!!!!!!!!!!…Xem thêm

Huy Vuquoc Sao lại Phước Long năm 74 . Lúc đó ổng ở khu 9 mà
 · Trả lời · 8 giờ

Cuối Trời Mây Bẻm mép.
 · Trả lời · 8 giờ

Hai Pham Tướng Hoàng Kiến có niềm tin và lí lẽ của ông! Có điều là, thời điểm đó, đúng là TQ mạnh hơn phía ta, nhưng, về không quân và cả hải quân đều chưa mạnh đánh xa bờ. Trong khi, hải quân VN, dù còn yếu nhưng lực lượng tại Cam Ranh cũng như không quân vẫn có thể ra tới Trường Sa. Nếu cho tàu chiến kết hợp không quân uy hiếp tàu TQ thì vẫn giằng co được vài năm để chuẩn bị lực lượng.
 · Trả lời · 7 giờ

Chim Le · Bạn bè với Phan Hải Âu và 2 người khác
Đọc cũng được biết thêm những thông tin về Gạc Ma mà xưa nay ít được báo chí ta nhắc tới! Nhưng sao tướng Hoàng Kiềm lại đề cao sức mạnh của Hải quân TQ tới mức nói: Có nhờ Mỹ giúp cũng không ngăn được TQ chiếm đảo Gạc Ma của ta! Ai cũng biết hải quân …Xem thêm
 · Trả lời · 7 giờ

Phải nói là TQ tranh thủ thời cơ rất tốt. Lúc đó, LX gần sụp, Gorbachev và TQ đã bắt tay nhau, nên TQ ra tay thì lượng lX ở Cam Ranh án binh bất động, phản bội hiệp ước với VN. Mỹ lúc đó, không bận tâm tới biển Đông. Mà, ngay cả thời điểm hiện nay, nếu có, Mỹ cũng dùng biện pháp khác, chứ chưa chọn đối đầu với TQ!
 · Trả lời · 7 giờ

Xuân Cảnh Nguyễn Rất đúng! Mà nói sâu hơn chính Gorbachev đã bán đứng chúng ta.
 · Trả lời · 7 giờ

Nguyễn Hiểu Xuân Cảnh Nguyễn chẳng ai bán cả, chỉ có ta bán ta mà thôi
 · Trả lời · 6 giờ

Lê Minh Đức Tình hình căng thẳng, dự liệu là có đụng độ mà ko trang bị đủ sức chiếc đấu cho quân mình thì bắn trước hay bắn sau có khác gì đâu.
 · Trả lời · 6 giờ

Xuân Cảnh Nguyễn Đất nước mình. Bọn Trung Quốc đến dùng vũ lực để cướp nước. Là người người lình cầm súng bảo vệ đất nước mà không được nổ súng dù trước hay sau kể cũng ngược đời dù bất cứ lý do gì.
 · Trả lời · 7 giờ

Có một tâm lí rất đúng thời điểm đó mà ngại nói ra - nếu lúc đó, TQ nó quyết tâm đánh hết cả Trường Sa thì khả năng VN cũng phải thúc thủ! Lúc đó nó chưa mạnh như bây giờ nhưng vẫn dư sức!
 · Trả lời · 7 giờ

Phạm Tất Thắng Sao tướng mà có tư tưởng chiến bại thế nhỉ?
 · Trả lời · 7 giờ

Nếu sợ kẻ địch mạnh mà không dám đánh, thì đó là nỗi ô nhục cho tư tưởng quân sự VN.
 · Trả lời · 6 giờ
Em đoán, lúc đó, dù bắt tay với Gorbachev, nhưng TQ vẫn dè chừng lực lượng Nga ở CR, nên mới làm vài đảo thôi. Nếu không có lực lượng ở CR thì nó xử hết các đảo rồi!
 · Trả lời · 7 giờ

Ngo Quang Nang Nhưng phải chuẩn và chính xác chút...
 · Trả lời · 7 giờ

Vodanh Vo Mà khi bị chiếm mất thì che giấu thông tin hay là điều đình nhượng địa cho Tàu.
 · Trả lời · 7 giờ
Tui thì nghĩ rằng bài viết này thừa . Chưa có ai kết tội Lê Đức Anh cả . Và anh HK chỉ nêu với tư cách cá nhân thôi . Anh ấy có quyền yêu ai và ghét ai và những cái anh ấy nói cũng là chỉ nghe nói thôi . Chả nên bàn kỹ
 · Trả lời · 6 giờ

NH Giang Tướng mà đếm số đảo rồi kêu mình nhiều đảo hơn nó là thứ tướng vứt đi rồi.
 · Trả lời · 6 giờ

Hoa Quang Ngo Nếu là bài viết của ông tướng Kiền thật thì thấy rất thất vọng.Tướng gì mà nặng về chụp mũ, chửi bới chứ không có tý lý lẽ, chứng cứ nào có sức thuyết phục người đọc.
 · Trả lời · 6 giờ

 · Trả lời · 6 giờ

Dao Thu Comment của 1 người lính:

Đoạn này: "Các thế lực thù địch đang bám vào quyển sách "Gạc Ma - vòng tròn bất tử" để xuyên tạc nói là Đảng Cộng sản Việt Nam bán Trường Sa cho Trung Quốc. Mưu đồ vô cùng xấu xa. Chúng đang kích động hận thù giữa nhân dân hai nước, với chiêu bài phò Mỹ bài Trung." đúng giọng của lũ chó ghẻ. Ban tuyên giáo trung ương, quân ủy trung ương, bộ 4T cũng không có giọng điệu khắm thối như vậy.
Ai bám vào? Ai phò Mỹ bài Trung? chỉ riêng viết câu đó đã cho thấy độ ngu xuẩn cố tình chụp mũ của con chó ghẻ tướng kiền...Còn nếu cứ đàng hoàng tranh luận, có đúng có sai, thì cớ sao phải thổ ra những lời hằn học vậy?
Cứ cho rằng đúng là có lệnh ko được bắn TRƯỚC, không khiêu khích, không nọ kia...thế thì có thể bắn SAU, đúng chưa?
Nhưng, với vài chục lính công binh, vài khẩu súng bộ binh...để đối phó với 12 chiến hạm có súng đại bác, có cả tàu tên lửa của 2 hạm đội Nam hải và Đông hải của tàu khựa....thì bắn bằng cái mõm sủa càn à?
Chúng tôi, những người lính đã qua trận mạc, chưa bao giờ nghĩ và nói rằng đcs, nhà nước VN hèn nhát hay bán đảo cho tẫu khựa...nhưng rõ ràng, có một sự sai lầm về chiến lược, sự chủ quan về chiến thuật khi đối phó với dã tâm của kẻ thù truyền kiếp. Nhận con mẹ nó là sai lầm, vậy thôi...chứ đừng đổ cho hoàn cảnh là nọ là kia.
Đất nước ta còn vô vàn khó khăn lúc 1988, nhưng nên nhớ, thời điểm 1979 còn khó khăn hơn nhiều...khi các quân đoàn chủ lực còn đang mắc ở Cambot, thế mà vẫn đương đầu đánh trả hơn 60 vạn quân tẫu, có đổ tại nghèo khó hay yếu đâu...Thật ngu xuẩn.
 · Trả lời · 5 giờ

Tôi thấy ý kiến của anh là rất hay thưa anh Dao Thu . 
THỰC TẾ vùng biên giới phía Bắc TQ chiếm nửa thác Bản Giốc.v.v trên biển hiện nay TQ vẫn ngang nhiên chấn áp ngư dân của ta đấy thôi.
Hoàng Kiềm lên tướng thời nào so với tướng LML rõ ràng tướng LML ĐÃ TỪNG TRẢI ,CÓ MẶT TRÊN CHIẾN TRƯỜNG . Đó là sự khẳng định để ta tin tướng LML.
 · Trả lời · 32 phút
 · Trả lời · 5 giờ

Đọc Hồi ký Trần Quang Cơ là rõ hết. Tuy hồi ký không nói đến vụ Gạc Ma nhưng tại thời điểm đó Nguyễn Văn Linh chủ trương bằng mọi giá phải "bình thường hóa quan hệ với TQ", thực chất là đầu hàng TQ bằng mọi giá. Bởi vì ông ta chỉ cần bảo vệ CNXH - cái hệ thống đang tan rã ở châu Âu lúc đó. Có lẽ lúc đó TQ muốn lấy hết TS ông ta cũng đổi. Nhưng TQ rất khôn, nếu lấy thêm vài ba đảo nữa, quân đội sẽ bất tuân thượng lệnh. Chính anh hùng - thiếu tướng Lễ Mã Lương đã nói rõ đièu này. Tội đồ thứ nhất phải là Nguyễn Văn Linh, Lê Đức Anh chỉ là người tuân lệnh.

Van Vuong Nguyen Tướng Kiền mâu thuẫn với tướng Lê Mã Lương, ông Lương bảo ông Kiền chưa đọc hết "Gạc Ma - Vòng tròn bất tử" đã phê phán... và nói ông HK phải xin lỗi vì những xúc phạm ông LML. Ông HK viết bài ca ngợi ông LĐA thì mọi người đọc để biết thôi, cũng nhiều tướng có công và có tài không riêng tướng LĐA. Theo những người lính còn sống sót kể lại thì TQ mạnh hơn ta rất nhiều, nếu nó không có dã tâm chiếm Gạc Ma thì chẳng có chuyện gì xảy ra. Thật đáng đau lòng. Có phải là ta chủ quan không?
 · Trả lời · 5 giờ
Pho Giang Gạc Ma - Vòng tròn bất tử là cuốn sách ca ngợi sự dũng cảm của các chiến sĩ thôi, rất đáng trân trọng. Mọi điều cứ để nhân dân và lịch sử phán xét, đừng vú cả lấp miệng em.

Dân Mai Xuân Không có bản lĩnh trận mạc và thời gian thì không ai có thể lên tướng. Nhưng lên tướng rồi không có nghĩa là không sai lầm. Những sự nhượng bộ hay cả nể trong quan hệ ngoại giao với TQ đều dẫn đến thất bại ,mất quyền chủ động bảo vệ lãnh thổ.Thực tế đã chỉ rõ TQ luôn là kẻ 2 mặt đối với VN .
 · Trả lời · 48 phút

Quang Minh Vu Chúng ta phải tranh luận khá nhiều xung quanh cuốn sách do tướng Lê Mã Lương chủ biên và cũng chứng kiến khá nhiều ý kiến cực đoan từ nhiều phía. Vì sao vậy ? Nguyên nhân duy nhất là những thông tin xung quanh sự kiện Gạc Ma chưa được giải mã. Vì sao nó chưa được giải mã ? Có thề có nhiều lý do. Nhưng theo tôi, lý do chủ yếu là lý do...nhạy cảm bởi nói gắn với Trung quốc. Lập luận đến đây thôi cũng đủ thấy những gì ông Hoàng Kiền nói cũng chưa đủ thuyết phục. Đơn giản là cá nhân ông không phải là người nắm giữ những thông tin quan trọng nhất về sự kiện này. Ông Kiền thanh minh thay cho ông Lê Đức Anh bằng cách ca ngợi ông ta như thế nào là việc của ông ấy. Nhiều thông tin ông Kiền viết về ông Anh cũng là qua nguồn khác chứ không phải là ông có trực tiếp trong tay. Tôi cũng không bàn đến việc ông Kiền hằn học gọi những người có ý kiến khác ông là phản động, mà thái độ này của ông ta không phải là thái độ nghiêm túc trong tranh luận. Nói gì thì nói, dù "Gạc ma - Vòng tròn bất tử" còn có khiếm khuyết nào đó, thậm chí có nhiều khếm khuyết, nó vẫn thể hiện một nỗ lực cần thiết của những nguòi làm sách và đa phần nhân dân (tôi tin như vậy): dựng nên một tượng đài bất tử một cách trung thực nhất cho những chiến sĩ đã ngã xuống tại Gạc ma trước họng súng của những người "đồng chí" luôn leo lẻo về "tình hữu nghị" giữa Trung quốc và Việt nam. Lịch sử không dừng lại. Lịch sữ sẽ minh định thêm những gì cuốn sách đã đề cập và những gì ông Kiền đã hùng hồn lên tiếng. Nhưng ngay bây giờ, nếu làm một cuộc trưng cầu ý dân về cuốn sách này, tôi tin rằng, ông Kiền sẽ không phài là người được nhân dân đặt niềm tin, cũng như ông Lê Đức Anh vậy.

Không có nhận xét nào: