Tài nguyên quốc gia đang bị Trung Quốc “nuốt trọn” bởi những tay bất động sản mê tiền
Nếu theo dõi thì thấy hiện nay Trung Quốc đã chiếm rất nhiều vùng đất “hiểm” của Việt Nam như: Đèo Ngang; rồi ở Hà Tĩnh, Formosa, đó là yết hầu, từ Hải Nam vào rất gần; rồi Đà Nẵng, là 1 nơi cũng rất quan trọng; tới Bauxite ở Tây Nguyên, Tàu đã chiếm. Bây giờ nếu mở thêm 3 đặc khu thì gần như chiếm gần hết lãnh thổ Việt Nam. Và không chỉ là thuê, thậm chí anh bạn láng giềng còn mua đứt các miếng đất thông qua những “con tốt” là các doanh nghiệp bất động sản Việt Nam đang “có tiếng” nhờ quyền lực của những ông trùm chính trị và những khoản tiền Nhân Dân Tệ không bao giờ cạn kiệt.
Khi nguồn tin tổng giám đốc điều hành Tập đoàn E-House Trung Quốc, có kế hoạch đầu tư bất động sản ở TP.HCM và đề nghị thời gian cấp đất 100 năm, thì cộng đồng mạng sôi sục, tỏ vẻ không bằng lòng. Thực ra, E-House là tập đoàn bất động sản lớn ở Trung Quốc, đã tham gia một vài dự án ở TP.HCM với tính “ném đá dò đường”.
Thật vậy, các tập đoàn BĐS đến từ Trung Quốc đã bao vây khu vực Củ Chi, quận 7, ra Nhà Bè, Cần Giờ, quận 9, gần đây là muốn tấn công vào Đức Hòa-Long An. Còn nhớ, năm 2017, Tập đoàn Tuần Châu – Công ty TNHH Âu Lạc Quảng Ninh, có đề xuất với TP.HCM về việc đầu tư dự án khu đô thị tại Củ Chi với các dự án lớn như Thành phố mới New City tại huyện Củ Chi, Đại lộ ven sông Sài Gòn (nối huyện Củ Chi về đến quận 1), dự án Hồ cảnh quan trung tâm thành phố mới tại Củ Chi, dự án Sài Gòn Marina City, hải cảng hải sản Cần Giờ, dự án di chuyển chợ hóa chất Kim Biên quận 5.
Các dự án trên chiếm quỹ đất 15.000 ha (gấp 15 lần Khu đô thị Phú Mỹ Hưng và Khu đô thị Thủ Thiêm cộng lại) để hình thành một thành phố mới mang tên New City. Tổng vốn đầu tư cho các dự án nói trên lên đến 65.000 tỷ đồng. Trong đó, vốn tự có của doanh nghiệp là 50%.
Tuy nhiên, TPHCM không lạ gì với cái kiểu thâu tóm đất của các đại gia mới nổi rồi sang lại dự án cho bên thứ 3 mà nó là của Trung Quốc để kiếm lời, nên khi UBND TPHCM đề nghị chứng minh tài chính thì mới giao đất, Tuần Châu đã “một đi không trở lại”.
Vấn đề các công ty BĐS của VN mua lại đất “sạch” (đất đã được giải tỏa đền bù) của các công ty Nhà nước rồi bán lại cho bên thứ 3 là của Trung Quốc kiếm lời diễn ra trong nhiều năm. Các công ty Trung Quốc này đều đội lốt của Singapore hay Malaysia… để che phản ứng của dư luận, nhưng người trong cuộc thì biết rất rõ. Chẳng hạn như hàng trăm ha đất “sạch” của Công ty Tin Nghĩa ( Công ty của Tỉnh Ủy Đồng Nai) đá bán lại cho các công ty Singapore làm nên các dự án Swan Bay, Swan Park và Swan City bao vây sân bay Long Thành bằng các resort, biệt thự, khu nghỉ dưỡng cao cấp.
Một dự án khác của tập đoàn FLC tại Quảng Ngãi cũng làm dư luận hết sức quan tâm, nhưng không phải vì chỉ đạo của UBND tỉnh về di dời đồn biên phòng để cho dự án thực hiện, mà chính là việc Tập đoàn này được cho là đang là con nợ của một ngân hàng Trung Quốc. Cụ thể, dự án FLC Bình Châu – Lý Sơn sẽ trải dài trên địa bàn các xã ven biển Bình Châu, Bình Phú, Bình Hòa, Bình Hải (huyện Bình Sơn), kết hợp với 20 ha thuộc địa phận đảo Lý Sơn và đảo An Bình để tạo thành phức hợp du lịch nghỉ dưỡng quy mô với tổng diện tích lên tới 3.890 ha, tổng vốn đầu tư các dự án trên 10,000 tỷ đồng.
Một điểm khác khiến cũng khiến dư luận lo lắng là khu vực Bình Sơn nằm ngay căn cứ quân sự Chu Lai rất đắc địa. Đó là chưa kể Lý Sơn là đảo tiền tiêu, nơi mà những người lính Hoàng Sa năm nào xuất phát ở đây. Cách đây vài năm, Mường Thanh cũng đã đầu tư một khách sạn hoành tráng trên đảo, nhưng việc kinh doanh không đem lại hiệu quả gì, dư luận lại đặt câu hỏi tại sao nhà kinh doanh lại không tính toán cho lượng khách du lịch để rồi chịu cảnh hầm hiu.
Trước đây, một dự án trên đèo Hải Vân sau khi đã hoàn tất xong xuôi các thủ tục, dư luận la làng, thì nhà đầu tư và lãnh đạo tỉnh mới thoái lui. Gần đây, dự án phá nát Sơn Trà cũng bị dư luận lên án, dù bên biên phòng ra sức bảo vệ, cũng đã bị dừng bước. Các dự án nghe “mùi đồng”, khó có tính khả thi, khả năng sinh lãi, nhưng tại sao các doanh nghiệp ta vẫn cứ nhào vô? Về nguồn vốn, chắc chắn Tuần Châu hay FLC… rất khó chứng minh được.
Nhưng chuyện đời khó đoán. Rất có thể sau thua lỗ vài năm, thì sẽ có động tác bán lại nhằm thu hồi vốn cho ngân hàng. Khi đó thì mọi việc đã an bài. Và, người dân thì tất cả đã vào bờ an toàn, vì bờ biển đã thuộc về nhà đầu tư.
Rõ ràng, đất không tự nhiên mất đi, nó chỉ bị chuyển từ tay người này sang tay nước khác, và rốt cuộc cũng vào tay mà kẻ vẫn lăm lăm xâm lược Việt Nam là Trung Quốc. Vì sao những tay bất động sản ấy sẵn sàng bán nước? Đơn giản vì tiền và vì nếu có nhiều tiền, hà cớ gì chúng tiếp tục sống ở Việt Nam, một quốc gia mà xã hội bất công, môi trường ô nhiễm, chỉ có quan và kẻ giàu mới có tiếng nói?
Facebook Mộc Đình
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét