Phạm Viết Đào.
Tại diễn đàn tổ chức trong 3 ngày, từ ngày 3 tới ngày 6/6/2016, Trung Quốc, luôn tỏ ra sỗ sàng, cả
vú lấp miệng em mọi nơi, mọi chỗ; ngược lại đoàn Việt Nam ấp úng, thần hồn nát thần tính, vòng vo
tận đẩu tận đâu đâu trước những việc làm “ ngang xương” của Trung Quốc trên
Biển Đông khiến cho nhiều nước thế giới không thể khoanh tay ngồi nhìn…
Những ý kiến phát biểu tại diễn đàn
chính của đoàn Việt Nam
về Biển Đông nhìn chung là mờ nhạt, vòng vo không sát với tâm thế của người
trong cuộc, đang hàng ngày hàng giờ đương đầu với những hành động ức hiếp của
Trung Quốc…
Đối thoại
Shangri-La là diễn đàn then chốt để thảo luận và phân tích về các mối quan ngại
an ninh và quốc phòng, trong khu vực và xa hơn nữa. Hơn 600 đại biểu đại diện
cho các nước ASEAN, châu Á, châu Âu và Mỹ dự hội nghị an ninh cấp cao ở
Singapore. Hơn 30 quốc gia cử phái đoàn tham dự, trong đó có ít nhất 20 bộ
trưởng quốc phòng. Đây cũng là nơi diễn ra các cuộc gặp song phương giữa những
nước cả đồng minh và đối đầu.
Tại diễn đàn này,dư luận trong và nước chờ đợi những
phát ngôn đích đáng, khẳng định tư thế của Việt Nam, vị thế của Việt Nam, hoàn
cảnh của Việt Nam hiện nay đang phải đương đầu với một Trung Quốc ác bá; Tại
diễn đàn này, lý ra Việt Nam phải vạch trần, dùng diễn đàn này để trấn yểm
những tham vọng, thách đố ngang tàng quá đáng của Trung Quốc…
Thu
hút 30
quốc gia tham gia, trong đó có nhiều quốc gia không giáp giới với Biển Đông; nhưng phần lớn các nước tham gia
đều cử cấp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, có 2 trong 10 nước thì lại cử cấp phó: Việt
Nam cử thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh( Phó BT) còn Trung Quốc lại cử cấp phó thứ
trưởng: đô đốc hải quân, Phó tham mưu trưởng, tướng Tôn Kiến Quốc…
Việc Trung Quốc cử một
viên tướng cấp phó thứ trưởng là điều dễ hiểu, vì họ sẽ là đối tượng bị chỉ
trích tại hội nghị với chủ đề được nêu ra từ đầu: các tranh chấp tại Biển Đông…
Thế tại sao Việt Nam
lần này lại chỉ cử một đoàn cấp thấp hơn các quốc gia khác, nhiều lần BT Bộ
Quốc phòng VN tham gia Shangri-La và có lầm đích thân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
dẫn đầu?
Điều này chứng tỏ: Việt
Nam không coi vấn đề tranh chấp ở Biển Đông là nghiêm trọng; Việt Nam coi
thường hội nghị này hay Việt Nam muốn đứng tuyến hai, ngại trực diện đương đầu
với ông “bạn vàng” Trung Cộng ? Lo ngại diễn đàn trở thành cái bẫy để các thế
lực thù địch can thiệp váo các vấn đề nội trị của Đảng CS Việt nam…
Điều khó hiểu thứ 2:
Việt
Như mọi người đều biết:
về chức trách, Bộ Công an, có quốc gia gọi là Bộ Nội vụ thường là cơ quan đảm
trách vấn đề an ninh nội địa; thường là lực lượng đảm trách chống diễn biến hòa
bình, chống bạo loạn lật đổ của các lực lượng nội địa ?
Phải chăng cử một ông tướng tình báo đến
Shangri-La, Việt Nam muốn dè chừng các quốc gia khác đừng lợi dụng diễn đàn này
để xuất khẩu bạo bạo loạn lật đổ vào Việt Nam…Thế giới đến để bàn chuyện Biển
Đông thì Việt Nam cho người canh bờ đến nghe ngóng…
Vấn đề Biển Đông không giống đề an ninh vùng biển Somali,
thỉnh thoảng xuất hiện hải tặc chặn cướp ,bắt cóc con tin; do vậy sự xuất biển
của TT Bùi Văn Nam là hơi khó
hiểu…
Tiếp xúc với phái đoàn Trung Quốc do Phó Tham mưu trưởng đô
đốc Tôn Kiến Quốc, tướng Vịnh nhà ta về cấp chức trên Tôn Kiến Quốc 1 bậc lại
thỏ thẻ:”“Mong rằng trong thời gian tới,
Việt Nam và Trung Quốc cần tăng cường hợp tác giữa lực lượng biên phòng hai
nước, tiếp tục tổ chức các hoạt động giao lưu biên giới, tiến hành đối thoại
chiến lược quốc phòng cấp thứ trưởng…
Bên cạnh đó, hai bên cũng cần
tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực như hợp tác hải quân và cảnh sát biển để
góp phần tạo môi trường hòa bình, ổn định giữa hai nước…”
Hành xử, của Trung Quốc trên Biển Đông ngày
càng tỏ ra hung đồ, thế giới ai cũng nhìn thấy; Điều này thể hiện qua các phát
biểu tại Shangri-La của họ. Đứng trước
những hành vi quá đáng của kẻ hung đồ lý ra nếu không có những hành vi, hành
động chế áp thì cũng phải có những lời nói để cho đối phương phải chùn lại; Mặt
khác phải tìm cách kêu gọi thế giới vào góp sức bênh vực mình, ủng hộ mình…Phát
biểu như trên của Tướng Vịnh khác gì: Em
chịu bác rồi, bác nhẹ tay cho phát nào em nhờ phát ấy…thành ra những nước
khác vào khác gì phá quấy sự hợp tác Việt-Trung, là can thiệp vào vấn đề "nội trị"…
Cũng chịu chung hoàn cảnh như Việt Nam, Philippines quyết liệt đưa vấn đề
tranh chấp Biển Đông ra Tòa án quốc tế. Còn Ấn Độ thì cảnh báo mang tính dằn mặt với Bắc
Kinh
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ cảnh báo: nếu tranh chấp Biển Đông vượt tầm
kiểm soát thì tất cả các nước trong khu vực phải nhận ra rằng, sự
thịnh vượng chung và tỉ lệ tăng trưởng đáng ghen tị của khu vực này
cả thập kỷ qua sẽ bị đe dọa vì hành vi, hành động gây hấn của bất
kỳ ai.
BTBQP
Ấn Độ
Parrikar cho biết, hơn một nửa khối lượng thương mại của Ấn Độ đi qua
Biển Đông và ông cảnh báo:"Tất cả chúng ta sẽ phải gánh
chịu, cho dù chúng ta là những quốc gia lớn hay nhỏ. Chúng ta cần
phải làm việc theo hướng hành động để giảm căng thẳng, ưu tiên cân
nhắc yếu tố phát triển và tăng trưởng", ông Parrikar kêu gọi.
Bộ
trưởng Quốc phòng Ấn Độ cũng có đôi lời dành riêng cho Trung Quốc.
"Dù một nước có mạnh đến đâu, thì không hoạt động giao thương nào
có thể diễn ra trên một khu vực căng thẳng cao độ cả. Và tôi cho rằng việc gìn
giữ hòa bình sẽ phục vụ lợi ích của tất cả, trong đó có chính Trung Quốc"
- ông Parrikar phát biểu.
BTBQP
Nhật phát
biểu tại phiên toàn thể thứ hai của Đối thoại Shangri-La sáng 4/6 với chủ đề
“Quản lý cạnh tranh quân sự ở châu Á”, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen
Nakatani nói: “Không một nước nào đứng
ngoài trong vấn đề Biển Đông cả bởi nó liên quan đến an toàn và tự do hàng hải
tại một khu vực vô cùng quan trọng với thương mại toàn cầu. Càng là cường quốc
thì càng phải hành động có trách nhiệm. Trong phát biểu đề dẫn cách đây 2 năm,
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã nhấn mạnh đến trật tự luật pháp và giờ đây tôi
cũng nhắc lại điều đó, rằng không một nước nào có thể dùng vũ lực để hiện thực
hóa những tuyên bố chủ quyền phi lý của nước đó…”
Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain lật bài, bày tỏ quan ngại về
hậu quả nếu như Trung Quốc chối bỏ những phán quyết sắp tới của Liên Hiệp Quốc
về vấn đề tranh chấp trên Biển Đông.
Ông cho hay: “Sự lựa chọn
cho Bắc Kinh đó là việc nước này sẽ sử dụng sức mạnh và vị thế đang lên của
mình như thế nào. Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục ép buộc những người hàng xóm và
đơn phương hành động trên những khu vực lãnh thổ mà nước này tuyên bố chủ
quyền. Đối với các quốc gia Đông Nam Á, phán quyết sắp tới của tòa án sẽ là một
phép thử cho Trung Quốc. Quyết định này cần phải được Bắc Kinh thừa nhận như
một điều luật chứ không phải là một lựa chọn. Đông Nam Á và cả thế giới sẽ theo
dõi sát sao sự lựa chọn sau đó của Trung Quốc”.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter đã kêu gọi Trung Quốc
tham gia vào một “mạng lưới an ninh có quy tắc” cho châu Á để giúp giải tỏa
những lo ngại lo ngại về ý định chiến lược của Bắc Kinh sau “các hành động đơn
phương và quy mô lớn” ở Biển Đông.
Bất kỳ
hành động nào của Trung Quốc nhằm xây dựng trên bãi cạn Scarborough, mà Trung
Quốc chiếm từ tay Philippines từ năm 2012, sẽ chứng kiến hậu quả, Bộ trưởng
Quốc phòng Mỹ cảnh báo…”
Trong
bài phát biểu của mình, Tổng trưởng Quốc phòng Mỹ 38 lần nhắc
tới khái niệm “ nguyên tắc” hàng hải để chế áp hành động tùy tiện hút cát lên
xây đảo để xí phần chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc. Với cách bồi đắp đảo như
Trung Quốc thì Trung Quốc có thể xí chủ quyền lãnh hải ở bất kỳ vùng biển nào
trên thế giới…
Tổng trưởng Quốc phòng
Mỹ Carter
cũng cho rằng, trong khi các nước đang tăng cường đoàn kết, nỗ lực thì Trung
Quốc lại đang dựng lên một “Vạn lý trường thành” vô hình cô lập chính mình.
Ông
Carter nói: "Chúng tôi hoan nghênh
sự trỗi dậy hòa bình và ổn định và thịnh vượng của Trung Quốc, đóng vai trò
tích cực trong nguyên tắc mạng lưới an ninh khu vực. Nhưng không may là bầu
không khí khu vực và ngay trong căn phòng này bao trùm những lo âu về hoạt động
của Trung Quốc trên Biển Đông và trên không gian mạng.
Những hành động chưa từng có của Trung Quốc
trên Biển Đông đã khiến các nước trong khu vực lo lắng và đã bày tỏ quan điểm
công khai hoặc riêng rẽ với Bắc Kinh. Hành động của họ trên Biển Đông chỉ khiến
họ bị cô lập trong bối cảnh các nước trong khu vực đều nỗ lực hội nhập. Thật
đáng tiếc là những hành động này tiếp diễn thì sẽ chỉ xây dựng một Vạn lý
trường thành của sự cô lập."
Trong bài phát biểu, Tổng trưởng Quốc phòng Mỹ Carter vài lần nói
rằng Trung Quốc đang “tự cô lập”. Một phóng viên đã hỏi tướng Vịnh, liệu sự “tự
cô lập” này của Trung Quốc có áp dụng trong mối quan hệ song phương với Việt
Nam hay không?
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cho rằng, đây là nhận xét có phần
“hơi vội vàng”.
Trưởng đoàn Việt Nam tại Đối thoại Shangri-La cũng nêu rõ, trong
thời điểm hiện nay, nếu Trung Quốc duy trì cách hành xử như vậy, nếu Trung Quốc
không lắng nghe cộng đồng quốc tế, thì “Trung Quốc sẽ tự làm xấu mặt mình”, và
sẽ gặp khó khăn trong quan hệ với cộng đồng thế giới.
Trời ơi, sao Tướng Vịnh nhà ta lại quan tâm tới thái độ ứng xử
của Trung Quốc khuôn lại trong phạm trù đạo đức, mỹ học, xấu-tốt; Trong khi đó
Mỹ, Nhật, Ấn Độ, Philippines, EU quan tâm tới an ninh và lợi ích của quốc gia
họ và cả của Trung Quốc…Nói như tướng Vịnh thì Trung Quốc chỉ vi phạm đạo đức,
kẻ xấu chơi chứ không phải là kẻ xâm lược, kẻ đe dọa trật tự an ninh hàng hải
thế giới, kẻ vi phạm luật pháp quốc tế xâm phạm lợi ích của nhiều quốc gia khác
?
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi pháp với gần như toàn
bộ diện tích Biển Đông, chồng lên chủ quyền hợp pháp của Việt Nam theo
Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 ( UNCLOS )
Thế nhưng trong bài phát biểu của mình tại diễn đàn chính,
toàn bộ bài nói, tướng Vịnh chỉ nói về an ninh hợp tác nói chung, đề cập tới
Biển Đông, chủ đề chính của hội nghị, đang làm nóng hội nghị thì Tướng Vịnh
phát biểu một câu rất mập mờ:” Về vấn đề
Biển Đông, hiện nay Việt Nam và một số nước ASEAN có tuyên bố chủ quyền còn tồn
tại những tranh chấp và khác biệt với Trung Quốc…”
Với ý kiến này của Tướng Vịnh, Trung
Quốc sẽ triệt để tận dụng, xóa trắng, xóa mờ những hành động lấn chiếm phi pháp
của họ;
Vin ý kiến của Tướng
Vịnh, Trung Quốc sẽ biến có thành không, sẽ tẩy xóa những hành vi xâm lấn lãnh
hải nước khác của họ: Rằng ai đó nói Trung Quốc vi phạm nguyên tắc, xâm lấn là
do khái niệm cách nhìn còn khác biệt, chứ bản chất hành động của Trung Quốc
không bắt nạt, xâm chiếm ai cả ?!
Do cách hiểu khác nhau
về chủ quyền lãnh hải giữa một số nước với Trung Quốc nên xảy ra tranh chấp; Có
thế thôi…
Tướng Vịnh đã tìm cách
vạch đường chon con hươu Đại Hán tung vó trên sóng Biển Đông trong thời gian
sắp tới…
Kết thúc bài phát biểu
của mình Tướng Vịnh dẫn lời của ông Hồ Chí Minh: "Muốn có hòa bình, thì phải dựa trên nguyên tắc bình
đẳng, không can thiệp vào nội trị của nhau, không xâm lược nhau, tôn trọng lãnh
thổ toàn vẹn, chủ quyền quốc gia và độc lập dân tộc của nhau..."
Có lẽ đây là lời nhắn
nhủ, là sự giải thích vì sao Việt Nam cử một ông tướng tình báo, một
Thứ trưởng Bộ cồn an đến hội nghị bàn chuyện Biển Đông ?!
Thật đúng là: Thần hồn
nát thần tính; Tẩu hỏa nhập ma…mất rồi…
Việt Nam cảnh báo: các bác, các chú muốn làm gì Biển
Đông cũng được, miễn đừng can thiệp vào vấn đề “ nội trị” của Việt Nam ?!
P.V.Đ.
QUỲNH TRUNG (Từ Shangri-la)
Tướng Trung Quốc cướp diễn đàn hô hào luận điệu dối trá
TTO - Vẫn một giọng điệu “ta mới đúng”, đại diện của Trung Quốc lại lập luận kiểu bất chấp lý lẽ trước cử tọa quốc tế.
Đô đốc Tôn Kiến Quốc phát biểu tại Đối thoại Shangri La, Singapore, ngày 5-6 - Ảnh: Reuters |
Tại ngày kết thúc Đối thoại Shangri-La (5-6), đô đốc Tôn Kiến Quốc, phó tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, tiếp tục tránh né trả lời đúng trọng tâm những câu hỏi của cử tọa và cướp diễn đàn để hô hào những luận điệu dối trá của nước này về chủ quyền ở Biển Đông.
Vẫn kiểu hai mặt
Phát biểu ngay sau thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh trong phiên thảo luận chủ đề “Những thách thức của việc giải quyết xung đột”, ông Tôn Kiến Quốc nói rất to khiến cả khán phòng bất ngờ.
Cũng giống như năm ngoái, đô đốc họ Tôn tiếp tục kể công trạng của Trung Quốc trong việc đóng góp cho nền hòa bình thế giới như đưa binh sĩ tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình, cứu trợ nhân đạo và cứu hộ, cứu nạn.
Ông Tôn cho rằng “luật rừng” đi ngược lại xu thế của thời đại và không đem lại hòa bình, thay vào đó chỉ có hiểu biết, nhượng bộ lẫn nhau mới mang lại ổn định.
Đô đốc Tôn cho rằng công lý và đảm bảo an ninh lâu dài cho những điểm nóng trong khu vực đòi hỏi các bên cần phải hết sức bình tĩnh, đưa ra những giải pháp dựa vào luật pháp và các thể chế, đồng thời giảm nhiệt thông qua các biện pháp xây dựng lòng tin.
Ông Tôn nói Trung Quốc cam kết giải quyết bất đồng, tranh chấp một cách hòa bình với các quốc gia liên quan.
“Bằng cách trả lời vòng vo, lảng tránh, ông Tôn Kiến Quốc không muốn kết nối với những đại biểu đến từ khu vực và quốc tế, không giải thích rõ về những mối lo ngại của họ và cũng không chịu lắng nghe.
Thay vào đó, ông ấy lại đổ thừa chính Mỹ và Philippines mới đang gây căng thẳng ở Biển Đông.
Tôi nghĩ đây không phải là một chiến lược hiệu quả và cũng không có nghĩa là tiếng nói của ông ấy được các đại biểu chấp thuận
|
Bà Bonnie Glaser (chuyên gia cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế, trụ sở tại Washington) |
Dù nói những lời hoa mỹ trên nhưng khi đến phần nói về tranh chấp tại Biển Đông, ông Tôn tiếp tục những luận điệu áp đặt vô cớ và vô lý về chủ quyền của nước này.
“Chúng tôi sẽ hoàn toàn bảo đảm an ninh hàng hải, hàng không và hòa bình ở Biển Đông. Chúng tôi đã được đồng thuận thông qua đối thoại song phương và thương thuyết với ASEAN. Trung Quốc và ASEAN có khả năng đảm bảo hòa bình và ổn định thông qua hợp tác ở Biển Đông” - ông Tôn nói.
Đô đốc Tôn mạnh miệng cảnh báo các quốc gia bên ngoài phải đóng vai trò xây dựng đối với vấn đề tranh chấp ở Biển Đông và vu cáo “vấn đề Biển Đông trở nên căng thẳng bởi các hành động khiêu khích của các quốc gia bên ngoài vì quyền lợi hẹp hòi của họ”.
Hỏi một đằng, trả lời một nẻo
Như thường lệ, đô đốc Tôn Kiến Quốc lại bị xoay bởi hàng loạt câu hỏi hóc búa từ nhiều cử tọa quốc tế nhưng cũng giống như lần trước, ông ấy tiếp tục né tránh, trả lời vòng vo.
GS Carl Thayer từ Học viện Quốc phòng Úc mở màn bằng câu hỏi khá thẳng: “Là một thành viên ký kết, Trung Quốc có trách nhiệm gì trong việc giải quyết các xung đột và tranh chấp trong khuôn khổ của UNCLOS?”.
Ông Tôn lảng tránh bằng cách trả lời cho có: “Philippines khởi sự vụ kiện này mà không có sự đồng ý của Trung Quốc, qua đó đã vi phạm thỏa thuận song phương. Tôi nghĩ rằng tất cả con đường đàm phán song phương đều đang mở rộng cho Trung Quốc. Chính phủ mới của Philippines có thể gỡ bỏ mặc cảm quá khứ”.
TS Seiichiro Takagi từ Học viện Các vấn đề quốc tế (JIIA) của Nhật chất vấn tiếp đô đốc Tôn: “Tại đây năm ngoái, ông có kết luận rằng về tranh chấp ở Biển Đông, hãy tin tôi, hãy nhìn vào hành động của chúng tôi.
Thế thì xin hỏi ông đánh giá một năm sau phát biểu của ông, Trung Quốc có thành công trong việc thúc đẩy tăng cường niềm tin với các quốc gia láng giềng. Nếu có, xin ông đưa ra các ví dụ cụ thể?”.
Thêm một lần nữa, đô đốc Tôn Kiến Quốc lại không trả lời đúng trọng tâm bằng câu trả lời khiến mọi người chưng hửng: “Trong những năm qua, một số nước nhỏ than phiền bị áp bức bởi các nước lớn nhưng Trung Quốc tuyệt nhiên không áp bức một nước nào, mà chỉ có nước nhỏ gây hấn với Trung Quốc”!
Ông tướng của Trung Quốc thậm chí còn “chỉ dạy” các nước “nên tiếp cận vấn đề một cách hệ thống và toàn thể” trong vấn đề tranh chấp ở Biển Đông. “Trung Quốc đã tuyên bố đường chín đoạn. Đây là một tuyên bố mang tính chất trang trọng, có hiệu lực quốc tế” - ông Tôn tuyên bố, cố tình quên rằng tòa trọng tài quốc tế đang sắp có phán quyết công bằng về chuyện này.
Thậm chí đô đốc Tôn còn xin người điều phối thảo luận thêm một vài phút để than phiền về việc tại sao Mỹ lại cho rằng Trung Quốc đang tự cô lập mình dù chẳng có đại biểu nào đặt câu hỏi.
Về chuyện này, ông Tôn nói: “Tôi chẳng thấy Trung Quốc tự cô lập gì cả bởi Trung Quốc tham gia xây dựng, duy trì hòa bình ở khu vực này. Chúng tôi sẽ đi theo con đường hợp tác và các bên cùng có lợi. Chúng tôi không tự cô lập trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai. Tôi đang lo lắng một số quốc gia đang nhìn Trung Quốc với tư duy chiến tranh lạnh”.
Trung Quốc sẽ không tôn trọng
phán quyết của PCA
Liên quan đến phán quyết sắp tới của Tòa thường trực trọng tài (PCA) ở The Hague (Hà Lan), đô đốc Tôn Kiến Quốc cho rằng việc này Philippines đưa ra dưới chiêu bài luật pháp quốc tế nhằm “từ chối quyền, chủ quyền và lợi ích hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông”.
“Tòa trọng tài không giải quyết được vì hai bên đã ký thỏa thuận song phương. Cách duy nhất để giải quyết vấn đề này là Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)” - đô đốc Trung Quốc nói và trơ tráo kết tội: “Bằng cách đơn phương khởi kiện, Philippines đã vi phạm thỏa thuận song phương với Trung Quốc, vi phạm UNCLOS”.
Đô đốc Tôn ngang nhiên khẳng định Chính phủ Trung Quốc tuyên bố không chấp nhận tham gia phiên tòa này và sẽ không tôn trọng phán quyết.
Ông Tôn còn mạnh miệng trước diễn đàn: “Chúng tôi không phải bên gây ra rắc rối và chúng tôi không sợ rắc rối. Chúng tôi không cho phép bất cứ xâm phạm nào đối với chủ quyền quốc gia cũng như các lợi ích an ninh đất nước.
Chính sách của chúng tôi ở Nam Hải (cách Trung Quốc gọi Biển Đông) sẽ không thay đổi. Trung Quốc đủ khôn ngoan và bình tĩnh để giải quyết vấn đề thông qua các biện pháp hòa bình”.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét