Nói Tống Khánh Linh mắng người, hơn nữa còn dùng câu “tiện nhân vô sỉ”, rất nhiều người có thể không tin. Trong ấn tượng của mọi người, bà là một phụ nữ trang nhã lịch sự, dịu dàng lễ độ, khó ai có thể tưởng tượng bà sẽ dùng từ ngữ như vậy để mắng chửi người khác.
- Tìm hiểu sản phẩm Sữa tươi nguyên chất và Sữa tươi không đường của Dutch Lady
- Tìm hiểu ý nghĩa của giấc mơ: Giải mã giấc mơ
Nhưng điều này là sự thật, hơn nữa đã được viết ra giấy, là trong một lá thư của bà gửi cho Richard Yang sống ở Mỹ vào ngày 5/6/1978:
“……Tất cả y phục của tôi đều cho mấy cô con gái em họ tôi cả rồi. Trong thời gian “Cách mạng Văn hóa” do ả tiện nhân vô sỉ Giang Thanh đó chế tác ra, chúng (các cháu gái) đều đã bị Hồng vệ binh đuổi ra khỏi nhà, tất cả quần áo cũng đêu bị lấy đi”.
Israel Epstein người viết tự truyện cho Tống Khánh Linh, cảm khái nói rằng: “Bà ấy rất hiếm khi sử dụng từ ngữ này để mắng chửi người khác, từ đây có thể thấy được nỗi căm hận của bà lớn đến mức nào”.
Tuy nhiên, theo cách nói của một nhân viên công tác đã từng làm việc bên cạnh bà, lần đầu tiên khi Tống Khánh Linh gặp Giang Thanh thì ấn tượng đối với Giang Thanh không tệ.
Năm 1949, Tống Khánh Linh sau khi tham gia lễ mừng khai quốc ở Bắc Kinh trở về Thượng Hải, Mao Trạch Đông cử Giang Thanh đến trạm xe đưa tiễn. Nghe nói, bà Tống sau này đã từng nói với người khác rằng Giang Thanh “có lễ độ, khiến người khác ưa thích”.
Tống Khánh Linh căm hận Giang Thanh sâu sắc như vậy, nguyên nhân hiển nhiên đã được nói trong thư, đích thân bà thêm vào “Đại Cách mạng Văn hóa”, “hồng vệ binh”.
Trong thời gian diễn ra Đại Cách mạng Văn hóa, Hồng vệ binh tuy cuối cùng không xông được vào nơi ở của Tống Khánh Linh, nhưng các loại quấy rối và áp lực về những lời đồn đại và uy hiếp đối với bà vẫn không phải là nhỏ, đến nối khiến Mao Trạch Đông đích thân cử Giang Thanh đến nhà thăm hỏi, giải thích trường “cách mạng” mới này với Tống. Giang Thanh lúc này đã là người đứng đầu của phong trào Cách mạng Văn hóa trung ương.
Theo ghi chép của Israel Epstein, Giang Thanh “hoàn toàn lấy giọng điệu giáo huấn người khác, đưa Hồng vệ binh lên tận mây xanh”, nghe thấy Tống nói “cần phải kiểm soát những việc làm của Hồng vệ vinh, không nên làm tổn hại người vô tội, mặt của Giang Thanh lập tức xụ xuống”.
Mọi người đều biết, Tống Khánh Linh từ nhỏ đã nhận sự giáo dục sâu sắc từ gia đình và nhà trường, muốn khiến người như vậy vứt bỏ lối sống văn hóa, trở thành con người hung tàn ngang ngược, nỗi đau và dày vò trong tâm bà không nghĩ cũng biết được. Tuy vậy hiện thực của “Cách mạng Văn hóa” là “cắt” đi cái “mạng” của hết thảy văn hóa, thậm chí cả âu phục và câu đối chữ hán, thậm chí cả thú vui tao nhã như trồng hoa nuôi chim bồ câu, thậm chí cả thân tình máu mủ,…
Hồng vệ binh ở Bắc Kinh đã buộc Tống Khánh Linh phải cắt bỏ kiểu tóc truyền thống mà bà giữ suốt mấy chục năm không đổi, Hồng vệ binh của Thượng Hải thậm chí còn đào bới mộ phần của cha mẹ Tống Khánh Linh. Cô em họ tài hoa mà bà yêu quý vào tháng 5/1969 cũng bị ép tự sát ở Thượng Hải.
Thoạt đầu, người phụ nữ trí thức này dốc hết khả năng để lý giải trường cách mạng mới này, nhưng thường rơi vào nghi hoặc. Về sau, cuối cùng bà đã hiểu ra được điều gì đó, nhưng chỉ có thể giữ im lặng. Ngay đến người bạn tri kỷ cũng không tiết lộ. Năm 1973, bà nói móc với hai vợ chồng người bạn quen nhau hơn 40 năm rằng Giang Thanh là “nữ hoàng”.
Thế là một người phụ nữ tao nhã như Tôn phu nhân cũng không chịu được đã mở miệng mắng Giang Thanh, hơn nữa còn mắng là “tiện nhân vô sỉ”!
Xem thêm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét