Chủ Nhật, 1 tháng 10, 2017

TRUNG QUỐC KHỞI CHIẾM VỊ XUYÊN-HÀ GIANG TỪ NĂM NÀO ? ( Nhân chứng 3)

47 đặc công của Sư 305 bị pháo kích hy sinh trước cửa Hang Dơi 1984-do pháo ta hay pháo Trung Quốc ?

bài liên quan:

trung quốc khởi chiếm vị xuyên-hà giang ... - Phạm Viết Đào

https://nvphamvietdao5.blogspot.com/.../trung-quoc-khoi-chien-tai-mat-tran-vi_26.ht...

trung quốc khởi chiếm vị xuyên-hà giang ... - Phạm Viết Đào


https://nvphamvietdao5.blogspot.com/.../trung-quoc-khoi-chien-tai-mat-tran-vi.html
Ngọn núi đá có Hang Dơi ở chân: 1 cái am nhỏ và 1 cái miếu mới xây để thờ các liệt sĩ; Canh đó là hầm chỉ huy của bộ phận chỉ huy tiền phương Mặt trận Vị Xuyên

Nhiều lần lên cửa khẩu Thanh Thủy, Vị Xuyên, Hà Giang tôi được nghe chuyện 47 bộ đội đặc công hy sinh ngay trước của hang vào quãng tháng 5/1984...nghi bị lựu pháo của ta bắn nhầm...
Hang Dơi nằm bên cạnh suối Thanh Thủy, kế liền hang Làng Lò; Hang Dơi là điểm được đánh dấu trên bản đồ cách Cao điểm 233 và 685 quảng 1000 m theo đường thẳng...
Tôi đã hỏi chuyện CCB 313 Nguyễn Văn Thanh, người có mặt trong Hang Dơi, nơi bộ đội ta đồn trú...Anh không dám khẳng định bị pháo ta bắn, anh chỉ nghi là bị cối Trung Quốc bắn...
Nếu nhìn vào bản đồ thì cối khó lòng bắn cầu vồng xuống được cửa Hang Dơi vì quân Trung Quốc ở cách đó quãng 1000m. Ngọn núi có Hang Dơi dốc đứng về phía ta như một bức tường; Muốn câu cối thì phải đặt súng ngay trên đỉnh may ra mới câu được...
Vài lần vào thăm Đơn vị làm kinh tế 313 đóng đối diện Hang Dơi phía bên này; anh em lính trẻ cho biết: Linh hồn các liệt sĩ đặc công hy sinh trong trận đó thiêng lắm...Nhiều sáng tinh mơ, anh em bên này dậy sớm có nghe tiếng hô tập hợp đội ngũ, hô xung phong rất rõ bên kia suối Thanh Thủy...Thỉnh thoảng các liệt sĩ vẫn sang bên doanh trại bên này đùa nghịch. Ví đụ bộ đội đang ngồi uống nước một mình và cảm tưởng như có ai đó ngồi đối diện với mình, đụng vào chén ấm như nhắc phải rót nước mời liệt sĩ...Ai đi phép hoặc đi phép lên đều nhớ sang bên Hang Dơi thắp hương sẽ đi về suôn sẻ...
Trước đây Đơn vị kinh tế 313 có làm một cái chòi nhỏ để bộ đội thỉnh thoảng sáng thắp hương. Tôi đề nghị nên xây cái miếu thờ, tôi có cung tiến ít tiền và hiện đã được xây một cái miếu thờ trước cửa Hang Dơi để tưởng vọng 47 chiến sĩ đặc công hy sinh không rõ do pháo Trung Quốc hay pháo ta...


Kết quả hình ảnh cho hang dơi vị xuyên hà giang
Cửa vào Hang Dơi

Sau đây là đoạn blog Phạm Viết Đào trò chuyện với CCB 313 Nguyễn Văn Thanh quê Thanh Hóa hiện đang sống tại TP Hà Giang
-Năm đó là năm bao nhiêu ? ( Sự kiện 47 đặc công Sư 305 hy sinh
-Năm 1984
-Đơn vị thuộc sư đoàn nào ?
-Thuộc Sư đoàn đặc công 305. Đang hóa trang chuẩn bị đi đánh thì bị…
-Bị 1 quả hay sao ?
-Bị 1 quả cối cầu vồng
-Hồi đó các anh đóng quân ở đâu ?
-Ở chỗ kia kìa...Đơn vị đòng ở đấy nhưng dồn vào ở trong Hang Dơi; Hang này có thể ở được hàng tiểu đoàn
-Hồi đó anh có ở trong hang Dơi không ?
-Có tôi có ở trong Hang Dơi
-Thời điểm các chiến sĩ đặc công hy sinh trước của hang anh có ở trong hang không ?
-Sau khi an hem hy sinh thì anh em chúng tôi ra. Lúc đó chúng tôi là bộ binh. Anh chứng kiến 47 đặc công hy sinh trong trận đó.
- Thi thể của họ sau đưa về đâu ?
-Anh em được đưa sang phía cầu Khỉ rồi chuyển sang tuyến sau…
-Theo anh thì pháo Trung Quốc đặt ở đâu ?
-Pháo của nó lúc đó đặt ở khu vực đây này…
-Tôi nghe nói do lựu pháo của mình bắn nhầm ?
-Cái đó thì cũng không rõ…
-Hồi đó ở đây bộ đội ta hy sinh nhiều không anh ?
-Ôi giời, khu vực này ngày xưa là “ cối xay thịt”…Giữa ta và Trung Quốc không biết thế nào mà nói…
-Anh ở đây từ năm nào đến năm nào ?
-Từ 1979 bọn tôi lên đây; Năm 1984 tôi còn ở trên này…
-Anh tên là gì ?
-Tôi tên là Nguyễn Văn Thanh
-Anh ở sư đoàn nào ?
-Tôi ở Sư đoàn 313
-Anh đã tham gia những trận đánh ác liệt nào ở đây ?
-Chúng tôi đóng quân ở đây còn lên đánh ở cao điểm 1688

-Hồi ta thắng hay ta thua ?



-Trận đánh ác liệt mà tôi chứng kiến là trận đánh lấy lại cao điểm 1688…
-Tức là điểm cao 1688 m ?
-So với mặt nước biển…
-Nó cao hơn cả 1509 à ?
-Cao hơn…Nó nằm trên đất mình thuộc khu vực đường biên. Cao điểm này nằm ở khu vực Lao Chải; mình và Trung Quốc tranh chấp nhau…
-1509  cũng nằm ở khu vực đường biên giữa ta với Trung Quốc?
-1509 thì Trung Quốc nói đỉnh là của nó…từ bình độ 1400 trở lên. Của ta dưới 1400 m…
-Anh đánh thế mà không bị thương gì cả ?
-Nó là cái số, đạn tránh mình chứ mình không tránh đạn…có lúc đạn pháo nổ bên cạnh nhưng không chết…
-Trận đánh cao điểm 1688 đơn vị của anh hy sinh nhiều không ?
-Nhiều lắm anh ạ. Đơn vị đánh 1688 là Tiểu đoàn 8 ( F 313) khoảng 2/3 đơn vị đã bị hy sinh…
-Một tiểu đoàn bao nhiêu quân…400 bộ đội à ?
-Một tiểu đoàn đủ là 600 bộ đội…
-Trận đó đánh vào tháng mấy ?
-Đánh vào tháng 5/1981
-Năm 1981 đã đánh nhau ác liệt thế ?
-Năm 1981 đánh nhau ác liệt trong khu vực Lao Chải…
-Thế năm 1979, Trung Quốc vào tới tận đâu ?
-Năm 1979 tôi không chứng kiến khu vực này, hình như nó vào tận khu đây ( khu vực cửa khẩu Thanh Thủy). Cầu này mình sợ nó sang nên cho đánh sập…
-Trận đó mình huy động bao nhiêu quân ?
-Sau một số trận đánh 1800 A-B thấy không giải quyết được gì nên không đánh nữa nên chuyển sang sử dùng Tiểu đoàn 8 của Trung đoàn 14 đánh 1688. Chuyển sanh đánh tập kích, bắn tỉa…
-Anh tham gia trận nào ác liệt nhất ?
-Đó là trận tôi tham gia và ác liệt nhất…
-Trận đánh 1509 anh không tham gia ?
-Tôi không thuộc trung đoàn ấy ( Trung đoàn 122 )…Thời điểm đó Trung đoàn 122 đảm nhận giữ khu vức 1509..




-Anh là người chứng kiến vụ 47 chiến sĩ đặc công trước cửa Hang Dơi; Lúc đó pháo bắn vào buổi chiều hay buổi sáng ?
-Bắn vào buổi chiều. Đặc công hóa trang chuẩn bị đi đánh chốt, đánh quấy phá, gây cho địch hoang mang. Ta xác định nếu ta đánh chiếm thì cũng không thể giữ được. Ta dùng đặc công để đánh.Lúc đó toàn quân của sư 305 của Bộ lên đánh. Năm 1984 đơn vị sư 313 của chúng tôi phối thuộc với một số trung đoàn của Bộ lên. Năm 1984 là năm đánh mạnh nhất ở khu vực này…Chúng tôi đang ở Thanh Hóa làm kinh tế, năm 1979 cả đơn vị kéo lên đây thành lập Sư đoàn 313.
-Anh giải ngũ năm nào?
-Tôi giải ngũ năm 1985; Tôi chuyển ngành…
-Năm 1985 anh bị thương hay sao mà được chuyển ngành?
-Năm 1985 tôi thuộc diện nghỉ chế độ.

Không có nhận xét nào: